Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Bảy, 4 tháng 2, 2023

Kính Chuyển Tin Nóng Về Khinh Khí Cầu Dọ Thám Hoa Kỳ Của Trung Quốc và Tin Nóng Theo Dòng Thời Sự - Lê Văn Hải


Cực Nóng: Tình Hình Hoa & Mỹ Căng Thẳng, Khi Mỹ Phát Giác Khinh Khí Cầu Trung Quốc Gần Các Cơ Sở Quân Sự! *Hoa Thịnh Ðốn quả quyết đây là một hoạt động dọ thám do Bắc Kinh cố ý tiến hành! Hoa Kỳ đã nêu bật mức độ nghiêm trọng, của sự việc xâm phạm này với phía Trung Quốc.  Trung Quốc phải chăng đã tung khinh khí cầu để dọ thám Mỹ và Gia Nã Ðại? Ngũ Giác Đài ngày 2/2/2023 tiết lộ đã phát giác một quả khinh khí cầu của Trung Quốc, gần các cơ sở nhạy cảm của quân đội Mỹ. Tổng thống Joe Biden đã tham khảo quân đội về khả năng bắn hạ “vật thể” lạ, nhưng đã dừng lại, do nguy cơ các mảnh vỡ có thể rơi xuống những khu dân cư. Gia Nã Ðại cũng cho mở điều tra về “khả năng xảy ra một sự việc tương tự!”.
<!>
Bắc Kinh kêu gọi các bên “kềm chế!” và khẳng định như không biết, đang “nghiên cứu” các thông tin trên, đồng thời khẳng định Trung Quốc luôn “tôn trọng luật pháp quốc tế”, “không xâm phạm lãnh thổ và không phận của một quốc gia có chủ quyền”.

Hãng tin Mỹ AP trích lời một viên chức cao cấp của Bộ Quốc phòng cho biết khinh khí cầu đã được phát giác tại tiểu bang Montana “từ một vài ngày qua”, gần căn cứ Không quân Malmstrom. Đây là nơi bí mật, đặt ba dàn phóng phi đạn xuyên lục địa của Hoa Kỳ!
Một viên chức trong quân đội Mỹ, Patrick Ryder, đặc trách về báo chí, nhấn mạnh hiện tại quả khinh khí cầu nói trên “không phải là một mối đe dọa về mặt quân sự hay đối với các cư dân Mỹ trong khu vực”.

Chính quyền Biden cho biết làm mọi cách để bảo đảm công cụ dọ thám nói trên, không thu thập được những thông tin cực kỳ nhạy cảm. Các hoạt động tại phi trường quốc tế tiểu bang Montana Billings Logan đã bị gián đoạn trong hai tiếng đồng hồ, từ 1 giờ 30 đến 3 giờ 30 ngày Thứ Tư 1/2/2023. Theo hãng thông tấn AP, đó là khoảng thời gian trong khi chờ đợi Tòa Bạch Ốc tính đến giải pháp “quân sự” bắn hạ!Nhưng kịch bản đó rốt cuộc đã không xảy ra như giải thích của thông tín viên Carrie Nooten của Đài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) từ New York:

Một quả khinh khí cầu trắng, từ nhiều ngày qua bay trên bầu trời Mỹ, ở độ cao hơn các tuyến không lưu của những chuyến bay thương mại. Bộ Tư lệnh Phòng thủ Không gian Bắc Mỹ của Hoa Kỳ đã theo dõi hoạt động của vật thể bay này. Quả khinh khí cầu được phát giác trên bầu trời tiểu bang Montana, gần các căn cứ quân sự và cơ sở chiến lược được sử dụng để phóng phi đạn. Mỹ cũng đã huy động cả chiến đấu cơ để theo dõi khinh khí cầu này. Hoa Thịnh Ðốn quả quyết đây là một hoạt động dọ thám do Bắc Kinh tiến hành, và đây cũng không phải là lần đầu tiên một một vật thể bay của Trung Quốc lai vãng trên bầu trời Mỹ.

Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden đã tham khảo ý kiến Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin về khả năng bắn hạ quả khinh khí cầu nói trên. Nhưng có nguy cơ là các mảnh vỡ rơi xuống những khu dân cư. Cân nhắc hậu quả đó với những thông tin mà Hoa Thịnh Ðốn cho là không quan trọng lắm, mà quả khinh khí cầu này có thể đã thu thập được, rốt cuộc chính quyền đã dừng tay. Tuy nhiên Hoa Kỳ đã nêu bật mức độ nghiêm trọng của sự việc với phía Trung Quốc. Sự việc này chắc chắn sẽ là một chủ đề mà Ngoại trưởng Mỹ, Antony Blinken sẽ đề cập đến trong chuyến công du tại Bắc Kinh vào ngày Chủ Nhật và thứ Hai tới.


Vụ Khí Cầu Dọ Thám, Gây Căng Thẳng: Bắc Kinh ‘Lấy Làm Tiếc’; Vì Chuyện Này Mà Ngoại Trưởng Mỹ Hoãn Ngay Việc Thăm Trung Quốc!


(Ảnh: Chụp khinh khí cầu của Trung Quốc bay trên bầu trời bang Montana, Mỹ, 1/2/2023.)
-Hôm thứ Sáu 3/2, Trung Quốc bày tỏ rằng họ “lấy làm tiếc” về khí cầu mà họ gọi là "dân sự" đã đi lạc vào lãnh thổ Hoa Kỳ, một sự cố đã gây ra một làn sóng bất bình gay gắt trong chính giới Hoa Kỳ.

Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken, sẽ hoãn ngay chuyến thăm Trung Quốc sau khi khinh khí cầu do thám bị phát giác, bay bên trên Hoa Kỳ đại lục, một số hãng tin cho hay trong cùng ngày 3/2.

Ông Blinken không muốn vụ khinh khí cầu trở thành chủ đề, bao trùm trong các cuộc gặp của ông với các quan chức Trung Quốc, ABC News đưa tin, dẫn lời một quan chức Mỹ giấu tên. Bloomberg News cũng loan tin là chuyến đi sẽ bị hoãn lại.

Trong một tuyên bố hôm 3/2, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết khinh khí cầu này được dùng cho mục đích khí tượng dân sự! (Điều này hơi khó hiểu, dưới chế độc độc tài, tư nhân không có quyền làm chuyện này!) và các mục đích khoa học khác và họ lấy làm tiếc rằng. khinh khí cầu đã “đi lạc” vào không phận Hoa Kỳ.

Bộ nói rằng họ sẽ tiếp tục liên lạc với Hoa Kỳ để "xử lý thích hợp" tình huống bất ngờ. Một người phát ngôn của chính phủ Trung Quốc trước đó khẳng định "Trung Quốc không có ý định vi phạm lãnh thổ và không phận của bất kỳ quốc gia có chủ quyền nào".

Các quan chức Mỹ cho hay họ đã nêu vấn đề này với các đối tác Trung Quốc, thông qua các kênh ngoại giao. “Chúng tôi đã trao đổi với họ về việc chúng tôi xử lý vấn đề này với mức độ nghiêm trọng như thế nào!”, một quan chức Mỹ cho biết.

Quyết Định Sau Cùng: Mỹ Bắn Hạ ‘Khinh Khí Cầu Dọ Thám’ Của Trung Quốc!

– Quân đội Mỹ bắn hạ khinh khí cầu của Trung Quốc, bị nghi đang do thám quân đội Mỹ, khi nó bay qua Đại Tây Dương hôm Thứ Bảy, 4 Tháng Hai, một giới chức Mỹ cho hay, theo CNN.

Trước đó cùng ngày, khi phóng viên hỏi Mỹ có dự tính bắn hạ khinh khí cầu đó hay không, Tổng Thống Joe Biden đáp: “Chúng tôi sẽ lo vụ này.” Đây là lần đầu tiên ông Biden đề cập tới vụ này kể từ khi nó xuất hiện hôm Thứ Tư.


(Hình: Khinh khí cầu Trung Quốc được phát giác trên bầu trời York County, South Carolina, sáng Thứ Bảy, 4 Tháng Hai.)
Khinh khí cầu đó lớn bằng khoảng ba chiếc xe buýt, đang bay trên cao 60,000 foot, được phát giác lần đầu tiên hôm Thứ Tư trên bầu trời tiểu bang Montana, nơi có nhiều hầm chứa hỏa tiễn nguyên tử của Mỹ.

Hôm Thứ Bảy, khinh khí cầu đó được nhìn thấy trên bầu trời hai tiểu bang North Carolina và South Carolina và dự trù sắp ra khỏi miền Đông nước Mỹ, dựa trên dự báo thời tiết Cơ Quan Khí Quyển và Đại Dương Quốc Gia (NOAA).

Cơ Quan Hàng Không Liên Bang (FAA) đóng không phận nhiều nơi ở North Carolina và South Carolina, đồng thời ra lệnh ba phi trường ở Charleston (South Carolina), Myrtle Beach (South Carolina) và Wilmington (North Carolina) tạm ngưng hoạt động vì “nỗ lực an ninh quốc gia.”

Tại South Carolina, Sở Cảnh Sát York County (YCSO) xác nhận khinh khí cầu Trung Quốc bay qua đó và cảnh cáo cư dân đừng bắn hạ.

“Không phải mặt trăng. Đúng, có báo cáo khinh khí cầu Trung Quốc đang bay qua khu vực của chúng ta,” YCSO viết trên Twitter. “Nó đang bay cao hơn 60,000 foot. Đừng cố bắn hạ!! Súng của quý vị không bắn tới đây. Hãy có trách nhiệm. Cái gì bay lên sẽ rớt xuống, kể cả mấy viên đạn của quý vị.”

Giới chức Mỹ cho biết khinh khí cầu đó chắc chắn được dùng để do thám, nhưng Trung Quốc tuyên bố đó là khinh khí cầu nghiên cứu thời tiết bị gió thổi bay lạc hướng.

Hôm Thứ Bảy, Bộ Ngoại Giao Trung Quốc ra thông báo kêu gọi Mỹ bình tĩnh. Họ khẳng định Trung Quốc “không bao giờ vi phạm lãnh thổ và không phận bất kỳ quốc gia nào có chủ quyền.”

Bộ Ngoại Giao Trung Quốc cho biết ông Vương Nghị, nhà ngoại giao hàng đầu nước này, đã nói chuyện qua điện thoại với ông Antony Blinken, ngoại trưởng Mỹ.

Bộ Ngoại Giao Trung Quốc nhấn mạnh cần phải duy trì liên lạc ở tất cả các cấp, “nhất là khi giải quyết một số tình huống bất ngờ sao cho bình tĩnh và đáng tin cậy.”

Trước đó, Ngoại Trưởng Blinken hủy chuyến thăm Trung Quốc quan trọng đã lên kế hoạch cuối tuần này. Ông Blinken gọi vụ khinh khí cầu Trung Quốc bay trên bầu trời Mỹ là “hành động gây chiến, vô trách nhiệm!”

Tối Thứ Sáu, Bộ Quốc Phòng Mỹ loan báo họ phát giác thêm một khinh khí cầu do thám khác của Trung Quốc, ở Châu Mỹ La Tinh.

Chưa rõ khinh khí cầu thứ nhì này đang bay trên bầu trời nước nào, nhưng một giới chức Mỹ cho CNN biết dường như nó không bay tới Mỹ.


Kiếm Đủ Mọi Cách Dọ Thám: Không Quân Mỹ Phản Đối Dự Án Nhà Máy Ngô Của Trung Cộng Ở North Dakota!

-Thống đốc Cộng hòa tiểu bang North Dakota Doug Burgum hoan nghênh quyết định của thành phố Grand Forks, trong việc cố gắng ngăn cản Fufeng xây dựng nhà máy ngô.
Lực lượng Không quân Hoa Kỳ nói với giới hữu trách bang North Dakota rằng, họ tin kế hoạch xây dựng một nhà máy xay xát ngô của một công ty Trung Quốc, gần căn cứ Grand Forks đề ra một “mối đe dọa đáng kể đối với an ninh quốc gia!”, khiến các quan chức thành phố tuyên bố sẽ hành động để ngăn chặn một dự án từng được quảng cáo là một lợi ích kinh tế.

Cơ sở trị giá 700 triệu đô la theo kế hoạch của Tập đoàn Fufeng, sẽ cách Căn cứ Không quân Grand Forks 1 dặm, một địa điểm gây ra một số lo ngại tại địa phương về khả năng hoạt động gián điệp! Thống đốc Doug Burgum và hai thượng nghị sĩ Cộng hòa John Hoeven và Kevin Cramer vào tháng 7 đã thúc ép chính phủ liên bang đẩy nhanh việc đánh giá rủi ro an ninh.

Mối quan hệ kinh doanh giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc trở nên căng thẳng, trong bối cảnh căng thẳng gia tăng giữa hai nước về các vấn đề an ninh và thương mại, vốn thường chồng chéo lên nhau. Trung Quốc hôm 30/1 chỉ trích các biện pháp kiểm soát xuất khẩu công nghệ của Hoa Kỳ là vi phạm thương mại. Những lo ngại về gián điệp đã khiến các lực lượng vũ trang Hoa Kỳ cấm ứng dụng TikTok do Trung Quốc sở hữu trên các thiết bị quân sự và gần phân nửa các chính quyền tiểu bang trên cả nước đã cấm TikTok trên các thiết bị của nhà nước.

Căn cứ Không quân Grand Forks là một trung tâm cho cả các hoạt động trên không và vũ trụ, theo một bức thư mà ông Andrew Hunter, một phụ tá của Bộ trưởng Không quân, gửi cho hai ông Hoeven và Cramer. Hai thượng nghị sĩ này đã công bố thư hôm 31/1.

Ông Hunter viết: “Dự án được đề nghị là một đe dọa đáng kể đối với an ninh quốc gia, cả rủi ro ngắn hạn và dài hạn ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động của chúng tôi trong khu vực.” Bức thư không đưa ra bất kỳ bằng chứng nào cho thấy Fufeng là một mối đe dọa, cũng như không nêu chi tiết loại rủi ro mà hoạt động kinh doanh của công ty có thể gây ra.

Tuy nhiên, bức thư cũng đủ để khiến chính quyền địa phương hành động.

“Chúng tôi tin rằng thành phố nên ngừng dự án Fufeng và thay vào đó chúng ta nên hợp tác để tìm một công ty Mỹ để phát triển dự án nông nghiệp,” Hai ông Hoeven và Cramer nói trong một tuyên bố chung.

Thị trưởng Grand Forks, Brandon Bochenski, cho biết trong một tuyên bố rằng ông sẽ yêu cầu Hội đồng Thành phố từ chối cấp phép xây dựng cho dự án và từ chối kết nối khu đất rộng 150 ha trong khu kinh doanh nông nghiệp của Grand Forks với cơ sở hạ tầng công cộng. Thị trưởng, người trước đây ủng hộ dự án, nói thêm rằng phản ứng của chính phủ liên bang là “chậm và mâu thuẫn.”

Ông Adam Segal, giám đốc chương trình chính sách kỹ thuật số và không gian mạng tại Hội đồng Quan hệ Đối ngoại, nói: “Điều này rõ ràng phản ánh sự hoài nghi ngày càng tăng về quan hệ thương mại với Trung Quốc và ý thức về rủi ro an ninh đến từ đầu tư của Trung Quốc”.

Ông Segal nói, không có thêm các chi tiết rủi ro cụ thể mà Lực lượng Không quân lo ngại nên không rõ tại sao quân đội lại coi nhà máy do Fufeng đề xuất là mối đe dọa lớn hơn bất kỳ sự hiện diện nào khác của Trung Quốc trong khu vực. Khu vực này đã có nhà máy Cirrus Aircraft thuộc sở hữu của Trung Quốc.

Các quan chức Fufeng trước đây đã phủ nhận rằng nhà máy sẽ được sử dụng cho hoạt động gián điệp. Công ty đã từ chối yêu cầu bình luận vào ngày 1/2. Tòa đại sứ Trung Quốc tại Washington không trả lời ngay yêu cầu bình luận.

Hội đồng Thành phố Grand Fork đã phê duyệt lần đầu vào tháng 2 năm ngoái cho dự án, mà các quan chức cho biết vào thời điểm đó có thể là khoản đầu tư lớn nhất của khu vực tư nhân trong lịch sử của cộng đồng. Thống đốc ban đầu cũng ủng hộ việc này.

Nhưng các cuộc họp của hội đồng ngày càng trở nên sôi nổi trong mùa hè trong bối cảnh sự phản đối của công chúng ngày càng tăng và mối quan hệ Mỹ-Trung ngày càng căng thẳng.

Với lập trường “rõ ràng” của Lực lượng Không quân, Thống đốc Burgum hoan nghênh quyết định của thành phố trong việc cố gắng ngăn cản Fufeng xây dựng nhà máy.

Ông nói trong một tuyên bố rằng ông sẽ hỗ trợ những nỗ lực của thành phố trong việc tìm kiếm một đối tác khác cho hoạt động xay xát ngô.

Fufeng thuộc sở hữu tư nhân sản xuất các sản phẩm dinh dưỡng cho chăn nuôi, ngành thực phẩm và đồ uống, dược phẩm, y tế và sức khỏe, dầu khí và các ngành công nghiệp khác. Đây là nhà sản xuất kẹo cao su xanthan hàng đầu. Địa điểm Grand Forks là cơ sở sản xuất đầu tiên của hãng đặt tại Hoa Kỳ.


Tin Quốc Tế Đó Đây
Ukraine: Phi Đạn Nga Phá Hủy Khu Chung Cư, 3 Người Chết; Lãnh Đạo Eu Thăm Kyiv


(Hình: Một chung cư ở Kramatorsk bị trúng phi đạn, ngày 2/2/2023.)
- Một phi đạn của Nga phá hủy một tòa nhà chung cư ở thành phố Kramatorsk, miền Đông Ukraine, khiến ít nhất 3 người thiệt mạng, cảnh sát cho biết, theo thông tấn xã Reuters. Trong khi đó, các viên chức hàng đầu của Liên Hiệp Âu Châu (EU) đến Kyiv để tham gia các cuộc đàm phán được coi là chìa khóa để Ukraine xoay trục sang phương Tây.

Tổng thống Ukraine, ông Volodymyr Zelenskyy tuyên bố sẽ có nhiều biện pháp chống tham nhũng hơn khi chính quyền tiếp tục truy quét trước cuộc họp của EU vào 3/2/2023, phản ánh quyết tâm của ông trong việc chứng tỏ rằng Kyiv có thể là người quản lý đáng tin cậy hàng tỉ Mỹ kim viện trợ.
“Chúng tôi ở đây cùng nhau để chứng tỏ rằng EU luôn sát cánh với Ukraine. Và để tăng cường hơn nữa sự hỗ trợ và hợp tác của chúng tôi”, bà Ursula von der Leyen, người đứng đầu Ủy ban Âu Châu, viết trên Twitter khi bà đến Kyiv bằng tàu hỏa hôm 2/2.

Ukraine coi cuộc họp này là quan trọng đối với hy vọng gia nhập EU, một quá trình có thể mất nhiều năm.

Trong bài phát biểu qua video vào buổi tối 1/2, ông Zelenskyy đưa ra một đánh giá ảm đạm khác về tình hình chiến trường khi các lực lượng Nga tiếp tục giành được nhiều thắng lợi ở miền Đông Ukraine khi sắp tròn một năm cuộc xâm lược của Mạc Tư Khoa nổ ra vào ngày 24/2.
Tại Kramatorsk, một phi đạn chiến thuật Iskander-K của Nga đã tấn công lúc 9h45 tối, giờ địa phương hôm 1/2, làm ít nhất 3 người thiệt mạng và 20 người khác bị thương, cảnh sát cho biết.
“Ít nhất 8 tòa nhà chung cư bị hư hại. Một trong số đó đã bị phá hủy hoàn toàn”, cảnh sát cho biết trong một bài đăng trên Facebook.

Nga, quyết tâm đạt được tiến bộ trước khi Ukraine nhận được xe tăng chiến đấu và xe bọc thép mới được phương Tây hứa hẹn, đã lấy đà trên chiến trường và tuyên bố tiến quân ở phía Bắc và phía Nam Bakhmut, nơi đã hứng chịu các cuộc oanh tạc dai dẳng của Nga trong nhiều tháng qua.


Vũ Khí Mới Viện Trợ Cho Ukraine Sẽ Buộc Nga Phải Thay Đổi Chiến Thuật!


(Hình: Bom lượn GLSDB.)
- Ngày 2/2/2023, thông tấn xã Reuters đưa tin cho hay Hoa Kỳ vừa đáp lại lời đề nghị giúp đỡ của Tổng thống Volodymyr Zelenskyy về các phi đạn có thể tấn công sâu vào hậu tuyến trong cuộc xung đột kéo dài gần 1 năm với Nga.

Giờ đây, các lực lượng của Nga sẽ cần phải thích nghi hoặc phải đối mặt với những tổn thất thảm khốc có thể xảy ra.

Loại vũ khí mới này là bom lượn đường kính nhỏ phóng từ mặt đất (GLSDB), sẽ cho phép quân đội Ukraine tấn công các mục tiêu ở khoảng cách gấp đôi so với khả năng tiếp cận của các phi đạn hiện được bắn từ Hệ thống pháo phản lực cơ động cao (HIMARS) do Mỹ cung cấp.

Điều này sẽ buộc Nga phải di chuyển binh sĩ của mình ra xa hơn khỏi tiền tuyến, khiến binh lính của họ dễ bị tổn thương hơn và làm phức tạp thêm các kế hoạch cho bất kỳ cuộc tấn công mới nào.

Ông Andriy Zagorodnyuk, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine, cho biết: “Điều này có thể làm chậm đáng kể [một cuộc tấn công của Nga]”. Ông nói thêm: “Giống như HIMARS gây ảnh hưởng đáng kể đến tiến trình của các sự kiện, những phi đạn mới này có thể ảnh hưởng đến tiến trình của các sự kiện nhiều hơn nữa”.

GLSDB là loại bom lượn điều hướng bằng định vị GPS có thể cơ động để tấn công các mục tiêu khó tiếp cận như trung tâm chỉ huy. Vũ khí này do công ty SAAB AB và công ty Boeing sản xuất, theo đó kết hợp bom đường kính nhỏ GBU-39 (SDB) với động cơ phi đạn M26, cả hai đều phổ biến trong kho vũ khí của Hoa Kỳ.

Bom GLSDB có thể được giao cho Ukraine sớm nhất là vào mùa Xuân năm 2023, theo một tài liệu mà thông tấn xã Reuters xem được.

Khi Hoa Kỳ chuyển bệ phóng HIMARS lần đầu tiên vào tháng 6, họ đã cung cấp phi đạn có tầm bắn 77 cây số. Đây là một cú hích lớn đối với quân đội Ukraine, cho phép nước này phá hủy các kho đạn dược và cơ sở lưu trữ vũ khí của Nga.


Hoa Kỳ Đồng Ý Cấp Bom Tầm Xa Cho Ukraine
- Đài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) trích thuật tin của hãng thông tấn AP cho hay theo thông báo chính thức được công bố trong ngày hôm 3/2/2023, sau nhiều tháng do dự, Hoa Kỳ đã đồng ý cấp bom tầm xa (longer-range bombs) cho Ukraine nhằm giúp nước này chiếm lại những vùng lãnh thổ đã bị Nga chiếm đóng trong những tấn công đầu tiên năm 2022.

Hãng thông tấn AP dẫn lời các viên chức Hoa Kỳ xin ẩn danh, hôm 2/2, cho biết một phần trong gói viện trợ quân sự 2,17 tỉ Mỹ kim mà Hoa Kỳ cung cấp cho Ukraine, sẽ là bom tầm xa: Đó là loại bom có đường kính nhỏ được phóng đi từ mặt đất và có thể ba xa khoảng 150 cây số, còn được biết đến dưới tên gọi là GLSDB.

Gói hỗ trợ này còn bao gồm các thiết bị để kết nối tất cả các hệ thống phòng không khác nhau do phương Tây cung cấp và có thể tích hợp với hệ thống phòng không của chính Ukraine, giúp nước này phòng thủ tốt hơn trước các đợt tấn công bằng phi đạn của Nga.

Bom tầm xa là hệ thống vũ khí tiên tiến nhất, sau xe tăng Abrams và hệ thống phòng thủ phi đạn Patriot, mà Hoa Kỳ cuối cùng đã chấp nhận cung cấp cho Ukraine, sau nhiều lần từ chối vì e ngại Kyiv sử dụng để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga, dẫn đến leo thang xung đột.

Trước mối lo này từ Hoa Kỳ, Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine, Oleksii Reznikov, hôm qua lên tiếng bảo đảm là sẽ không sử dụng các loại vũ khí do phương Tây cung cấp để tấn công vào lãnh thổ Nga, đồng thời nói thêm rằng Kyiv vẫn cần đến các loại phi đạn có tầm bắn đến 300 cây số để đánh đuổi quân Nga xâm lược.
Cho đến nay, phi đạn tầm xa nhất do Mỹ cung cấp chỉ có tầm bắn 80 cây số. Tuy nhiên, Hoa Kỳ cũng không nêu rõ sẽ mất bao lâu để đưa loại bom này đến chiến trường Ukraine.

Về phần mình, Hội Đồng Âu Châu, hôm 2/2, cũng loan báo gói tài trợ quân sự thứ 7 cho Ukraine trị giá khoảng 500 triệu euro, cũng như 45 triệu euro để hỗ trợ các chương trình đào tạo binh sĩ Ukraine.

Ðiện Cẩm Linh Hoan Nghênh Đề Nghị Treo Thưởng Tiêu Diệt Xe Tăng Phương Tây


(Hình: Xe tăng Leopard của Đức.)

- Ngày 1/2/2023, Ðiện Cẩm Linh hoan nghênh đề nghị “trả tiền thưởng” của một công ty Nga cho những binh sĩ phá hủy xe tăng do phương Tây sản xuất trên chiến trường ở Ukraine, nói rằng điều đó sẽ thúc đẩy lực lượng Nga giành chiến thắng.

Công ty Fores của Nga tuần này đã treo thưởng 5 triệu Rúp (72.000 Mỹ kim) tiền mặt cho những người lính đầu tiên tiêu diệt hoặc bắt giữ xe tăng Abrams do Mỹ sản xuất hoặc xe tăng Leopard 2 của Đức ở Ukraine.
Ngày 1/2, phát ngôn viên Ðiện Cẩm Linh Dmitry Peskov cho biết quân đội Nga sẽ “bắn cháy” bất kỳ xe tăng phương Tây nào được chuyển đến Ukraine, đồng thời nói thêm rằng các khoản tiền thưởng là sự khích lệ thêm đối với binh lính Nga.
“Điều này chứng tỏ sự đoàn kết và mong muốn của mọi người đóng góp tốt nhất có thể, bằng cách này hay cách khác, trực tiếp hoặc gián tiếp, để đạt được các mục tiêu của chiến dịch quân sự đặc biệt”, ông Peskov nói với các phóng viên.

“Còn những chiếc xe tăng này, chúng tôi đã nói là sẽ cháy. Với những sáng kiến như vậy, tôi nghĩ sẽ còn có nhiều người nhiệt tình hơn nữa”.

Xe tăng do phương Tây sản xuất – tiên tiến hơn nhiều so với bất kỳ loại xe tăng nào được Ukraine hay Nga sử dụng trong cuộc xung đột cho đến nay – phải mất vài tháng nữa mới có thể có mặt tại tiền tuyến ở miền Đông và miền Nam Ukraine.


Tổng Thống Nga Dọa Trả Đũa Phương Tây Vì Cấp Vũ Khí Cho Ukraine
- Đài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) trích thuật tin của thông tấn xã AFP cho hay ngày 2/2/2023, tại lễ kỷ niệm 80 năm trận Stalingrad chiến thắng quân phát-xít Đức được tổ chức tại Volgorad (tên cũ là Stalingrad, Tây-Nam nước Nga), Tổng thống Vladimir Putin đe dọa “trả đũa” những nước phương Tây cung cấp vũ khí cho Ukraine.

Theo thông tấn xã AFP, phát biểu tại lễ kỷ niệm, Tổng thống Nga tạo dựng điểm tương đồng giữa cuộc tấn công của Nga chống nước láng giềng Ukraine và Đệ nhị Thế chiến. Ông tố cáo giới chức Ukraine là những thành phần “tân phát-xít”, chỉ huy cuộc “diệt chủng” cộng đồng nói tiếng Nga, đồng thời tuyên bố không từ một giới hạn nào để đáp trả những nước hỗ trợ quân sự cho Ukraine. Có mặt tại Volgograd, thông tín viên đài RFI, Anissa El Jabri tường trình:

“Phát quốc ca Nga trên loa phóng thanh, bắn đại bác và trình diễn xe tăng được huy động cho chiến dịch đặc biệt như Ðiện Cẩm Linh vẫn thường nói, thông điệp mang tính biểu tượng to lớn được đưa ra vào thời điểm này, nhất là trận chiến Stalingrad đóng một vai trò quan trọng trong ký ức Nga: Đó là lịch sử đang tái diễn.

Ở nước Nga này, luôn xem như là một sự kế thừa của Liên Xô, đối mặt với nước Đức của Hitler, vì vậy, chính việc giao xe tăng của Đức là điều ông Vladimir Putin phản đối: “Thật không thể tin được là họ lại đe dọa chúng ta”. Rồi ông nói tiếp: “Chúng ta có đủ phương tiện để đáp trả và điều này không chỉ giới hạn ở những chiếc xe bọc thép”.

Đương nhiên, đó là những lời lẽ bí hiểm nhưng lại làm bùng lên những đồn thổi về khả năng sử dụng vũ khí nguyên tử, và nhất là trong giai đoạn mà rất nhiều người dự đoán sẽ có một đợt tấn công sắp tới của Nga.
Căng thẳng gia tăng thêm một nấc khi Chủ tịch Ủy Ban Âu Châu Ursula Von Der Leyen nói đến khả năng đưa ra gói trừng phạt thứ 10 vào ngày 24/2 tới đây.

Ngoại trưởng Nga Serguei Lavrov tức thì đáp trả, xin trích,: “Chúng tôi sẽ làm mọi cách để những gì mà phương Tây tổ chức đánh dấu một năm chiến dịch đặc biệt tại Ukraine không phải là những sự kiện duy nhất thu hút sự chú ý của thế giới”.


Liên Hiệp Âu Châu Khẳng Định Hậu Thuẫn Ukraine “Chống Xâm Lược Nga Đến Cùng”

- Đài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) đưa tin cho hay tiếng còi báo động phòng không vang lên tại thủ đô Ukraine ngay trước khi thượng đỉnh Liên Hiệp Âu Châu-Ukraine khai mạc tại Kyiv hôm 3/2/2023. Lần đầu tiên trong lịch sử Liên Hiệp Âu Châu (EU), ban lãnh đạo Ủy Ban Âu Châu đến một quốc gia đang trong chiến tranh.

Ngày 2/3, Chủ tịch Ủy Ban Âu Châu Ursula von der Leyen, đứng đầu phái đoàn với khoảng 15 ủy viên Âu Châu, đã tới Kyiv bằng tàu hỏa. Ngay từ hôm qua, bà Ursula von der Leyen đã họp với Tổng thống Ukraine Volodymir Zelensky cùng nhiều Bộ trưởng Ukraine. Theo một số giới chức Âu Châu, trao đổi giữa phái đoàn Âu Châu và chính quyền Kyiv tập trung vào việc cung cấp vũ khí và trợ giúp tài chánh bổ sung cho Ukraine, đồng thời mở rộng cửa thị trường Âu Châu cho các sản phẩm Ukraine.

Khối 27 nước muốn gửi một tín hiệu đoàn kết mạnh mẽ đến Ukraine. Hôm qua, sau cuộc họp với Tổng thống Ukraine, Chủ tịch Ủy Ban Âu Châu tuyên bố: “Tương lai của lục địa chúng ta đang được viết ở đây, tại Ukraine”. Theo Reuters, Dự thảo thông cáo chung của Chủ tịch Ủy Ban Âu Châu Ursula von der Leyen, Chủ tịch Hội Đồng Âu Châu Charles Michel và Tổng thống Ukraine Volodymir Zelensky có đoạn: “Liên Hiệp Âu Châu sẽ hậu thuẫn Ukraine và nhân dân Ukraine chống xâm lăng Nga đến cùng”.
Lộ trình Ukraine gia nhập khối 27 nước là một chủ đề chính của thượng đỉnh này. Trong lúc Tổng thống Ukraine bày tỏ mong muốn nhanh chóng khởi động và hoàn tất tiến trình gia nhập, thì từ phía Âu Châu vẫn dè dặt. Thông tín viên Stéphane Siohan của Đài RFI tường trình từ Kyiv:

“Những người thân cận với Tổng thống Ukraine Zelensky trông đợi rất nhiều từ thượng đỉnh này, thậm chí là trông đợi quá nhiều, theo nhận định của nhiều chuyên gia trên truyền thông trong những giờ qua. Mục tiêu của Kyiv là đàm phán về tiến trình Ukraine gia nhập Liên Hiệp Âu Châu sẽ được tiến hành sớm nhất có thể. Thủ tướng Ukraine Denys Chmyhal tuyên bố là việc đàm phán có thể bắt đầu ngay từ năm nay, mở đường cho Ukraine gia nhập Liên Hiệp Âu Châu trong vòng hai năm.
Tuy nhiên, giới ngoại giao Âu Châu tỏ ra thận trọng hơn nhiều. Theo nhiều nguồn tin, thượng đỉnh này có mục tiêu tái khẳng định sự ủng hộ của khối 27 nước đối với việc gia nhập của Ukraine, nhưng với điều kiện Ukraine đáp ứng được các tiêu chuẩn.

Vào tháng 6/2022, khi đơn gia nhập của Ukraine được tiếp nhận, Ủy Ban Âu Châu xác định 7 điều kiện cho phép mở ra đàm phán gia nhập Liên Hiệp Âu Châu, trong đó có cải cách Tư pháp, cải cách Tòa Bảo Hiến, chống tham nhũng, hay ra một đạo luật về truyền thông. Nếu như đã có một số tiến bộ, thì vẫn còn nhiều việc phải làm. Điều dễ hiểu là các cải cách ở Ukraine hiện đang gặp trở ngại trong bối cảnh chiến tranh. Và như vậy cuộc họp thượng đỉnh này đặc biệt là dịp để phái đoàn Âu Châu thẩm tra xem Ukraine đã thực thi các nghĩa vụ này đến đâu”.

Trả lời RFI hôm 2/3, ông Sébastien Maillard, Giám đốc Viện Jacques Delors, trụ sở tại Pháp, chuyên gia về Liên Hiệp Âu Châu, cũng chỉ ra tính chất “phi thực tế” của chủ trương của chính quyền Ukraine nhanh chóng gia nhập Liên Hiệp Âu Châu. Giám đốc Viện Jacques Delors khẳng định, việc gia nhập Liên Hiệp Âu Châu ngay cả với một quốc gia không có chiến tranh cũng phải kéo dài trung bình mười năm, cần xác lập một lộ trình gia nhập “từng bước một” với Ukraine.


Tổng Thống Ba Tây Lula Cáo Buộc Cựu Tổng Thống Thất Cử Có Âm Mưu Đảo Chính

- Đài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) trích thuật tin của thông tấn xã AFP cho hay hôm 2/2/2023, Tổng thống Ba Tây, Luiz Inacio Lula da Silva, khẳng định ông “chắc chắn” cựu Tổng thống Jair Bolsonaro là kẻ đứng đằng sau vụ tấn công của người biểu tình nhắm vào trụ sở các cơ quan đầu não của chính quyền Ba Tây hôm 8/1.

Hôm đó, hàng ngàn người ủng hộ Tổng thống thất cử Jair Bolsonaro đã xâm nhập, phá phách Phủ Tổng thống, Quốc hội và Tối cao Pháp viện Ba Tây.

Theo thông tấn xã AFP, trả lời phỏng vấn đài truyền hình địa phương RedeTV!, Tổng thống Lula nhấn mạnh: “Giờ đây tôi hiểu chuyện này, tôi khẳng định một cách rõ ràng là chính công dân này (tức cựu Tổng thống Bolsonaro) đã chuẩn bị cuộc đảo chính”. Theo nguyên thủ Ba Tây, “họ đã muốn gây ra vụ hỗn loạn này vào đúng ngày 1/1, nhưng vào thời điểm đó họ không thể ra tay, vì có quá nhiều cảnh sát, và có quá nhiều người trên đường phố”.

Tổng thống Lula cũng cảnh báo là cựu Tổng thống thất cử Bolsonaro chắc chắn vẫn đang mưu toan hành động theo hướng này. Một Thẩm phán Ba Tây đã quyết định đưa cựu Tổng thống Bolsonaro vào danh sách đối tượng điều tra nhằm xác định ai đứng sau vụ bạo động nhắm vào các cơ quan đầu não của chính quyền.

Tuyên bố của Tổng thống Ba Tây được đưa ra cùng ngày với tuyên bố của Nghị sĩ cánh hữu Marcos do Val cho biết đã tham gia vào một cuộc họp với cựu Tổng thống Bolsonaro bàn cách ngăn cản ông Lula trở lại nắm quyền. Theo các Luật sư của cựu Tổng thống, ông Bolsonaro, đang ở Mỹ từ cuối tháng 12/2022, đã nộp đơn xin triển hạn visa 6 tháng.

Ông Lula đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử hồi tháng 10/2022 với kết quả sít sao: 50,09%. Nhưng trả lời đài truyền hình hôm qua, Tổng thống Ba Tây thừa nhận: “Chúng ta đã đánh bại Bolsonaro, nhưng chúng ta còn phải đánh bại cả tư tưởng của ông ta”.


Gia Nã Ðại Có Kế Hoạch Đón Nhận 10.000 Người Tị Nạn Duy Ngô Nhĩ
- Đài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) đưa tin cho hay hôm 1/2/2023, Quốc hội Gia Nã Ðại nhất trí thông qua cam kết tiếp nhận trong vòng 2 năm 10.000 người Duy Ngô Nhĩ, cộng đồng thiểu số theo đạo Hồi vùng Tân Cương (Trung Quốc) trốn chạy các đàn áp của Bắc Kinh.

Những người Duy Ngô Nhĩ sống tại các nước láng giềng với Trung Quốc, như Kyrgystan, Kazakhstan, Thổ Nhĩ Kỳ hay Pakistan cũng có thể được hưởng chương trình đón tiếp này, nếu mạng sống của họ bị chính quyền Trung Quốc đe dọa. Thông tín viên Pascale Guéricolas của Đài RFI tường trình từ Québec (Gia Nã Ðại):

“Chính quyền Gia Nã Ðại ủng hộ cam kết của Quốc hội tiếp nhận 10.000 người Duy Ngô Nhĩ. Bộ Nhập Cư sẽ phải sớm gửi đến các Dân biểu một kế hoạch cụ thể về việc tiếp nhận. Ông Sameer Zaberi, Dân biểu đảng cầm quyền, đã thuyết phục được các Nghị sĩ về sự cần thiết hỗ trợ cộng đồng thiểu số bị đàn áp. Dân biểu Sameer Zaberi giải thích: “Chắc chắn là mọi việc sẽ ổn. Không có vấn đề gì đặt ra. Chúng ta đã từng làm việc tương tự trong quá khứ. Gia Nã Ðại có truyền thống tiếp đón dân tị nạn. Chúng ta có thể làm tốt việc này, cho dù có khó khăn”.

Dân biểu Sameer Zaberi, thành viên của một ủy ban bảo vệ nhân quyền, thường xuyên có dịp nghe các nhân chứng người Duy Ngô Nhĩ bị chính quyền Trung Quốc truy bức. Bà Arzu Bugra, sống từ 5 năm nay tại Montreal, đã không có tin tức gì từ gia đình vẫn đang ở Trung Quốc. Người phụ nữ gốc Duy Ngô Nhĩ này kể lại làm cách nào mà, cùng với một số người tình nguyện khác, bà đã thuyết phục được các Nghị sĩ hành động:

“Chúng tôi đã chuyển cho họ thông tin về những gì đang xảy ra trong các trại cải tạo, về nạn diệt chủng người Duy Ngô Nhĩ, về lao động cưỡng bức, về các phụ nữ bị ép triệt sản. Rồi một số Nghị sĩ đã trả lời chúng tôi. Cho nên chúng tôi đã có thể tiếp xúc được trực tiếp với họ”.

Các tổ chức của cộng đồng người Duy Ngô Nhĩ sống lưu vong tại Gia Nã Ðại sẽ giám sát việc chính phủ Gia Nã Ðại thực thi các cam kết nói trên”.


Mỹ Tái Khẳng Định Luôn Sẵn Sàng Đối Thoại Với Bắc Hàn

- Đài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) đưa tin cho hay hôm 2/2/2023, Tòa Bạch Ốc đã lên tiếng bác bỏ những chỉ trích từ Bình Nhưỡng hôm 1/2, cho rằng các cuộc tập trận Không quân Mỹ-Hàn có thể “dẫn đến một cuộc đối đầu toàn diện”. Hoa Thịnh Ðốn nhắc lại đây là cuộc tập trận mang tính chất phòng thủ như những đợt tập trận trước đó.

Phát ngôn viên Hội Đồng An Ninh Quốc Gia của Tòa Bạch Ốc còn khẳng định rằng Hoa Kỳ vẫn tiếp tục những chương trình hợp tác chặt chẽ với các đồng minh và đối tác trong khu vực vì nền hòa bình và sự ổn định.

Trước những lời đe dọa từ chế độ Bình Nhưỡng cho rằng “nếu Hoa Kỳ vẫn theo đuổi chính sách thù nghịch và đối đầu, Bắc Hàn chẳng được lợi gì đi vào tiếp xúc hay đối thoại”, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Ned Price trong buổi họp báo ngắn tuyên bố: “Chúng tôi đã nhiều lần nói rằng Hoa Kỳ sẵn sàng, mong muốn và có khả năng đối thoại trực tiếp với Bình Nhưỡng để thảo luận các biện pháp thực tiễn nhằm đạt được mục tiêu sau cùng là phi nguyên tử bán đảo Triều Tiên”.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ còn nhắc lại: “Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên (RPDC) thường xuyên nói rõ và một cách rõ ràng với Mỹ và cộng đồng quốc tế rằng nước này hiện tại không mong muốn đối thoại”.
Hoa Kỳ và Bắc Hàn đã có lời qua tiếng lại sau việc Nam Hàn và Mỹ tiến hành đợt tập trận Không quân chung hôm 1/2, mà Bình Nhưỡng đánh giá là “chạm đến điểm cùng cực của lằn ranh đỏ”. Phản ứng mạnh mẽ này của Bắc Hàn được đưa ra ngay sau chuyến thăm Nam Hàn của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin.

Kết thúc chuyến thăm, lãnh đạo quốc phòng Mỹ cam kết khai triển thường xuyên hơn các phương tiện chiến lược của lực lượng Mỹ nhằm tăng cường khả năng răn đe trước mối đe dọa nguyên tử và phi đạn-đạn đạo từ Bắc Hàn.

Yonhap News nhắc lại, đàm phán giữa Hoa Thịnh Ðốn và Bình Nhưỡng đã rơi vào bế tắc sau thất bại của cuộc họp thượng đỉnh Kim Jong Un-Donald Trump tại Hà Nội tháng 2/2019.


CIA: “Không Nên Đánh Giá Thấp” Tham Vọng của Tập Cận Bình Đối Với Đài Loan

- Đài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) đưa tin cho hay ngày 2/2/2023, Giám đốc Cơ quan Tình báo Trung ương Hoa Kỳ (CIA), ông William Burn cảnh báo không nên đánh giá thấp tham vọng đối với Đài Loan của Chủ tịch Tập Cận Bình, dù rằng lãnh đạo Trung Quốc có thể đã tỉnh táo trước hoạt động quân sự của Nga tại Ukraine.

Tại Đại học Georgetown ở Hoa Thịnh Ðốn, ông Burn cho biết theo những nguồn tin tình báo, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã ra lệnh cho quân đội sẵn sàng tiến hành một cuộc tấn công Đài Loan vào năm 2027. Ông nhìn nhận thông tin đó không có nghĩa là Trung Quốc sẽ mở đợt tấn công đúng vào thời điểm này hay vào một năm nào khác, nhưng điều đó “nhắc nhở tầm mức nghiêm trọng về mục tiêu và tham vọng” của ông Tập Cận Bình.

Vì vậy, ông Burn cho rằng “Hoa Kỳ không nên đánh giá thấp tham vọng của Tập Cận Bình đối với đảo Đài Loan”. Lãnh đạo CIA còn nhận định Trung Quốc rất có thể đã “bị bất ngờ và cảm thấy bất an”, và hiện giờ đang nỗ lực rút kinh nghiệm về “thành tích kém cỏi” của quân đội Nga và các hệ thống vũ khí của Nga tại Ukraine.

Ngoài ra, ông William Burn cũng lưu ý “sẽ là một sai lầm nếu xem nhẹ cam kết chung trong quan hệ đối tác” giữa Nga và Trung Quốc, dù rằng đó chưa hẳn là một “tình hữu nghị vô bờ bến” như tuyên bố của lãnh đạo hai nước.

Cuối cùng, lãnh đạo CIA khẳng định Trung Quốc là “thách thức địa chính trị lớn nhất” hiện nay đối với Mỹ trong tất cả các lĩnh vực, từ quân sự, ý thức hệ cho đến kinh tế, kỹ thuật, không gian mạng và vũ trụ. Liên quan đến cuộc chiến tại Ukraine, ông Burn cho rằng sáu tháng sắp tới sẽ mang tính quyết định cho Kyiv, vào lúc Mạc Tư Khoa những tuần gần đây tuyên bố nhiều chiến thắng trên trận địa.


Miến Điện: Tập Đoàn Quân Sự Triển Hạn Tình Trạng Khẩn Cấp

- Đài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) trích thuật tin của thông tấn xã AFP cho hay hôm 1/2/2023, tập đoàn quân sự cầm quyền lại triển hạn thêm 6 tháng tình trạng khẩn cấp, có hiệu lực từ khi quân đội Miến Điện đảo chính lật đổ chính quyền dân sự của nhà lãnh đạo Aung San Suu Kiy, cách nay đúng 2 năm. Hệ quả là các cuộc bầu cử mà tập đoàn quân sự hứa hẹn tổ chức có nguy cơ bị lùi lại.

Hãng tin Pháp AFP dẫn tin từ kênh truyền hình nhà nước MRTV, theo đó Hội đồng An ninh và Quốc phòng của Miến Điện hôm 1/2 đã ủng hộ đề xuất của tướng Min Aung Hlaing, lãnh đạo tập đoàn quân sự cầm quyền, kéo dài tình trạng khẩn cấp thêm 6 tháng, kể từ ngày 1/2, với lý do tình hình “vẫn chưa trở lại bình thường”. Theo thông báo của Tổng thống lâm thời Myint Swe, “quyền lực của Nhà nước một lần nữa được chuyển giao cho tổng tư lệnh”, tức là tướng Min Aung Hlaing.
Tình trạng khẩn cấp ban đầu đã hết hiệu lực vào cuối tháng 1/2023. Chiểu theo Hiến pháp, sau ngày đó, chính quyền phải lên lịch trình tổ chức các cuộc bầu cử mới trong khoảng thời gian từ nay cho tới tháng 8/2023. Lệnh triển hạn tình trạng khẩn cấp như vậy có thể đẩy lùi lịch trình tổ chức bầu cử.

Hôm 1/2, tướng Min Aung Hlaing khẳng định “chính phủ sẽ tiến hành tổ chức bầu cử tại tất cả các vùng trong cả nước để nhân dân không bị mất các quyền dân chủ”. Trước đó, lãnh đạo tập đoàn quân sự nhấn mạnh cuộc bầu cử chỉ có thể diễn ra khi Miến Điện được “có hòa bình trở lại và ổn định”. Thế nhưng, ông cũng khẳng định “quân đội sẽ luôn là người bảo vệ lợi ích của nhà nước và nhân dân (...) dưới bất kỳ chính quyền nào”.

Ngay trong ngày 1/2, trong thông cáo, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Ned Price xem việc tập đoàn quân sự cầm quyền ở Miến Điện triển hạn tình trạng khẩn cấp là “kéo dài luật quân sự bất hợp pháp và kéo dài nỗi đau khổ, sự chịu đựng mà họ gây ra cho đất nước này”.


Phi Luật Tân Đồng Ý Để Mỹ Mở Rộng Căn Cứ, Trung Quốc Nói Các Nước Nên Tránh Để Mỹ Lợi Dụng


(Hình: Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin duyệt đội danh dự ở căn cứ Aguinaldo tại thành phố Quenzon, Phi Luật Tân, hôm 2/2/2023.)
- Đài Á Châu Tự Do đưa tin cho hay Phi Luật Tân vừa đồng ý cho Mỹ được mở thêm các căn cứ quân sự tại nước này vào giữa lúc có những căng thẳng ở Biển Đông do hành động gây hấn của Trung Quốc với các nước láng giềng.

Bộ trưởng Quốc phòng Phi Luật Tân Carlito Galvez phát biểu tại cuộc họp báo chung với người đồng nhiệm hôm 2/2/2023 ở Manila cho biết Mỹ sẽ được tiếp cận thêm bốn căn cứ quân sự nữa theo Thoả thuận Hợp tác Quốc phòng Gia tăng 2014 giữa hai nước.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin trong các cuộc thảo luận với phía Phi Luật Tân cũng bày tỏ mong muốn được mở rộng sự hiện diện của quân đội Mỹ tại Phi Luật Tân nhằm ngăn chặn bất cứ hành động nào của Trung Quốc nhắm vào Đài Loan.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ nói hai bên đã thảo luận về các hành động chắc chắn liên quan đến các hoạt động gây mất ổn định ở khu vực Biển Đông và hai bên cam kết củng cố khả năng của cả hai phía để chống lại những tấn công có vũ trang.

“Đây là một phần trong những nô lực hiện đại hóa liên minh của chúng ta. Và những nỗ lực này là quan trọng vào khi Trung Quốc tiếp tục lấn lướt với các đòi hỏi về chủ quyền trên biển ở vùng Biển Tây Phi Luật Tân” - Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ phát biểu.

Trong khi đó, Trung Quốc gọi thoả thuận mới giữa Mỹ và Phi Luật Tân là gây mất ổn định và tạo căng thẳng trong khu vực.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mao Ning nói đây là hành động gia tăng căng thẳng trong khu vực và kêu gọi các quốc gia phải cảnh giác về hành động này tránh không bị Mỹ lợi dụng.


FBI Sẽ Lục Soát Nhà, Văn Phòng của Cựu Phó Tổng Thống Pence Để Tìm Hồ Sơ Mật


(Hình: Cựu Phó Tổng thống Hoa Kỳ Mike Pence.)
- Cục Điều tra Liên bang Hoa Kỳ (FBI) dự kiến sẽ sớm khám xét nhà của cựu Phó Tổng thống Mike Pence ở Indiana và văn phòng của ông ở thủ đô Hoa Thịnh Ðốn để tìm tài liệu mật, truyền thông Hoa Kỳ đưa tin ngày 2/2/2023 trích dẫn những người quen thuộc với vấn đề này.

Tờ Wall Street Journal đưa tin, Bộ Tư pháp đang đàm phán với nhóm pháp lý của ông Pence về việc lên lịch lục soát nhà của ông Pence ở Indiana. CNN đưa tin văn phòng của ông Pence ở Hoa Thịnh Ðốn cũng được cho là sẽ bị lục soát.

Luật sư của ông Pence không đưa ra bình luận về tin này. FBI từ chối bình luận và Bộ Tư pháp không trả lời ngay yêu cầu bình luận.

Luật sư của ông Pence, Greg Jacob, đã tiết lộ vào tháng 1 rằng các tài liệu mật được tìm thấy tại nhà của ông Pence ở Indiana và đã được chuyển cho FBI. Ông Jacob mô tả chúng là “một số ít tài liệu có khả năng chứa thông tin nhạy cảm hoặc thông tin mật”.

Trích dẫn một người thân cận với ông Pence, tờ Wall Street Journal loan tin nhóm pháp lý của ông đã xem xét việc khám xét nhà của ông trước đó một cách toàn diện và không tin rằng có thêm tài liệu mật.
CNN, trích dẫn một nguồn tin, nói nhóm của ông Pence không tin rằng có hồ sơ mật tại nhà hoặc tại văn phòng của ông.

Việc phát giác ra các hồ sơ mật vào tháng 1 đã đưa ông Pence vào nhóm của cựu Tổng thống Donald Trump và Tổng thống đương nhiệm Joe Biden sau khi các tài liệu có đánh dấu mật được tìm thấy tại nơi ở của họ.

Các tài liệu mà ông Biden giữ là từ thời còn là Phó Tổng thống. Ông Trump chống lại việc giao nộp các tài liệu dẫn đến một cuộc đột kích của FBI. Cả hai đều đang phải đối mặt với các cuộc điều tra của Công tố viên đặc biệt của Bộ Tư pháp về việc giải quyết không đúng các tài liệu mật.

Luật sư của Tổng thống Biden cho biết các đặc vụ FBI đã khám xét một ngôi nhà khác của ông Biden ở Rehoboth (tiểu bang Delaware) hôm 1/2, nhưng không tìm thấy tài liệu mật nào.


Tin Nóng Việt Nam
Csvn Bị Chất Vấn Về Các Tù Nhân Chính Trị, Tôn Giáo ‘Đã Chết Đáng Ngờ’



(Hình: Mục sư Đinh Diêm, tù nhân mới qua đời tại Trại giam số 6 thuộc huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An, vào ngày 5/1/2023, trong lúc thụ án tù 16 năm về tội danh “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”.)
- Một số tổ chức phi chính phủ của người Việt ở trong và ngoài nước vừa ra một tuyên bố chung yêu cầu nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam phải chịu trách nhiệm về những cái chết đáng ngờ gần đây của các tù nhân tôn giáo và chính trị.
“Nhiều tù nhân và cựu tù nhân đã lên tiếng tố cáo việc bị buộc lao động khổ sai, chế độ dinh dưỡng tồi tệ, và không được săn sóc sức khỏe kịp thời đã làm cho sức khoẻ của nhiều tù nhân suy giảm nhanh chóng. Nhiều tù nhân cũng bị trừng phạt bằng các biện pháp khắc nghiệt về thể xác”, tuyên bố chung của 7 tổ chức đưa ra hôm 30/1 nói.

Tuyên bố liệt kê các trường hợp điển hình như Mục sư Đinh Diêm, một tù nhân tôn giáo thụ án tù 16 năm với tội danh “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” đã đột ngột qua đời tại Trại giam số 6 thuộc huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An, vào ngày 5/1/2023; ông Phan Văn Thu, người sáng lập Ân Đàn Đại Đạo, một tổ chức Phật giáo độc lập, qua đời vào ngày 20/11/2022 tại trại giam Gia Trung, tỉnh Gia Lai, khi đang thụ án tù chung thân với cùng tội danh trên; ông Đỗ Công Đương, nhà báo công dân, đã chết vào ngày 2/8/2022 trong thời gian thụ án tù 8 năm với tội danh “lợi dụng quyền tự do dân chủ” và “gây rối trật tự công cộng” ở Trại giam số 6, tỉnh Nghệ An; cựu giáo chức Đào Quang Thực qua đời vào ngày 10/11/2019 khi đang thi hành án tù 13 năm về tội danh “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” cũng tại Trại giam số 6; ông Đoàn Đình Nam, một tù nhân tôn giáo thuộc Ân Đàn Đại Đạo, chết trong tháng 10/2019 khi đang thụ án 16 năm tại Trại giam Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.

Trong thời gian qua, một số tù nhân chính trị, tôn giáo và gia đình họ đã lên tiếng kêu gọi nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam tôn trọng các quyền của tù nhân về nước sạch, thực phẩm an toàn và được chăm sóc ý tế kịp thờ
Tuyên bố chung nói những cái chết đáng ngờ của các tù nhân trên “chứng minh việc nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam tiếp tục đối xử vô nhân đạo đối với các tù nhân tôn giáo và chính trị” và “vi phạm trắng trợn Công ước Chống Tra tấn và Các Hình thức Đối xử hoặc Trừng phạt Tàn ác, Vô nhân đạo hoặc Hạ nhục khác và Các Tiêu chuẩn Tối thiểu Quốc tế về Đối xử với Tù nhân”.

Liên minh 7 tổ chức, bao gồm Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam, Người Bảo vệ Nhân quyền, Lực lượng Dân tộc Cứu nguy Tổ quốc, Đài Phát thanh Đáp lời Sông núi, Hội Anh em Dân chủ, Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam, Khối 8406, yêu cầu chính phủ Việt Nam làm rõ các trường hợp chết mà họ cho là “đáng ngờ” trên, đồng thời khắc phục hậu quả cho gia đình các nạn nhân và cải thiện điều kiện giam giữ phạm nhân tại các trại tạm giam, nhà tù trên cả nước.

Tuyên bố cũng kêu gọi các chính phủ trên thế giới có quan hệ ngoại giao và kinh tế với Việt Nam đưa những vi phạm nhân quyền này ra trong các cuộc đối thoại nhân quyền với Hà Nội, và đặt những thành tựu về nhân quyền của Việt Nam là điều kiện tiên quyết cho các dự án đầu tư kinh tế và viện trợ tài chánh.

Ngoài ra, liên minh kêu gọi các tổ chức nhân quyền quốc tế tiếp tục theo dõi chặt chẽ tình hình nhân quyền tại Việt Nam và lên án những trường hợp vi phạm nghiêm trọng của Hà Nội.


Viện Trưởng Viện Nghiên Cứu Phát Triển Bị Bắt Tạm Giam Với Cáo Buộc “Lợi Dụng Các Quyền Tự Do Dân Chủ”


(Hình: Ông Nguyễn Sơn Lộ.)

- Đài Á Châu Tự Do trích thuật tin của truyền thông trong nước cho hay vào ngày 2/2/2023, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Phát triển (SENA) Nguyễn Sơn Lộ vừa bị Cơ quan An ninh điều tra-Bộ Công an bắt tạm giam sau sau khoảng sáu tháng có quyết định Khởi tố về tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân” quy định tại Điều 331 Bộ luật Hình sự”.

Trang web Bộ Công an vào tối 2/2 đưa tin cho biết, quyết định khởi tố ông Nguyễn Sơn Lộ được đưa ra vào ngày 27/7/2022 nhưng “xét tình tiết bị can là người già yếu (74 tuổi), có nơi cư trú, lý lịch rõ ràng, các cơ quan tiến hành tố tụng đã áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú”.

Cũng theo thông báo mới, “trong quá trình điều tra vụ án, bị can Nguyễn Sơn Lộ có dấu hiệu tiếp tục phạm tội. Ngày 2/2/2023, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã ra Lệnh bắt bị can để tạm giam, Lệnh khám xét chỗ ở và nơi làm việc đối với bị can này”.
Thông báo không cho biết cụ thể ông Lộ tiếp tục phạm tội gì.

Như RFA đã đưa tin trước đây, ông Lộ là người có nhiều kiến nghị xây dựng Đảng Cộng sản. Ông Nguyễn Sơn Lộ (còn được biết đến với tên Minh Đường) cũng từng ký tên với tư cách Viện trưởng SENA vào một lá thư ngỏ đề ngày 9/12/2015 gửi Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam đề nghị lãnh đạo Việt Nam đổi tên Đảng, đổi tên nước, thay đổi đường lối đối ngoại bị cho là lệ thuộc vào Trung Quốc. Bức thư có 127 người ký tên, trong đó có những nhân sĩ trí thức nổi tiếng như Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, Giáo sư Hoàng Tụy, Giáo sư Chu Hảo….

Một bài viết của Công an huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn, với tiêu đề “Góp ý xây dựng Đảng hay chống Đảng” đề cập đến viện nghiên cứu SENA, và cho rằng gửi thư ngỏ góp ý xây dựng văn kiện Đại hội 13 của Đảng, nhưng thực chất là một hình thức thể hiện quan điểm sai trái, phụ họa cho những luận điệu xuyên tạc chống Đảng, Nhà nước.

Trước khi ông Lộ bị khởi tố, vào ngày 4/7/2022, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam ra quyết định đình chỉ hoạt động của Viện Nghiên cứu kỹ thuật và phát triển SENA để thực hiện các thủ tục giải thể do viện này vi phạm quy định về thành lập, đăng ký hoạt động.


Xuất Bản 55.000 Cuốn Sách Chống Tham Nhũng của Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng


(Hình: Sách mới về chống tham nhũng của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.)

- Ban Nội chính Trung ương cùng Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật hôm 2/2/2023 vừa tổ chức lễ ra mắt cuốn sách mới xuất bản của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về chống tham nhũng được các lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam ca ngợi là “cẩm nang phòng, chống tham nhũng”.
Truyền thông nhà nước cho biết 55.000 cuốn sách của người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam kiêm Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống Tham nhũng, Tiêu cực đã được xuất bản nhân dịp này.

Cuốn sách có tên “Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh” với hơn 600 trang và gần 100 hình ảnh minh họa được báo chí Nhà nước miêu tả là: “cung cấp rất nhiều tài liệu, tư liệu, hình ảnh có giá trị, không chỉ về hoạt động của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong 10 năm qua, mà còn có những hình ảnh về hoạt động của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ thời sinh viên (như bức ảnh năm 1965 được đăng ở trang 485 của cuốn sách), những bài viết cách đây tròn nửa thế kỷ khi Tổng Bí thư còn là Biên tập viên của Tạp chí Cộng sản (như bài “Bệnh sợ trách nhiệm” đăng trên Tạp chí Cộng sản năm 1973 với bút danh Người xây dựng và được đăng ở trang 464 của cuốn sách)”.

Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng phát biểu tại buổi ra mắt cuốn sách vào dịp kỷ niệm 93 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Ông Thưởng ca ngợi “Cuốn sách cho thấy sự nhất quán giữa nói và làm, sự kiên trì, đấu tranh không ngừng nghỉ; sự thống nhất giữa những nung nấu nhiều năm và hành động quyết liệt trong đấu tranh với tham nhũng, tiêu cực của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng”.

Ông Thưởng cũng đánh giá rằng cuốn sách cho thấy sự đồng tình, ủng hộ, cổ vũ của các tầng lớp nhân dân, đại biểu Quốc hội, chính khách, học giả ngoại quốc đối với công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ở Việt Nam.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nổi tiếng với công cuộc chống tham nhũng được ông phát động rầm rộ từ hồi năm 2016 và thường được người dân gọi là “đốt lò”. Người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định công cuộc chống tham nhũng của Đảng là “không có vùng cấm”, ý nói không phân biệt bất kỳ ai.

Tổng kết của Đảng Cộng sản Việt Nam được công bố trên báo chí hồi giữa năm 2022 cho thấy, trong 10 năm qua, Trung ương đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ủy Ban Kiểm Tra Trung ương kỷ luật hơn 2.700 tổ chức đảng, gần 168 ngàn đảng viên; trong số này hơn 7.390 đảng viên bị kỷ luật vì tham nhũng.

Gần đây nhất, vào trước dịp Tết Nguyên đán, ba lãnh đạo cao cấp của Đảng Cộng sản Việt Nam đã phải xin từ chức vì những sai phạm liên quan đến tham nhũng bao gồm hai Phó Thủ tướng và Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc.

Một báo cáo mới được công bố về tham nhũng (CPI) của tổ chức Transparency International cho thấy điểm số của Việt Nam về nhận thức chống tham nhũng là 42/100 (trong đó 0 điểm là xấu nhất, và 100 là rất sạch). Transparency International xếp hạng Việt Nam 77 trên 180 quốc gia và vùng lãnh thổ, tăng ba bậc so với năm 2021.


Kỷ Luật Nguyên Giám Đốc Bệnh Viện Đa Khoa Trung Ương Quảng Nam


(Hình: Bệnh viện Đa khoa Trung ương Quảng Nam.)
 Nguyên Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Trung ương Quảng Nam, ông Đinh Đạo bị kỷ luật khiển trách do để cán bộ vi phạm quy định pháp luật về bảo hiểm y tế.

Uỷ ban Kiểm tra thành uỷ Đà Nẵng cho truyền thông hay tin trên trong ngày 2/2/2023 tại cuộc họp kỳ 17 diễn ra trong cùng ngày.

Tại cuộc họp, ông Đinh Đạo, đảng viên Chi bộ Dược-Điều dưỡng, Đảng ủy bộ phận Trường Y Dược, Đảng bộ Trường Đại học Duy Tân thuộc Đảng bộ quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng, nguyên là Bí thư Đảng ủy, nguyên Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Trung ương Quảng Nam, bị Uỷ ban kiểm tra thành uỷ Đà Nẵng quyết định kỷ luật bằng hình thức khiển trách.

UBKT cho rằng với vai trò Bí thư Đảng ủy nhiệm kỳ 2015-2020, Giám đốc Bệnh viện đa khoa Trung ương Quảng Nam, ông Đạo chịu trách nhiệm chính, trách nhiệm người đứng đầu về những hạn chế, khuyết điểm trong việc xây dựng, thực hiện quy chế làm việc của Đảng ủy, để một số cán bộ, đảng viên của bệnh viện vi phạm quy định pháp luật về bảo hiểm y tế phải xử phạt hình sự. Do đó, xét mức độ hậu quả và nguyên nhân vi phạm, ông Đinh Đạo phải chịu kỷ luật.

Liên quan đến sai phạm tại Bệnh viện đa khoa Trung ương Quảng Nam, ngày 25/5/2022, Tòa án Nhân dân tỉnh Quảng Nam đã mở phiên xét xử Sơ thẩm, tuyên phạt bị cáo Nguyễn Tấn Bá - Trưởng khoa Nội tim mạch - 2 năm tù cho hưởng án treo, Lương Thanh Trung và Nguyễn Văn Sơn - nhân viên cùng 1 năm tù cho hưởng án treo về tội gian lận bảo hiểm y tế, gây thiệt hại cho Quỹ Bảo hiểm Y tế hơn 829 triệu đồng, gây thiệt hại cho Bệnh viện 162 triệu đồng.


Cáo Trạng: Cựu Tư Lệnh Cảnh Sát Biển và Đồng Phạm Tham Ô 50 Tỉ Đồng


(Hình: Cựu Trung tướng, cựu Tư lệnh Cảnh sát Biển Nguyễn Văn Sơn.)

- Cựu Tư lệnh Cảnh sát Biển Việt Nam, ông Nguyễn Văn Sơn bị cấp dưới tố cáo chỉ đạo việc thụt quỹ để tham ô 50 tỉ đồng ngân sách Nhà nước.

Truyền thông nhà nước hôm 2/2/2023 trích dẫn cáo trạng mới được công bố của Viện Kiểm sát Quân sự Trung ương truy tố cựu Tư lệnh Nguyễn Văn Sơn cùng sáu đồng phạm trong vụ án “Tham ô tài sản xảy ra tại Bộ tư lệnh Cảnh sát Biển thuộc Bộ Quốc phòng”.

Những người bị truy tố bao gồm: Nguyễn Văn Sơn (59 tuổi), cựu Trung tướng, cựu Tư lệnh Cảnh sát Biển; Hoàng Văn Đồng (63 tuổi, cựu Trung tướng, cựu Chính ủy); Doãn Bảo Quyết (61 tuổi, cựu Thiếu tướng, cựu Phó Chính ủy); Phạm Kim Hậu (59 tuổi, cựu Thiếu tướng, cựu Phó Tư lệnh, cựu Tham mưu trưởng); Bùi Trung Dũng (63 tuổi, cựu Thiếu tướng, cựu Phó Tư lệnh); Nguyễn Văn Hưng (57 tuổi, cựu Đại tá, cựu Cục trưởng Kỹ thuật) và Bùi Văn Hòe (54 tuổi, cựu Thượng tá, cựu Phó Phòng Tài chánh).

Cả bảy người đều bị truy tố về tội Tham ô tài sản, theo khoản 4 điều Điều 353 Bộ luật Hình sự, khung hình phạt cao nhất là Tử hình.
Theo cáo trạng được báo Nhà nước trích đăng, sự việc xảy ra vào tháng 2/2019 khi Bộ Quốc phòng giao cho Bộ Tư lệnh Cảnh sát Biển dự toán ngân sách Nhà nước chi cho quản lý hành chính năm 2019 với số tiền là 450 tỉ đồng. Trong số này, 150 tỉ đồng được phân bổ cho Cục Kỹ thuật để mua sắm vật tư, thiết bị cung cấp cho các đơn vị.

Ông Nguyễn Văn Sơn bị xác định là đã chỉ đạo ông Nguyễn Văn Hưng - lúc đó là Cục trưởng Kỹ thuật - để rút 50 tỉ đồng cho Bộ Tư lệnh sử dụng.

Ông Nguyễn Văn Sơn cũng bị xác định đã chỉ đạo cho ông Bùi Văn Hoè - phụ trách phòng Tài chánh - cắt toàn bộ nguồn kinh phí bảo quản, sửa chữa trang bị của bốn Vùng Cảnh sát Biển để phân bổ thêm 29 tỉ đồng cho Cục Kỹ thuật.

Theo cáo trạng, dưới sự chỉ đạo của ông Nguyễn Văn Hưng, các phòng thuộc Cục Kỹ thuật đã phân chia nguồn ngân sách được giao thành 29 gói thầu, trong đó có chín gói thầu được chia nhỏ có giá trị dưới 10 tỉ đồng.

“Để được tham gia dự thầu và trúng thầu, các doanh nghiệp đã đồng ý theo đề nghị và cùng các Trưởng phòng thống nhất nâng giá vật tư, thiết bị hoặc trích lại lợi nhuận, từ giai đoạn khảo sát giá để xây dựng giá gói thầu nhằm mục đích rút lại đủ 50 tỉ đồng nộp về Bộ Tư lệnh Cảnh sát Biển”. - Cáo trạng viết.

Sau khi rút được 50 tỉ đồng, ông Sơn tự chia cho mình 10 tỉ đồng, Hoàng Văn Đồng, Phạm Kim Hậu, Doãn Bảo Quyết, Bùi Trung Dũng mỗi người nhận 10 tỉ đồng.

Sự việc bị phát giác khi cựu Phó Tư lệnh, Tham mưu trưởng Bộ Tư lệnh Cảnh sát Biển, ông Phan Kim Hậu vào ngày 19/6/2020 làm đơn gửi cơ quan chức năng kèm hai file ghi âm, tự tố cáo sai phạm của bản thân và cấp trên liên quan đến công tác mua sắm vật tư, trang thiết bị trong năm 2019.

Những người này sau đó đã tự nguyện nộp lại 10 tỉ đồng mỗi người.

Bộ Công Thương Thu Hồi Giấy Phép của 6 Thương Nhân Phân Phối Xăng Dầu


(Hình: Một trong những thương nhân phân phối xăng dầu vừa bị thu hồi giấy phép hoạt động.)
- Bộ trưởng Bộ Công thương vừa ban hành Quyết định thu hồi Giấy xác nhận đủ điều kiện làm thương nhân phân phối xăng dầu của sáu thương nhân.

Truyền thông nhà nước loan tin trên trong ngày 2/2/2023, đồng thời nêu rõ 6 thương nhân bị thu hồi giấy phép là đại diện của các doanh nghiệp gồm Công ty trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Dầu khí Bông Sen Vàng, Công ty cổ phần Thương mại dầu khí Đại Long, Công ty trách nhiệm hữu hạn Thương mại xây dựng và vận tải Quảng Hà, Công ty cổ phần xăng dầu An Hữu Trà Vinh, Công ty cổ phần Dầu khí Rồng Vàng và Công ty trách nhiệm hữu hạn Thương mại dịch vụ Petro Oil An Giang.

Quyết định thu hồi có hiệu lực kể từ ngày 27/2/2023. Theo đó, Bộ Công thương yêu cầu các doanh nghiệp gửi bản chính Giấy xác nhận đủ điều kiện làm thương nhân phân phối về Bộ Công thương trước ngày 15/3/2023.

Theo quy trình, sau khi thương nhân phân phối bị thu hồi giấy phép, các đại lý trực thuộc hoặc các thương nhân nhượng quyền bán lẻ phải tìm nhà cung cấp khác.

Hiện theo Dự thảo gửi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Bộ Công thương có sửa đổi Nghị định 83 và Nghị định 95 về việc thương nhân phân phối xăng dầu được mua xăng dầu từ 3 đầu mối kinh doanh xăng dầu theo hợp đồng mua bán xăng dầu, thay vì được mua từ nhiều nguồn khác.

Trước đó, hôm 31/8/2022, Chánh Thanh tra Bộ ký ban hành 18 quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với 11 thương nhân đầu mối và một số công ty con, đơn vị trực thuộc của thương nhân đầu mối.

Trong đó, ngoài hình thức phạt tiền, còn áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tước giấy phép kinh doanh xuất cảng, nhập cảng xăng dầu của 5 thương nhân đầu mối (Công ty trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Dầu khí Tp. HCM; Công ty cổ phần Thương mại Dầu khí Đồng Tháp; Công ty cổ phần Xuất-nhập cảng Xăng dầu Tín Nghĩa; Công ty cổ phần Dầu khí Đông Phương; Công ty trách nhiệm hữu hạn Xăng dầu Hùng Hậu) trong thời gian một tháng.

Tuy nhiên, ngày 6/9, Ban cán sự Đảng Bộ Công thương đã ban hành Nghị quyết thống nhất tạm dừng áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh xuất cảng, nhập cảng xăng dầu đối với năm thương nhân đầu mối có hành vi vi phạm.


Viện Kiểm Sát Trả Hồ Sơ Vụ Bà Nguyễn Phương Hằng, Đề Nghị Giám Định Phát Ngôn của Luật Sư Đặng Anh Quân


(Hình: Một buổi livestream của bà Hằng.)
- Viện Kiểm sát Nhân dân Tp. HCM trả hồ sơ, đề nghị cơ quan điều tra giám định phát ngôn của Tiến sĩ luật Đặng Anh Quân trong vụ án bà Nguyễn Phương Hằng, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Đại Nam.

Đề nghị của Viện Kiểm sát Nhân dân Tp. HCM được truyền thông nhà nước nêu rõ trong ngày 2/2/2023, đó là đề nghị Cơ quan Điều tra giám định nội dung phát ngôn của Tiến sĩ luật Đặng Anh Quân có một số nội dung được cho là đưa thông tin xuyên tạc, vu khống, xúc phạm danh dự, uy tín, nhân phẩm cá nhân.
Trước đó, hôm 30/1, Công an Tp. HCM đã hoàn tất kết luận điều tra, chuyển sang cho Viện Kiểm sát Nhân dân cùng cấp đề nghị truy tố bà Nguyễn Phương Hằng cùng ba đồng phạm gồm Nguyễn Thị Mai Nhi-Phụ tá của bà Hằng; Lê Thị Thu Hà - nhân viên Công ty cổ phần Đại Nam, và ông Huỳnh Công Tân - Trưởng phòng Truyền thông Công ty cổ phần Đại Nam.

Tội danh bị truy tố là “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”.

Kết luận điều tra cũng nêu, ngoài bà Hằng cùng ba đồng phạm nêu trên, trong quá trình thực hiện hành vi phạm tội của bị can Hằng còn có sự xuất hiện của Tiến sĩ luật Đặng Anh Quân và Luật sư Nguyễn Đình Kim với tư cách là khách mời trong các buổi livestream.

Tuy nhiên, kết luận của cơ quan điều tra cho rằng chưa có đủ cơ sở để xử phạt hình sự với Luật sư Quân thông qua 38 tài liệu được dịch thành văn bản từ phát ngôn của ông này trong các buổi livestream cùng bà Hằng.

Mặc dù vậy, theo kết luận giám định của Sở Thông tin và Truyền thông Tp. HCM, có những phát ngôn của ông Quân đã vi phạm điều cấm tại Điều 5, Nghị định 72/2013 (về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng). Cụ thể là đưa thông tin xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân.

Hồi ngày 24/3/2022 Cơ quan Cảnh sát điều tra-Công an Tp. HCM đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và thực hiện lệnh bắt bị can để tạm giam đối với bà Nguyễn Phương Hằng.

Theo nội dung vụ án được công an cung cấp cho báo chí, khoảng tháng 3/2021, thông qua các tài khoản mạng xã hội YouTube và TikTok, bà Nguyễn Phương Hằng đã tổ chức nhiều buổi livestream được nhiều người theo dõi, chia sẻ, bình luận. Tại các buổi livestream của mình, bà Hằng đã có nhiều bình luận một chiều, sử dụng những ngôn từ mang tính chất nhục mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nhiều người khác. Trong đó bà Hằng có bình luận đến bí mật đời tư cá nhân của nhiều người gây ảnh hưởng uy tín, danh dự của nhiều nghệ sĩ, nhà báo...


Quốc Vụ Khanh Vương Quốc Anh Đến Việt Nam Thảo Luận Về Cptpp


(Hình báo Đầu Tư: CPTPP.)

- Ðài Tiếng Nói Hoa Kỳ đưa tin cho hay hôm 1/2/2023, Quốc vụ khanh về Chính sách Thương mại của Bộ Thương mại Quốc tế Vương quốc Anh, ông Greg Hands đã đến Hà Nội để thúc đẩy việc Anh gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).
Tòa Ðại sứ Anh cho biết, tại Hà Nội, Quốc vụ khanh Hands đã gặp Thứ trưởng Bộ Công thương Trần Quốc Khánh. Theo cơ quan ngoại giao này, trong bối cảnh vòng đàm phán tiếp theo của CPTPP dự kiến sắp diễn ra, Quốc vụ khanh Hands bày tỏ mong muốn của Vương quốc Anh hoàn tất việc gia nhập khối CPTPP “trong thời gian sớm nhất”.

Tòa Ðại sứ Anh dẫn lời Quốc vụ khanh Hands, người cũng sẽ tới Mã Lai Á và Tân Gia Ba sau chặng dừng chân ở Việt Nam, cho biết rằng việc Anh gia nhập CPTPP “sẽ tiếp thêm sức mạnh kinh tế cho liên minh thương mại sôi động và năng động này, bổ sung thêm 2 ngàn tỉ bảng Anh vào GDP của CPTPP”.

“Chuyến thăm này sẽ tăng cường mối quan hệ song phương của Vương quốc Anh với Việt Nam, Mã Lai Á và Tân Gia Ba – những nền kinh tế đang phát triển nhanh chóng, với tổng kim ngạch thương mại trị giá 30 tỉ bảng Anh mỗi năm với Vương quốc Anh và mang đến những cơ hội to lớn cho lĩnh vực khoa học đời sống và kỹ thuật của chúng tôi”, ông Hands nói, theo Tòa Ðại sứ Anh.

Trong khuôn khổ chuyến thăm tại Hà Nội, tin cho hay, ông Hands cũng đã có cuộc hội đàm với Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Phùng Đức Tiến.

“Hai bên hoan nghênh quan hệ đối tác ngày càng phát triển trong lĩnh vực thương mại nông sản-thực phẩm và hợp tác nông nghiệp rộng rãi, dựa trên Bản ghi nhớ đã ký giữa Bộ Nông nghiệp hai quốc gia vào năm 2022”, thông cáo của Tòa Ðại sứ Anh cho biết.

Như VOA tiếng Việt đã đưa tin, Việt Nam hồi đầu năm 2021 lên tiếng bày tỏ sự ủng hộ đối với việc Anh “chính thức xin gia nhập CPTPP”.
Phát ngôn viên Lê Thị Thu Hằng khi đó nói rằng “Anh là đối tác thương mại quan trọng của các nước thành viên CPTPP, trong đó có Việt Nam” nên “Việt Nam ủng hộ Anh tăng cường quan hệ kinh tế-thương mại với khu vực, sẵn sàng chia sẻ thông tin, kinh nghiệm tham gia CPTPP với Anh”.


CSVN Khoe: Du Khách Mỹ Đứng Thứ Nhì Về Số Lượng Ghé Thăm Việt Nam Trong Tháng 1/2023
- Hôm 2/2/2023, Tòa Ðại sứ Hoa Kỳ dẫn thông tin của Tổng cục Thống kê (GSO), cho biết rằng Hoa Kỳ là 1 trong 3 quốc gia có số du khách tới Việt Nam nhiều nhất trong tháng 1/2023.

Trang Facebook chính thức của cơ quan ngoại giao này còn đăng kèm theo đường dẫn tới một bài viết trên trang CafeF trong đó nói rằng Mỹ là quốc gia có lượt khách du lịch cao thứ 2 đến Việt Nam trong tháng đầu tiên của năm 2023 với gần 78.000 lượt khách, tăng 88 lần so với cùng kỳ năm 2022.

Theo trang tin điện tử này, Nam Hàn là nơi có lượng khách du lịch cao nhất tới Việt Nam với hơn 258.000 lượt người, cao gấp gần 13 lần so với tháng 12/2022 và gấp 72 lần so với cùng kỳ năm 2022. Tin cho hay, đứng thứ ba là Thái Lan với gần 55.000 người, tăng 112,7% so với tháng trước.

Theo CafeF, tiếp theo là các nước Úc Ðại Lợi và Mã Lai Á với số lượng khách du lịch đến Việt Nam lần lượt đạt 44.225 và 37.267 lượt người. Ngoài ra, Nhật Bản, Cam Bốt, Tân Gia Ba, Đài Loan và Vương quốc Anh đều là các quốc gia, vùng lãnh thổ có lượt khách du lịch đến Việt Nam khá đông trong tháng đầu tiên của năm 2023.

Theo GSO, tổng số khách quốc tế đến Việt Nam tháng 1 đạt 871,2 ngàn lượt người, tăng 23,2% so với tháng trước và gấp 44,2 lần cùng kỳ năm trước do Việt Nam đã mở cửa du lịch, các đường bay quốc tế được khôi phục trở lại.

Tuy nhiên, Tổng cục Thống kê cho biết, khách quốc tế đến Việt Nam tháng 1 năm nay vẫn giảm 42% so với cùng kỳ năm 2019, năm chưa xảy ra dịch Covid-19.


Cộng Ðồng
Thấy Gì Từ Vụ 6 Người Việt Nam Đi Lậu Vào Mỹ Từ Gia Nã Ðại?


(Hình: Cửa khẩu Calais ở tiểu bang Maine của Hoa Kỳ thông với tỉnh New Brunswich của Gia Nã Ðại.)
Vụ 6 người Việt Nam bị nhà chức trách Hoa Kỳ bắt giữ vì nhập cảnh bất hợp pháp từ Gia Nã Ðại cho thấy một số người đang tìm cách vào Mỹ từ biên giới phía Bắc, nhưng điều này không có nghĩa là ngày càng nhiều người sẽ theo đuổi con đường này trong tương lai, theo một Luật sư ở Mỹ có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực di trú.

Cơ quan Hải quan và Biên phòng Hoa Kỳ (CBP) cho biết 6 người Việt Nam bị phát giác nhập cảnh Mỹ bất hợp pháp trên một chiếc xe tại khu vực Houlton thuộc tiểu bang Maine ở vùng Đông-Bắc vào ngày 20/1/2023. Các viên chức biên phòng nhận thấy chiếc xe khả nghi gần Hồ Lambert và ra lệnh dừng xe lại để kiểm tra nhập cảnh.

Người lái xe được nói là công dân Mỹ. Người này bị tạm giam vì nghi ngờ phạm tội đưa lậu người nhưng sau đó được thả chờ điều tra thêm, theo CBP.
Cơ quan này cho biết thêm rằng 6 người Việt Nam này phạm tội lần đầu, bị xử phạt bằng cách phạt mỗi người 5.000 Mỹ kim và làm thủ tục trục xuất khỏi Hoa Kỳ.

Jennifer Hà, một Luật sư chuyên về di trú ở thành phố Salt Lake City thuộc tiểu bang Utah của Mỹ, nhận định với Ðài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) có phần chắc những người này không phải là thường trú nhân của Gia Nã Ðại mà chỉ đến nước này như một điểm đến trung gian để từ đó đi sang Mỹ.
“Trong mười mấy năm qua tôi đã có dịp tư vấn một vài người Việt đi lậu từ Gia Nã Ðại qua Mỹ, tại vì việc xin visa qua Gia Nã Ðại dễ hơn rất là nhiều so với việc xin visa qua bên Mỹ. Thành ra có một số người họ xin visa qua Gia Nã Ðại rồi sau đó họ lại đi đường bộ qua Mỹ hoặc là đi xe qua Mỹ như trong trường hợp này”, bà cho biết.

Đa số những trường hợp di cư bất hợp pháp mà bà thụ lý là những người qua Hoa Kỳ theo diện du lịch hoặc du học rồi sau đó ở lại quá hạn visa, bà nói thêm.
“Thường thì khi mình đi qua Mỹ bất hợp pháp không có giấy tờ thì rất là khó để xin visa hoặc thẻ xanh để ở lại trừ phi mình có một người vợ hay người chồng có quốc tịch hoặc có thẻ xanh, nhưng mà sau đó mình phải xin một cái ‘ân xá’,” bà giải thích thêm.

“Và cái ân xá đó mình phải chứng minh nếu mình bị trục xuất ra khỏi Mỹ thì người vợ hoặc người chồng của mình sẽ gặp một cái khó khăn lớn lao bất thường. Đó phải là một lý do thật là đặc biệt, ví dụ như người phối ngẫu đó bị khuyết tật hay là họ đang vận hành một cái doanh nghiệp và họ không thể duy trì cái doanh nghiệp đó nếu mà người đang sống ở đây bất hợp pháp không có thẻ xanh bị trục xuất. Hoặc là họ xin tị nạn, nhưng mà họ phải chứng minh là nếu mà họ quay về Việt Nam thì sẽ bị chính quyền truy bức về chính trị, về tôn giáo hoặc là về những lý do khác”.

Nhận định về trường hợp của 6 người Việt Nam nhập cảnh bất hợp pháp từ Gia Nã Ðại, nữ Luật sư này cho biết họ “chắc chắn” sẽ gặp khó khăn khi xin trở lại Mỹ sau này bằng các visa du học hay du lịch. Chỉ trường hợp trong tương lai họ có một người phối ngẫu bảo lãnh và họ có thể xin được ân xá thì họ mới có thể vào Mỹ.

Trước đó, ngày 19/1, lực lượng biên phòng tiểu bang Maine cũng đã bắt giữ bảy người Mễ Tây Cơ vượt biên trái phép vào Mỹ. Hai người trong nhóm này đã bị trục xuất khỏi Mỹ.
William Maddocks, người đứng đầu lực lượng biên phòng ở Maine, cho biết lượng người vượt biên ở đây không ồ ạt như ở biên giới Hoa Kỳ-Mễ Tây Cơ. Tuy nhiên, các hoạt động tội phạm xuyên biên giới vẫn luôn là vấn đề đáng lo ngại.

Luật sư di trú Jennifer Hà nói bà không cho rằng việc di cư bất hợp pháp từ Gia Nã Ðại sẽ tăng lên trong tương lai và sẽ trở thành một vấn đề nghiêm trọng như ở biên giới phía Nam vì chính sách di trú cởi mở và chất lượng cuộc sống tốt của nước láng giềng phía Bắc.

“Xin visa từ Việt Nam qua Gia Nã Ðại khá là dễ. Có rất là nhiều những chương trình đầu tư với số vốn rất là ít so với số tiền vốn đầu tư ở Hoa Kỳ. Hiện giờ mình có rất là nhiều khách hàng, họ đầu tư ở Gia Nã Ðại khoảng 100.000 Mỹ kim thôi, rất là ít, họ đã có giấy tờ qua bên đó làm tạm thời rồi sau đó họ chờ đợi thẻ xanh thôi”, bà nói. “Ít có ai di dân qua Gia Nã Ðại hợp pháp rồi, có giấy tờ định cư rồi mà lại vào nước Mỹ bất hợp pháp tại vì chất lượng cuộc sống rất là cao, những phúc lợi xã hội cũng cao”.

Không có nhận xét nào: