Thanh thiếu niên bước vào thời kỳ phát dục, hình dáng cơ thể, tâm sinh lý, nội tiết đều dần dần biến đổi. Lại chịu ảnh hưởng của các nhân tố xã hội khác khiến họ bắt đầu nhạy cảm về “giới tính”. Họ bắt đầu thích tìm hiểu qua sách báo, phim ảnh những vấn đề liên quan đến giới tính trong tiểu thuyết, nhìn thấy những cặp tình nhân ôm ấp nhau trong công viên trên phim, một bức ảnh gợi tình trên trang báo, một đoạn miêu tả về sinh hoạt giới tính trong tiểu thuyết, nhìn thấy những cặp tình nhân ôm ấp nhau trong công viên… đều gợi cho họ tự nhiên có ý thức về giới tính nhưng không hiện hữu rõ ràng mà còn rất mông lung, mờ ảo.
<!>
Thời kỳ dậy thì là thời kỳ manh nha giới tính, nên có những biểu hiện đặc biệt nhạy cảm về “tính”. Sự phát dục tâm lý giới tính thời kỳ này thường phải qua ba giai đoạn, đó là: thời kỳ phân cảm giới tính mà xa lánh người khác giới; thời kỳ cảm tình với người khác giới và thời kỳ luyến ái lãng mạn.
Khi ở vào thời kỳ xa lánh người khác giới, rất nhạy cảm với sự khác biệt giới tính. Họ xa lánh nhau, có thái độ lạnh nhạt với đối phương. Thậm chí thời tuổi nhỏ chơi rất thân với nhau, nhưng đến giai đoạn này, họ không còn chơi với nhau vô tư như trước, mà đã biết ý tứ mình nam, là nữ, có sự khác biệt về giới tính thì phải giữ gìn, “nam nữ thụ thụ bất thân”.
Qua thời kỳ xa lánh, chuyện sang thời kỳ cảm tình. Lúc này giữa nam và nữ hình như có sức hút nội tại khiến họ muốn xích lại gần nhau hơn. Trong sâu thẳm tâm hồn, họ nuôi thành giấc mơ lãng mạn, mong được người đó hiểu và tôn trọng mình, chọn làm “ý trung nhân”. Trong sinh hoạt tập thể, biết tìm cách để người khác giới chú ý đến mình, không thích bị chỉ trích, phê bình trước mặt người khác giới, nhất là người mình thích. Trên cơ sở cảm tình tốt có thể phát triển thành tình yêu. Thường thì trong thời kỳ này, tự bản thân không biết người khác giới đó có tình cảm với mình không, nhưng nếu phải nói ra thì không dám và rất xấu hổ. Chính vì thế mà thấy mình đau khổ. Do sức ép của dư luận xã hội, gia đình, họ không dám đem ý nghĩ yêu đương để thổ lộ. Dù cho như vậy cũng không thể ngăn nổi tình cảm dành cho người khác giới và mong được tìm hiểu về người đó. Đặc trưng của giai đoạn này là tình yêu tập trung vào người khác mà mình thích, còn sự quan tâm dành cho người khác giảm đi rõ rệt. Chỉ thích có cơ hội được tiếp xúc riêng với người mình thích, không thích tụ tạp đám đông, tình bạn vì thế có phần thu hẹp lại.
Tình yêu ở lứa tuổi này rất nồng cháy nhưng nông nổi, bồng bột. Lúc nào cũng muốn gặp người mình thương nhớ và sao nhãng cả việc học hành. Có lúc rõ ràng rất thích, rất muốn gặp người đó, nhưng do lòng tự trọng và hoàn cảnh khách quan mà đã vô tình hay cố ý tỏ ra không mặn mà hoặc làm ra vẻ né tránh. Vì thế mà sinh ra nỗi khổ tâm về tình yêu.
Càng kìm nén, tình cảm càng mãnh liệt. Đó là tâm lý mâu thuẫn, trái ngược. Một biểu hiện tâm lý đặc trưng ở lứa tuổi mới lớn. Khi sự kìm nén ấy xung đột với quy luật sinh vật học, do thiếu sự hướng dẫn chính xác và năng lực tự điều tiết, nó khiến con người ta rơi vào cảnh buồn phiền, lo lắng. Kết quả là hình thành một trạng thái đối kháng giữa dục vọng sinh học với quy phạm xã hội nên sinh ra nhạy cảm giới tính.
Vấn đề nhạy cảm giới tính tuy là một biểu hiện tâm lý tự nhiên khi đến tuổi dậy thì. Nhưng nếu nó chỉ dừng lại ở mức độ cảm tính và sau đó lại trở về trạng thái cân bằng về tâm lý thì cha mẹ không đáng lo ngại. Nhưng nếu quá đà, ảnh hưởng đến việc học tập thì lại trở thành vấn đề đòi hỏi cha mẹ có biện pháp ngăn chặn kịp thời.
Vậy thì cha mẹ phải làm thế nào để dự phòng được nhảy cảm giới tính đi quá xa khi con mình đến tuổi dậy thì. Có lẽ, biện pháp hữu hiệu nhất là giáo dục giới tính trực tiếp cho con ngay từ khi chưa bước vào giai đoạn này. Những kiến thức cơ bản về giới tính như di tinh, mộng tinh ở con trai; kinh nguyệt ở con gái; vấn đề kết hôn, sinh con… cần được giáo dục một cách nghiêm túc cho con ngay từ khi con mới lên 10 tuổi. Như vậy, khi con bước vào giai đoạn biến đổi tâm sinh lý ở tuổi dậy thì sẽ không phải đối mặt một cách mơ hồ với những vấn đề thuộc về giới tính. Cho nên, muốn xử lý tốt vấn đề nhạy cảm giới tính ở lứa tuổi dậy thì, các bậc phụ huynh cần phải tiến hành giáo dục con cái từ 3 phía: thứ nhất là kiến thức cơ bản về sinh lý giới tính; thứ hai đặc trưng tâm lý của con thời dậy thì; thứ ba là giáo dục ý thức xã hội và đạo đức về giới tính.
Khi có vấn đề về nhạy cảm giới tính, nhưng do tâm lý khép kín các em rất ít thổ lộ với cha mẹ, người lớn, chúng cứ để mặc nó tự nhiên phát tiết và tăng trưởng trong sự ức chế, hoặc chúng chỉ có thể tâm sự với cuốn nhật ký, hoặc hạn hữu lắm chúng mới thổ lộ với bạn bè thân. Chính vì vậy cần phải luôn để mắt, quan tâm đến con mình để xử lý kịp thời những vấn đề quá đà của con liên quan đến giới tính.
*
VŨ THỊ HƯƠNG MAI
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét