Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Bảy, 14 tháng 5, 2022

Thi Nhân Và Thi Ca: Hạ Thái Trần Quốc Phiệt - Chu Vương Miện & Khanh Tương thực hiện.

 

Hạ Thái Trần Quốc Phiệt tên khai sinh là Trần Quốc Phiệt. Sinh năm 1945, quê quán An Lưu, Triệu Phong, Quảng Trị.- Nội trú sinh VBA Huế (56 – 63) - Học sinh các trường Trần Quốc Toản Huế, Kỹ Thuật Huế, Nguyễn Hoàng Quảng Trị, Quốc Học Huế. -  Sĩ Quan QL/VNCH, khóa 22 Trừ Bị Thủ Đức. Phục vụ đơn vị tác chiến từ Trung Đội Trưởng đến Tiểu Đoàn Trưởng. -  Qua các trại tù: Long Giao, Sơn La, Nam Hà, Xuân Lộc, Cây Gừa Cà Mau. Đến Mỹ năm 1991, nhân viên Stanford University Hospital, về hưu ở tại thung lũng hoa vàng (Silicon Valley).
<!>
Sinh hoạt Văn Nghệ:

- Cộng tác với Nhân Văn (San Jose) Chứng Nhân (Texas) 1991 – 1993.
- Phụ trách trang Văn Học, mục Thơ và thơ Đường xướng họa trang web saigonecho 2009…
- Chủ biên trang web Hương Đồng Cỏ Nội 2010
- Cộng tác thường kỳ tạp chí Văn Học Nghệ Thuật Cỏ Thơm ở Virginia & DC từ gần 20 năm nay.
- Cộng tác với saimonthidan.com, và vài trang blogspot khác khắp nơi.
- Chuyển dịch toàn tập “Tiên Sơn Thi Tập” của Hiệp Biện Đại Học Sĩ Trần Đình Túc với hai thể thơ Cổ Phong và Đường luật gồm 220 bài, xuất bản năm 2017 tại San Diego California.
- Có mặt trong các tuyển tập Quốc Học Đồng Khánh vùng Vịnh và các đặc san Quảng Trị ở Nam Bắc Cali và các nơi khác.
- Hiện tại đang săn sóc một mảnh vườn văn nghệ … với chủ đề lịch sử, địa lý, nhân văn…và một vườn cây kiểng đa sắc tộc.

*
Dòng Cuối : (trích đoạn lời bày tỏ cuối cuốn sách)
Cuối cùng thì “Trôi Giữa Dòng Đời “ đã trình diện với gia đình, bà con và bằng hữu, trong đó chứa đựng những vần thơ chơn chất mộc mạc của một người đã luống tuổi từng kinh qua cuộc đời đầy cam go thử thách với biết bao khó khăn do thời thế tạo nên.
….
Những ngày ra tù sống lang thang, thơ tôi làm thường viết trên bao thuốc lá cũng mất đi cả. Ngoại trừ một vài bài bạn hữu thân hiết còn giữ và gửi lại cho tôi sau này. Một phần nữa xin thưa là tôi làm thơ rất tài tử, làm đâu bỏ đó không bao giờ có ý lưu trữ để in ấn thành tập.
…. 
Dẫu sao đứa con tinh thần của tôi dù có muộn màng nhưng xem như mẹ tròn con vuông . Thì đây là một thi tập mang tính kỷ niệm, ít ra cũng mang màu sắc hoàn cảnh từng chặng đời tôi giẫm bước chân qua .
….
Xin đa tạ với cao xanh đã cho tôi còn có mặt tới hôm nay giữa cuộc đời đầy giông bão sau bốn bận thương tích ngoài chiến trường, rồi hai cuộc tù cộng lại mười năm .
Nhờ vậy tập “ Trôi Giữa Dòng Đời “ mới hình thành và có mặt hôm nay
Trân trọng kính chào

San Jose, Sep 01 , 2020
Hạ Thái Trần Quốc Phiệt
 
Chúng tôi trước sau đọc thi phẩm “ Trôi Giữa Dòng Đời “ của nhà thơ Hạ Thái Trần Quốc Phiệtthơ của anh đa dạng nói theo từ ngữ hiện đại “hại điện" thời bây giờ là đhệ có nghĩa là quá nhiều thể loại thơ trong một tập thơ, nào thơ Đường Tàu, đến thơ Xướng Họạ, thơ tặng giao tế bằng hữu, rồi thơ Hán Văn “ kể cả thơ dịch “thơ đời thường, thơ thời loạn, thơ thời ở tù …
 Chúng tôi là người đọc thơ cố gắng tìm kiếm những cái hay cái lạ, của những người làm thơ không có một thành kiến về bất cứ loại hình thơ nào ? miễn thơ là thơ, thơ đọc lên truyền cảm xúc động tâm hồn mình, thơ không có cũ và cũng không có mới, người làm thơ không có phân biệt già và trẻ, và cũng không nên câu nệ thơ đầu điển, thơ cổ điển, thơ tự nhiên, thơ tự do, thơ tân hình thức, thơ hậu hiện đại, đại khái thơ lục bát “ 6/8 “ từ xửa xưa đã có rồi, ngay từ ca dao hò vè v..v.. đã cóví dụ :
-
“ Trăng lên khỏi núi trăng tà
Người yêu ta thật hay là yêu chơi “
 
Đến năm 1957 ở miền Nam, có thi sĩ Hà Liên Tử xuất bản cuốn thơ  “Tiếng Bên Trời“cuốn thơ vài chục bài thì cũng bình thưng như những tập thơ của những người làm thơ khác, nhưng riêng thơ lục bát “6/8 “ thì được chặt khúc ra như sau :
 
10 năm xưa
10 năm sau
1 hình bóng cũ
Xóa màu thời gian
 
Hoặc
 
bỗng dưng
tôi khóc
em cười
 
Sau đó thì thi sĩ Hà Liên Tử được các tạp chí ở miền Nam như Nhân Loại, Sáng Tạo, v..v..chà xà bông, cạo gió dài dài, sau thi phẩm “Tiếng Bên Trời “ nhà thơ Hà Liên Tử b chửi bới nhiều quá, từ đó bỏ hẳn cái nghề làm thơ, tuy nhiên chuyện đến đó chưa phải là chấm hết, đến đầu năm 1972 thì thơ lục bát  lại sống trở lại mà lại đồ sộ hơn trước nhiều, cũng chỉ là thơ lục bát thôi, nhưng những vị làm thơ mang chặt vụn ra từ 1 câu đến 2 câu, ba câu rồi 4 câu y như chặt con cá ra nhiều khúc “nhưng cũng chỉ là thơ lục bát“ hình thc có khác có lạ mắt chút đỉnh, từa tựa như thơ thất ngôn “bảy chữ“ ngắt ra làm 2 phần, phần trên 4 câu phần dưới 3 câu, hoặc ngược lại, ví dụ thơ Nguyễn Khuyến :
 
Ao thu lạnh lẽo
Nước trong veo
Một chiếc thuyền câu
Bé tẻo teo
 
Coi thì cũng chả mới hơn khi dòng thơ ở dạng 7 chữ “ thất ngôn “,
Rồi cái đà chiến tranh leo thang trước 1975, ai cũng lo đi lính, làm dân thì lo chạy loạnkhông ai có thì giờ quan tâm đến việc khác, sau 1975 thì cái dạng thơ lục bát và không lục bát ở hải ngọai “tuy nhiên không phải là thơ tự do“ được nhà thơ Trần Vấn Lệ viết liền kết vào với nhau không chấm không phết gì cả ? tuy nhiên cũng chỉ là thơ cũ ngũ ngôn, thơ thất ngôn thơ lục bát chớ cũng chả mới mẻ đầu voi đuôi chuột gì ? chẳng qua cũng chỉ là dạng bịp đời cuộc sống nơi quê người thì cũng chỉ  “cơm áo gạo tiền“ nó đã làm cho con người mệt mỏi và vất vả, viết lách thơ văn ba lăng nhăng thì lại giống như ở bên nhà, tự biên tự diễn và tự dẹp “có nghĩa là bản nhạc thì tự mình sáng tác ra, rồi cũng tự mình hát, hát xong thì tự mình nghe rồi tự sướng, xong thì chính mình dẹp không có khán giả nào coi cả “dần dần thi ca đi vào chỗ nhàm chán ngõ cụt, các tp san, tạp chí dần dần đóng cửa, vì không có ai ủng hộ người viết “tức sáng tác“ lớp qua đời, lớp già, lớp ngừng viết, văn chương ở vào dạng tụt hậu theo vết mòn của cải lương, của hát chèo, hát bộ, quan họ Bắc Ninh, hát bài chòi, hát ả đào, thơ tao đàn mày đàn không còn người ở không thưởng thức nữa, vì quá cũ không theo kịp thời đại .

Giữa buổi chạng vạng hoàng hôn của thi ca trên toàn thế giới, văn minh cơ khí, cùng cuộc sống vội vã của tất cả các dân tộc, nào những biến động của địa cầu và không gian cùng những sóng thần bão lốc xoáy, núi lửa v..v.. giữa lúc nhân loại đang bước vào thời kỳ ngáp ngáp, thì cái cảnh chợ chiều nhà thơ Hạ Thái Trần Quốc Phiệt loạng qung bước chân vào, bước đi rất là vững chãi tự tin, xin đọc tạm đôi dòng thơ tha thiết của thi nhân:
 
Thưa rằng
tôi - con chim ngất ngư
còn thèm cất tiếng hót
nghe đâu đây
lời ru buồn thánh thót
nhếch môi cười tạm giấu nỗi chua cay 
“ Trích Khai Đề 
 
Quê hương nỗi nhớ khôn cùng
những ngày mưa gió bão bùng đong đưa
những đêm trăng, những ngày mùa
cành tre , bóng mát , đình chùa , cổ am… 
“ Trích Cảm Hoài 

Tôi trở về thăm lại dòng sông
có bến ghe thuyền chài chen chúc
dòng nước hiền hoà hai mùa trong đục
gốc xoan bên đường đúng độ trổ bông
chỗ thân quen nay ai cũng lạ
tự xót xa rồi tự thấy đau lòng 
“ Trích Dòng Sông Xưa Còn Ngày Trở Lại “

Gió lạnh tìm về nhạn lại bay
Chiều nghiêng dốc núi bóng hao gầy
Vàng thu nhạt nhẽo pha màu úa
Chợt buồn thèm một chút gì cay

Bạn bè ngày cũ tìm đâu được
Thủa tuổi vào đời tình nghĩa thay !
Bôn ba tứ tán người một nẻo
Lưu lạc mười phương ới ai đây

Gọi tên nhau thử ai còn mất
Qua cụộc chuyển vần gió bụi bay
Vào tuổi sáu lăm còn mấy đứa
Về với nhau tìm một cuộc say 
“ Trích Bài Hành Sáu Lăm “

Khi về quá bộ ngang qua đó
Tìm lại bóng trăng thủa hẹn hò
Ngọn lá thu buồn bay vàng ngõ
Chốn cũ sông xưa lạ mạn đò!
 
Bên này bờ bồi bên kia lở
mái chèo khua sóng nước lung linh
hỏi còn lên ngược chiều sông nước
hỏi có về xuôi gặp gỡ mình 
“ Trích Trôi Giữa Dòng Đời “
 
Sau một hồi cười ngựa xem hoa, dạo chơi loanh quanh trong thi tập “Trôi Giữa Dòng Đời “ của nhà thơ Hạ Thái Trần Quốc Phiệt gần 280 trang sách, với trên trăm bài thơ đủ tầm đủ cỡ, đủ ngắn đủ dài, thú thật hơi thơ của Hạ Thái rất là phong phú, mượt mà óng chuốt, tuy có thoang thoảng hơi thơ tiền chiến Nguyễn Bính, nhưng thanh thoát hơn, ngắn gọn hơn, vẫn xứng đáng là thi nhân của hậu bán thế kỷ 20 .
 
Mỗi một triều đại, hay một giai đoạn lịch sử, văn chương “gồm cả thi ca“ nó hoàn toàn biến dạng và hoàn toàn khác nhau, thơ thời Lý khác với thời Trần, và thơ thi nhà Lê khác với thời nhà Nguyễn, ví dụ :
Thơ đầu thế kỷ thứ 19, lấy  thơ của Nguyễn Du trong Đoạn Trường Tân Thanh làm tiêu biểu :
                     
“ Trăm năm trong cõi người ta
Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau “
thơ Nguyễn Du “

Cõi người ta là cõi chung của con người trên toàn thế giới, không phân biệt màu da chủng tộc, thì chữ Tài và chữ Mệnh vốn ghét nhau ? nhưng trên thực tế thì dù có ghét nhau thật đi nữa thì cũng chả làm gì được nhau ? y như nhạc của Ban A.V.T “ như hai cô ca sĩ có ưa nhau bao giờ ? không ưa nhau nhưng cũng chả làm gì được nhau?
 
Nhưng thời kỳ đầu thế kỷ 20, một nhà thơ tiền chiến cùng thời với Dương Bá Trạc, Nguyễn Bá Học, Nguyễn văn Vĩnh, Phạm Quỳnh …. cũng soạn lại một cuốn hậu Thuý Kiều mở đầu như vầy:

“Trăm năm trong cõi người Ngô
Chữ tài chữ mệnh khéo vồ lấy nhau “
 
Người Ngô đây là người Hán Tàu thủa Tam Quốc xưa, chứ không phải người Ngô là người Ngô Duy Nhĩ Tân Cương, câu thơ này không còn nói chung chung về con người ta ở khắp năm châu bốn biển mà khoanh vùng rất ông thể cụ thể là nước Hoa Lục có hình dạng là 1 con gà mái, đầu ở Mãn Châu còn đuôi ở Tứ Xuyên, thì chữ Tài và chữ Mệnh gắn bó với nhau khá thân thiết.
Chữ Vồ đọc lên rất là ấn tượng ấn voi, con cọp vồ con nai, con mèo vồ con chuột , Anh ba Tàu vồ anh Việt Nam, Anh Liên Xô vồ Anh Ukraina. Chữ Vồ là động tự có tính tích cực chủ động hơn là chữ ghét tĩnh tự, nhưng hậu bán thế kỷ 20, vào giữa năm 1969, thi phẩm Đoạn Trường Vô Thanh của nhà thơ Phạm Thiên Thư được giải thưởng Văn Học Nghệ Thuật toàn quốc của Min Nam Việt Nam thì lúc đó tâm tình người làm thơ lại thay đổi khác

Xưa Là Giọt Lệ
 
Đoạn trường
Sổ gọi tên hoa
Xưa là giọt lệ nay là hạt châu

Bức Thứ Nhất
 
Lòng như bát ngát mây xanh
Thân như sương tụ trên cành đông mai
 “trích Đoạn Trường Vô Thanh của Phạm Thiên Thư “
 
Cũng là “Đoạn Trường“ cả, nhưng mỗi giai đoạn lịch sử thì cái đoạn trường nó lại khác nhau, chả hạn như thời Trịnh Nguyễn phân tranh lấy sông Linh Giang ở tỉnh Quảng Bình làm biên giới.
Và mới đây giai đoạn 54 - 75 chiến tranh Nam Bắc Việt Nam cũng là chiến tranh, nhưng hai cuộc chiến hoàn toàn khác nhau, cuộc chiến trước là cuộc bành trướng thế lực của nhà Trịnh về phương Nam, còn cuộc chiến sau là cuộc chiến tranh ý thức hệ, gia Tư Bản và Cộng sản. 
 
Tuy thơ của nhà thơ Hạ Thái đôi khi đọc thoáng qua thì thấy từ chữ hơi cũ, không hiện đại hơi thơ gần với ca dao phong giao, nhưng đọc cho kỹ thì thi ca từ xưa đến bây giờ cũng toàn vay mượn lẫn nhau, cũng như ngôn ngữ nước này mượn chữ của nước kia “nhất là những nước cùng chung một biên giới “ thì chuyện đó là lẽ thường, muốn làm mới thi ca là một chuyến rất khó, thời tiền chiến người có công đầu với thơ mới là Phan Khôi, Thế Lữ, nhưng đưa thơ tiền chiến lên tuyệt đỉnh danh vọng lại là Xuân Diệu, Huy Cận, Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên ….và sau 1954 ở miền Nam những nhà thơ thời danh như Cung Trầm Tưởng, nhà thơ Viên Linh cũng nâng thơ lục bát đến chỗ tuyệt diệu và sau 1975 ỏ hải ngoại, thì nhà thơ Trần Vấn Lệ cũng đã thành công qua cuộc chỉnh trang lại thơ lục bát đến chỗ gần hoàn mỹ “mãn“.
 
Tiếp tục trở lại với những đoạn thơ rất là ấn tượng của nhà thơ Hạ Thái Trần Quốc Phiệt
  
Hỏi tắc kè có gì ấm ức hở
Tiếng vỡ ra từ góc núi xa xăm
Như vọng lại hồn ma Hời than oán
Đỉnh tháp rêu rủ lời khóc dân Chàm
 
Khi trời chiều những ngày nhiều mây trắng
Có vài ba cánh nhạn thoáng điểm trang
Gió lang thang hôn lên nhành mắc cỡ
Bài ca nào nức nở những đêm trăng
 “ Trích Bài Thơ Chiều 30/4/….”
*
Người lính xưa chừ tóc đã bạc
Nợ tang bồng đành gác đằng sau
Mượn giải sầu nghiêng bầu độc ẩm
Cạn hồ trường thấm thía niềm đau
 “Trích Tâm Sự Người Lính Già “
*
Người về ôm mộng xa xăm
Đàn xưa đã tắt tiếng trầm bỗng rơi
 
Tôi về còn chỉ mình tôi
Phui bay gió bụi hết rồi tay không
Còn chi giữ lại trong lòng
Hồi chuông xé vụn hoài mong mịt mờ
 -“ Trích Tôi Về “

Bao năm lưu lạc đời đây đó
Nhờ về chốn cũ hồn mang mang
 
Mấy mùa én nhạn bay rồi nhỉ
lưu lạc chân trời nhớ biển xa
chốn cũ thành xưa vào huyền tích
đầu sông – góc núi – bóng nguyệt tà
 
Đêm dài sương lạnh buồn u tịch
Áo cừu xứ tuyết gội phong ba
Kinh Kha tráng sĩ hề ….sông Dịch
Nghiêng chén sầu bi hề ….quan hà
 -“ Trích Một Đời Lưu Lạc ‘
*
Xếp thi tập “ Trôi Giữa Dòng Đời “ của nhà thơ Hạ Thái Trần Quốc Phiệt lại, người viết lại chợt thoáng nhớ trong đầu câu thơ Huy Cận trong thi tập Lửa Thiêng “một chiếc linh hồn nhỏ mang mang thiên cổ sầu, và thơ Nguyễn Du “rằng hay thì thật là hay, nghe ra ngậm đắng nuốt cay thế nào ? “bàn tán lăng nhăng dài dòng thì cũng không một sớm một chiều mà làm thơ hay thơ tuyệt tác ngay được ? mà phải có quá trình có thời gian, nhà thơ Hạ Thái Trần Quốc Phiệt tuổi đời cũng gần tám bó (thiểu 3 tuổi) mà thi phẩm “Trôi Giữa Dòng Đời “ nội dung toàn tập thơ vẫn rất sung mãn nhiệt tình trẻ trung, tình cảm quê hương đất nước nồng nàn rạt rào, tình cảm giữa người và người rất đậm đà thân ái, nói theo chữ thời bây giờ thì thơ của Hạ Thái Trần Quốc Phiệt rất ấn tượng và đạt yêu cầu.
 
Khanh Tương & Chu Vương Miện thực hiện.
Tháng 5 năm 2022

Không có nhận xét nào: