Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Chủ Nhật, 15 tháng 5, 2022

LỄ TẮM PHẬT - PHẬT ĐẢN 2566 - PHTQ


Ý Nghĩa Của Nghi Lễ Tắm Phật
Theo truyền thuyết, ngay khi Thái tử Tất Đạt Đa đản sanh, có hai vị Long vương đến phun hai dòng nước tắm cho Thái tử. Một vị phun dòng nước lạnh và một vị phun dòng nước nóng. Hai dòng nước lạnh và nóng tượng trưng cho hai cảnh giới thuận và nghịch của cuộc đời, hai cảnh giới vui buồn và sướng khổ của cuộc sống hằng ngày, mà tất cả mọi người sanh ra trên thế gian này phải chịu đựng. Thái tử Tất Đạt Đa đã chịu đựng được hai dòng nước lạnh và nóng đó, sau này trở thành Đức Phật Thích Ca.
<!>
Trong kinh sách, Đức Phật dạy rằng: người nào chịu đựng được những cảnh thuận nghịch của cuộc đời, mà tâm vẫn bình thường, bình tĩnh thản nhiên, an nhiên tự tại, thì người đó là một vị Phật trong tương lai. Đây là ý nghĩa hết sức thâm trầm vi diệu của đạo Phật.

Trong kinh sách, những cảnh thuận nghịch của cuộc đời được gọi là: bát phong. Bát là tám, phong là ngọn gió. Bát phong chia làm bốn cặp, mỗi cặp gồm hai cảnh giới thuận nghịch, đó là: lợi lộc và suy sụp, hủy báng và danh dự, xưng tán và chỉ trích, khốn khổ và lạc thú.

Trên đời này, cảnh khổ quá nhiều: sanh lão bệnh tử là khổ, cầu mong không được, thương yêu phải chịu chia lìa, thù ghét gặp nhau, thân thể ốm đau, tâm loạn động bất an cũng đều khổ. Còn hưởng thụ các lạc thú trên đời cũng không ít việc đưa đến phiền não khổ đau sau đó.

Trong Phật giáo, thường có nhiều hình thức nghi lễ, nhằm mục đích truyền bá giáo lý sâu rộng trong nhân gian, giúp đỡ mọi người xây dựng cuộc sống hiện đời được an lạc và hạnh phúc hơn. Nghi lễ tắm Phật dựa vào truyền thuyết hai vị Long vương phun hai dòng nước, một dòng nước lạnh và một dòng nước nóng, tắm cho Thái tử Tất Đạt Đa trong ngày đản sanh nói trên.


Khi múc gáo nước đầu tiên, tắm bên vai phải của tôn tượng Đức Phật đản sanh nhỏ nhắn, chúng ta tâm nguyện rằng: dù trên đời có gặp việc phải, vừa ý, gọi là thuận cảnh, tâm của chúng ta vẫn bình tĩnh thản nhiên. Khi múc gáo nước thứ hai, tắm bên vai trái của tôn tượng xinh xắn, chúng ta tâm nguyện rằng: dù trên đời có gặp việc trái ý, gọi là nghịch cảnh, tâm của chúng ta vẫn bình tĩnh thản nhiên.

Việc làm này mang nhiều ý nghĩa vi diệu, có ích lợi lớn cho việc tu học, có thể chuyển hóa tâm trạng của con người từ phiền não khổ đau thành an lạc và hạnh phúc. Đây chính là ý nghĩa sâu xa của nghi lễ tắm Phật và việc tu tập theo đạo Phật vậy. []

lllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll

Thế nào là Tam Bảo?

- Tam Bảo là ba điều quí giá, cao tột.

- Tam Bảo bên ngoài và Tam Bảo tự tâm

1. Tam Bảo bên ngoài là Phật Pháp Tăng.

2. Tam Bảo tự tâm là tâm sáng suốt, tâm chân chánh và tâm thanh tịnh.

Những điều Đức Phật dạy và những gì bản thân Ngài chứng đắc trong quá trình tu tập và hành đạo khổ hạnh, đã để lại cho hàng đệ tử xuất gia, tại gia, con đường đi đến Niết Bàn, là sự giải thoát hoàn toàn viên mãn.

- Phật: Bậc sáng suốt, giác ngộ cao tột, tự giác, giác tha, giác hạnh viên mãn, phước đức và trí tuệ lưỡng toàn. Phật là tự tâm sáng suốt của mỗi người.

- Pháp: Con đường chân chánh, phương pháp lợi ích rốt ráo, pháp môn đưa đến giải thoát sanh tử, là cứu cánh để trau giồi giá trị phẩm hạnh, đạo đức, thánh thiện. Pháp là tự tâm chân chánh của mỗi người.
- Tăng: Tăng già là tập thể thanh tịnh hòa hợp, đời sống đơn giản trong sạch, quên mình vì lợi ích chúng sanh, cứu người giúp đời, tu hành theo Bồ Tát hạnh. Tăng còn là tự tâm thanh tịnh của mỗi người.[]

BBT.PHTQ.

Không có nhận xét nào: