TIỆC TẠ ƠN ĐỜI, TẠ ƠN NGƯỜI
Lời giới thiệu của Chiến hữu Tổng Thư Ký Liên Hội CQN VNCH Bắc Cali: Xin chuyển Thiệp Mời của Ban Tổ Chức TẠ ƠN ĐỜI, TẠ ƠN NGƯỜI, gởi mời quý Niên trưởng, quý Chiến hữu và Phu nhân cùng hậu duệ LH CQN. Nếu có thì giờ thì chúng ta nên hoan hỷ tham dự. Nội dung theo thiệp mời đính kèm.
Lê Đình Thọ
Những “Cái Cò” Hình ảnh Người Vợ Của Tù “cải tạo”
*Bài viết này như một lời chân thành tạ ơn gởi đến những người vợ tuyệt vời của Quân Cán Chính Việt Nam Cộng Hòa bị đi tù “cải tạo” sau ngày mất nước 30/4/1975 oan nghiệt!
(Phạm Thọ)
-Thời gian đi qua thật mau, mới đó mà đã gần nửa thế kỷ, chiến tranh Việt Nam đã lùi sâu vào quá khứ. Gần nửa thế kỷ, thời gian cũng đủ để cho chúng ta cảm nghiệm và suy nghĩ nhiều về cuộc chiến, vì vậy mà ta có những nỗi đau, có những nỗi buồn ẩn chứa trong lòng. Chiến tranh là vì quyền lợi, và khi quyền lợi ở Việt Nam thấy không còn cần thiết nữa thì Hoa Kỳ đã thay đổi chiến lược. Vì thế mà Hoa Kỳ đã đi đêm với cộng sản Bắc Việt, cố gắng đi tìm đủ mọi phương cách, cố gắng nhượng bộ đủ mọi thứ có lợi cho cộng sản Bắc Việt và bất lợi cho VNCH trong cuộc hội đàm Ba Lê. Hoa Kỳ nhiều lúc không tham khảo ý kiến của VNCH, họ tự ý quyết định, bất chấp sự chống đối của VNCH, áp lực Tổng thống VNCH phải ký Hiệp định Ba Lê để” chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình cho Việt Nam “càng sớm càng tốt, để Hoa Kỳ rút quân về nước trong danh dự!
Nhưng đáng tiếc là không như vậy. Nhìn vào hậu quả của nền hòa bình ấy: trại tập trung cải tạo, nạn đói, nhục hình tra tấn, hàng trăm ngàn thuyền nhân bỏ mạng trên biển, và một cuộc diệt chủng tàn bạo hơn, hệ thống hơn và hoạch định hơn cả ở Campuchia, tôi nghĩ tốt nhất là người Mỹ nên tự đánh giá những điều mà ông Nixon và ông Kissinger đã gây ra cho miền Nam Việt Nam. Kissinger không có gì để tự hào về nền hòa bình mà ông ấy đạt được. Đó là là hòa bình của những Nấm Mồ!
Chiến tranh chấm dứt, bom đạn không còn rơi, người không còn chết vì bom đạn, nhà cửa không còn cháy vì chiến tranh, không còn chém giết nhau nữa. Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, VNCH mất, cộng sản cai trị toàn đất nước Việt Nam, thử hỏi Quân Cán Chính VNCH, dân chúng VNCH có được hưởng giây phút nào yên vui khi hòa bình trở lại không? Chắc chắn là không và không bao giờ có. Dân Quân Cán Chính VNCH đi vào một ngã rẽ, sống dưới chế độ mới tàn bạo, một thời đại bi thương chồng chất, khổ đau hơn thời sống dưới chính thể Việt Nam Cộng Hòa.
Nhìn lại đoạn đường dài sau ngày miền Nam Việt Nam bị cộng sản cưỡng chiếm, hàng trăm, hàng ngàn nỗi đau đè nặng lên đầu Dân Quân Cán Chính Việt Nam Cộng Hòa. Nỗi đau đó cứ chất chồng và lớn dần theo thời gian, đến nỗi người dân không chịu nổi nên tìm đủ mọi cách, đủ mọi phương tiện bỏ nước ra đi tìm tự do ở nước ngoài. Vì thế dù chiến tranh không còn, hòa bình đã đến nhưng người dân Việt Nam cũng đã chết hơn nửa triệu người trên đường vượt biển, vượt biên. Cộng sản Việt Nam bắt Quân Cán Chính VNCH đi tù, lao động khổ sai nơi rừng thiêng nước độc. Tù chết trong trại giam càng ngày càng nhiều, lên đến hàng chục ngàn người.
Sau ngày oan nghiệt 30/4/1975, Quân Cán Chính VNCH ở trong nhà tù nhỏ và dân chúng thì ở trong nhà tù lớn, sống trong gông cùm tối tăm dưới chế độ cộng sản Việt Nam độc tài khát máu.
Trong bài này, tôi chỉ nêu lên hình ảnh của người đàn bà VNCH sau cuộc “đổi đời” oan nghiệt 30 tháng 4 năm 1975. Hình ảnh người đàn bà đó là những người vợ của lính VNCH, của công chức VNCH, của người phục vụ cho chính phủ VNCH. Họ chính là Quân Cán Chính VNCH. Hình ảnh những người vợ của Quân Cán Chính VNCH sau biến cố 30/4/1975 đầy bi thương bất hạnh và cũng đầy kiêu hãnh.
Ngày oan nghiệt 30 tháng 4 năm 1975 là ngày tang buồn, là ngày Quốc hận của dân tộc Việt Nam. Việt Nam cộng hòa đã không còn nữa. Chúng ta mất nước. Quân Cán Chính VNCH đã phải đi vào tù mà cộng sản gọi với mỹ từ là đi “học tập cải tạo “. Những người vợ của Quân Cán Chính Việt Nam cộng hòa bị đi tù cộng sản, họ đã trở thành những người vợ oan nghiệt nhất của thời đại ngày nay mà cộng sản Việt Nam luôn luôn ức chế và kỳ thị, gọi là “Vợ của Ngụy Quân Ngụy Quyền Sài Gòn.”
Là những người vợ của “Ngụy Quân và Ngụy Quyền Sài Gòn” mà Việt cộng gán ép và cho là xấu xa, nhưng các chị lại rất kiêu hãnh vì chồng mình đi tù vì yêu nước VNCH, yêu Tổ quốc VNCH, yêu đồng bào VNCH và yêu Tự do. Các anh đi chiến đấu, đi phục vụ vì lý tưởng Tự do, vì chính nghĩa Quốc gia và dân tộc chống cộng sản độc tài đảng trị, làm tay sai bán nước cho ngoại bang.
Mới ngày nào các chị là những cô gái hiền lành mộc mạc ở miền quê, hay là những cô nữ sinh áo trắng nơi phố thị, tuổi hoa phượng hồn nhiên, thơ ngây với những ước mơ tươi đẹp, rồi trở thành người yêu, người tình, rồi người vợ của những chàng trai thời binh lửa. Cuộc chiến đấu bảo vệ tự do, bảo vệ đất nước, chống cộng sản xâm lược của quân dân VNCH đầy chính nghĩa, đáng lý ra miền Nam phải thắng. Nhưng rồi vận nước không may “Đồng minh tháo chạy” bỏ ta một mình nên chúng ta phải “thua “và “kẻ ác đã thắng”
Những cô gái ở miền quê, những cô nữ sinh ở phố thị trở thành những người vợ có chồng đi tù cộng sản nơi rừng thiêng nước độc. Bao nhiêu ước mơ tươi đẹp, bao nhiêu ước vọng cho tương lai tràn đầy hạnh phúc, luôn ấp ủ trong lòng của các chị đã tan vỡ, đã biến mất một cách mau chóng khi cộng sản cưỡng chiếm miền Nam. “Nước mất là mất tất cả “, những người vợ của Quân Cán Chính VNCH bị đi tù, các chị bắt đầu lao vào ngã rẽ của cuộc “đổi đời” thật oan nghiệt, đầy nước mắt thương đau và bất hạnh với hai bàn tay trắng, với sự ngỡ ngàng trước thời cuộc đổi thay quá đắng cay, quá uất hận và quá bất ngờ.
Các chị bị ức chế của nhà cầm quyền cộng sản, nhà cửa tài sản bị tịch thâu, đuổi đi vùng “Kinh tế mới”. Khổ đau dồn nén đến cực đô. Tổng bí thư Đỗ Mười đã nói: “Giải phóng miền Nam, chúng ta có quyền tịch thu tài sản, trưng dụng nhà cửa hãng xưởng ruộng đất chúng nó. Xe chúng nó ta đi, vợ chúng nó ta lấy, con chúng nó ta bắt làm nô lệ. Còn chúng nó thì ta đẩy đi kinh tế mới vào nơi rừng sâu nước độc. Chúng nó sẽ chết dần chết mòn…”. Chính sách thật thâm độc.
Các chi lo đùm túm đưa đàn con nhỏ dại đi “vùng kinh tế mới” là nơi cộng sản dành ưu tiên cho gia đình chế độ cũ, là nơi rừng sâu nước độc để đào đá kiếm cơm, là nơi để đày các gia đình của chế độ cũ, là nơi có đi mà không có về. Ôi! Thật oan khiên nghiệt ngã, trời cao có thấu.
*Thương em lội suối trèo non, vùng kinh tế mới nuôi con thay chồng ( Nguyệt Ánh).
Hằng đêm các chị phải tập trung học tập “cải tạo” tư tưởng mà cộng sản gọi là xấu xa, đồi trụy của “Mỹ ngụy”, phải biết “ Lao động là vinh quang”, phải biết ơn “cách mạng” v.v và v.v. Ngày này qua ngày nọ, các chị phải chạy ăn từng bữa cho gia đình mà không đủ no, tối lại bắt ngồi học tập đến khuya, ngủ gà ngủ vịt, thật khốn khổ trăm bề.
Các chị lăn lộn trong cảnh đời ô trọc, bị lăng nhục, bị ngược đãi, bị ức hiếp, bất công và kỳ thị của cái “XHCN” dối trá. Các chị gánh chịu nhiều gian truân, “thân cò lặn lội bờ sông “, nắng mưa dãi dầu, làm bất cứ việc gì để kiếm tiền mua gạo, mua muối nuôi con, nuôi cha mẹ già yếu. Nhưng trong cảnh ngộ gạo châu củi quế, không có tiền mua gạo, gia đình đành phải ăn sắn ăn khoai sống tạm qua ngày. Đến bữa an trưa ăn tối, cầm củ sắn, củ khoai đưa vào miệng mà nước mắt chảy dài.
*Cái Cò ngày nay xuống biển tìm mồi, khoai sắn, ngô sùng ăn cầm chừng, nước mắt tuôn rơi. (Nguyệt Ánh ).
Không có tiền mua sữa nuôi con nhỏ, không tiền mua thuốc chữa bệnh cho con khi con đau phải đưa vào bệnh viện, người mẹ đành phải đi bán máu để có tiền lo cho con. Trong nhạc phẩm “ Cái Cò “, nhạc sỹ Nguyệt Ánh đã giải bày tâm trạng đau thương của các chị vợ lính, vợ công chức VNCH, phải đi bán máu nuôi con trong hoàn cảnh vô cùng khốn khổ, tuyệt vọng, không tìm ra lối thoát, nhưng thương con, không lẽ để con chết đói vì không có miếng ăn, hay chết trong bệnh viện vì không có tiền mua thuốc để chửa bệnh cho con, đành phải chịu cái cảnh trớ trêu oan nghiệt.
*Cái Cò ngày nay mơ tìm chén gạo, Giọt máu đào dành để bán nuôi con.( Nguyệt Ánh )
Hằng trăm, hàng ngàn chuyện đã xảy ra cho các chị có chồng đi tù “cải tạo” dưới thời cộng sản Việt Nam XHCN là những câu chuyện xảy ra quá phũ phàng và quá thương tâm.
Chị T.r là vợ của cựu Trung úy T, Đại đội trưởng Đại đội CTCT và tôi là người cùng chung đơn vị. Chị Tr và gia đình theo đoàn người chạy loạn vào Sài Gòn khi Quảng Ngãi bất ổn dưới áp lực của cộng quân đè nặng vào đầu tháng 3 năm 1975. Cuộc di tản của Tiểu khu Quảng Ngãi đêm 24 tháng 3 năm 1975 thất bại thảm thương, anh T và tôi bị cộng sản bắt ngày 25/3 trên đường di tản ở Bình Liên Quảng Ngãi.
Sau ngày 30 tháng 4, từ sài Gòn chị Tr. dẫn mẹ và các con nhỏ lần mò về Quảng Ngãi để tìm chồng. Qua bao nhiêu nghiệt ngã đắng cay của buổi giao thời ngày mất nước, sống nhờ tiền lương lính của chồng, trong hoàn cảnh ác nghiệt này thật là khốn khổ. Chị Tr phải nhịn ăn nhịn uống, để tiền mua cơm mua cháo cho con và mẹ già. Đói khát, cực khổ, xe cộ khó khăn, khi thì đi xe, khi thì đi bộ, thân xác rã rời. Trên đường về Quảng Ngãi, dừng lại ở bến xe Nha Trang vào một đêm mưa lạnh, mẹ con ôm nhau khóc trước sự sững sờ của các con thơ dại. Bơ vơ trước cảnh đời khốn khổ nơi xứ lạ quê người, chị Tr nghĩ đến chồng không biết giờ này ở nơi đâu, còn sống hay là đã chết. Chị không biết phải làm gì bây giờ, tiền bạc không có, người thân không có, tâm trí sợ hãi lo âu rối bời, chị cầu khẩn Phật Trời phù hộ cho chồng được bình an. Rồi chị phát tâm cạo đầu xuống tóc chờ chồng trở về.
Về đến Quảng Ngãi ở tạm nhà người lính trong đơn vị cũ, chị đi hết chỗ này đến chỗ khác để hỏi thăm tin tức chồng, nhưng vẫn vô âm tín. Nửa tháng sau chị kiệt sức, hết tiền hết bạc, phải nhờ chị em bạn cũ giúp đỡ để chị dẫn mẹ và các con về Huế, quê hương của chị. Sau này chị nhận được tin anh T ở tù tại trại Kỳ Sơn Tam Kỳ Quảng Nam, chị xin giấy phép dẫn các con đi thăm nuôi chồng. Vợ chồng và các con gặp nhau cầm tay khóc nức nở. Nước mắt mừng vui chảy dài trên gương mặt gầy gò lo âu ốm yếu của vợ, anh T thấy thương xót. Nhìn thấy trên đầu chị Tr không có tóc, anh T hốt hoảng hỏi tại sao, chị Tr mới bày tỏ hết nỗi lòng của chị trong những ngày đi tìm chồng.
Đêm hôm ấy, tôi và anh T. ngồi ăn nắm xôi của vợ anh thăm nuôi, anh kể chuyện vợ anh trên đường đi tìm chồng sau ngày mất nước cho tôi nghe.
Chị Tr về sống ở quê nhà, không ngại gian khổ hiểm nguy, chạy đôn chạy đáo, làm bất cứ việc gì để kiếm tiền mua gạo nuôi mẹ chồng và các con. Chị thay chồng quán xuyến gia đình, nuôi sống gia đình và dạy dỗ các con. Chị tiện tặn từng đồng bạc dành để đi thăm nuôi chồng. Khi trại Kỳ Sơn giải tán, tôi và anh T đày lên trại Tiên Lãnh ở Quảng Nam Đà Nẵng, tôi thấy chị thỉnh thoảng lên thăm anh T cho đến khi anh T về với gia đình. Hiện giờ gia đình anh T định cư tại Tiểu bang New York.
Lại một chuyện thứ hai về người vợ của người tù bị đi “cải tạo”. Năm 1994, tôi và gia đình vào Sài Gòn để phỏng vấn đi Mỹ theo diện H.0. Tôi đến thăm M là người bạn học ngày xưa ở đường Trương Minh Giảng, nay là đường Lê Văn Sỹ trong hẻm khu xóm đạo Phát Diệm. Năm 1967 hai đứa cùng vào lính và xa nhau. M là Đại úy Thủy Quân Lục Chiến. Gần ba mươi năm mới gặp lại, hai đứa ôm nhau vui mừng. Ngồi nói chuyện hồi lâu, tôi không thấy vợ M lên chào, tôi hỏi M:
– Ủa! Bà Xã đâu không thấy?
Minh buồn kể cho tôi nghe:
– Sau khi bán hết quần áo, đồ đạc trong nhà, có cái gì dùng được là đem bán hết. Đau đớn hơn là chiếc nhẫn cưới, kỷ niệm của vợ chồng, vợ tôi cũng phải bán luôn để lấy tiền đi buôn lặt vặt kiếm tiền nuôi con. Lần lần số tiền ít ỏi đó cũng hết thôi. Nhớ thương tôi quá, vợ tôi không chịu được nên đành phải bán máu lấy tiền mua ít quà rồi dẫn hai con ra Bắc thăm nuôi tôi.
Kể đến đây, tôi thấy đôi mắt của M thấm ướt. Những giọt nước mắt chảy dài xuống má. Nước mắt chảy ra từ nỗi lòng của người chồng nghĩ thương vợ trước cảnh đời nghiệt ngã. M kể tiếp:
– Bạn cũng biết, bọn lính chúng mình nghèo lắm chứ gì? Tiền lính tính liền mà. Tôi cũng vậy. Nghèo lắm, đến nỗi làm hồ sơ đi H.O trễ cũng vì không có tiền, phải đi vay, sau này đi được sẽ gởi về trả. Hồi đó tôi và vợ tôi yêu nhau, rồi lấy nhau. Tôi cưới vợ khi vào lính được hai năm. Tôi bị bắt trước ngày 30/4/75. Sau đó bọn nó chuyển tôi cùng một số anh em mình đi ra Bắc và ở tù ngoài đó. Nhà nghèo, quá khổ, vợ tôi phải cố gắng bương chải để kiếm tiền nuôi con mặc dầu vợ tôi đang bị bệnh. Cơm củ rau mắm kiếm được hàng ngày, phần lớn vợ tôi đều nhịn cho các con.
– Một hôm, vợ tôi chở đồ mua về bán lại khá nặng trên chiếc xe đạp đi trên đường Trần Quốc Toản, bây giờ là đường 3 tháng 2, không may bị té ngã. Chiếc xe hơi chở hàng chạy phía sau vợ tôi thắn không kịp nên đụng vợ tôi. Vợ tôi bị thương đưa vào nhà thương. Nằm bệnh viện được bốn năm ngày, nếu như có thuốc chữa trị vợ tôi có thể là khỏi chết. Bệnh viện nói là họ không có thuốc, thuốc men mình phải tự túc. Họ gợi ý cho người nhà đi mua nhưng vợ tôi không có tiền. Bạn biết không, hồi đó mua thuốc ngoài họ bán giá chợ đen mắc lắm mà chưa chắc đã có, nếu có thì chắc gì mình có tiền mà mua nên vợ tôi qua đời. Cái chết của vợ tôi thật oan ức. Hai đứa con tôi về quê sống với bà ngoại đến khi tôi ra trại tù trở về.
Nghe bạn kể lại hoàn cảnh và cái chết bi thương của chị H, nước mắt tôi chảy. Tôi đã khóc. Cái chết của chị H quá thương tâm. Trong cái xã hội cộng sản Việt Nam, cuộc sống của vợ con anh em chế độ cũ thật bi đát, thật oan trái. Bao nhiêu khổ đau uất hận các chị đều phải nhận lãnh. Sống dưới chế độ cộng sản Việt Nam XHCN con người hóa ra vô cảm, không có tấm lòng thương yêu người. Nếu người đó là gia đình của VNCH thì bị kỳ thị, bị bỏ rơi như trường hợp vợ của đại úy M khi vào bệnh viện. Họ chỉ biết có tiền, sống vì tiền, không có tiền thì chết dù là cái chết không đáng chết như trường hợp của chị H.
Tôi viết lên những câu chuyện có thật đã xảy ra của những người vợ của Quân Cán Chính VNCH bị đi tù “cải tạo” dưới thời cộng sản Việt Nam sau ngày mất nước 30/4/1975. Một người là vợ của người lính cùng chung đơn vị. Một người là vợ của người bạn thân hồi còn học chung trường và sau này cùng vào lính, để mọi người thấy rằng, cuộc chiến tranh Việt Nam tuy đã tàn, những người vợ của Quân Cán Chính VNCH sống dưới chế độ cộng sản Việt Nam luôn luôn chịu những đớn đau bất hạnh đè lên đầu quá sức tưởng tượng. Thật đau thương và uất hận.
Chồng đi tù, các chị lo gánh vác việc trong nhà và ngoài xã hội do cộng sản bắt buộc, lo tất cả mọi chuyện. Các chị phải đi phá hủy các đồn bót, các bãi mìn của chế độ cũ, đi đào đường, vét mương, làm cộng tác thủy lợi, gọi là để góp công, góp sức vào Hợp tác xã giữa mùa đông lạnh giá.
*“Cái Cò lặn lội bờ mương, Vét cổng đào đường gió rét lạnh căm” ( Nguyệt Ánh ).
Thời chiến tranh, người chinh phụ thay thế chồng làm bổn phận người cha, quán xuyến tất cả việc nhà để chồng đi chinh chiến miền xa. Thời bình sau tháng 4 đen năm 1975, thời bạo quyền cộng sản, các chị có chồng đi “cải tạo”, dù sống trong cảnh nghiệt ngã dưới chế độ độc tài khát máu, các chị cũng phải cố gắng chu toàn, đảm đang tất cả mọi việc thay thế chồng lo cho gia đình, lo cho cha mẹ già và các con nhỏ dại.
Ngày xưa, bà Đoàn Thị Điểm nói về người chinh phụ:
“Ngọt bùi thiếp đã hiếu nam,
Dạy con đèn sách thiếp làm phụ thân.”
Hay
“Nay một thân nuôi già dạy trẻ,
Nỗi quan hoài mang mể biết bao”
Ngày nay, Nguyệt Ánh nói về người vợ có chồng đi tù “cải tạo “:
“Một thân đơn chiếc nuôi con thay chồng. Bàn tay ai tốt vàng ròng, bàn tay em nứt máu hồng tuôn rơi. Cái Cò lặn lội bờ ao, bán giọt máu đào nuôi dưỡng đàn con”
Với PT, người tù “cải tạo”:
“Thương vợ lặn lội tháng năm,
Thay chồng nuôi mẹ nuôi con dãi dầu.”
Các chị ngoài bổn phận làm con dâu trong gia đình và làm mẹ, còn phải thay chồng làm cha, làm thầy lo cho đàn con thơ nhỏ dại và còn có bổn phận với chồng đang ở tù. Hoàn cảnh đơn chiếc khó khăn, vất vả, vật lộn với đời để nuôi sống gia đình, còn phải tiện tặn chắt chiu để dành từng đồng mua chút quà chờ ngày đi thăm nuôi chồng. Các chị vượt hàng trăm, nhiều chị vượt hàng ngàn cây số. Từ Cần Thơ, Rạch Giá, từ Sài Gòn, Mỹ Tho, từ Tây Ninh, Hậu Nghĩa, các chị lặn lội đi thăm nuôi chồng ở trại tù Hoàng Liên Sơn, hoặc ở trại tù Thanh Cẩm, Nam Hà tận ngoài miền Bắc xa xôi…
Bao nhiêu gian lao, khổ cực đi thăm nuôi chồng nơi rừng sâu núi thẳm, nơi đèo heo hút gió, thâm sơn cùng cốc. Lặn lội năm, sáu ngày đi đường, nhịn ăn nhịn uống. Chút thịt, chút cá, nắm xôi, miếng đường mang theo, các chị chít chiu dành tất cả cho chồng, không dám ăn. Lội suối trèo non, vai mang tay xách, gối mỏi chân mòn, mệt lã người mới đến được trại tù, chỉ để thăm chồng độ 40 hoặc 50 phút. Thời gian thăm nuôi chồng thật quá ngắn ngủi, không được bao lâu, gặp mặt chồng nói được vài ba câu thì đã hết giờ. Nhưng các chị được gặp chồng, được thấy mặt chồng, thấy chồng còn sống, thấy chồng vẫn mạnh khỏe là vui mừng biết bao.
*“Cái Cò ngày nay gối mỏi chân mòn, Vai gánh vai gồng đi thăm chồng cách núi ngăn sông.” (Nguyệt Ánh ).
Hết giờ thăm nuôi, các chị ngẩn ngơ, đứng nhìn chồng mình xách đồ thăm nuôi đi vô trại, cho đến khi không còn trông thấy bóng chồng, các chị rưng rưng nước mắt. Thấy chồng sống kiếp tù đày, thương quá, không biết chừng nào có tiền đi thăm nuôi chồng trở lại. Các chị ra về, nghĩ đến chồng, lòng buồn và tràn đầy nhớ thương.
Nhưng rồi, cuộc đời oan nghiệt, có những nỗi đau nghiệt ngã, nó đến thật bất ngờ không ai biết trước được. Có chị chuẩn bị đồ đạt đi thăm nuôi chồng thì được tin chồng đã chết, vì cộng thù đã bắn anh.
* “Một đêm gió lạnh mưa gào, được tin anh đã đi vào thiên thu. Chồng em chết giữa ngục tù, khổ sai đói rét, cộng thù giết anh”. (Nguyệt Ánh).
Được tin chồng chết, đầu chít khăn tang, dẫn con lên trại tù tìm mộ chồng, mộ cha. Thật xót xa, khi tìm mộ chồng là một nấm đất hẩm hiu, hoang lạnh và không khói không nhang, ngậm ngùi hai hàng nước mắt tuôn trào.
*“Cái Cò, một thân lên vùng đất lạ, đến trại tù tóc quấn vành tang. Đếm từng mộ hoang, máu lệ hai hàng, đau xót cho chồng không mộ phần không khói không nhang “. (Nguyệt Ánh).
Lại một chuyện thương tâm. Một người vợ từ Sài Gòn đi thăm nuôi chồng ở tù ngoài Bắc. Bao nhiêu gian lao khổ cực mới đến được trại tù. Nỗi vui mừng là sẽ được gặp chồng. Nhưng than ôi! khi đến trại tù trình giấy thăm nuôi, thì mới biết chồng mình đã chết. Đó là trường hợp của nhà văn Bích Huyền đi thăm nuôi chồng ở tù ngoài Bắc.
Viết đến đây, tôi thấy lòng tôi thật xót xa, hai mắt tôi thấm ướt. Tôi đã khóc, khóc cho một người bạn tù (nói là anh thì đúng hơn vì anh lớn tuổi hơn tôi). Anh đã bị bắn chết ở trại tù 1 Kỳ Sơn, Tam Kỳ, Quảng Nam. Người ấy là anh Võ Vàng, tốt nghiệp khóa 17 trường Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt, Trung tá Trung đoàn trưởng Trung đoàn 5 thuộc Sư đoàn 2 Bộ Binh.
Tôi với anh sinh ra cùng chung một Quê hương là Mộ Đức, Quảng Ngãi. Anh ở Lam Điền, tôi ở Đồng Cát, hai làng cách xa nhau độ năm cây số đường chim bay. Quảng Ngãi, miền đất đã bị bom đạn cày xới, điêu tàn trong khói lửa chiến tranh ác liệt. Tôi và anh phục vụ chung một lý tưởng, chống cộng sản bảo vệ đất nước, bảo vệ Tự do. Khi chiến tranh chấm dứt, anh và tôi, hai người cùng bị đi tù ở trại tù Kỳ Sơn Tam Kỳ Quảng Nam. Tôi với anh không cùng ở chung một trại tù, tôi ở trại 3, còn anh ở trại 1.
Hôm đó, tôi nhớ rất rõ, ngày 13 tháng 4 năm 1976, trại 1 đi lao động ở thung lũng Cò Bay thuộc vùng mỏ vàng Bồng Miêu. Trại 3 đi lao động ở thung lũng Thác Trắng gần Bồng Miêu. Từ thung lũng Cò Bay đến Thác Trắng phải leo lên một ngọn núi. Núi này có một con thác, nước đổ xuống trắng xóa. Trèo lên đỉnh núi, theo đường mòn lần xuống sườn núi phía Đông là thung lũng rộng gọi là thung lũng Thác Trắng. Tù lên đây để tỉa bắp, trồng lang, tỉa đậu, trồng dưa.
Buổi trưa hôm đó, trời nắng chang chang, cái nắng của mùa hè miền núi thật oi bức. Cuộc đời tù, ngày lại ngày, chỉ biết đi lao động, tối về ăn chén củ ghế cơm lót lòng. Đói rét dài dài. Cuộc đời tù buồn khổ thảm thương lắm bà con ơi. Theo cựu Trung tá Trương Quang Chung hiện định cư tại Tiểu bang Massachusetts, là người bạn tù thân thiết của anh Võ Vàng, cùng ở tù tại trại 1 Kỳ Sơn, cùng đi lao động với anh Vàng ở Bồng Miêu ngày đó, anh kể lại cái chết của anh Vàng, tôi ghi lại được như sau:
– Ngày hôm đó 13/4/1976, ăn cơm trưa xong, anh em tù trại 1 ngồi nghỉ trưa ở mé sông Bồng Miêu. Anh em tù lao động mệt nhòa, nằm ngủ gà ngủ vịt dưới tàng cây bên mé sông hoặc đi hái rau, bắt ốc để chiều về “cải thiện", ăn thêm cho đỡ đói. Tên bộ đội Bốn khoảng 16 tuổi, được biết, cha của tên Bốn theo Việt cộng bị quân đội Quốc Gia hạ sát, tên Bốn rất thù hận lính Quốc gia. Tên bộ đội Bốn đi đến chỗ anh em tù nghỉ trưa bảo: “anh Vàng và một anh tù nữa đi theo tôi vào mé rừng để chặt đót đem về trại làm chổi.” Anh Vàng đứng dậy theo tên Bốn và anh tù kia đi theo một tên bộ đội khác. Hai tên bộ đội dẫn hai anh tù đi hai ngả khác nhau. Đứng dậy đi được bốn năm mét, anh Vàng quay lại nhìn anh em tù mỉm cười và đưa tay vẫy vẫy như là chào tạm biệt để đi làm công tác ở nơi khác.
Tên Bốn dẫn anh Vàng vào mé rừng cách chỗ tập trung anh em tù độ vài ba trăm mét, nhưng vì cây cối rậm rạp che khuất nên không thấy tên bộ đội Bốn dẫn anh Vàng đi nơi nào. Hơn nửa tiếng đồng hồ, nghe bốn, năm phát súng trong rừng nổ vang vang, nghe rùng rợn lắm. Anh em tù tưởng bộ đội bắn khỉ, bắn nai nên cũng không ai để ý và quan tâm. Một lát, tên Bốn chạy ra thở hổn hển nói: “Anh Vàng cướp súng của tôi nên tôi bắn ảnh chết bên bờ suối”. Tên Bốn còn đóng kịch, cởi nút áo, phành ngực ra, lấy đất đỏ trét lên áo lên quần. Đầu tóc thì bù xù, áo quần xốc xếch, dơ dáy, giống như hai người vật lộn. Anh em tù trông thấy bàng hoàng, hốt hoảng.
Thung lũng Cò Bay Bồng Miêu hôm đó, mặc dầu trưa hè trời nắng chang chang, nhưng lại có những đám mây buồn u ám vần vũ trên bầu trời, nơi bọn tù đang bàng hoàng nghĩ về số phận mong manh của kiếp tù đày. Thật oan nghiệt. Luồng gió từ đâu thổi qua mang theo cái hắc ám của kẻ giết người tàn bạo, lành lạnh rợn người. Thung Lũng Cò Bay Bồng Miêu nhuốm màu tang thương. Không ngờ những cái mỉm cười thân thương và những cái vẫy tay thân mật chào tạm biệt của anh Võ Vàng lại là những lời chào vĩnh biệt với những anh em bạn tù còn ở lại, đang gánh chịu kiếp sống tù đày, và đang gánh chịu những đòn thù mà cộng sản luôn luôn dành cho anh em. Anh Võ Vàng đã đi về miên viễn. Cầu nguyện cho linh hồn anh Vàng được sớm an vui nơi cõi Vĩnh Hằng.
Tên Bốn bảo anh tù Ngô Hoàng là nhà trưởng nhà 1 cho 4 anh tù đi theo tên Bốn vào rừng để khiêng anh Vàng về trại. Cũng theo anh Trương Quang Chung kể lại:
– Về cái chết của anh Võ Vàng, anh Vàng bị bắn bốn phát súng từ sau lưng xuyên qua ngực, chết liền tại chỗ. Anh Vàng bị bắn bốn phát súng từ sau lưng, như vậy là anh Vàng đi trước và tên bộ đội Bốn đi sau bắn. Do đó nói anh Vàng giựt súng của tên bộ đội Bốn là vô lý. Như vậy, vụ bắn anh Vàng là việc sắp đặt trước. Vì sao vậy?
Cũng theo lời kể của anh Trương Quang Chung:
–Một hôm, anh em tù trại 1 tập trung hết lên hội trường để nghe chính ủy Trung đoàn về nói chuyện. Đứng trên bục cao, viên chính ủy hỏi : “ Anh nào là anh Võ Vàng? “. Lúc đó anh Vàng ngồi ở phía cuối hội trường giơ tay đứng dậy nói: “Thưa, tôi là Võ Vàng “Viên chính ủy hỏi anh Vàng: “Hồi anh làm Tiểu đoàn trưởng Biệt Động quân, trong cuộc hành quân (ngày giờ và địa điểm hành quân viên chính ủy có nói rõ nhưng anh Chung không nhớ), anh Vàng có bắt hai cán bộ của đơn vị (viên chính ủy có nói tên đơn vị nhưng anh Chung không nhớ) và anh đã ra lệnh cho lính của anh, cho hai cán bộ đó “đi ngủ “phải không”?.
Anh Vàng trả lời: “Đúng, hồi đó, Tiểu đoàn của tôi hành quân tại nơi mà ông đã nói và có bắt hai cán bộ cộng sản, nhưng tôi không ra lệnh bắn giết hai anh đó, bởi vì lệnh của Quân đội VNCH không cho phép đối xử với tù binh như vậy. Tôi ra lệnh cho lính của tôi chuyển hai người đó về Bộ chỉ huy Tiểu đoàn để Tiểu đoàn chuyển về cấp trên khai thác để lấy tin tức mà thôi.”.
Tên chính ủy Trung đoàn mặt đăm chiêu, lạnh ngắt, ngó thẳng vào mặt anh Vàng và mỉm cười gằn như muốn nhắn gởi cái gì đó không may cho anh Võ Vàng. Anh em tù hoang man, suy nghĩ, không biết chuyện gì sẽ xảy ra cho anh Vàng sau này.
Lại một chuyện nữa cũng do anh Chung kể:
– Buổi sáng chúa nhật, tên bộ đội Bốn dẫn khoảng mười mấy anh tù đi thăm nuôi, trong đó có anh Võ Vàng. Hết giờ thăm nuôi tên bộ đội Bốn dẫn anh em tù về trại. Lâu ngày vợ anh Vàng mới lên thăm nên anh Vàng đến xin người Sĩ quan trực thăm nuôi ở lại thăm tiếp đợt hai. Người Sĩ quan trực thăm nuôi đồng ý cho anh Vàng ở lại. Về trại tên bộ đội Bốn cho đếm số vô cổng thì thiếu một người. Lây hoay một lúc mới biết là thiếu anh Võ Vàng. Tên bộ đội Bốn tức quá, mặt đỏ bừng, lớn tiếng chưởi thề và vội vã cầm súng chạy ra khu thăm nuôi. Tên Bốn đến chỗ anh Vàng ngồi với vợ, to tiếng mạc sác và đòi bắn anh Vàng. Tên bộ độ Bốn sỉ nhục anh Vàng, làm nhục người lính VNCH trước mấy chục gia đình đang thăm nuôi, anh Vàng lớn tiếng cãi lại, anh phành áo đưa ngực thách tên Bốn hãy bắn đi. Xong anh Vàng đưa tên bộ đội Bốn đến chỗ Sĩ quan trực thăm nuôi. Sĩ quan trực xác nhận đã cho anh Vàng ở lại thăm nuôi tiếp. Tên Bốn ấm ức, vội vã ra lệnh cho anh Vàng mang đồ vô trại gấp. Dọc đường, tên bộ đội Bốn lớn tiếng chửi bới và hăm dọa anh Vàng: “rồi mày sẽ biết tay tao…”
– Và chiều hôm thăm nuôi, anh Vàng có rủ anh Chung lên hội trường chơi. Anh Vàng cầm theo ổ bánh mì thịt và bẻ cho anh Chung một nửa. Hai người ngồi ăn bánh mì và tâm sự. Buổi thăm nuôi để lại nhiều chuyện không vui, nhưng anh Vàng chấp nhận mọi rủi ro vì đó là khí phách của người lính VNCH, không hy sinh trên chiến trường, bây giờ hiên ngang chết giữa ngục tù, để cho cộng sản thấy rằng người lính VNCH không hèn. Anh Vàng kể lại chuyện thăm nuôi hồi sáng cho anh Chung nghe. Anh Vàng trầm ngâm gục đầu suy nghĩ hồi lâu rồi rủ anh Chung trốn trại, nhưng chưa thực hiện được thì anh Vàng đã bị bắn chết.
Như ta đã biết anh Võ Vàng tốt nghiệp khóa 17 trường Võ Bị Đà Lạt, đã từng nắm giữ những chức vụ quan trọng trong quân đội VNCH như Tiểu đoàn trưởng Biệt Động Quân và Trung đoàn trưởng Trung đoàn 5 Sư Đoàn 2 Bộ Binh. Trên bước đường binh nghiệp, anh đã nổi tiếng trong những trận hành quân tiêu diệt địch quân cộng sản, đã bắt nhiều tù binh cộng sản, đã chiến thắng nhiều trận vẻ vang trong đó có trận giải tỏa Sa Huỳnh Quảng Ngãi năm 1973.
Khi bị sa cơ vào tù, anh là người trực tính, nói thẳng và khinh thường cán bộ trại giam. Đọc những lời của cựu Trung tá Trương quang Chung kể và tôi ghi lại, chúng ta thấy rằng, anh Vàng là Sĩ Quan Quân đội VNCH lập được nhiều chiến công, rất cương trực và không chịu khuất phục trước kẻ thù ác độc cộng sản trong trại tù, không để cho kẻ thù làm nhục mình tức là làm nhục người lính VNCH. Cũng vì thế trong trại tù anh Võ Vàng liệt vào danh sách “Hồ sơ đen”. Tổng trại trưởng Tổng trại 2 tù Kỳ Sơn là Trung tá Ngô Câu luôn luôn cho người theo dõi anh từng lời nói, từng việc làm. Ông thù ghét anh và căm hận anh. Đã đến lúc phải giết anh Vàng nên ông Ngô Câu đã ra lệnh cho những tên cai tù trại 1 bắn chết anh Võ Vàng khi đi lao động ở khu mỏ vàng Bồng Miêu để trả thù và răn đe bọn tù đang tiếp tục “ cải tạo “…
Ôi! Oan nghiệt! Trong hoàn cảnh nghiệt ngã đổi thay vận mệnh của đất nước, trong cuộc “đổi đời “bi thương của dân tộc, bao nhiêu nỗi thương đau uất hận của người lính VNCH bị lưu đày trong các lao tù cộng sản ác độc, họ tàn sát người tù một cách vô nhân đạo. Hành động giết người tù tàn nhẫn ác độc để trả thù là những vết nhơ không bao giờ rửa sạch mà cộng sản Việt Nam đã để lại trong trang sử Việt Nam thời cận đại.
Sự vĩnh viễn ra đi tức tưởi của anh Võ Vàng đã để lại nhiều tiếc thương cho anh em tù, không những ở trại 1 và trại 4 mà là tất cả anh em tù ở Tổng trại 2 tù Kỳ Sơn. Đó cũng là nỗi đau thương khôn nguôi của chị Võ Vàng, là vết hằn in sâu, một nỗi buồn dày vò không thể nào quên ở trong lòng của chị.
Xin trân trọng kính chia buồn cùng cô Lê Thị Đường. Cô Lê Thị Đường là Vợ của người tù, Trung tá Võ Vàng. Cô Đường là Hiệu trưởng trường Nữ Trung học Quảng Ngãi. Một người đàn bà đã gánh chịu bao nhiêu khổ đau, gánh chịu bao nhiêu khốn khổ gian truân. Cô không gục ngã, không sợ hãi trước áp bức mà cộng sản nhẫn tâm dành cho tất cả những gia đình có những chị em là vợ lính VNCH mà chúng gọi là gia đình “ngụy quân ngụy quyền” của chế độ cũ trong đó có gia đình Cô. Cộng sản coi cô là kẻ phản bội Tổ quốc vì có chồng là “ngụy gộc ác ôn”, còn bản thân cô là giáo viên Trung học đi rao giảng tuyên truyền văn hóa đồi trụy của Mỹ Ngụy. Tuy vậy, Cô cảm thấy hãnh diện, chồng Cô là một Sĩ quan VNCH, là một người lính VNCH rất kiên cường, không khuất phục trước kẻ thù ác độc tàn bạo. Cô bị đuổi ra khỏi trường, không cho cô dạy học nữa. Một mình Cô tảo tần, vượt qua tất cả hiểm nguy, vượt qua muôn ngàn khó khăn gian khổ, vất vả ngược xuôi nuôi đàn con thơ nhỏ dại 6 đứa trong hoàn cảnh bi đát và vô cùng khốn khổ, bữa đói bữa no. Cuối cùng, Cô đã vượt qua mọi khó khăn nguy khốn, cùng 6 con nhỏ đi vượt biên, thoát khỏi cảnh tăm tối của chế độ độc tài khát máu cộng sản Việt Nam và đã đến được bến bờ Tự do. Hiện Cô và các con định cư tại thành phố Garden Grove, Nam California Hoa Kỳ.
Cái chết oan nghiệt của anh Võ Vàng ở Tổng trại 2 tù Kỳ Sơn là một trong muôn ngàn cái chết oan trái của anh em tù trong các trại tù gọi là “ cải tạo” của cộng sản trên khắp đất nước Việt Nam sau năm 1975. Hằng chục ngàn anh em tù đã chết trong lao tù cộng sản. Có những cái chết anh hùng mà chúng ta không thể nào quên. Một trong những cái chết anh hùng đó có cái chết của người tù, thiếu úy Trần Quang Trân ở trại tù Tiên Lãnh, một trại tù hắc ám ác độc nhất ở Quảng Nam Đà Nẵng. Anh đã bị tử hình vì đã can đảm chống lại “cách mạng “.
Sau ngày 30 Tháng 4 năm 1975, người đàn bà VNCH, nhất là những chị là vợ của Quân Cán Chính VNCH bị đi tù khổ sai mà cộng sản gọi là tù “cải tạo” lâm vào bước đường cùng, bi đát, gian truân và nghiệt ngã. Dù có viết lên bao nhiêu đắng cay bất hạnh, bao nhiêu oan khiên và nghiệt ngã mà các chị đã gánh chịu cũng chỉ là, nói lên một phần nào đó, trong muôn ngàn cái đắng cay bất hạnh, trong muôn ngàn cái khổ đau oan trái của các chị trong thời gian chồng đi ở tù. Phải không các chị?. Các chị luôn luôn gắn liền với chồng như hình với bóng, mãi mãi đứng bên cạnh chồng, đi bên cạnh chồng, luôn luôn đồng hành với chồng trên bước đường hoạn nạn.
Trong tháng năm dài các anh bị đày trong lao tù cộng sản, các chị là niềm tin yêu, là chỗ dựa của anh em tù, anh em tù mới có sức kéo dài chuỗi ngày đen tối trong ngục tù cho đến một ngày nào đó, cầm được miếng giấy ra trại trở về đoàn tụ với gia đình. Trong chốn lao tù, người chồng vẫn biết, vợ mình đã hy sinh tất cả cuộc đời cho gia đình và cho mình. Quà cáp đi thăm nuôi chồng là mồ hôi và nước mắt của vợ. Tình yêu đã vượt lên tất cả những khổ đau cùng cực. Vì chồng, vì con, vì cha già mẹ yếu, các chị đã phấn đấu, đã hy sinh phận mình. Lu bu, lận đận với bổn phận, nhiều lúc các chị quên nghĩ đến bản thân mình, quên săn sóc bản thân mình, thay chồng mải mê lo cho cuộc sống gia đình, cho cha, cho mẹ, cho con, và cho chồng, đến khi soi gương nhìn lại dung nhan, mới biết mình đã già trước tuổi, nhưng các chị vẫn không buồn, bằng lòng với số phận vì nghĩ rằng:
“Vắng chàng điểm phấn trang hồng với ai”. ( Bà Đoàn Thị Điểm ) .
Hay: “Nắng mưa hương sắc phai tàn,
Vì chồng đâu quản muôn vàn đắng cay”.( PT )
Những người vợ của Quân Cán Chính Việt Nam Cộng hòa sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 quả thật là người đàn bà quá tuyệt vời. Thời chiến tranh cũng như thời bình, các chị đều làm tròn bổn phận. Có thể nói, hình ảnh của những người vợ Quân Cán Chính VNCH bị đi tù “cải tạo” làm sáng lên hình ảnh của người đàn bà của nước VNCH, hy sinh, thủy chung, đảm đang và chịu đựng. Trong từng thời kỳ đổi thay của đất nước, các chị vẫn không quên bổn phận. Thời chiến tranh, các chị cũng hiên ngang đi ra chiến trường, hay là làm việc ở hậu phương. Nhìn lại binh chủng Nữ Quân nhân Việt Nam cộng hòa trước năm 1975 thì ta thấy rõ. Thời bình, chồng đi tù, các chị vẫn luôn luôn làm tròn bổn phận người vợ. Thật xứng đáng là con cháu của bà Trưng bà Triệu, của Hưng Đạo, Quang Trung.
Những câu chuyện nghiệt ngã của những người vợ có chồng đi tù “cải tạo”, có lẽ chúng ta nói hoài cũng không hết. Nó như một kho tàng chứa đầy đau thương, máu và nước mắt. Sự hy sinh của các chị để lại cho con cháu sau này, biết đưọc những gì, mà những người Mẹ, bây giờ là những bà Nội, những bà Ngoại sống dưới chế độ cộng sản Việt Nam sau biến cố thương đau 30/4/1975 là như thế nào. Các chị đã không quản ngại gian nguy, bất chấp, vượt mọi khó khăn nguy khốn, hy sinh tất cả cuộc đời cho chồng, cho con, để rồi ngày hôm nay, chúng ta, những gia đình H.O, hay những gia đình có các anh đi tù về, rồi đưa vợ con đi vượt biên, vượt biển đến được vùng đất hứa, hít thở được cái không khí tự do mà mình luôn luôn mơ ước. Nhờ các chị, chúng ta mới có được hạnh phúc trên xứ người ngày hôm nay.
Tháng Tư đen lại trở về, Quốc hận 30 tháng 4, nỗi đau thương ngút ngàn của đất nước và dân tộc Việt Nam. Hồi tưởng lại quá khứ, những năm tháng dài trong lao tù khổ sai cộng sản sau ngày mất nước, nghĩ đến các chị, những người vợ của Quân Cán Chính VNCH bị đi tù “ cải tạo” trong cuộc “đổi đời” oan nghiệt, càng thấy thương và càng quý trọng các chị. Dù cuộc đời nhiều gian truân đắng cay bất hạnh, dù cảnh đời nhiều oan trái, phân biệt đối xử, kỳ thị dối gian, các chị vẫn không bị cám dỗ phỉnh lừa. Dù mỏi mòn trông đợi chồng về, năm năm, mười năm hay lâu hơn, các chị vẫn không nản lòng, quyết tâm chờ đợi, thủy chung, giữ vẹn tình nghĩa vợ chồng, đã hy sinh phận mình cho gia đình và chồng con, làm tròn bổn phận, luôn đồng hành với chồng đến phút cuối cuộc đời. Chúng tôi không bao giờ quên
Bài viết này như một lời chân thành tạ ơn gởi đến những người vợ tuyệt vời của Quân Cán Chính Việt Nam Cộng Hòa bị đi tù “cải tạo” sau ngày mất nước 30/4/1975 oan nghiệt!
Phạm Thọ
Cựu Tù Nhân Chính Trị Quảng nam-Đà Nẵng
Hãnh diện lây! Thắng Na Uy 3-1, Nhật Bản vào tứ kết World Cup nữ!
- Lượt trận vòng loại trực tiếp World Cup nữ 2023, đội tuyển nữ Nhật Bản chính thức giành vé vào tứ kết sau trận thắng 3-1 trước đội tuyển nữ Na Uy.
(Hình: Đội tuyển nữ Nhật Bản thi đấu kiên cường trước tuyển nữ Na Uy.)
Hai trận đầu tiên của Vòng 16 giải World Cup Nữ 2023 đang diễn ra tại New Zealand và Úc hôm 4 Tháng Tám có kết quả Tây Ban Nha thắng đậm Thụy Sĩ 5-1, trong đó có bàn thắng do cầu thủ xứ Bò Tót đá vào lưới nhà, và Nhật thắng Na Uy 3-1.
Như vậy, sau vòng này, Thụy Sĩ và Na Uy lên đường về nước. Còn Tây Ban Nha và Nhật lọt vào Tứ Kết.
*Nhật-Na Uy: 3-1
Nhìn các cầu thủ Na Uy to lớn thi đấu với các cầu thủ Nhật nhỏ con trên sân vận động Wellington Regional Stadium, Wellington, New Zealand, khó có ai dám dự đoán đội bóng Bắc Âu bị đội bóng Đông Bắc Á cho xách vali về nước sớm như vậy.
Ngay khi tiếng còi trọng tài cất lên, các cô gái xứ Phù Tang mở nhiều đợt tấn công, vây hãm khung thành Na Uy, làm các cô gái Bắc Âu vất vả chống đỡ.
Nhưng rồi, chuyện phải đến đã đến.
Phút 15, tiền vệ Hinata Miyazawa của Nhật từ khoảng giữa sân, thảy bóng dài vào vùng cấm địa đối phương, trong lúc thủ môn Aurora Mikalsen chuẩn bị đón bóng, tiền vệ Ingrid Syrstad Engen của Na Uy đưa chân phải lên cao, bóng trúng chân cô, đổi hướng, đi vào khung thành, làm thủ môn Mikalsen bỡ ngỡ, Nhật dẫn trước 1-0.
Phút 20, trong một pha tấn công sang cánh trái phần đất Nhật, tiền vệ Ingrid Syrstad Engen của Na Uy dẫn bóng xuống cuối sân, tạt bổng vào trước khung thành đối phương, tiền đạo Guro Reiten nhảy lên đánh đầu, đưa bóng vào khung thành thủ môn Ayaka Yamashita, san bằng tỉ số 1-1.
Phút 50, Hinata Miyazawa chuyền bóng cho Yui Hasegawa trong vùng cấm địa Na Uy, tiền vệ này đưa ngược lại cho Miyazawa, nhưng bị Vilde Boe Risa của Na Uy chặn được, đưa bóng nhẹ về cho hậu vệ Tuva Hansen, nhưng lại bị Risa Shimizu của Nhật từ trên chạy xuống cướp được bóng, và hậu vệ này sút tung lưới thủ môn Mikalsen, nâng tỉ số lên 2-1.
Phút 77, tiền đạo Karina Savik của Na Uy có bóng cách khung thành Nhật chừng 7 mét, nhưng vì thủ môn Yamashita đã ra khép góc, cú sút của Savik đi ra ngoài trong gang tấc, dù đi qua tay thủ môn của Nhật.
Phút 81, Miyazawa nhận được bóng từ giữa sân, mặc dù bị kẹp, vẫn nhanh chóng đi bóng vào vùng cấm địa Na Uy, thủ môn Mikalsen ra cản, nhưng Miyazawa bình tĩnh thọc bóng vào khung thành, nâng tỉ số lên 3-1, trước sự ngỡ ngàng của các cầu thủ Na Uy.
Đây cũng là kết quả cuối cùng của trận đấu.
Nhìn chung, Nhật đá trên chân Na Uy.
Nhật có 16 cú sút về phía Na Uy, trong khi đội bóng Bắc Âu chỉ có tám.
Nhật kiểm soát bóng 61% trong khi Na Uy là 39%.
Nhật chuyền bóng 622 lần, còn Na Uy chuyền 406 lần.
Tỉ lệ chuyền bóng chính xác hai đội gần ngang nhau, của Nhật là 84%, của Na Uy là 73%. (KV) [đ.d.]
Vẻ vang dân Việt: Gương thành công! Từ thuyền nhân vượt biên, đến bà chủ trường y khoa, trên đất Mỹ!
(Hình: Bà Kim Đặng (đứng, thứ hai, từ trái) cùng cha mẹ và ba người em trong hình chụp hồi năm 1992)
-Khi trò chuyện thế hệ trẻ, bà Kim Đặng cho biết, bà thường khuyên các bạn ba điều: Thứ nhất, phải có niềm tin, vì đây là điều quan trọng nhất, có niềm tin thì mình thất bại vẫn có thể đứng lên mà đi tiếp. Thứ hai là phải có niềm đam mê để vượt qua mọi khó khăn; và cuối cùng, điều gì mình đã thích được 70% thì ráng theo đuổi, đừng vì 30% khó khăn mà chán nản, thất vọng, thì sẽ không tới đâu.
Trong làn sóng những người phải vượt biển đi tìm tự do vào đầu những năm 1980, có một gia đình người Quảng Ngãi, sinh sống ở Chợ Lớn, ra đi từ quê nhà, tái lập cuộc đời và thành đạt tại miền Nam California.
Bà Kim Đặng, người con lớn trong gia đình ấy, sau hơn 40 năm, giờ ngồi kể lại, vẫn không giấu được cảm xúc và những ám ảnh trong chuyến vượt biển. “Lúc đó tôi chỉ là cô bé 11 tuổi, nghe mẹ kêu tôi và mấy đứa em, đứa nhỏ nhất mới hơn hai tuổi, sắp đồ lên xe đi Quảng Ngãi, cứ nghĩ được về quê thì thích lắm, nào ngờ đó lại là chuyến đi không biết ngày về,” bà Kim tâm sự. “Nhà tôi ở quê có chiếc tàu, nhỏ thôi, đủ để đưa bà con họ hàng cùng nhau vượt biển. Lúc ra tàu, cảnh sát rượt theo dữ lắm, may mà mấy mẹ con tôi chạy kịp, nhiều người trong họ hàng phải bị ở lại.”
Trong lúc chạy thục mạng vì bị cảnh sát rượt, mẹ của Kim đánh rớt chiếc la bàn, khi tàu chạy thoát, bị mất phương hướng. Hôm ấy trời trở bão, gió đẩy tàu ra biển lớn. Sau tám ngày lênh đênh trên biển, gặp được tàu đánh cá lớn vớt lên, mọi người được đưa tới trại tị nạn Hồng Kông. Đó là năm 1980.
“Cho tới giờ, tôi vẫn không thể nào quên tám ngày đêm kinh hoàng ấy. Cả tàu ai cũng ói lên ói xuống vì bị say sóng, mọi người nằm bẹp dí, cứ húp được miếng cháo, lại ói ra hết. Mẹ và mấy chị em tôi bị ám ảnh suốt mấy chục năm qua, nên không bao giờ đi du lịch bằng tàu được,” bà Kim kể.
Trước đó, vào năm 1978, người cha của bà vượt biên, qua tới Hawaii ở một thời gian thì chuyển sang thành phố Long Beach, quận hạt Los Angeles, nên mấy mẹ con Kim chỉ ở trại tị nạn Hồng Kông gần bảy tháng là được ông bảo lãnh sang Mỹ. Cả nhà đoàn tụ và sống tại thành phố biển Long Beach, cách Little Saigon chưa tới 20 dặm, cho đến bây giờ.
Bà Kim nhớ lại, khi ấy, sáu người trong gia đình bà ở trong một căn chung cư hai phòng ngủ trên Long Beach Boulervard. Căn nhà được một hội Công Giáo giúp đỡ trong những ngày đầu lạ nước lạ cái, nơi xứ lạ quê người. Ngôi nhà nhỏ xíu, nhưng giống như “trạm trung chuyển”, là nơi ở cho các gia đình bà con nhà Kim sang nhập cư ở tạm, trước khi chuyển sang các tiểu bang khác, hoặc dời xuống Little Saigon. Cứ thế, hết người này tới rồi đi, người khác lại tới.
Nhưng gia đình nhà Kim cũng đâu khá giả gì, họ ra đi với đôi bàn tay trắng, bỏ lại tất cả, phải làm lại cuộc đời bằng cách kiếm từng đồng xu trên đất Mỹ. Lúc đầu, ba của bà Kim làm ở trạm xăng, được trả $3.35/giờ, nuôi vợ và bốn đứa con, vừa đi học về ngành điện, và làm nghề này từ đó đến nay. Mẹ của bà Kim ở nhà làm may, cắt chỉ, nhưng thu nhập chẳng là bao, bà cố gắng học nhanh để lấy được bằng tóc và nail. Trải qua bao tháng ngày cực khổ như vậy, bà mới cùng chồng nuôi được con cái ăn học thành tài.
Kim là chị lớn nhất trong nhà, nên ba mẹ muốn con gái làm gương cho các em. Mới sang không biết tiếng, Kim không thể giao tiếp, nên mẹ của Kim bắt con gái phải chú tâm học Anh ngữ, bà nói với con: “Qua Mỹ được là có cơ hội rồi, con phải học cho thiệt giỏi nghe chưa!” Kim vâng vâng dạ dạ, nhưng cô học sinh lớp Bốn vẫn bị sốc vì trong trường chẳng có bạn nào nói tiếng Việt với mình. Mãi hơn một năm sau Kim mới quen được cuộc sống mới, nói tiếng Anh lưu loát, và học giỏi nhất là môn Toán.
Tốt nghiệp trung học xong, Kim được UC Irvine và Cal Sate Long Beach (California State University Long Beach) nhận, nhưng vì UC Irvine xa nhà, nên Kim chọn Calstate Long Beach.
Vào những năm 1980, ở Việt Nam hay nói “Nhất y, nhì Dược, tạm được Bách khoa.” Như nhiều bậc phụ huynh muốn con mình phải là người trí thức, thành đạt, ba mẹ của Kim cũng ép buộc con gái mình phải theo ngành y hoặc dược. “Tôi nghe lời ba mẹ, dù thật tình khi ấy chẳng biết có thích hay không, có điều trong đầu luôn nghĩ là sẽ không bao giờ làm kinh doanh. Không bao giờ!,” bà Kim nói.
Sau hai năm học các môn về y khoa, Kim nhận ra hướng đi này không đúng đường mình chọn. Chương trình học rất khó, Kim nghĩ, khó mà thích thì mình ráng được, nhưng khó mà không thích thì… thua! Kim chán nản, đi… lấy chồng năm 25 tuổi, và cùng chồng làm kinh doanh cho đến nay. Chồng của bà Kim là Mục Sư Gregory A. Johnson, từng sở hữu một ngôi trường, nhưng vì nhiều lý do nên phải tạm bỏ. Thấy chồng có kinh nghiệm, bà Kim khuyến khích ông mở lại trường đào tạo về ngành y. Ông chiều vợ. Thế là ngôi trường American University of Health Sciences (AUHS) ra đời. Đó là năm 1994, ngay sau khi bà Kim đổi tên thành Kim-Dang Johnson.
Những ngày đầu, AUHS chỉ là một cơ sở giáo dục tư nhân sau trung học cơ sở, được thành lập để đào tạo những sinh viên quan tâm đến nghề nghiệp trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe. Và sứ mệnh này vẫn được thực hiện cho đến ngày nay, khi bằng cấp của AUHS được công nhận có giá trị tương đương với nhiều trường đại học danh tiếng khác.
Người cha của bà Kim năm nay đã 90 tuổi, ông vẫn ngày ngày đến AUHS để kiểm tra, chăm sóc hệ thống điện trong khuôn viên nhà trường của con mình. Còn người mẹ tìm nguồn vui bằng cách nấu nướng cho con cái.
“Nhà tôi ăn toàn đồ ăn Việt, kể cả ông chồng người Mỹ nhưng rất mê món Việt, các con cũng vậy, con trai lớn thích món thịt kho trứng, còn cậu út hay đòi ăn canh khổ qua bà ngoại nấu. Nhà tôi chỉ ăn cơm gia đình, mình bận thì bà ngoại nấu giúp, tụi nhỏ không thích ra ngoài ăn, do quen món bà ngoại và mẹ nấu, thức ăn ngoài quán không vừa miệng,” bà Kim kể.
Vợ chồng bà Kim có ba người con, hai trai, một gái, trong đó, cô gái giữa 23 tuổi đang theo nghề mà ông bà ngoại mong muốn, là ngành y, và học ngay ở trường của ba mẹ. Năm 21 tuổi, cô gái tốt nghiệp y tá, sau đó học lên master, và trở thành thạc sĩ y tá trong Tháng Sáu vừa qua.
“Tháng Chín năm nay, AUHS bắt đầu đào tạo tiến sĩ y tá, tôi sẽ khuyên con học tiếp và hy vọng con gái thay mình thực hiện được ý nguyện của mẹ, “ bà Kim tâm sự.
Mục Sư Gregory Johnson có nhiều hoạt động giúp đỡ người vô gia cư suốt mấy chục năm. Còn gia đình Kim khi đặt chân đến Mỹ lại được một hội Công Giáo giúp đỡ để ổn định chỗ ở và cuộc sống hàng ngày, nên khi cả hai về chung một nhà, có chung chí hướng, bà Kim cùng chồng làm từ thiện.
Ở thành phố Long Beach có nhiều người Campuchia là di dân, đa số gặp khó khăn, nên gia đình bà tổ chức phát thực phẩm miễn phí cho người vô gia cư, và các gia đình khó khăn trong khu vực.
Từ năm 2011, AUHS đều mở hội chợ y tế thường niên, khám bệnh miễn phí cho hàng ngàn cư dân, hầu hết là người cao niên. Sinh viên của trường có điều kiện thực tập, phụ khám bệnh cho mọi người, các em rất thích vì làm được điều tốt cho cộng đồng, mà còn có thêm kinh nghiệm.
Thiên tai dữ dội! Đông bắc Trung Cộng chìm dưới nước lũ sau Bão Doksuri
: chụp từ trên không cho thấy làng Nam Tân Phòng bị lũ lụt tàn phá ở ngoại ô Bắc Kinh, ngày 4 tháng 8 năm 2023.
-Nước lũ từ Bão Doksuri tiếp tục tràn vào các trang trại và thành phố ở vùng đông bắc của Trung Quốc vào ngày thứ Bảy, trong khi nhà chức trách ở các vùng khác của đất nước chật vật ứng phó với hậu quả của một trong những cơn bão mạnh nhất trong nhiều năm qua.
Gần 15.000 cư dân đã được chuyển ra khỏi thành phố Thư Lan ở tỉnh Cát Lâm trồng ngô, nơi một người chết và bốn người mất tích, theo truyền thông nhà nước.
Mưa đã rơi liên tục ở Thư Lan kể từ ngày 1 tháng 8, với một số khu vực đạt 489 mm, cao gấp năm lần kỉ lục trước đó. Truyền thông nhà nước đưa tin các cây cầu bị sập và đường sá khắp thành phố bị hư hại.
Hãng tin nhà nước Thông tấn xã Trung Quốc đăng những hình ảnh cho thấy những con đường ngập nước xung quanh các nhà máy và nhà ở tại Thư Lan, thành phố có hơn 700.000 dân.
Hiếm khi thấy tác động của bão nhiệt đới ở vùng đông bắc Trung Quốc, với hầu hết các cơn bão di chuyển về phía tây hoặc tây bắc sau khi đổ bộ vào đất liền.
Những đợt mưa kỷ lục kéo đến vào cuối tháng 7 khi tàn dư của Bão Doksuri di chuyển vào đất liền, ào ạt trút xuống miền bắc Trung Quốc và gây ra lũ lụt lớn, làm gián đoạn cuộc sống của hàng triệu người.
Khoảng 1,54 triệu người đã được di tản khỏi các khu vực có nguy cơ ở tỉnh Hà Bắc phía bắc Trung Quốc vào sáng ngày thứ Bảy, Tân Hoa xã đưa tin.
Nhà chức trách ở Bắc Kinh ngày thứ Bảy cảnh báo về các hố sụt và lở đất ở các quận cận nội thành Phòng Sơn và Môn Đầu Câu của thủ đô.
Lượng mưa trong tuần qua đã phá vỡ nhiều kỷ lục ở Bắc Kinh và miền bắc Trung Quốc, với lưu vực Hải hà rộng lớn chịu lũ lụt trầm trọng nhất kể từ năm 1963.
Nước lũ có thể mất tới một tháng để rút ở tỉnh Hà Bắc, một quan chức của cơ quan tài nguyên nước nói với truyền thông nhà nước.
Trung Quốc từ lâu đã nhận thức được nguy cơ ngập úng đô thị, với sự phát triển nhanh chóng tạo ra những vùng đô thị rộng lớn bao phủ bê tông lên những bãi bồi.
Thời tiết khắc nghiệt do sự tăng nhiệt toàn cầu đang làm cho việc ngập úng trầm trọng hơn.
Tổng thống Biden đã nói dối về việc làm ăn với con trai!
(Vy An)
(Ảnh: Ông Hunter Biden có nhiều công ty làm ăn với Trung Quốc dưới sự nghi ngờ có lực hỗ trợ chính trị từ ông Joe Biden.)
-Ông Devon Archer, cựu đối tác làm ăn của ông Hunter Biden, đã nói chuyện với cựu người dẫn chương trình Fox News Tucker Carlson trong một cuộc phỏng vấn mới đây rằng, tuyên bố của Tổng thống Joe Biden về việc ông không dính líu đến các giao dịch kinh doanh của con trai là “hoàn toàn sai sự thật”.
Trong khoảng thời gian vận động tranh cử lần trước, ứng cử viên tổng thống lúc bấy giờ là ông Joe Biden khẳng định rằng ông không có vai trò gì trong các giao dịch kinh doanh của con trai mình. Tuy nhiên luận điệu này đã bị lung lay – đầu tiên là do những rò rỉ về nội dung trong máy tính xách tay của ông Hunter Biden, sau đó là những tuyên bố đến từ đối tác làm ăn cũ Tony Bobulinski, và bây giờ là những tiết lộ của ông Devon Archer.
Đối tác cũ của Hunter tiết lộ nội tình kinh doanh của gia đình Biden
Ngày 31/7, ông Archer đã có một cuộc phỏng vấn kín với các thành viên của Ủy ban Trách nhiệm và Giám sát Hạ viện, trong đó ông cho biết Tổng thống Biden đã nhiều lần nói chuyện với các đối tác kinh doanh của con trai mình. Các Đảng viên Cộng hòa coi đây là bằng chứng cho thấy ông Joe Biden đã nói dối khi phủ nhận có liên quan đến các phi vụ làm ăn của ông Hunter Biden, tuy nhiên những người ủng hộ Tổng thống thì khẳng định đây chỉ là những cuộc trò chuyện “bất chợt” và rằng, cùng lắm thì ông Hunter Biden đã rao bán “ảo tưởng về quyền tiếp cận” cha mình với đối tác hơn là những thỏa thuận thực sự.
Đề cập đến việc Tổng thống Joe Biden không có vai trò gì trong việc làm ăn của con trai mình, ông Carlson trầm ngâm: “Điều đó có vẻ sai.”
Ông Archer trả lời dứt khoác: “Vâng, điều đó hoàn toàn sai.”
“Ông ấy (ông Joe Biden) biết về công việc kinh doanh của ông Hunter, ông ấy đã gặp gỡ các đối tác làm ăn của ông Hunter,” ông Archer nhấn mạnh rằng tuyên bố về việc Tổng thống không liên quan gì đến chuyện làm ăn của con trai ông là “không đúng thực tế”.
Tuy nhiên, ông Archer không nghĩ rằng ông Joe Biden đã xem xét bảng cân đối kế toán hay bảng vốn hóa hay bất kỳ tài liệu tài chính nào. Theo ông Archer, sự tham gia của Tổng thống trong việc làm ăn của ông Hunter Biden có vai trò đại diện hơn là trực tiếp nhúng tay vào.
Nhà Trắng đã không trả lời ngay lập tức yêu cầu bình luận về nhận định mới nhất của ông Archer.
“Ảo tưởng về quyền tiếp cận”
Đảng Cộng hòa coi lời khai của ông Archer vào ngày 31/7 là bằng chứng không thể chối cãi rằng Tổng thống Joe Biden đã nói dối về việc ông không liên quan đến chuyện làm ăn của con trai mình.
Chủ tịch Ủy ban Giám sát Hạ viện James Comer phát biểu trong một cuộc họp báo ngày 31/7: “Lời khai của ông Devon Archer hôm nay xác nhận ông Joe Biden đã nói dối người dân Mỹ khi tuyên bố rằng ông không biết gì và không dính líu đến các giao dịch làm ăn của con trai mình.”
“Tại sao ông Joe Biden lại nói dối người dân Mỹ về các giao dịch làm ăn của gia đình ông ấy và sự liên quan của bản thân ông? Điều này đặt ra câu hỏi liệu ông ấy còn đang giấu giếm người dân Mỹ điều gì nữa.”
Ngược lại, các đồng minh Đảng Dân chủ của Tổng thống Joe Biden đang tìm cách hạ uy tín lời khai của ông Archer.
Dân biểu Dan Goldman trả lời với các phóng viên sau buổi khai chứng của ông Archer rằng Tổng thống chỉ tham gia “những cuộc trò chuyện bình thường” với các đối tác làm ăn của con trai ông “20 lần trong suốt mối quan hệ dài 10 năm” giữa ông Archer và ông Hunter Biden.
Ông Goldman nhấn mạnh rằng trong các cuộc trò chuyện này, Tổng thống không nói gì hơn ngoài những lời chào hỏi và những câu chuyện nhỏ về “những điều tốt đẹp, về thời tiết, về những gì đang diễn ra”.
Dân biểu Goldman khẳng định “không có một cuộc trò chuyện về bất kỳ phi vụ làm ăn nào”.
“Không có mối liên kết trong bất kỳ hồ sơ ngân hàng nào, bất kỳ ký ức nào cũng như bất kỳ lời khai nào về những phi vụ làm ăn giữa Tổng thống Biden và con trai Hunter của ông ấy”.
Ông Goldman cho hay ông Hunter Biden nói chuyện với cha mình hàng ngày và đôi khi bật chế độ loa ngoài để ông Joe Biden có thể chào hỏi bất cứ ai.
Theo ông Goldman, ông Hunter Biden cùng lắm chỉ là rao bán “ảo tưởng về khả năng tiếp cận” ông Joe Biden.
Tuy nhiên, theo bản chép lại cuộc phỏng vấn giữa ông Archer và Ủy ban Trách nhiệm và Giám sát Hạ viện thì khái niệm “ảo tưởng về khả năng tiếp cận” không phải là điều mà ông Archer hoàn toàn đồng ý.
Theo bảng ghi chép:
Ông Goldman hỏi: “Có đúng không khi nói rằng ông Hunter Biden đang rao bán ảo tưởng về việc tiếp cận cha mình?”
“Vâng,” ông Archer đáp.
“Do đó khi ông nói về việc bán thương hiệu, đó không phải là bán quyền tiếp cận với cha ông ấy. Mà là bán ảo tưởng về việc tiếp cận cha ông ấy. Điều đó có đúng không?” ông Goldman hỏi.
“Điều đó gần đúng,” ông Archer trả lời.
“Tại sao lại gần đúng?” ông Goldman chất vấn.
“Bởi vì có những điểm tiếp xúc và những điểm gặp gỡ mà tôi không thể phủ nhận đã xảy ra”, ông Archer trả lời. “Đã có những cuộc trò chuyện.”
“Lạm dụng quyền lực mềm”
Trong một phân đoạn trước đó của cuộc phỏng vấn giữa ông Carlson với ông Archer, đối tác làm ăn cũ của ông Hunter Biden giải thích rằng hai người đã cùng nhau bắt tay vào một dự án kinh doanh nhằm tư vấn cho khách hàng về việc điều hướng các quy định của chính phủ và các lộ trình để huy động vốn.
Mặc dù ông Hunter Biden không phải là chuyên gia trong lĩnh vực quản lý, nhưng ông ấy có nhiều mối quan hệ và biết phải gọi cho ai để nhận được câu trả lời hoặc để hoàn thành công việc.
Ông Archer nói: “Ông ấy (ông Hunter Biden) là một anh chàng thành thạo trong việc quen biết những anh chàng khác. Chà, ông ấy biết rất nhiều người nhưng chắc chắn sẽ có anh trai ông ấy, cha ông ấy, ông ấy còn biết anh chị em của cha ông ấy.”
Theo ông Archer, ông Hunter Biden đã có một sự nghiệp ở Washington và “đã mang đến bí quyết cũng như sự hiểu biết về D.C., và cuối cùng là thương hiệu Biden.”
Ông Archer nhắc lại những gì ông khai chứng hồi đầu tuần, cụ thể là ông đã nghe thấy Phó Tổng thống Joe Biden khi đó được bật loa ngoài khoảng 20 lần trong các cuộc họp giữa con trai ông và các đối tác làm ăn.
Nhìn lại tất cả những chuyện này, ông Archer nói với ông Carlson rằng việc ông Hunter Biden bật loa ngoài để cha mình nói chuyện trong các bữa tối bàn công việc là không phù hợp.
Ông Archer nhận định: “Nhìn lại, tôi sẽ nói đó là một sự lạm dụng quyền lực mềm.”
Trong Khi Đó, Tư pháp Mỹ Tống Đạt Cáo Trạng Truy Tố Ông Trump Trong Vụ Án Thứ Ba!
(Hình: Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump trong cuộc mít-tinh vận động tranh cử ở Erie, Pennsylvania, Hoa Kỳ, ngày 29/7/2023.)
-Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump ra trình diện tòa hôm 3/8/2023, tại Hoa Thịnh Ðốn. Tư pháp thông báo cho ông các tội danh trong lần truy tố thứ ba. Theo Công tố viên đặc biệt Jack Smith, ông Trum đã cố tìm cách đảo ngược kết quả bầu cử Tổng thống năm 2020.
Từ Hoa Thịnh Ðốn, thông tín viên Guillaume Naudin của Ðài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) tường trình:
Vào lúc 4 giờ chiều giờ địa phương, Donald Trump được triệu tập tới Tòa án Liên bang ở Hoa Thịnh Ðốn, nơi đã xét xử hầu hết những người bị truy tố vì liên quan đến vụ tấn công vào trụ sở Quốc hội lưỡng viện ngày 6/1/2021. Trụ sở tòa cũng rất gần nơi xảy ra vụ tấn công.
Cựu Tổng thống đã quen với các thủ tục. Hồ sơ tội trạng trong vụ án sẽ được mở ra. Dấu vân tay sẽ được lấy. Sau đó, giống như bất kỳ người nào được cho là có tội, ông sẽ được áp giải đến phòng xét xử để đối mặt với Thẩm phán, người sẽ thông báo cho ông 4 tội danh. Như ông đã làm cho đến nay trong 2 trường hợp trước đó, Stormy Daniels ở New York và hồ sơ tài liệu mật ở Florida, ông Donald Trump sẽ tuyên bố mình vô tội.
Sau đó, cựu Tổng thống sẽ được tự do và có thể tiếp tục chiến dịch tranh cử Tổng thống năm 2024 cũng như chuẩn bị bào chữa cho mình. Ông cần phải làm cho tốt. Vì theo rút thăm, Thẩm phán Tanya Chutkan phụ trách xét xử vụ này. Cho đến nay, bà đã tỏ ra rất nghiêm khắc với những kẻ bạo loạn ngày 6/1/2021. Thậm chí, bà còn can thiệp vào cuộc điều tra khi ủy ban đặc biệt của Hạ viện tìm cách có được các tài liệu lưu trữ của Tòa Bạch Ốc. Bà đã ủng hộ việc này với giải thích: Tổng thống không phải là vua.
Tin Quốc Tế Đó đây
Pháp và EU Lên Án Nga "Cố Tình" Gây Nguy Hiểm Cho An Ninh Lương Thực Toàn Cầu
(Ảnh: Lúa mì trên một cánh đồng ở vùng Zaporijjia, Ukraine, ngày 4/7/2023.)
-Nga bị Pháp lên án "cố tình" gây bất ổn lương thực trên thế giới sau khi oanh kích các cảng và kho ngũ cốc ở vùng Odessa, miền Nam Ukraine, ngày 2/8/2023, phá hủy khoảng 40.000 tấn ngũ cốc. Trong khi đó, Liên Hiệp Âu Châu cảnh báo các nước đang phát triển rằng Nga đề xuất tặng ngũ cốc nhằm "tạo ra những phụ thuộc mới và làm trầm trọng tình trạng bấp bênh về kinh tế và mất an ninh lương thực toàn cầu".
Trong thông cáo ngày 2/8, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Pháp Anne-Claire Legendre lên án việc Nga "cố tình" đánh phá "các công trình hạ tầng trọng yếu" cho xuất cảng ngũ cốc cho thấy Mạc Tư Khoa "chỉ tìm lợi ích riêng mà không màng đến những dân tộc bị khó khăn nhất, bằng cách làm tăng giá nông phẩm, cố tình cản trở một trong những đối thủ xuất cảng nông phẩm của họ", ý muốn nói đến Ukraine. Pháp khẳng định sẽ tiếp tục hỗ trợ lương thực cho "những nước bị tác động nặng nhất về an ninh lương thực do cuộc xâm lược của Nga gây ra".
Trước đó, Liên Hiệp Âu Châu cũng cam kết tương tự và khẳng định khối 27 nước "sẽ tiếp tục ủng hộ những nỗ lực bền bỉ" của Liên Hiệp Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ để tái khởi động thỏa thuận ngũ cốc Biển Đen. Người đứng đầu ngành ngoại giao Âu Châu Josep Borrell kêu gọi các nước đang phát triển và thành viên nhóm G20 cùng có "tiếng nói rõ ràng và đoàn kết" để buộc Mạc Tư Khoa trở lại thỏa thuận xuất cảng ngũ cốc ở Biển Đen.
Trong thư gửi đến những nước này hôm 31/7, ông Borrell cáo buộc Nga "tiếp cận các nước đang gặp khó khăn bằng những đề xuất song phương bán ngũ cốc giá rẻ" và tự nhận là "giải quyết vấn đề" mà thực chất "do chính họ gây ra". Đây là "một chính sách đáng xấu hổ, cố tình dùng thực phẩm làm vũ khí để tạo ra sự phụ thuộc mới, làm trầm trọng thêm tình trạng mất an ninh lương thực toàn cầu".
Bức thư được hãng tin Anh Reuters tham khảo hôm 2/8 sau khi ông Borrell chia sẻ bức thư này với các đồng nghiệp Âu Châu nhằm "chống lại thông tin sai lệch của Nga về an ninh lương thực toàn cầu và tác động các lệnh trừng phạt của Liên Hiệp Âu Châu".
Ngày 2/8, giáo hoàng Francis, trong bài diễn văn đầu tiên tại Ngày Giới trẻ Thế giới diễn ra ở Lisboa, đã kêu gọi Âu Châu "xây dựng cầu nối" cho hòa bình ở Ukraine và không biết Âu Châu "sẽ đi về đâu nếu không đề xuất được tiến trình hòa bình, những con đường sáng tạo để chấm dứt chiến tranh ở Ukraine".
Tòa Án Tối Cao Nga Bác Kháng Án 22 Năm Tù Đối Với Nhà Báo Ivan Safronov
(Ảnh: Nhà báo Ivan Safronov (áo đen) tại phiên xử Sơ thẩm, Mạc Tư Khoa, Nga, ngày 5/9/2022.)
-Hôm 2/8/2023, Tòa Án Tối Cao Nga đã bác đơn kháng án của nhà báo Ivan Safronov và y án 22 năm do Tòa Sơ thẩm tuyên hồi tháng 09/2022.
Phán quyết của Tòa Tối Cao không gây ngạc nhiên. Nhà báo Safronov bị kết án với tội danh "phản quốc", tìm cách chuyển các tài liệu quân sự tối mật cho các cơ quan tình báo của một nước thành viên Liên minh Phòng thủ Bắc Đại Tây Dương (NATO). Từ Mạc Tư Khoa, thông tín viên Julian Colling của Ðài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) tường trình:
Cựu nhà báo chuyên gia về Quốc phòng của tờ Kommersant lại không có mặt trong phiên xử qua vidéo hội nghị hôm thứ Tư. Lý do vắng mặt không được nêu rõ. Tuy nhiên, em gái của nhà báo đã cho biết một số tin để trấn an sau phiên tòa. Cô nói rõ thêm"anh ấy vẫn vững vàng".
Nhưng Ivan Safronov đã khai thác hết các cấp kháng cáo. Vì vậy, ông phải đối mặt với bản án nặng nề, 22 năm tù, giống như chính trị gia Alexei Navalny hay nhà hoạt động dân chủ Vladimir Kara-Murza.
Trong suốt quá trình tố tụng chống lại ông bắt đầu từ năm 2020 với tội danh "phản quốc" và "gián điệp", Safronov đã nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của nhiều nhà báo và thậm chí cả những tờ báo không mấy chỉ trích chế độ. Một cuộc điều tra của hãng truyền thông độc lập Proekt còn chỉ ra rằng những tài liệu được cho là bí mật nhà nước hầu như đều có trong các nguồn tin công khai.
Nhưng tất cả không làm thay đổi được gì. Việc ông bị rơi vào vòng lao lý, thậm chí bắt đầu trước khi Nga can thiệp vào Ukraine, được coi như một lời cảnh báo đối với báo chí nước này. Người đàn ông 33 tuổi này sẽ phải tiếp tục thụ án trong một trại trừng giới giá lạnh vùng Krasnoyarsk ở Siberia, nơi ông đã bị giam cầm từ tháng Một.
Từ nay, đối với Safronov, người luôn khẳng định mình vô tội, hy vọng duy nhất để nhanh chóng giành lại tự do là giả sử có một sự thay đổi ở đỉnh cao quyền lực tại Nga.
Độc Tài Nga Kết Án Tù Công Dân Giương Biểu Ngữ Bất Bình Với Chiến Tranh Ukraine
(Hình: Mẹ của một người lính Ukraine vừa tử trận. Ảnh ngày 3/8/2023 chụp tại Kiev.)
-Tư pháp Nga kết án một công dân vùng Leningrad 18 tháng tù vì các hoạt động thể hiện sự bất bình với cuộc can thiệp quân sự của điện Kremlin tại Ukraine. Theo nhiều nhà quan sát, đây có thể là một dấu hiệu cho thấy chính quyền Putin gia tăng đàn áp mọi hành vi phản kháng.
Toà án quận Lomonossov, vùng Đông-Bắc Leningrad đã kết án tù đối với doanh nhân Dmitri Skourikhine, 48 tuổi, vì tội liên tục có những hành động "làm mất uy tín" quân đội Nga. Luật sư của Skourikhine cho thông tấn xã AFP biết bị cáo "không nghĩ rằng sẽ bị phạt tù", và sẽ kháng án.
Doanh nhân Dmitri Skourikhine bị điều tra trong hai vụ án hình sự. Một vụ là do giương biểu ngữ với giòng chữ "Ukraine, hãy tha thứ cho chúng tôi !", và vụ thứ hai do dán các biểu ngữ phản đối chiến dịch quân sự tại Ukraine trên mặt tiền của cửa hàng ông.
Về phần mình, tổ chức bảo vệ nhân quyền Nga Memorial xem Dmitri Skourikhine là một "tù nhân chính trị", có "lập trường phản đối chiến tranh nhất quán" từ nhiều năm nay, chính vì vậy ông "phải chịu nhiều áp lực và bị trừng phạt như vậy".
Ngoài vụ án nói trên, một tòa án khác ở tỉnh Kursk, sát biên giới với Nga, đã kết án 6 năm tù với một thanh niên 19 tuổi. Daniïl Berdiouguine, người gốc Siberia, bị cáo buộc "vượt biên giới bất hợp pháp" để "tham gia hàng ngũ kẻ thù". Phiên tòa xử kín.
Theo tổ chức phi chính phủ OVD-Info, ước tính hơn 600 người Nga đang bị điều tra trong các vụ án hình sự liên quan đến lập trường chống chiến tranh ở Ukraine. Tại Nga, gần như toàn bộ các nhà đối lập chủ chốt đã bị bắt giam hoặc buộc phải sống lưu vong.
Riêng về phần nhà đối lập chính của điện Kremlin, ông Alexy Nalvalny, bị cầm tù trong các hoàn cảnh khắc nghiệt từ năm 2021, đang chờ một phán quyết khác của tòa án Nga hôm 4/8, với án tù có thể lên đến 20 năm. Theo thông tấn xã AFP, nhà đối lập Navalny đã lên án một "hình phạt kiểu Stalin".
Chiến Tranh Ukraine: Nga và Ukraine Đọ Sức Bằng Drone!
(Hình: Một tòa nhà bị hư hại trong cuộc tấn công bằng drone của Nga ở Kyiv, Ukraine, ngày 2/8/2023.)
-Ukraine thông báo "vô hiệu hóa" hơn 20 drone của Nga trong đêm 2 rạng sáng 3/8/2023, phần lớn trong số đó đang nhắm vào thủ đô Kyiv. Về phía Nga, Bộ Quốc phòng khẳng định đã bắn hạ 6 drone của Ukraine tại khu vực Kalouga, cách thủ đô Mạc Tư Khoa chưa đầy 200 cây số về hướng Tây-Nam.
Trên mạng Telegram, sáng 3/8 Serguii Popko, đặc trách về quân sự tại khu vực thủ đô Kyiv loan báo đêm qua đã "phát giác và tiêu diệt 15 mục tiêu" khi chúng đang bay về phía thủ đô Ukraine. Đấy là các "thiết bị bay tự sát Shahed" do Iran chế tạo. Theo các thông tin trước mắt, đợt tấn công đêm qua không gây thiệt hại vật chất và nhân mạng.
Thông cáo bên quân đội Ukraine cho biết thêm từ tỉnh Briansk, Nga đã phóng drone nhắm vào thủ đô Kyiv và ngoài 15 chiếc bị bắn hạ, 7 "vật thể bay không người lái" khác cũng đã bị phát giác. Tất cả đều đã bị phá hủy. Tuy nhiên, drone của Nga lợi hại hơn ở khu vực miền Nam Ukraine: trong đợt tấn công vào sáng qua, ít nhất 2 cảng Izmail và Reni trong khu vực Odessa đã bị thiệt hại, ít nhất 40.000 tấn ngũ cốc của Ukraine dành để xuất cảng đã bị tiêu hủy.
Về phía Nga, trong thông cáo sáng 3/8, Bộ Quốc phòng xác nhận đã bắn hạ 6 drone của đối phương trong vùng Kalouga, cách thủ đô Mạc Tư Khoa 180 cây số về hướng Tây-Nam. Nhìn từ Mạc Tư Khoa, đây là một "âm mưu của chính quyền Kyiv dùng drone tiến hành một vụ tấn công khủng bố", sự việc không gây thiệt hại về vật chất và nhân mạng.
Thông tấn xã AFP nhắc lại Mạc Tư Khoa từ nhiều tuần qua liên tục thông báo bắn hạ drone của Ukraine trên lãnh thổ Nga, phần lớn nhắm vào thủ đô Mạc Tư Khoa và bán đảo Crimea đã bị Nga sáp nhập hồi năm 2014.
Theo trang mạng thông tin của Ukraine, Ukrinform hôm 2/8/2023, trích dẫn lãnh đạo cơ quan điều tra về tội ác chiến tranh Yuriy Belousouv, từ khi Nga đưa quân xâm lược Ukraine, đã có ít nhất "10.749 thường dân Ukraine thiệt mạng, gần 15.600 người bị thương. Trong đó có 499 trẻ em chết vì chiến tranh, hơn 1.000 em mang thương tích các đợt oanh kích của quân đội Nga".
Viên chức này lo ngại, những thiệt hại về nhân mạng đối với Ukraine còn nghiêm trọng hơn rất nhiều so với các con số nói trên.
Thủ Tướng Ba Lan: Chiến Binh Wagner Tìm Cách Quấy Rối Sườn Phía Đông của NATO
(Hình: Bộ Quốc phòng Belarus công bố hình ảnh hôm 20/7/2023 cho thấy lính Belarusian và lính đánh thuê Wagner huấn luyện chung.)
-Hôm thứ Năm (3/8/2023), Thủ tướng Ba Lan nói rằng các chiến binh thuộc lực lượng lính đánh thuê tư nhân Wagner của Nga đang được đưa đến gần sườn phía Đông của Liên minh Phòng thủ Bắc Đại Tây Dương (NATO) để làm cho khối liên minh quân sự bị bất ổn.
Các binh sĩ Wagner đã bắt đầu huấn luyện với quân đội quốc gia Belarus, khiến Ba Lan bắt đầu điều động hơn 1.000 binh sĩ đến gần biên giới. Hôm 1/8, Ba Lan cáo buộc Belarus vi phạm không phận bằng trực thăng quân sự.
"Chúng ta cần lưu ý rằng số lượng các hành động khiêu khích sẽ tăng lên", Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki nói sau cuộc gặp với Tổng thống Lithuania Gitanas Nauseda ở miền Đông Ba Lan.
"Nhóm Wagner rất nguy hiểm và họ đang được đưa đến sườn phía Đông để gây bất ổn", vẫn lời ông.
Hai chính trị gia của Ba Lan và Lithuania gặp nhau ở Suwalki Gap, một khu vực dân cư thưa thớt nhưng có tầm quan trọng chiến lược của lãnh thổ Ba Lan nằm giữa Belarus và vùng đất Kaliningrad của Nga, nơi nối liền các quốc gia Baltic với các thành viên NATO khác.
Ông Nauseda cho rằng số lượng các chiến binh Wagner ở Belarus có thể cao hơn 4.000 người.
"Chúng ta không được phép chỉ nói về các biện pháp ở cấp quốc gia mà còn phải tính xem sẽ làm gì nếu tình hình này trở nên phức tạp hơn, bao gồm cả việc đóng cửa biên giới với Belarus", ông Nauseda nói.
"Điều này cần phải được phối hợp thực hiện giữa Ba Lan, Lithuania và Latvia", vẫn lời ông.
Belarus từng cho phép Tổng thống Nga Vladimir Putin sử dụng lãnh thổ làm bàn đạp cho cuộc xâm lược Ukraine, nhưng không đưa quân đội của Belarus vào tham chiến.
Nga Đưa Na Uy Vào Danh Sách Các Nước 'Không Thân Thiện' Với Các Nhà Ngoại Giao Nga
(Hình: Ngoại trưởng Na Uy Anniken Huitfeldt, 31/5/2023.)
-Nga mới bổ sung Na Uy vào danh sách các quốc gia ngoại quốc bị xem là đã có các hành động "không thân thiện" đối với các cơ quan ngoại giao Nga, các hãng thông tấn đưa tin hôm thứ Năm (3/8/2023).
Hãng thông tấn nhà nước Nga RIA Novosti cho biết các quốc gia bị liệt vào bản danh sách này cũng bị hạn chế về số lượng nhân viên địa phương mà họ có thể tuyển dụng ở Nga, trong đó Na Uy bị giới hạn ở con số 27 người.
Hồi tháng 4, Na Uy đã trục xuất 15 nhà ngoại giao Nga với cáo buộc họ hoạt động gián điệp, và Nga đáp trả bằng cách trục xuất 10 nhà ngoại giao Na Uy.
Na Uy cho rằng không có lý do gì để tuyên bố là họ đã cư xử không thân thiện với Nga, quốc gia có chung đường biên giới ở Bắc Cực.
"Tình hình ngày nay là kết quả của cuộc chiến của Nga đánh vào Ukraine. Chính Nga có thể tự lựa chọn chấm dứt chiến tranh", Ngoại trưởng Na Uy Anniken Huitfeldt nói trong một tuyên bố với thông tấn xã Reuters.
Bà Huitfeldt nói thêm: "Là hai quốc gia láng giềng, cả hai nước chúng tôi đều quan tâm đến việc vẫn có các mối quan hệ ngoại giao và các kênh liên lạc hoạt động tốt, nhất là trong những thời điểm khó khăn".
Một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Na Uy đưa ra phát biểu riêng rẽ rằng Na Uy vẫn chưa nhận được thông báo chính thức từ Mạc Tư Khoa và từ chối bình luận về khả năng quyết định của Nga sẽ dẫn đến hậu quả cụ thể như thế nào.
Trung Quốc Tham Dự Đàm Phán Về Ukraine ở Ả Rập Saudi, Nga Không Được Mời
(Hình: Đặc phái viên Trung Quốc về các vấn đề Á-Âu Lý Huy sẽ đến Jeddah, Ả Rập Saudi, để tham dự cuộc đàm phán về cuộc chiến ở Ukraine.)
-Hôm thứ Sáu (4/8/2023), Trung Quốc cho biết họ sẽ cử một quan chức cấp cao tới Ả Rập Saudi để tham dự cuộc đàm phán vào cuối tuần này về cuộc chiến ở Ukraine, mà Nga không được mời tham dự. Đây được xem là "một cuộc đảo chính ngoại giao" đối với Ukraine, phương Tây và nước chủ nhà Ả Rập Saudi.
Các nhà ngoại giao Ukraine và phương Tây hy vọng cuộc gặp tại Jeddah của các cố vấn an ninh quốc gia và các quan chức cấp cao khác từ khoảng 40 quốc gia sẽ đồng ý về các nguyên tắc chính cho một giải pháp hòa bình trong tương lai nhằm chấm dứt cuộc chiến của Nga ở Ukraine.
Đặc phái viên Trung Quốc về các vấn đề Á-Âu Lý Huy sẽ đến Jeddah tham dự cuộc đàm phán, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết hôm thứ Sáu.
"Trung Quốc sẵn sàng hợp tác với cộng đồng quốc tế để tiếp tục đóng vai trò xây dựng trong việc thúc đẩy một giải pháp chính trị cho cuộc khủng hoảng ở Ukraine", phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Uông Văn Bân, nói trong một tuyên bố.
Hôm thứ Tư (2/8), Tổng thống Ukraine, ông Volodymyr Zelenskyy cho biết ông hy vọng sáng kiến này sẽ dẫn đến một "hội nghị thượng đỉnh hòa bình" của các nhà lãnh đạo từ khắp nơi trên thế giới vào mùa thu này để tán thành các nguyên tắc, dựa trên công thức 10 điểm của riêng ông cho một giải pháp hoà bình.
Kế hoạch của ông Zelenskyy bao gồm tôn trọng sự toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine và rút quân đội Nga, điều tối kỵ đối với Moscow, quốc gia tuyên bố phần lãnh thổ đã sáp nhập từ Ukraine mãi mãi là của họ.
Các quan chức Ukraine, Nga và quốc tế nói rằng không có triển vọng đàm phán hòa bình trực tiếp giữa Ukraine và Nga vào lúc này, khi chiến tranh tiếp diễn ác liệt và Kiev tìm cách giành lại lãnh thổ qua một cuộc phản công.
Ukraine đặt mục tiêu xây dựng một liên minh hỗ trợ ngoại giao lớn hơn ngoài những nước ủng hộ phương Tây cốt lõi của mình, bằng cách tiếp cận với các quốc gia Nam bán cầu như Ấn Độ, Ba Tây và Nam Phi, nhiều quốc gia trong số đó vẫn công khai trung lập.
Ihor Zhovkva, Cố vấn Ngoại giao chính của ông Zelenskyy, nói với Reuters hôm thứ Năm: "Một trong những mục tiêu chính của vòng đàm phán này là cuối cùng sẽ có được cách hiểu chung về 10 điểm là gì".
Ảnh Hưởng ở Phi Châu Giảm: Pháp Đánh Giá Sai Sự Lũng Đoạn của Mạc Tư Khoa
-Tại Phi Châu, "Sự giảm sút ảnh hưởng của Pháp và phương Tây khiến Nga hưởng lợi" - theo Le Figaro.Sáu ngày sau vụ đảo chánh ở Niger, hôm 2/8/2023 các công dân Pháp ở Niamey nhận được tin nhắn SMS của Tòa Ðại sứ Pháp thông báo chiến dịch di tản bằng hàng không sẽ được tiến hành lập tức.
Sau khi rút khỏi Mali, Trung Phi và Burkina Faso, âm thầm tái lập ảnh hưởng tại Niger, Paris ngỡ rằng đã chận được "nạn dịch" nổi dậy ở Phi Châu nói tiếng Pháp. Nhưng giờ đây Pháp lại mất đồng minh chính trong khu vực là Tổng thống Bazoum của Niger, chứng tỏ thuyết domino phiên bản Nga đang tiếp tục. Niger không chỉ là điểm tựa của chiến dịch chống khủng bố ở Sahel, mà còn là nhân tố chiến lược trong cuộc chiến đấu chống quân thánh chiến – mang tính quyết định cho tương lai của vùng Sahel và Libya, và cần thiết để ngăn chận luồng di dân bất hợp pháp vào Âu Châu.
Cũng như trong vụ xâm lăng Ukraine, sai lầm của Pháp là không đánh giá đúng mức ảnh hưởng Nga. Cùng với việc can thiệp quân sự vào Gruzia, Ukraine và Syria, bành trướng sang Trung Đông, Ðiện Cẩm Linh còn kích hoạt những kênh thao túng thời Liên Xô ở Phi Châu, đầu tư ồ ạt cho quyền lực mềm và tuyên truyền. Hơn nữa Ðiện Cẩm Linh còn "bảo hiểm nhân thọ" cho các chế độ độc tài Phi Châu bị người dân chống đối.
Giải pháp nào cho sự hiện diện quân sự và chính trị của Pháp tại Niger và các nơi khác? Paris không thể đứng về phía phe đảo chánh, nhưng nếu rút đi sẽ tạo lỗ hổng an ninh cho Âu Châu. IFRI nêu ra nghịch lý: Vào lúc ảnh hưởng xuống thấp, Paris lại càng bị chỉ trích ở Phi Châu và cho rằng Pháp không rút ra được bài học từ Libya, Iraq và A Phú Hãn.
Niger: Tướng Đảo Chính Bác Bỏ Mọi Biện Pháp Trừng Phạt "Vô Nhân Đạo"
(Ảnh: Đường phố Niamey, Niger, ngày 2/8/2023.)
-Cộng đồng Kinh tế Tây Phi (CEDEAO) không loại trừ khả năng can thiệp quân sự vào Niger để tái lập trận tự hiến định. Quyết định được đưa ra trong cuộc họp ngày 2/8/2023 tại Abuja (thủ đô của Nigeria), nhưng "sẽ chỉ là biện pháp cuối cùng". Tướng Abdourahamane Tiani, đứng đầu cuộc đảo chính, đã bác bỏ các biện pháp trừng phạt do CEDEAO áp đặt đối với Niger.
Phát biểu trên đài truyền hình tối 2/8, tướng Tiani, tự xưng đứng đầu Hội đồng Cứu quốc Quốc gia đang cầm quyền, cáo buộc các biện pháp trừng phạt của CEDEAO là "phi pháp, bất công và vô nhân đạo" và "bác bỏ mọi can thiệp vào chuyên nội bộ của Niger" trước thềm lễ quốc khánh. Ông khẳng định Niger sẽ không khuất phục trước sức ép của quốc tế và trong vùng yêu cầu tái lập Tổng thống Bazoum đã được bầu lên một cách dân chủ.
Sau khi Pháp, Mỹ và Liên Hiệp Âu Châu thông báo ngừng mọi khoản viện trợ cho Niger, đến lượt Ngân Hàng Thế Giới đình chỉ việc chi "cho tất cả các dự án" hướng đến Niger cho đến khi có lệnh mới. Trong thông cáo ngày 2/8, Ngân Hàng Thế Giới cũng cho biết "theo dõi sát sao tình hình" tại chỗ.
Các biện pháp trừng phạt của Cộng đồng Kinh tế Tây Phi cũng đã bắt đầu tác động đến đời sống người dân ở Niamey vì làm giao dịch ngân hàng chậm lại. Nigeria, nhà cung cấp đến 70% điện cho Niger, cũng áp dụng biện pháp trừng phạt của CEDEAO. Từ ngày 1/8, công ty điện lực Nigelec đã cắt đường điện cao thế cho nước láng giềng.
Về các chuyến bay giải cứu công dân Pháp, tướng Tiani dường như cáo buộc Paris làm quá khi cho rằng người Pháp "chưa bao giờ là đối tượng của bất kỳ đe dọa nào, dù là nhỏ nhất" và "không có lý do khách quan nào để rời Niger". Tuy nhiên, ngoài Pháp, nhiều nước Âu Châu cũng đã điều máy bay đến hồi hương kiều dân và công dân một số nước khác.
Theo thông tấn xã AFP, Paris đã yêu cầu Niger "bảo đảm toàn bộ" an ninh cho Tòa Ðại sứ Pháp ở Niamey. Ngày 2/8, Hoa Kỳ và Anh thông báo "giảm tạm thời" và di tản một phần nhân sự, cũng như gia đình họ. Tổng thống Mỹ Joe Biden kêu gọi "trả tự do ngay lập tức" cho Tổng thống Bazoum. Còn Nga kêu gọi "đối thoại" để "tránh làm tình hình xấu đi".
100 Tạp Chí Y Khoa Cảnh Báo Trước Nguy Cơ Chiến Tranh Nguyên Tử "Nhãn Tiền"
(Ảnh: Lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong Un và Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu tham quan triển lãm vũ khí tại Bình Nhưỡng. Ảnh do hãng thông tấn KCNA công bố hôm 27/7/2023.)
-Khoảng 100 tạp chí y khoa, trong đó có nhiều tạp chí hàng đầu thế giới, kêu gọi thế giới hành động khẩn cấp để loại trừ vũ khí nguyên tử, với cảnh báo nguy cơ một thảm họa nguyên tử "đang ngày càng trở nên nhãn tiền". Tuyên bố chung hiếm hoi của giới y khoa được đưa ra trong bối cảnh Ðiện Cẩm Linh một lần nữa tung ra các lời lẽ đe dọa sử dụng vũ khí nguyên tử, và Bắc Hàn liên tiếp có các vũ thử phi đạn.
Bản tuyên bố chung hôm 3/8/2023 nhấn mạnh: "Cho dù chỉ là một cuộc chiến tranh nguyên tử hạn chế, với khoảng 250 vũ khí nguyên tử được sử dụng trên tổng số 13.000 vũ khí hiện có, đã có thể giết hại 120 triệu người, làm rối loạn khí hậu toàn cầu, gây nạn đói toàn cầu, đe dọa tính mạng của khoảng 2 tỉ người", và "mọi hành động sử dụng vũ khí nguyên tử sẽ đều là một thảm họa với nhân loại".
Ông Chris Zielinski, Hiệp hội Thế giới Các nhà Xuất bản Y khoa, lưu ý: "việc tất cả các tạp chí y khoa hàng đầu thông nhất về lời kêu gọi này cho thấy tính chất hết sức cấp bách của cuộc khủng hoảng nguyên tử hiện tại". Trong số các tạp chí y khoa hàng đầu tham gia có, BMJ, The Lancet, JAMA, New England Journal of Medicine.
Theo thông tấn xã AFP, tuyên bố của giới y khoa cũng được công bố đúng vào lúc đại diện 191 quốc gia, tham gia Hiệp ước không phổ biến vũ khí nguyên tử (TNP), họp tại Vienna, từ ngày 31/7 dến 11/8. Đây là lần đầu tiên cộng đồng quốc tế nhóm họp để chuẩn bị cho Hội nghị thứ 11, bàn về việc thực thi Hiệp ước không phổ biến vũ khí nguyên tử (TNP), dự kiến tổ chức năm 2026.
Theo Yonhap, Ngoại trưởng Pháp và Nam Hàn phối hợp tổ chức một sự kiện bên lề cuộc họp nói trên hôm nay, để đánh động quốc tế về nguy cơ nguyên tử Bắc Hàn. Nam Hàn dự kiến cùng Pháp và một số đồng minh, như Mỹ, Nhật, ra một tuyên bố chung về vấn đề nguyên tử Bắc Hàn.
Hiệp ước Không phổ biến Vũ khí Nguyên tử, ra đời năm 1968, được coi là là một trụ cột của an ninh thế giới, có mục tiêu "hướng đến giải trừ vũ khí nguyên tử". Hiệp định TNP được toàn bộ cộng đồng quốc tế tham gia, trừ Ấn Độ, Pakistan, Do Thái và Sudan. Bắc Hàn rút khỏi TNP hồi năm 2003.
Hiệp định đang rơi vào bế tắc. Năm 2022, tại Hội nghị thứ 10 xem xét các biện pháp thực thi TNP, họp ở New York, cộng đồng quốc tế đã không ra được tuyên bố chung, do sự phản đối của Nga.
Trên thực tế, 9 quốc gia sở hữu vũ khí nguyên tử tiếp tục gia tăng đầu tư cho vũ khí hủy diệt này. Theo ICAN (tức Phong trào quốc tế nhằm loại bỏ vũ khí nguyên tử), chi phí cho vũ khí nguyên tử tăng liên tiếp trong 3 năm gần đây, với tổng số hơn 82 tỉ Mỹ kim. Đứng đầu là Mỹ, với 43,7 tỉ Mỹ kim, tiếp theo là Trung Quốc 11,7 tỉ và Nga 9,6 tỉ.
Phong trào ICAN là lực lượng hậu thuẫn cho "Hiệp ước cấm vũ khí nguyên tử" (TIAN) của Liên Hiệp Quốc, chính thức có hiệu lực từ năm 2021. TIAN được coi là một biện pháp bổ sung, nhằm thúc đẩy thực thi tôn chỉ giải trừ nguyên tử của TNP.
Trung Quốc Thúc Đẩy Kinh Tế, Hạn Chế Xuất Kim Loại Hiếm Để Trả Đũa Mỹ
-Báo Les Echos chú ý đến việc Bắc Kinh tung ra hàng loạt biện pháp đẩy mạnh kinh tế.
Kế hoạch mới chưa được công bố chi tiết, nhưng nhằm hỗ trợ nhu cầu nhà ở, lãnh vực văn hóa, du lịch đang rất đáng thất vọng, và "tiêu thụ xanh". Các công ty tư nhân được tạo điều kiện vay tiền, được hứa giao đất xây dựng; nới lỏng cho lãnh vực kỹ thuật sau hai năm bị siết chặt. Trước mắt, đây là một làn gió mát, nhưng về lâu về dài những thách thức căn bản như dân số và sự lệ thuộc vào nhu cầu thế giới khiến hy vọng tăng trưởng mạnh khó thành sự thực.
Báo Le Figaro quan tâm đến việc "Trung Quốc hạn chế xuất cảng kim loại hiếm". Trong khi phương Tây muốn giảm bớt sự lệ thuộc vào Trung Quốc, Bắc Kinh bèn đẩy họ vào chân tường bằng cách áp đặt giới hạn xuất cảng những kim loại tối cần cho kỹ nghệ.
Kể từ hôm 1/8, các nhà xuất cảng gallium và germanium của Trung Quốc phải có được giấy phép ghi rõ nơi đến cuối cùng và việc sử dụng những kim loại này. Trung Quốc chiếm đến 94% sản lượng gallium toàn cầu, hiện diện trong các bảng vi mạch, đèn LED, tấm quang điện; và 83% germanium dùng cho cáp quang và hồng ngoại - Những kỹ thuật quan trọng cho kỹ nghệ xanh và vũ khí.
Đây là một sự ăn miếng trả miếng trong "chiến tranh chip bán dẫn" với Hoa Kỳ, nhưng chỉ gây thiệt hại nhẹ cho Hoa Thịnh Ðốn vì nhu cầu của Mỹ thấp, còn Âu Châu lại bị kẹt vào gọng kềm.
Hai Thủy Thủ Người Mỹ Gốc Hoa Bị Bắt Vì Bị Tình Nghi Làm Gián Điệp Cho Trung Quốc
(Hình: Tàu đổ bộ USS Essex. Ảnh chụp ngày 27/9/2018.)
-Theo Bộ Tư pháp Hoa Kỳ ngày 3/8/2023, hai thủy thủ phục vụ trong Hải quân Mỹ vừa bị bắt giữ với cáo buộc làm gián điệp cho Trung Quốc. Cả hai người đều là người Mỹ gốc Hoa, làm việc tại California.
Theo hãng tin Pháp AFP, trong một thông cáo, Bộ Tư pháp Mỹ cho biết 2 người này mới bị bắt gần đây, và đã bị truy tố về tội gởi cho các gián điệp Trung Quốc các hình ảnh, video và tài liệu có chứa đựng các thông tin mật trong đó có các sách hướng dẫn dành cho tàu chiến và những hệ thống vũ khí trên tàu, cũng như các bản thiết kế của một hệ thống radar và kế hoạch diễn tập quân sự quy mô lớn do Mỹ tổ chức ở vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương.
Theo Bộ Tư pháp Mỹ, nghi can đầu tiên là thủy thủ Ngụy Tấn Siêu (Jinchao Wei), 22 tuổi phục vụ trên tàu đổ bộ tấn công USS Essex, đặt căn cứ ở thành phố San Diego (tiểu bang California, Hoa Kỳ). Anh bị bắt ngày 2/8 vừa qua.
Người này đã làm việc cho một điệp viên Trung Quốc từ tháng 2/2022 và đã cung cấp hàng chục tài liệu, hình ảnh và video ghi lại sự vận hành, hệ thống an ninh cũng như các bản hướng dẫn sử dụng về kỹ thuật lẫn cơ khí của hệ thống vũ khí trên tàu USS Essex. Cáo trạng xác định rằng phía Trung Quốc đã chi cho thủy thủ này hàng ngàn đô la để đổi lấy thông tin.
Nếu bị xét là có tội, Ngụy Tấn Siêu sẽ phải đối mặt với bản án tù chung thân.
Trong một vụ khác, Bộ Tư pháp Mỹ cho biết hạ sĩ quan Triệu Văn Hằng (Wenheng Zhao), 26 tuổi, đã làm gián điệp cho Trung Quốc từ gần 2 năm nay, khi làm việc tại căn cứ hải quân hạt Ventura, phía Bắc thành phố Los Angeles (bang California, Hoa Kỳ).
Quân nhân này bị cho là đã được một đặc vụ Trung Quốc đóng giả như một nhà nghiên cứu đi tìm thông tin cho các quyết định đầu tư, tiếp cận vào năm 2021. Triệu Văn Hằng đã cung cấp cho điệp viên Trung Quốc thông tin về cuộc tập trận quân sự quy mô lớn do Mỹ tiến hành ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, bao gồm các chi tiết về thời gian cũng như vị trí của các hoạt động tập trận đổ bộ, cũng như các bức ảnh và video cùng với các biểu đồ và bản đồ thiết kế cho một hệ thống rada được đặt ở một trung tâm quân sự Mỹ ở Okinawwa, Nhật Bản.
Nếu bị kết tội, Triệu Văn Hằng có thể bị mức án tối đa là 20 năm tù giam.
Bản thông cáo của Bộ Tư pháp Mỹ trích dẫn bà Suzanne Turner, Phó ban Phản gián của cơ quan FBI nhận xét rằng những vụ bắt giữ như kể trên cho thấy là Trung Quốc không ngừng tìm cách chiếm đoạt các thông tin quân sự nhạy cảm có thể gây tổn thất nghiêm trọng cho an ninh quốc gia Mỹ.
Quốc Hội Thái Lan Hoãn Bầu Thủ Tướng, Tình Trạng Bất Định Vẫn Tiếp Diễn
(Hình: Pita Limjaroenrat, lãnh đảo đảng Tiến Lên, nhận bức chân dung từ tay một Nghị sĩ Pheu Thai, 19/7/2023.)
-Hôm thứ Năm (3/8/2023), Chủ tịch Hạ viện Thái Lan cho biết rằng cuộc bỏ phiếu của Quốc hội để bầu tân Thủ tướng sẽ bị hoãn lại, kéo dài tình trạng bế tắc chính trị đã làm nảy sinh lo ngại về sự ổn định kể từ sau cuộc tổng tuyển cử hồi tháng 5.
Trong cuộc bầu cử hôm 14/5, nhiều cử tri đã bỏ phiếu phản đối gần một thập kỷ quân đội nắm quyền và một chính phủ được quân đội hậu thuẫn. Đảng Tiến lên đã giành chiến thắng nhưng họ chưa thể nắm quyền vì bị cản đường bởi các đối thủ bảo thủ và một Thượng viện được chỉ định.
Chủ tịch Quốc hội Wan Muhamad Noor Matha cho hay cuộc bỏ phiếu bầu Thủ tướng, dự kiến diễn ra vào thứ Sáu (4/8), chỉ có thể được tổ chức sau khi Tòa Bảo Hiến ra phán quyết về đơn khiếu nại của đảng Tiến lên về tình trạng có những cản trở đối với nỗ lực bổ nhiệm Thủ tướng của họ.
"Chúng tôi phải chờ tòa bảo hiến ra phán quyết vào ngày 16/8 trước khi quyết định khi nào chúng tôi sẽ bỏ phiếu lại", Wan Noor nói với các phóng viên.
Đồng baht Thái Lan đã giảm giá trong tuần này do bất ổn chính trị.
-Đảng Pheu Thai, hậu thân mới nhất của một đảng do cựu trùm viễn thông Thaksin Shinawatra thành lập, đứng thứ hai cuộc tổng tuyển cử và đang hy vọng ứng cử viên của đảng này được bầu làm Thủ tướng để thành lập chính phủ.
Sau cuộc bầu cử, đảng Tiến lên cùng với Pheu Thai và 6 đảng khác đã thành lập một liên minh để cố thành lập chính phủ. Nhưng lãnh đạo của đảng Tiến lên, Pita Limjaroenrat, đã hai lần bị Quốc hội chặn con đường trở thành Thủ tướng.
Hôm 2/8, đảng Pheu Thai cho biết họ sẽ tìm cách thành lập một liên minh mới mà không có đảng Tiến lên và sẽ đề cử ông trùm bất động sản Srettha Thavisin cho vị trí Thủ tướng.
Đảng Tiến lên đã giành được phiếu bầu của nhiều người trẻ tuổi và việc những người bảo thủ liên minh với giới quyền thế quân đội-bảo hoàng ngăn chặn đảng này lên nắm quyền đã làm tăng khả năng sẽ lại nổ ra các cuộc biểu tình đường phố từng gây ra tình trạng hỗn loạn ở Thái Lan lúc này lúc khác trong 20 năm qua.
Mông Cổ Cam Kết Hợp Tác Khai Thác Đất Hiếm Với Hoa Kỳ
(Hình: Phó Tổng thống Hoa Kỳ Kamala Harris (P) tiếp Thủ tướng Mông Cổ Oyun-Erdene Luvsannamsrai tại tòa nhà Văn phòng Điều hành Eisenhower ở Hoa Thịnh Ðốn, Hoa Kỳ, ngày 2/8/2023.)
-Thủ tướng Mông Cổ có chuyến công du Mỹ. Hôm 2/8/2023, ông Luvsannamsrain Oyun-Erdene hội đàm với Phó Tổng thống Mỹ, Kamala Harris. Người đứng đầu chính phủ Mông Cổ cam kết tăng cường hợp tác với Hoa Thịnh Ðốn về khai thác đất hiếm. Hai bên cũng ký kết một số thỏa thuận khác, trong đó có thoả thuận về hàng không dân dụng "Bầu trời mở", cho phép mở đường bay thẳng từ Mông Cổ sang Mỹ.
Theo thông tấn xã Reuters, Thủ tướng Mông Cổ cho biết "đã thảo luận về khả năng hợp tác trong việc khai thác đất hiếm, khoáng sản quan trọng, bao gồm cả đồng". Hồi tháng trước, một phái đoàn viên chức cao cấp Mỹ đã đến thăm Mông Cổ để bàn về chủ đề này.
Mông Cổ được mệnh danh là "Minegolia", nơi có trữ lượng đồng và nhiều loại đất hiếm khá dồi dào, rất quan trọng đối với các ứng dụng kỹ thuật cao, trong lĩnh vực quốc phòng cũng như chiến lược phát triển xe hơi điện và các năng lượng tái tạo. Trang mạng khoa học Mỹ Scientific American cho hay hiện tại Mông Cổ sản xuất khoảng 1,4% đồng và 1% molybdenum của thế giới. Molybdenum là một khoáng chất cần cho sản xuất pin mặt trời và kỹ thuật điện gió (theo số liệu của EITI).
Mông Cổ phụ thuộc nặng nề vào Trung Quốc. Theo ông Amar Adiya, một nhà cựu ngoại giao Mông Cổ, điều hành tờ báo Mông Cổ Weekly, phần lớn khoáng sản của Mông Cổ được xuất sang Trung Quốc, và nếu Bắc Kinh đình chỉ nhập cảng than, đồng, nền kinh tế Mông Cổ sẽ đinh trệ. Khoảng 1/4 kinh tế Mông Cổ phụ thuộc vào khai khoáng và gần 90% doanh thu xuất cảng của nước này là nhờ khoáng sản.
Hợp tác với Mỹ giúp Mông Cổ chủ động hơn. Theo Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, hôm 27/6/2023, chính phủ ba nước Hoa Kỳ - Mông Cổ - Nam Hàn đã có cuộc "Đối thoại về các Khoáng sản Trọng yếu" (Critical Minerals Dialogue) đầu tiên. Mông Cổ có thể tham gia "Đối tác An ninh Khoáng sản" (Mineral Security Partnership), một sáng kiến của Hoa Kỳ với 14 quốc gia, chủ yếu là các nước phương Tây.
Tàu Ngầm Nguyên Tử Mỹ Thăm Tây Úc, Khi Hai Đồng Minh Tăng Cường Khả Năng Phòng Thủ
(Hình: Tàu ngầm tấn công nhanh lớp Virginia USS Missouri (SSN 780) của Hải quân Hoa Kỳ.)
-Một tàu ngầm nguyên tử của Hải quân Hoa Kỳ đã đến Tây Úc vào thứ Sáu (4/8/2023), khi hai đồng minh Canberra và Washington tăng cường quan hệ quốc phòng và chuẩn bị chuyển giao năng lực tàu ngầm nguyên tử cho Úc Ðại Lợi.
Các quan chức cho biết tàu ngầm lớp Virginia của Hải quân Hoa Kỳ đã đến cảng HMAS Stirling theo lịch trình của cuộc tuần tra ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, các quan chức cho biết.
Cảng Stirling sẽ được mở rộng với ước tính chi phí khoảng 8 tỷ Úc kim để trở thành căn cứ cho tàu ngầm nguyên tử của Hoa Kỳ và Anh từ năm 2027, theo mối quan hệ đối tác AUKUS của Úc Ðại Lợi, Hoa Kỳ và Anh.
Úc Ðại Lợi có kế hoạch mua 3 tàu ngầm chạy bằng năng lượng nguyên tử và được trang bị vũ khí thông thường từ Hoa Kỳ trong thập niên tới, trước khi chế tạo tàu ngầm nguyên tử mới ở tại Úc Ðại Lợi vào những năm 2040.
Quân đội Hoa Kỳ không có căn cứ ở Úc Ðại Lợi nhưng họ đang tăng cường các loại hình và quân số của các lực lượng mà họ luân chuyển ở đó. Các bộ trưởng Quốc phòng và Ngoại giao của hai nước cho biết họ cũng sẽ dự trữ các kho quân dụng trong năm nay và thành lập một trung tâm tình báo chung vào năm tới.
Hoa Kỳ cũng sẽ tham gia nâng cấp nhiều căn cứ không quân ở phía Bắc Úc, sản xuất tên lửa và hợp tác không gian, các quan chức cho biết thêm.
Úc Ðại Lợi và Hoa Kỳ đang tiến hành hai cuộc tập trận quân sự lớn trong tháng này, khi Úc tìm cách tăng cường khả năng phòng thủ của mình.
Hai tàu hải quân Ấn Độ sẽ tham gia Cuộc tập trận Malabar, với các Đối tác An ninh Bốn bên là Hoa Kỳ, Úc Ðại Lợi và Nhật Bản, ở ngoài khơi bờ biển phía Đông Australia vào thứ Sáu (11/8) tới.
Cuộc tập trận Talisman Sabre, với sự tham gia của 34.000 nhân sự từ 13 quốc gia, đã khép lại vào thứ Sáu (4/8). Chỉ huy tác chiến chung, Trung tướng Greg Bilton, cho biết cuộc tập trận nhằm "kiểm tra khả năng kết hợp của chúng tôi trong các hoạt động trên biển, trên bộ, trên không, mạng và không gian".
Ông Obama cảnh báo ông Biden về sức mạnh chính trị của ông Trump
(Hải Đăng)
-Theo Washington Post đưa tin hôm thứ Tư (2/8), cựu Tổng thống Barack Obama được cho là đã cảnh báo riêng Tổng thống Joe Biden rằng trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2024 ông Donald Trump có thể là thách thức ghê gớm hơn rất nhiều những gì nhiều thành viên Đảng Dân chủ nhận ra.
Ông Obama đã đưa ra cảnh báo không nên đánh giá thấp ông Trump trong khi nói chuyện riêng với ông Biden tại bữa trưa ở Nhà Trắng hồi tháng Sáu, Washington Post đưa tin hôm 2/8, dẫn thông tin từ hai người giấu tên biết về cuộc đối thoại này.
Mặc dù ông Obama cam kết ủng hộ ông Biden tái tranh cử, nhưng ông cũng “đã bày tỏ quan ngại về sức mạnh chính trị của ông Donald Trump”, Washington Post cho hay.
Ông Obama lưu ý những sức mạnh chính trị của ông Trump gồm: sự ủng hộ mãnh liệt của cử tri trung thành; sự hậu thuẫn của các hãng truyền thông bảo thủ; và sự phân cực chính trị trong nước Mỹ.
Ông Trump là người kế nhiệm ông Obama năm 2017, nhưng đã thua ông Biden trong cuộc bầu cử năm 2020. Hiện tại, tổng thống Mỹ thứ 45 đang là ứng viên sáng giá nhất của Đảng Cộng hòa, bỏ xa các ứng viên khác trong các cuộc thăm dò dân ý gần đây.
Ông Trump đã đang cáo buộc Đảng Dân chủ cố gắng can thiệp vào cuộc bầu cử 2024 thông qua việc truy tố ông nhiều tội danh không có thật, mới nhất là bản cáo trạng cáo buộc ông Trump phạm 4 tội hình sự liên quan đến cuộc bầu cử 2020 và vụ hỗn loạn tại Điện Capitol hôm 6/1/2021. Bất chấp gặp rất nhiều thách thức pháp lý, theo các cuộc thăm dò, ông Trump vẫn đang củng cố vững chắc vị trí ứng viên số 1 của Đảng Cộng hòa, được hơn 50% ủng hộ, bỏ xa ứng viên thứ hai là ông DeSantis tới hơn 30 điểm phần trăm, trong khi các ứng viên còn lại chỉ được chưa đến 10% ủng hộ.
Ông Biden làm phó tổng thống hai nhiệm kỳ (8 năm) dưới thời Tổng thống Obama. Washington Post cho biết, ông Obama trong bữa trưa tại Nhà Trắng hồi tháng Sáu đó đã nói rõ những quan ngại của ông “không phải là về khả năng chính trị của ông Biden, mà thay vào đó là sự thừa nhận vị thế vững chắc của ông Trump trong Đảng Cộng hòa”.
Ông Obama dự kiến sẽ bắt đầu vận động gây quỹ cho chiến dịch tái tranh cử của ông Biden vào mùa thu này, theo Washington Post.
Ông Obama đã từ chối chứng thực cho ông Biden trong cuộc đua tranh cử năm 2020 cho đến tận khi cựu phó tổng thống đã nắm chắc phần thắng trong cuộc bầu cử sơ bộ của Đảng Dân chủ. Kỳ bầu cử 2024 này, ông Obama được cho là không lưỡng lự như trước nữa.
TJ Ducklo, phát ngôn viên của chiến dịch Biden, nói trong một tuyên bố rằng: “Tổng thống Biden biết ơn sự ủng hộ kiên định của ông Obama, và mong chờ được một lần nữa cùng sát cánh vận động tranh cử với Tổng thống Obama để giành chiến thắng trong năm 2024 và hoàn thành công việc cho người dân Mỹ”.
Cảnh báo của ông Obama cho ông Biden về ông Trump nêu trên là tương phản rõ rệt với chính những bình luận của ông trong năm 2016.
Ông Obama năm 2016 đã chế giễu quan điểm cho rằng ông Trump có thể chiến thắng cuộc bầu cử tổng thống Mỹ cùng năm đó. “Tôi tiếp tục tin rằng Mr. Trump sẽ không là tổng thống, và lý do là vì tôi có nhiều niềm tin vào người dân Mỹ”, ông Obama nói với báo giới hồi tháng 2/2016.
Xu thế chống LGBTQ (đồng tính nữ, đồng tính nam, song tính và chuyển giới) lên cao ở Trung Đông
(Thiên Thanh)
(Ảnh: Người biểu tình cầm biểu ngữ và cờ trong cuộc biểu tình chống LGBT do các tổ chức ủng hộ Hồi giáo tổ chức ở Istanbul vào ngày 18/9/2022. Theo lời kêu gọi của hơn một trăm nhóm và hiệp hội bảo thủ, hầu hết đều thân cận với chính quyền của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ, những người biểu tình yêu cầu cấm các hiệp hội bảo vệ quyền của người đồng tính và chuyển giới.)
-Ở Trung Đông, xu thế chống LGBTQ (đồng tính nữ, đồng tính nam, song tính và chuyển giới) hiện đang lên cao. Tại các nước như Thổ Nhĩ Kỳ, Jordan và Lebanon…, các nhóm LGBTQ đang phải đối mặt với những hạn chế nghiêm trọng hơn. Trước đó Uganda đã thông qua luật xem LGBTQ là phạm tội – trở thành một trong những nước có luật chống LGBTQ nghiêm khắc nhất thế giới.
Thực trạng ở một số nước tiêu biểu
Trên khắp Trung Đông, cộng đồng LGBTQ phải đối mặt với sự áp chế ngày càng tăng, phản ánh ảnh hưởng của những người bảo thủ Mỹ nhằm hạn chế quyền của người đồng tính và chuyển giới cũng như loại bỏ ảnh hưởng của họ trong xã hội, tờ Washington Post đưa tin.
Vào tháng 7 vừa qua, khi các nhà hoạt động LGBTQ của Thổ Nhĩ Kỳ thông báo rằng họ sẽ tổ chức “Diễu hành Tự hào” (Pride parade) hàng năm tại quảng trường chính của Istanbul, nhà chức trách nước này đã phong tỏa quảng trường của thành phố, đồng thời đóng cửa các tuyến tàu điện ngầm và đường cao tốc. Do đánh lạc được hướng của cảnh sát, cộng đồng LGBTQ đã gặp nhau ở những nơi khác trong thành phố để âm thầm tổ chức hoạt động.
Trả lời phỏng vấn giới truyền thông, Talya Aydin, một phụ nữ chuyển giới đang tranh cử vào quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ năm nay, cho biết: “Tại thời điểm này, cộng đồng (LGBTQ) về cơ bản đang chơi trò đánh chuột chũi (whack-a-mole), cộng đồng (LGBTQ) luôn chiến thắng”.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan, người trong năm nay phải đối mặt với cuộc bầu cử quốc gia khó khăn, hồi tháng 5 đã tổ chức cuộc vận động tranh cử ở thành phố Rize bên Biển Đen, ông Erdogan đã nói khi gặp những người ủng hộ, đã chế nhạo đối thủ chính của ông là thủ lĩnh Kemal Kilicdaroglu của phe đối lập: “Ông Kemal, chúng tôi biết ông là người ủng hộ LGBTQ. Chúng tôi sẽ không bao giờ cho phép (LGBTQ) phá hại [nền tảng] gia đình của ông”.
Khi được các phóng viên truyền thông đặt câu hỏi, ông Erdogan trả lời: “Một khi khái niệm LGBTQ được đưa vào gia đình, đó là một loại thuốc độc”. Đồng minh chính trị của ông Erdogan cũng cùng quan điểm, như Thống đốc Davut Gul của Istanbul biện minh cho lệnh cấm của chính phủ đối với “diễu hành tự hào” của LGBTQ trong năm nay: “Không được phép đe dọa gia đình của chúng ta, vì gia đình là nền tảng của cấu trúc quốc gia của chúng ta”.
Nhà hoạt động Thổ Nhĩ Kỳ Marsel Tugkan Gundogdu cho biết những luận điệu kích động như vậy là chưa từng có, và “những luận điệu chống (LGBTQ) như vậy chưa bao giờ được đưa ra thường xuyên trong chương trình nghị sự chính trị”.
Vào tháng 7, Hội đồng tối cao về phát thanh và truyền hình (Radio and Television Supreme Council) của Thổ Nhĩ Kỳ đã phạt các nền tảng phát trực tuyến như Netflix, Disney, và Amazon Prime vì hiển thị “các mối quan hệ và hành vi đồng tính luyến ái trái với văn hóa xã hội và các giá trị gia đình của Thổ Nhĩ Kỳ”.
Tại thủ đô Amman của Jordan, gần đây buổi chiếu một bộ phim về nhân vật chính đồng tính đã bị hủy bỏ theo lệnh của chính phủ. Một luật an ninh mạng mới vừa được Thượng viện Jordan thông qua gồm các quy định về “phép lịch sự nơi công cộng” và lệnh cấm chia sẻ “tài liệu trái đạo đức” với ngôn từ mơ hồ – vấn đề khiến các nhóm LGBTQ nước này lo ngại có thể khiến chính phủ Jordan bảo hộ cho hành động pháp lý [liên quan chống lại họ].
Ở Lebanon, một quảng cáo bia có vẻ ủng hộ người không tuân theo giới tính đã bị chế giễu rộng rãi trên mạng, tương tự như phản ứng dữ dội mà Bud Light phải đối mặt ở Mỹ sau khi hợp tác với một người chuyển giới có ảnh hưởng trên TikTok. Một số cư dân mạng đã bình luận trên Twitter: “Giống như BudLight… theo hướng tỉnh thức! Để phá sản!” (Just like BudLight…go woke, go broke!)
Ngoài ra tại Nga luật cấm “tuyên truyền LGBT” đã có hiệu lực từ ngày 5/12/2022; ngày 14/7 năm nay, Duma Quốc gia (The State Duma) thông báo thông qua luật mới cấm phẫu thuật chuyển đổi giới tính.
Tổng thống Zelensky duyệt đệ trình Quốc hội về luật hôn nhân đồng giới
Ukraine thúc đẩy đưa thêm chủ đề giới tính vào trường học
Nga thắt chặt kiểm soát tuyên truyền tình dục phi truyền thống
Uganda là nước đầu tiên trên thế giới xem LGBTQ là phạm pháp
Theo các nguồn tin từ Reuters, BBC, AFP, The Guardian…, ngày 21/3 quốc hội Uganda đã thông qua dự luật hình sự hóa LGBTQ. Ngoài các hành vi đồng giới, pháp luật nước này nghiêm cấm khuyến khích, tiếp tay và âm mưu thực hiện các hành vi đồng tính luyến ái. LGBTQ đề cập đến đồng tính nữ, đồng tính nam, song tính, chuyển giới và đa dạng tính dục.
Theo luật mới của Uganda, những người vi phạm phải đối mặt với các hình phạt nghiêm khắc, bao gồm án tử hình đối với cái gọi là đồng tính luyến ái nghiêm trọng và tù chung thân đối với quan hệ tình dục đồng tính. Hành vi tình dục đồng giới nghiêm trọng bao gồm hành vi tình dục đồng giới với người dưới 18 tuổi, hoặc thủ phạm là người dương tính với vi-rút AIDS (HIV).
Ngoài ra, những người bị kết tội bắt cóc hoặc buôn lậu trẻ em với mục đích quan hệ tình dục đồng giới có thể bị kết án tù chung thân. Các cá nhân và tổ chức hỗ trợ hoặc tài trợ cho các hoạt động hoặc nhóm LGBT, xuất bản, phát sóng và phân phối các tác phẩm văn học và phương tiện truyền thông ủng hộ LGBT cũng sẽ phải đối mặt với việc truy tố và kết án.
Theo tổ chức nhân quyền Human Rights Watch, luật mới của Uganda có thể là luật đầu tiên trên thế giới cấm LGBT.
Reuters đưa tin vào ngày 29/5, Tổng thống Yoweri Museveni của Uganda đã ký thành luật một dự luật chống LGBTQ được Quốc hội thông qua, theo đó quy định “đồng tính luyến ái nghiêm trọng” sẽ bị tử hình. Tương tự hơn 30 nước châu Phi, đồng tính luyến ái vốn đã là bất hợp pháp ở Uganda nhưng hiện nay luật mới trong vấn đề này còn cứng rắn hơn, theo đó tòa án có thể tuyên phạt tử hình những người truyền bệnh AIDS và các bệnh nan y khác thông qua hành vi tình dục đồng giới; hành vi cổ xúy đồng tính luyến ái có thể bị phạt tù 20 năm.
Tổng thống Museveni (78 tuổi) của Ugandan gọi đồng tính luyến ái là xa rời trạng thái bình thường của con người, kêu gọi các nhà lập pháp chống lại áp lực từ các nước phương Tây.
Trong một cuộc phỏng vấn với hãng tin Reuters, người khởi xướng dự luật là Asuman Basalirwa cho biết thị thực Mỹ của Chủ tịch Quốc hội Ugandan là Anita Amon đã bị hủy sau khi Tổng thống Museveni ký thông qua dự luật. Chủ tịch Quốc hội Anita Amon và Đại sứ quán Mỹ tại Uganda đã không trả lời ngay lập tức các yêu cầu bình luận của giới truyền thông.
Navalny – ‘khắc tinh’ của Putin, bị thêm 19 năm tù!
(Ảnh: Navalny là nhân vật đối lập tại Nga)
-“Để một đất nước mới, tự do, giàu có ra đời, nó phải có cha mẹ. Những người muốn nó. Những người mong đợi nó và những người sẵn sàng hy sinh cho sự ra đời của nó”, Navalny nói trong tuyên bố vào tháng trước.
Alexei Navalny, nhà đối lập Nga đang bị giam cầm hôm 4/8 bị cộng thêm 19 năm vào án tù trong một vụ án hình sự mà ông và những người ủng hộ ông cho rằng được bịa đặt ra để giữ ông sau song sắt và tách xa khỏi chính trị lâu hơn nữa.
Navalny, người chỉ trích Putin gay gắt nhất ở Nga, đã bị tuyên án tổng cộng 11 năm rưỡi về tội lừa đảo và các cáo buộc khác mà ông cho là bịa đặt. Phong trào chính trị của ông đã bị đặt ngoài vòng pháp luật và bị dán nhãn “cực đoan”.
Một tòa án tại trại giam hình sự IK-6 ở Melekhovo, cách Moscow khoảng 235 km về phía Đông, kết thúc phiên tòa xét xử ông về sáu tội danh bao gồm kích động và tài trợ cho hoạt động cực đoan và thành lập một tổ chức cực đoan.
Nguồn cấp dữ liệu âm thanh từ tòa án, nơi phiên tòa được tổ chức sau những cánh cửa đóng kín trong phòng thể thao của nhà tù, kém đến mức gần như không thể nghe được những gì thẩm phán Andrei Suvorov nói.
Các nhà báo không được phép vào phòng xử án nhưng có thể xem quá trình tố tụng trên camera quan sát từ một phòng truyền thông đặc biệt gần đó, mặc dù nguồn cấp dữ liệu đã bị cắt gần như ngay sau khi bản án được tuyên.
Nhóm của Navalny cho biết thẩm phán đã cộng thêm 19 năm vào án tù hiện tại của ông. Các công tố viên nhà nước đã đề nghị 20 năm.
Các báo cáo chưa được xác nhận của truyền thông Nga nói rằng Navalny, hiện 47 tuổi, khi ra tù vào năm 2050 sẽ 74 tuổi.
Mặc bộ đồng phục tù nhân tối màu và được các luật sư của mình tháp tùng, Navalny thỉnh thoảng mỉm cười khi lắng nghe thẩm phán nói.
Cựu blogger, luật sư và nhà điều tra tham nhũng đã tự coi mình là một kẻ tử vì đạo chính trị với mục đích chứng minh cho người Nga thấy rằng việc chống lại Putin là khả thi, mặc dù phải trả giá đắt.
“Để một đất nước mới, tự do, giàu có ra đời, nó phải có cha mẹ. Những người muốn nó. Những người mong đợi nó và những người sẵn sàng hy sinh cho sự ra đời của nó”, Navalny nói trong tuyên bố vào tháng trước.
Trong một thông điệp được đăng trên mạng xã hội, Navalny đã dự đoán rằng ông sẽ bị phạt tù dài hạn, nhưng nói rằng điều đó hầu như không quan trọng vì ông còn bị đe dọa với các tội danh khủng bố khác có thể phải chịu thêm một thập niên nữa.
Tiến sĩ đạt giải Nobel nói về biến đổi khí hậu: “Chúng ta hoàn toàn bị giả khoa học dẫn dắt”
(Gia Huy)
-Trong cuộc phỏng vấn hôm 26/7 với tờ The Epoch Times, Nhà vật lý đoạt giải Nobel John Clauser giải thích rằng ông đã thực hiện nghiên cứu ban đầu của mình về cơ học lượng tử trước sự phản đối của một số chuyên gia trong lĩnh vực này.
Khi còn trẻ, ông đã tiến hành thí nghiệm đầu tiên để chứng minh thực tế về sự vướng víu lượng tử phi định xứ, sự liên kết giữa nhiều hạt trên bất kỳ khoảng cách vật lý nào. Nhiều năm sau, công trình đột phá đó đã mang về cho ông 1/3 Giải Nobel Vật lý năm 2022
Đến nay, nhà khoa học 80 tuổi này đang chống lại một chứng cứ khác. Tuy nhiên, lần này, ông không vi phạm một dự đoán để loại trừ một cách giải thích khác cho cơ học lượng tử. Ông đang vi phạm một điều cấm kỵ, vốn đang dần trở thành một trong những điều cấm kỵ lớn nhất trong khoa học và chính trị.
Tiến sĩ Clauser nói với tờ The Epoch Times: “Tôi đoán, tôi là người mà bạn sẽ gọi là người phủ nhận biến đổi khí hậu.”
Ông lưu ý, quá trình đào tạo về khoa học của ông khiến ông “hơi khác một chút” so với một số người khác.
Nhà vật lý này, người cũng đã giành được 1/3 Giải thưởng Wolf cho những đóng góp của ông về cơ học lượng tử, đã chia sẻ một số quan điểm của ông về khí hậu trong một bài phát biểu gần đây tại Hàn Quốc ngay sau khi ông được bầu vào hội đồng quản trị của Liên minh CO2, một tổ chức phủ nhận biến đổi khí hậu.
Thông tin sai lệch nguy hiểm
Phát biểu trước khán giả tại sự kiện Quantum Korea 2023, Tiến sĩ Clauser cho biết: “Tôi tin rằng biến đổi khí hậu không phải là một cuộc khủng hoảng.”
Ông cũng cáo buộc Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu (IPCC) của Liên Hợp Quốc là “một trong những nguồn cung cấp thông tin sai lệch nguy hiểm tồi tệ nhất.”
Tiến sĩ Clauser đã giải thích rõ thêm về quan điểm của mình trong cuộc phỏng vấn với tờ The Epoch Times.
Ngược lại với IPCC và các tổ chức lớn khác, ông lập luận rằng khí hậu chủ yếu được tạo ra bởi cái mà ông gọi là “bộ điều nhiệt che phủ của mây”, một quá trình tự điều chỉnh nhiệt độ theo đó nhiều mây hơn bắt đầu bao phủ Trái Đất khi nhiệt độ quá cao và ngược lại. Mặc dù ông chấp nhận các quan sát cho thấy rằng carbon dioxide trong khí quyển đang tăng lên, nhưng ông tin rằng tác động của khí đối với quá trình truyền nhiệt bị ảnh hưởng bởi một chu kỳ đám mây tự nhiên lớn.
Nhà vật lý Clauser nhấn mạnh: “[Carbon dioxide” có thể do con người tạo ra hoặc không. Nó [Carbon dioxide] đến từ đâu thực sự quan trọng.”
Nhà vật lý này chỉ trích, khoa học khách quan về khí hậu đã bị hy sinh cho chính trị. Ông lưu ý, việc đặt chính trị trên những cái khác đã trở nên tồi tệ hơn bởi vì rất nhiều tiền đã được đổ vào các sáng kiến khí hậu.
Ông tiếp tục: “Chúng ta đang nói về hàng nghìn tỷ đô la”, đồng thời cho biết thêm rằng những người có quyền lực không muốn nghe rằng họ đã phạm “sai lầm trị giá hàng nghìn tỷ đô la”.
Những lo ngại về những sai lầm như vậy có thể đã xuất hiện sau khi Tiến sĩ Clauser dự kiến sẽ phát biểu trước Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) của LHQ vào ngày 25/7
Trong những năm gần đây, cơ quan kinh tế và tiền tệ quốc tế này đã tập trung rất nhiều vào vấn đề khí hậu. Các quan chức IMF đã đặt biệt nhấn mạnh đến thuế carbon quốc tế
Trang web về giảm thiểu khí hậu của IMF kêu gọi: “Phân tích mới nhất của IMF cho thấy các quốc gia phát thải lớn cần đưa ra mức thuế carbon tăng nhanh lên mức 75 đô la/tấn vào năm 2030.”
Chỉ vài ngày trước khi bài phát biểu của ông diễn ra, nhà vật lý đoạt giải Nobel đã nhận được tin gây hoang mang.
Tiến sĩ Clauser tiết lộ với tờ The Epoch Times, ông đã nhận một email thông báo rằng giám đốc Văn phòng Đánh giá Độc lập (IEO) của IMF, ông Pablo Moreno, không muốn buổi nói chuyện này diễn ra vào ngày hôm đó.
Trong một email gửi cho The Epoch Times, một quan chức cấp cao của IEO giải thích rằng bài phát biểu của Tiến sĩ Clauser “đã bị hoãn để tổ chức lại thành một cuộc hội thảo.”
Vị quan chức này cho biết: “Chúng tôi đang làm việc để lên lịch lại cho bài phát biểu này sau mùa hè.”
Không đặt ngày mới
Hiện tại, một ngày mới cho bài phát biểu vẫn chưa được thiết lập.
Tiến sĩ Clauser chỉ ra rằng trong quá khứ nỗ lực tranh luận sôi nổi, minh bạch về biến đổi khí hậu, cụ thể là bài tập “đội đỏ, đội xanh” do cựu quan chức Steve Koonin của chính quyền Obama đề xuất vào năm 2017, cuối cùng đã bị đánh chìm dưới thời chính quyền Trump. Năm 2018, Giám đốc Cơ quan Bảo vệ Môi trường Scott Pruitt đã tìm cách thực hiện bài tập này để tranh luận công khai về biến đổi khí hậu, nhưng Chánh văn phòng Nhà Trắng John Kelly được cho là đã bác bỏ ý tưởng này.
Trong con mắt của một số nhà quan sát, việc IMF trì hoãn bài phát biểu của Tiến sĩ Clauser giống như một sự hủy bỏ thẳng thừng.
Trong một bài đăng trên X, trước đây gọi là Twitter, ông Patrick Moore, đồng sáng lập tổ chức Hòa bình xanh (Greenpeace) nhưng đã rời tổ chức này và hiện là một người hoài nghi mạnh mẽ về biến đổi khí hậu, chỉ trích: “Tiến sĩ John Clauser, Người nhận Giải Nobel Vật lý 2022, và là thành viên Hội đồng quản trị của Liên minh CO2 , đã bị hủy bỏ tư cách diễn giả đã được xác nhận vào ngày 25/7 tại Quỹ Tiền tệ Quốc tế. Họ nói rằng bài phát biểu của ông ấy đã bị ‘hoãn lại’. [Mọi người] đừng chờ đợi điều đó xảy ra.”
Ông Moore là cựu chủ tịch của Liên minh CO2.
Trong một bài đăng trên X, ông Joshua Steinman, một doanh nhân an ninh mạng, người từng phục vụ trong Hội đồng An ninh Quốc gia dưới thời chính quyền Trump, viết một cách trào phúng: “Dù bạn làm gì đi chăng nữa, bạn không được hỏi về ‘Khoa học’, ngay cả khi bạn là người đoạt giải Nobel.”
Nếu IEO của IMF mời lại ông Clauser, bài phát biểu của ông ấy có thể gây chú ý lớn hơn so với buổi nói chuyện dự kiến ban đầu của ông ấy.
Tuy nhiên, giống như ông Rober F. Kennedy Jr., Tiến sĩ Clauser có thể cảm thấy khó truyền đạt thông điệp của mình nếu phe đối lập vẫn bám chặt quan điểm.
Hiện tại, nhà vật lý này dường như không có khả năng chịu thua.
Ông nhấn mạnh với The Epoch Times: “Chúng ta hoàn toàn bị giả khoa học dẫn dắt.”
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét