Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Bảy, 26 tháng 8, 2023

ĐIỂM TIN 26/8/2023 - Long Đỗ


TT Trump in hình chụp ở nhà tù lên áo phông để bán Chân dung Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump được chụp ở nhà tù hạt Fulton —một hình ảnh có lẽ là có một không hai trong lịch sử— đã được vị tổng thống vốn là doanh nhân tỷ phú hy hữu trong lịch sử Mỹ in lên áo phông và cốc uống nước để bán. Không ngoài dự kiến, chuyện này trở nên ‘viral’, và ngay lập tức con trai của ông, Donald Trump Jr, triển khai thành hàng hóa thương mại. Không chỉ vậy, một số cửa hàng khác còn tiếp tục phát huy sáng kiến vào thời cơ hiếm có này —cả về phương diện vận động chính trị cũng như về phương diện kinh doanh— thậm chí có trường hợp in hình ông Trump trên cả quần lót phụ nữ.
<!>
Con trai ông Trump đăng thông tin trên mạng xã hội về cửa hàng bán đồ với hình độc nhất vô nhị —cựu tổng thống oan uổng bị ép chụp ảnh trong nhà tù— một áo phông 30 đô la, một cốc nước 16 đô la:

Theo thông báo trên mạng xã hội —mà bản thân thông báo này cũng ‘viral’ đạt tới 1,1 triệu lượt xem chỉ trong chưa tới nửa ngày— con trai cựu tổng thống, anh Donald Trump Jr, đã thông báo về cửa hàng online bán các sản phẩm với ảnh ông Trump bị chụp tại nhà tù hạt Fulton ở Atlanta tiểu bang Georgia Hoa Kỳ.

“Xin nói rõ, tất cả lợi nhuận từ việc này trên cửa hàng online của tôi sẽ được quyên góp cho Quỹ Bảo vệ Pháp lý để chống lại sự chuyên chế và điên rồ mà chúng ta đang chứng kiến trước mắt,” anh viết.

Phản hồi lại thông báo này của con trai ông Trump, không ít cư dân mạng đã gửi hình ảnh chụp màn hình minh chứng họ vừa đặt mua áo phông có hình ông Trump để thể hiện sự ủng hộ.

Như chúng tôi thấy hiện nay, có tới ít nhất 4 mẫu áo phông có hình ảnh ông Trump —thậm chí có ảnh được chuyển sang tông màu đen trắng trông cho giống tội phạm hơn nữa, so với phiên bản ông mặc đồ complet— và ít nhất 4 mẫu cốc uống nước. Giá bán là 30 đô la Mỹ một áo phông, và 16 đô la một cốc nước.

Chớp lấy cơ hội này, ví như Etsy đã tung ra các sản phẩm với hình này của ông Trump, thậm chí cả quần lót phụ nữ.

Diễn biến mới nhất trong làn sóng tấn công bằng pháp lý dai dẳng và liên miên bất tận của phe cánh tả nhằm vào Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump —vì họ sợ ông sẽ tham gia tranh cử tổng thống và có thể hạ gục đương kim Tổng thống Joe Biden của họ để ông Trump tái đắc cử vào năm tới 2024— và dưới các cơ duyên đưa đẩy, ông Trump đã tự giác tự giao nộp tới nhà tù hạt Fulton, và theo thủ tục, ông phải bị chụp hình như một tội phạm ở đó.

Tất nhiên, với số tiền bảo lãnh 200.000 đô la, ông đã tại ngoại ngay lập tức.

Nhưng dù sao, tấm ảnh độc nhất vô nhị của ông Trump —điều mà dân Mỹ và nhiều người trên thế giới hiểu là một dấu ấn cho sự thối nát nền của tư pháp Mỹ do cánh tả thao túng— đã được vận dụng bởi ông Trump cho hoạt động hy hữu này.

Hoa Kỳ bắt giữ người phụ nữ dọa giết ông Trump và con trai Barron


Một phụ nữ ở bang Illinois (Hoa Kỳ) đã bị bắt sau khi đe dọa sẽ giết cựu tổng thống Mỹ Donald Trump và con trai út Barron của ông.

Bà Tracy Marie Fiorenza, 41 tuổi, bị buộc tội đã “cố ý đe dọa giết chết hoặc làm bị thương người khác” qua email. Vào ngày 21/5/2023, bà Fiorenza gửi email đến hiệu trưởng của một cơ sở giáo dục ở Palm Beach, Nam Florida, nói rằng bà sẽ “bắn thẳng vào mặt Donald Trump và Barron Trump bất cứ khi nào có cơ hội".

Ngày 5/6, bà Fiorenza một lần nữa gửi email đến hiệu trưởng, nói rằng bà sẽ “găm một viên đạn” vào đầu Barron Trump và người cha là ông Donald Trump.

Ngày 14/6, bà Fiorenza xác nhận tại Văn phòng Cơ quan Mật vụ Hoa Kỳ ở Chicago rằng bà “cố tình viết và gửi” các email từ nơi cư trú ở Plainfield, bang Illinois của mình.

Bà Fiorenza bị bắt vào hôm thứ 2 (21/8) theo giờ địa phương và bị đưa đến Tòa án Liên bang Dirksen. Tại đó, thẩm phán nói rằng bà sẽ được chuyển đến Florida, nơi đã nhận đơn tố cáo bà.

Các công tố viên đã yêu cầu giam giữ bà Fiorenza trước phiên xét xử vì Barron Trump, người mà bà dọa giết, là trẻ vị thành niên 17 tuổi.

Bà Fiorenza đã bị kết tội với tội danh có mức án tối đa là 5 năm tù.

Nhiều lần bị dọa giết
Tổng thống Trump đã nhiều lần phải đối mặt với lời đe dọa giết chết kể từ khi ông ra tranh cử tổng thống vào năm 2016.

Tháng 6/2016, một công dân Anh tên là Michael Steven Sandford đã bị bắt vì cố gắng chiếm đoạt súng từ một sĩ quan trong cuộc vận động tranh cử của ông Trump ở Las Vegas. Vào thời điểm xảy ra vụ việc, người này đang cư trú bất hợp pháp tại Hoa Kỳ vì visa du lịch đã hết hạn.

Khi bị nhà chức trách thẩm vấn, ông Sandford gọi Tổng thống Trump là “kẻ phân biệt chủng tộc”, người “cần phải chết” và thừa nhận đã cố giật súng để “bắn chết ông Trump”, theo Las Vegas Review-Journal. Người này bị kết án 1 năm tù.

Tháng 9/2017, Gregory Lee Leigang đến từ Bắc Dakota đã cố gắng ở lại khu vực cấm là Nhà máy lọc dầu Andeavor Mandan ở Mandan sau khi nơi này bị phong tỏa trước chuyến thăm của Tổng thống Trump.

Người này đã đánh cắp một chiếc xe có chức năng nâng hạ ở Mandan và sử dụng nó để đi vào tuyến đường của đoàn xe, với ý định đưa chiếc xe nâng hạ đến gần chiếc limo, lật xe limo, đến chỗ Tổng thống Trump và giết ông ấy.

Tuy nhiên, kế hoạch của ông Leigang không bao giờ thành hiện thực khi ông này phải vứt chiếc xe xuống một con mương và bỏ chạy, để rồi cuối cùng bị cảnh sát Mandan bắt giữ. Ông bị kết án 20 năm tù.
Bên cạnh các cá nhân, Tổng thống Trump còn từng phải đối mặt với lời dọa giết từ các quốc gia đối địch. Iran đã đe dọa ông Trump sau khi chỉ huy quân sự hàng đầu của nước này là Qasem Soleimani bị Mỹ tiêu diệt vào năm 2020.

Cựu tổng thống cũng là mục tiêu của những phong bì chứa ricin - một chất độc có thể giết chết mục tiêu trong vòng 36 đến 72 giờ sau khi tiếp xúc.

Loạt hành vi bất thường của ông Tập thu hút ngoại giới


Trong chuyến công du tới Johannesburg, Nam Phi, ông Tập Cận Bình thường xuyên có những hành vi bất thường, khiến nhiều người chú ý.

Nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình đã đến dự hội nghị thượng đỉnh nhóm BRICS tại Johannesburg, Nam Phi.

Chuyến đi của ông được miêu tả là để mở rộng mối quan hệ liên minh và cùng nhau chiến đấu chống lại thế giới tự do.

Tuy nhiên, trong chuyến công du này, ông thường xuyên có những hành vi bất thường, khiến nhiều người chú ý.

Khi ông Tập đến thủ đô Nam Phi và xuống máy bay vào ngày 21/8, ông có vẻ đã chùn bước. Cơ quan ngôn luận của ĐCSTQ là Tân Hoa Xã đã phải chỉnh sửa cảnh ông xuống máy bay.

Sau đó, khi ông Tập hội đàm với Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa. Các video quay cảnh này cho thấy, ông Tập có một khuôn mặt trông mệt mỏi. Ông chớp mắt liên tục và thậm chí có lúc dường như đang buồn ngủ.

Cư dân mạng cho rằng, ông Tập vô cùng kiệt sức, đầu óc lơ đãng. Ông nhắm mắt nhiều lần để đầu óc được thư giãn, và xuất hiện với tư thế loạng choạng.

Không những thế, ngày 22/8, ông Tập còn bất ngờ vắng mặt tại Diễn đàn Kinh doanh của Hội nghị thượng đỉnh BRICS, và phải nhờ Bộ trưởng Bộ Thương mại Vương Văn Đào (Wang Wentao) đọc hộ bài phát biểu.

Các phương tiện truyền thông nhà nước của Trung Quốc đã che giấu việc ông vắng mặt tại sự kiện.

Tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày hôm sau, người phát ngôn Vương Văn Bân đã hai lần được hỏi về lý do ông Tập vắng mặt tại diễn đàn, người phát ngôn không trả lời trực tiếp mà đọc to bản tóm tắt bài phát biểu của ông Tập Cận Bình.

Vào ngày 23/8, phóng viên đã ghi lại được một cảnh tượng còn kỳ lạ hơn. Khi ông Tập Cận Bình bước vào địa điểm họp, một phụ tác thân cận của ông đã bị nhân viên bảo vệ của hội nghị chặn lại ở cổng, và cánh cổng lập tức đóng lại. Ông Tập nhìn lại cổng, sau đó bước đi được 15 bước thì đột ngột dừng lại, ngơ ngác nhìn về phía trước, vẻ mặt và động tác có vẻ ngơ ngác. Cuối cùng, sau một lần nhìn lại, ông bước tiếp và bắt tay Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa.

Theo Đài RFA, sau đó tất cả lãnh đạo nhóm BRICS lên bắt tay và chụp ảnh tập thể. Ông Tập dường như không hiểu chỉ dẫn của chủ nhà, không biết cách bắt tay lãnh đạo hai bên cùng một lúc. Kết quả là Tổng thống Brazil Luiz Inacio Lula da Silva tóm lấy ông Tập. Sau cái bắt tay, ông Tập dường như lại hiểu lầm, gần như một mình rời khỏi địa điểm khi những người khác giơ tay xin chụp ảnh chung.

Đối với hành vi của ông Tập trong hội nghị thượng đỉnh BRICS, nhiều người cho là hơi bất thường.

Ông Tống Quốc Thành (Song Guochen), nhà nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu Quan hệ Quốc tế thuộc Đại học Quốc gia Chengchi, Đài Loan cho rằng, ông Tập có thể có vấn đề sức khỏe.

Bởi vì Trung Quốc tin rằng, hội nghị thượng đỉnh BRICS sẽ giúp nhóm này đối đầu với phương Tây, nên rất coi trọng sự có mặt của các nguyên thủ, nhưng ông Tập đã không tham dự toàn bộ quá trình.

Nhà nghiên cứu Tống Quốc Thành nói: “Chắc chắn có chuyện gì đó thầm kín, nếu không được trả lời hoặc giải thích, thì chứng tỏ ông Tập Cận Bình quả thực có gì đó không ổn”.

Nhiều nhà phân tích cho rằng Trung Quốc đang gặp rất nhiều vấn đề, trong khi ông Tập lại chưa bố trí người kế nhiệm. Một khi ông có vấn đề về sức khỏe, chế độ ĐCSTQ có thể rạn nứt.

Tổng thống Belarus: ‘không thể tưởng tượng’ Putin có liên quan vụ tai nạn máy bay của Prigozhin


Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko cho biết: ông “không thể tưởng tượng” rằng, Tổng thống Nga Vladimir Putin đứng đằng sau cái chết của nhà lãnh đạo Wagner Yevgeny Prigozhin.

Ông Lukashenko – một đồng minh lâu năm của ông Putin nói trước truyền thông nước này: “Tôi không thể nói ai đã làm điều đó. Nhưng tôi biết Putin. Ông ấy là người thận trọng, rất bình tĩnh và thậm chí chậm chạp khi đưa ra quyết định về những vấn đề khác ít phức tạp hơn. Vì vậy, tôi không thể tưởng tượng rằng, ông Putin đã làm điều đó, rằng Putin là người có lỗi. Về vấn đề đó thì đó là một công việc quá thô bạo và thiếu chuyên nghiệp”.

Khi ông Prigozhin kích động một cuộc nổi dậy vũ trang chống lại Điện Kremlin vào tháng 6, ông Lukashenko cho biết, ông đã thương lượng để giảm căng thẳng với thủ lĩnh Wagner và tuyên bố rằng, ông đã thuyết phục ông Putin không “tiêu diệt” nhóm Wagner và thủ lĩnh của nhóm. Điện Kremlin đã ghi nhận Lukashenko đã giúp đỡ trong cuộc khủng hoảng, mặc dù lời kể của ông về các sự kiện chưa được ông Putin hay ông Prigozhin chứng thực.

Cũng trong ngày 25/8, người phát ngôn của Điện Kremlin, Dmitry Peskov cho biết, bất kỳ cáo buộc nào về sự liên quan của chính phủ Nga trong vụ tai nạn máy bay khiến ông Prigozhin thiệt mạng là đều là dối trá.

Theo kênh CNN, giới chức Mỹ cảnh báo rằng, còn quá sớm để đưa ra bất kỳ kết luận nào về nguyên nhân cái chết thủ của thủ lĩnh Wagner, nhưng một số khả năng đang được đánh giá, bao gồm cả thiết bị nổ trên máy bay gây ra vụ tai nạn.

Giới tình báo tin rằng, vụ bắn hạ máy bay là có chủ ý và mục tiêu là giết ông Prigozhin.

Trùm Wagner chết, dân Trung Quốc bỗng nhớ tới vụ rơi máy bay của nguyên soái Lâm Bưu


Vụ tai nạn máy bay của thủ lĩnh tổ chức lính đánh thuê Wagner, ông Yevgeny Prigozhin, là thân tín của Tổng thống Nga Putin, đã khiến cả thế giới chấn động.

Cư dân mạng Trung Quốc so sánh vụ tai nạn máy bay của ông trùm Wagner với vụ tai nạn máy bay rơi ở Mông Cổ năm 1971 của cựu lãnh đạo số 2 Trung Quốc Lâm Bưu (Lin Biao).

Nhà chức trách Nga cho biết, một chiếc máy bay tư nhân bị rơi ở phía bắc Matxcova vào tối ngày 23/8 và không một ai sống sót. Ông trùm Wagner Prigozhin nằm trong số các nạn nhân đó.

Tin tức liên quan đã gây ra các cuộc thảo luận sôi nổi trên Internet giữa các dân mạng Trung Quốc. Nhiều người gọi đây là vụ Lâm Bưu phiên bản Nga.

Dư luận ồn ào đã sớm thu hút sự chú ý của chính quyền Trung Quốc. Ngay lập tức, họ đã có những động thái nhằm hạn chế và phong tỏa thông tin.

Theo truyền thông Nga, trước khi xảy ra vụ tai nạn, ông Prigozhin đã ở Matxcova để họp với các quan chức Bộ Quốc phòng Nga.

Phản ứng về vụ tai nạn, Đài BBC của Anh chỉ ra rằng ở Nga, hầu hết người dân không ngạc nhiên trước sự cố, và nhiều người đã đến tòa nhà trụ sở Wagner để đặt hoa tưởng niệm.

Ông Prigozhin, 62 tuổi, đã dẫn đầu một cuộc nổi dậy chống lại các nhân vật cấp cao nhất trong quân đội Nga vào ngày 23 và 24 tháng 6 năm nay. Khi đó, Tổng thống Putin gọi cuộc binh biến là “sự phản quốc” và là “cú đâm sau lưng”. Ông nói cuộc binh biến này có thể đẩy nước Nga vào nội chiến và thề sẽ trả thù.

Nhiều nhà phân tích đã cảnh báo ông trùm Wagner phải cẩn thận trong suốt quãng đời còn lại.

Vụ tai nạn máy bay của ông Prigozhin đã gây ra các cuộc thảo luận sôi nổi trên Internet Trung Quốc. Nhiều chủ đề liên quan đã xuất hiện trên danh sách tìm kiếm nóng của Baidu và Weibo. Trong số đó, chủ đề “Xác nhận Prigozhin thiệt mạng trong vụ tai nạn máy bay” đã có 530 triệu lượt xem tính đến chiều ngày 24/8.

Nhiều cư dân mạng suy đoán rằng ông Putin phải chịu trách nhiệm về vụ tai nạn của ông Prigozhin.

Có cư dân mạng đặt câu hỏi rằng: “Điều kỳ lạ trong vụ việc này là ông Prigozhin có hai chiếc máy bay đặc biệt cùng kiểu dáng. Ông thường xuyên thay đổi hành trình tạm thời để tránh bị ám sát, nhưng lần này ông lại không làm vậy. Rốt cuộc ông đã nhận được lệnh gì mà lại thực hiện chuyến bay tử thần này?”.

Có không ít cư dân mạng đồn đoán ông Prigozhin đã bị ông Putin trừ khử khi bình luận:
-“Cái chết điển hình, còn là tiêu diệt theo nhóm!”
– “Tên đầu sỏ thổ phỉ đã bị chủ nhân thủ tiêu”
– “Khi Prigozhin đồng ý đàm phán hòa bình thì đã nghĩ tới kết cục rồi. Làm sao một người chuyên chế như Putin có thể bỏ qua cho ông ta, người đã biến bản thân Putin thành trò đùa quốc tế”

Cũng có người hỏi rằng: “Làm sao họ có thể yên tâm mà ngồi lên máy bay?”; “Có phải là bị bắt cóc chăng?”.

Điều đáng nói, cái chết của ông trùm Wagner khiến nhiều người nhớ đến cựu lãnh đạo số 2 Trung Quốc Lâm Bưu gặp nạn ở Mông Cổ năm 1971.

Nhà quan sát Trung Quốc Patrick Chovanec đã viết trên mạng xã hội Twitter rằng: “Mang bóng dáng của vụ Lâm Bưu”.

Cựu phóng viên Trung Quốc An Thế viết trên Twitter: “Những kẻ âm mưu trên toàn thế giới đều học hỏi một chút lịch sử của ĐCSTQ. Nếu ‘đầu bếp’ từng tìm hiểu phần lịch sử về Lâm Bưu thì có lẽ đã ở Châu Phi luôn và không trở về nước để tham gia vào vụ lộn xộn ở Ukraina. Quá thảm, đương nhiên cũng đáng”.

Nhiều cư dân mạng cho rằng đây là vụ Lâm Bưu phiên bản Nga khi bình luận: “Đây không phải là kết cục của ông phó thống soái năm đó sao? Lịch sử tương tự đến mức kinh ngạc”; “Không cùng cấp bậc nhưng cũng khiến người ta liên tưởng tới vụ đó”.

Tuy nhiên, khi các chủ đề liên quan tiếp tục lan rộng, việc tìm kiếm “Prigozhin phiên bản Lâm Bưu của Trung Quốc” trên Weibo đã không hiển thị kết quả nào, nhưng nếu tìm kiếm cụm từ “Phó thủ tướng Lâm”, có thể tìm thấy các bình luận từ cư dân mạng về sự kiện này.

Ông Lâm Bưu là một trong những nguyên soái khai quốc của ĐCSTQ. Ông từng là “chiến hữu thân cận” của nhà lãnh đạo Mao Trạch Đông và là lãnh đạo số 2 trong đảng.

Ngày 13/9/1971, khi ông và gia đình bỏ trốn khỏi Trung Quốc bằng máy bay, máy bay đã bị rơi ở Undur Khan, Mông Cổ. Nguyên nhân vụ tai nạn tới nay vẫn là một bí ẩn.Ông Lâm Bưu là người kế nhiệm cựu lãnh đạo đảng Mao Trạch Đông, điều này được ghi rõ trong điều lệ đảng. Tuy nhiên, sau khi Lâm tử nạn, ĐCSTQ đã mô tả ông là “kẻ đi theo địch và phản quốc, tự chuốc lấy diệt vong”.

Dân biểu Mỹ : Khó khăn kinh tế trong nước sẽ thúc đẩy ông Tập sớm tấn công Đài Loan


Ông Mike Gallagher (Cộng hòa - Wisconsin) - Chủ tịch Ủy ban về Trung Quốc của Hạ viện Hoa Kỳ - cảnh báo rằng cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay tại Trung Quốc có thể sẽ đẩy nhanh tiến độ Bắc Kinh xâm lược Đài Loan.

Lĩnh vực bất động sản, vốn có tác dụng thúc đẩy nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, hiện đang chìm sâu trong khủng hoảng; một số công ty lớn nhất phải vật lộn để trả các khoản nợ. Hơn hết là, hàng triệu thanh niên Trung Quốc đang thất nghiệp và cảm thấy cuộc sống bế tắc.
Ông Gallagher nói với The Epoch Times rằng, với tình hình như vậy, nhiều khả năng Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) và nhà lãnh đạo Tập Cận Bình sẽ trở nên “đặc biệt hung hãn hơn trong thời gian tới”.

“Có lẽ ông ấy sẽ đẩy nhanh mốc thời gian chiếm Đài Loan bằng vũ lực, một phần là để đánh lạc hướng người dân trong nước khỏi các vấn đề kinh tế nội tại, và một phần là vì họ sẽ không bao giờ có cơ hội tốt hơn trong 5 năm tới”, ông Gallagher nói. “Đó là lý do tại sao tôi nghĩ chúng ta [Mỹ] đã bước vào một thời điểm vô cùng nguy hiểm liên quan đến cuộc đối đầu có tính sát thương với Trung Quốc về vấn đề Đài Loan”.

ĐCSTQ chưa bao giờ phủ nhận mong muốn chiếm được Đài Loan, bằng vũ lực hay bằng cách khác. Căng thẳng giữa hai bên ngày càng leo thang trong vài năm qua. Các máy bay chiến đấu của Trung Quốc hiện bay lượn gần eo biển Đài Loan gần như hàng ngày. Ngày 19/8, Bắc Kinh đã điều động hàng chục máy bay chiến đấu đến gần Đài Loan sau khi phó tổng thống Đài Loan quá cảnh tại Hoa Kỳ.

Ông Gallagher tin rằng việc Đài Loan rơi vào tay Bắc Kinh sẽ tạo ra sự tàn phá khủng khiếp cho kinh tế toàn cầu. Ông cũng lưu ý rằng hòn đảo này là một “siêu cường bán dẫn”, cung cấp nhiều sản phẩm được sử dụng trong các công nghệ quân sự nhạy cảm của Mỹ.

“Nếu ĐCSTQ chiếm Đài Loan, họ có thể bắt phần còn lại của thế giới làm con tin về mặt kinh tế”, ông nói.

Vị trí địa lý của Đài Loan cũng đặt ra nhiều vấn đề. Hòn đảo này đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo rằng ĐCSTQ không thể thực thi các quy tắc xã hội chủ nghĩa mang đặc sắc Trung Quốc thay cho các quy tắc quốc tế hiện hành về tự do hàng hải mà toàn bộ khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương đang được hưởng - những quy tắc quốc tế mà đang được thực thi bởi liên minh an ninh do Hoa Kỳ lãnh đạo dựa trên các giá trị dân chủ tự do lâu đời.

Ông Gallagher nói rằng nếu chính quyền Trung Quốc chiếm được Đài Loan, “họ sẽ có thể thực hiện cưỡng chế kinh tế ở quy mô lớn hơn nhiều so với những gì họ đang làm hiện nay”. Theo ông, khi Hoa Kỳ không thể kịp thời hỗ trợ, các cường quốc trong khu vực như Nhật Bản và Philippines - những nước mà chỉ cách Đài Loan 70 và 120 dặm - cũng sẽ dễ bị tổn thương hơn trước các mối đe dọa từ Bắc Kinh.

Ông Gallagher tin rằng Hoa Kỳ đang thiếu chuẩn bị để có thể đương đầu với bất kỳ cuộc xung đột tiềm ẩn nào.

Với sự hỗ trợ dành cho Ukraine, tính đến giữa tháng 8 đã lên tới hơn 43 tỷ USD, kho vũ khí của Hoa Kỳ đang ở mức “thấp nguy hiểm”, khiến việc bảo vệ Đài Loan trở nên khó khăn nếu chiến tranh nổ ra.

Dân biểu Gallagher nói: “Chúng ta [Mỹ] cần phải làm việc chăm chỉ để đảm bảo rằng ông Tập Cận Bình sẽ không tỉnh dậy [vào một buổi sáng nào đó] và nghĩ rằng ông ấy thực sự có thể thực hiện thành công cuộc xâm lược Đài Loan”. “Chúng ta cần tiếp tục gây áp lực kinh tế lên Trung Quốc”.

Không có nhận xét nào: