Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Chủ Nhật, 15 tháng 5, 2022

Cindy Chavez và cộng đồng Việt - Cindy Chavez sẽ là thị trưởng San Jose tương lai ? - Giao Chỉ, San Jose.


1)Lời nói đầu: Từ năm 1975 đến nay dân Việt tại San Jose đã trải qua 7 đời thị trưởng. Quay đi quay lại đã 47 năm và gần nửa thế kỷ. Ngày nay với 11 % dân số chúng ta đã có những gì gọi là công cộng. Công trình Vườn Văn Hoá Việt xây dựng 9 năm hoàn toàn bằng tiền quyên góp đồng bào bị tháo gỡ đưa vào khu Vườn Rau hoang vắng và thiếu các nhu cầu tiện ích. Nhờ luật sư Tâm vận động trong nhiệm kỳ lấy được trung tâm văn hóa nhỏ bé, và chật chội để các hội đoàn chen chúc mà sinh hoạt. Vì chia rẽ rất đáng tiếc ông Tâm bị loại sau một nhiệm kỳ để rồi chúng ta hoàn toàn là con số Không. Viện bảo tàng Việt Nam đầu tiên và duy nhất trên thế giới do cơ quan IRCC thành lập hoàn toàn không được tài trợ của chính quyền trong suốt 20 năm qua. 
<!>
Tin mới nhất là một tiểu bang nhỏ bé bên Úc đã tặng cho cộng đồng Việt 7 triệu Úc Kim để xây dụng bảo tàng Viện. Chúng tôi đã phải bỏ ra 350 ngàn để tân trang ngôi nhà đổ nát trong Kelley Park và hàng năm điều hành, bảo toàn căn bản trên 20 ngàn mới năm.

Bây giờ chúng ta cần gì. Rất cần một thị trưởng quan tâm đến tất cả các công động và người Việt phải có chỗ đứng xứng đáng với tỷ lệ nhân số rar quan trọng. Người đó là bà Cindy Chavez. Người duy nhất. Hãy xem qua các nhân vật tranh cử thị trưởng kỳ này. Tổng công 7 người. Hai tay sinh viên và một ông cảnh sát về hưu. Có 3 vị đương kim nghị viên San Jose cùng ra tranh cử. Xem ra mấy tay này cũng chẳng có tính nghĩa gì nên nhảy ra chia phiếu. Từ nhiều năm qua dân Việt hoàn toàn không biết các vị này là ai, nói gì đến tình nghĩa và yểm trợ trực tiếp. Ai là người Việt lại đi bộ phiếu cho các vị này. Vì vậy chắc chắn phiếu Viet dành cho Cindy sẽ dẫn đầu. Nhờ vậy bà sẽ thắng cư hoặc vào chung kết tháng 11. Và chúng ta sẽ đi bầu hoặc gửi thư bầu cho người xứng đáng nhất Cindy Chavez. Cô bé con ông thợ mộc và bà phụ giáo rất nhà quê, Đặc biệt dù là gốc Mễ nhưng Cindy cũng như con cái Việt Nam. Cô cũng không biết tiếng Mễ. Sanh ra tại Mỹ nàng đã trở thành Mỹ con. Bây giờ xin đọc câu chuyện khá dài dưới đây.

2)Hàng trăm sắc dân San Jose


đã tập trung ngay trên con đường giữa khu trung tâm San Jose. Mặt tiền của ngôi nhà đơn sơ của bà giám sát viên Chavez của Santa Clara County dùng làm sân khấu. Báo chí Mỹ, Việt và Mễ tham dự đầy đủ. Các quan khách cao niên ngồi trên ghế ngay mặt đường. Sự tham dự của khán giả hết sức nhiệt thành và đông đảo. Hôm nay chính là ngày bà giám sát County Cindy Chavez đã từng là phó thị trưởng San Jose tuyên bố tranh cử thị trưởng nhiệm kỳ 2023-2026. Betty Dương là người mở đầu chương trình. Cô đã là người phụ trách điều hợp trung tâm dịch vụ Việt Mỹ trên 60 triệu US khánh thành tại San Jose . Trách nhiệm giới thiệu quan khách hiện diện, Betty xuất sắc khởi động sự hào hứng của mọi người bằng đôi tay và tiếng nói mạnh mẽ. Sử dụng cả Anh ngữ, Việt Ngữ và tiếng Mễ cô đã đọc tên quan khách chuẩn mực và sau cùng dành diễn đàn cho MC của chương trình. Ông MC mực thước, rất chừng mực giới thiệu các quan khách nói về nhân vật sẽ tranh cử. Anh thị trưởng Campbell gốc Tầu rất trẻ nói sau cùng rất hùng biện nhưng xem chừng hơi quá mức khen ứng cử viên. Bà Chavez là diễn giả chính có ông chồng đứng kế bên đã nói về con đường sẽ xây dựng San Jose hiện là đô thị đang trên đà phát triển. Tuy nhiên ứng cử viên thị trưởng San Jose nói về chuyện con người chứ không nói về các lãnh vực khoa học hay kinh tế thương mại. Bà nói tương lai của San Jose với dân số đông đảo và đa diện phải là thành phố của bình đẳng. Bình đẳng sắc tộc, bình đẳng nam nữ, bình đẳng giữa các tầng lớp quần chúng và các nghề nghiệp. Ngay sau khi bài diễn văn chính chấm dứt mọi người vẫn còn lưu luyến ở lại hàn huyên, chụp hình ghi dấu một lần hội họp tình cảm và sẽ là các giây phút lịch sử sau này. Tất các xe đều đậu dài trên đường nên quan khách phải đi bộ rất xa. Các cô gái tình nguyện đã dẫn đường cho các vị cao niên về chỗ xe đậu và mời nước cho mọi người. Không khí hết sức thân thiện và chương trình mở đầu với nhiều hy vọng cho tương lai.

3)Cindy là ai ?. Cô bé Cindy sinh ngày 7 tháng 4-1964 trong một gia đình bình dân từ New Mexico dọn về San Jose. Cha thợ mộc, mẹ là phụ giáo. Cindy theo học San Jose State và đã say mê con đường phục vụ xã hội và xa hơn nữa cô muốn trở thành chính trị gia chuyên nghiệp. Năm nay 57 tuổi đã lập gia đình với Mike và có một con trai. Từ các công việc tình nguyện và tham gia vào các sinh hoạt xã hội và giáo dục Cindy đã nắm nhiều chức vụ cho đến khi vào làm nghị viên thành phố và lên đến phó thị trưởng San Jose. Rồi từ bên San Jose bà trở thành giám sát viên County Santa Clara khu 2 với 400 ngàn gia cư. Với tấm lòng phục vụ tha nhân và nỗ lực làm việc, giao tiếp lịch sự với mọi giới chức và được lòng cử tri Cindy Chavez là một chính trị gia thân thuộc của các sắc dân và của mọi gia đình.

Ai biết đường về San Jose ? (Do you know the way to San Jose) Năm 1968 trong khi Việt Nam khói lửa mịt mù của trận Mậu Thân thì San Jose vẫn còn là thị trấn rất nhà quê toàn hoa Vàng nở trên đất ruộng trồng nông phẩm và nho làm rượu vang. Cô ca sĩ da đen Dionne tìm đường trở lại San Jose đã véo von bài ca của Burt Bacharach. Tôi muốn tìm đường nên phải hỏi ai biết lối về San Jose. Vào khoảng năm 1849 người ta biết đến thị trấn San Francisco trên đường đi tìm vàng nhưng không ai biết đến San Jose. Lịch sử ghi rằng cũng có một thời mọi người tìm thấy quận hạt San Jose nhỏ bé cạnh Cựu Kim Sơn nên đã nhóm họp để thành lập tiểu bang CA tại đây. Nhưng sau quyết định dọn lên Sacramento. Khi người Việt mới đến San Jose thời kỳ 1975 qua 76 và 77 thì gặp ngay thời vận cực thịnh của ngành điện toán phát triển. Không phải là hàng trăm mà có đến hàng ngàn công việc mở ra mỗi ngày. Dân Việt ty nạn khắp nước di cư lần thứ hai từ các tiểu bang băng giá kéo về San Jose. Các lớp huấn luyện chuyên viên gần đóng cửa bây giờ phải tổ chức dạy học ngày đêm cho người Việt. Tiếng hát véo von của ai cất lên. Về đây nghe em. Về đây nghe em. Những bài thơ và những lời ca được cải thiện theo thời sự. Mới dọn về San Jose là phải đi khai báo ngay. Đưa người ta đi khai eo phe, sao nghe tiếng sóng ở trong lòng. Nắng chiều hiu hắt, tên thành họ. Chờ đến hoàng hôn lãnh Phút tem. Có khi niềm vui tìm được việc làm. Ở đây chồng tếch vợ ly. Cùng làm một xip còn gì sướng hơn. Thời kỳ cuối thập niên 70 quả thực San Jose là nơi nổi danh đi trước quận Cam. Những tờ báo hàng ngày đầu tiên, những chương trình radio TV đầu tiên. San Jose được mệnh danh là thủ phủ tình thương đóng góp nhiều nhất cho phong trào cứu người vượt biển. San Jose tổ chức liên tiếp các cuộc biểu tình chống cộng mà mục tiêu là thành trì đại học Berkley đón tiếp Việt Cộng. Những bài ca đấu tranh của Việt Dzũng và Nguyệt Ánh cất tiếng đầu tiên tại San Jose. Những hội Tết vĩ đại nhất đã tổ chức tại đây với thống đốc CA tham dự. Rồi những ngày tháng trôi qua, dân Việt San Jose quay sang con đường định cư chân chỉ hạt bột nhường chỗ cho Little Sài Gòn Bolsa nổi dậy. Miền Nam sóng gió nhiều hơn và miền Bắc tương đối bình yên. Trong thành phố San Jose có 10 ghế nghị viên, nội bộ cộng đồng ta đánh nhau mạnh mẽ, văng hết ra ngoài chẳng còn ghế nào.

4) Nắng Ca Li anh đi mà chợt mát. Bởi vì em vẫn lãnh check oen phe .

San Jose bao năm qua San Jose từ khi thành lập đã trải qua 65 đời thị trưởng. Khi người Việt Nam đầu tiên đến San Jose sớm, sẽ còn gặp ông thị trưởng thứ 59 là Mineta gốc Nhật. Ông này sau trở thành bộ trưởng và chính khách danh tiếng đã từng tham dự những ngày đầu tiên thành lập chương trình đón người ty nạn Đông Dương của cơ quan IRCC. Tiếp theo bà thị trường Hayes là nhân vật nữ làm 2 nhiệm kỳ 8 năm từ 83 đến 91. Ông Mcenery một nhà đầu tư lên chức thị trưởng với nhiều cải cách nhân dịp San Jose vươn vai đứng lên từ cánh đồng Hoa Vàng trở thành kinh đô điện tử. Bà Hammer là thị trường 62 rồi tiếp đến ông gốc Mễ Gonzales người thứ 63. Chính trong nhiệm kỳ này kinh đô điện tử có thị xã mới hết sức tân kỳ khánh thành trên đường Santa Clara. Cũng trong giai đoạn này IRCC tổ chức gây quỹ Museum tại nhà hàng Kobe của ông Đinh Thành Châu có mời bà phó thị trưởng Cindy tham dự. Bạn chúng tội là đại tá không quân Vũ Văn Ước hát tình ca tiếng Mễ tặng cô Chavez. Mối duyên thân hữu từ ngày đó.

Rồi ông già Reed nối tiếp là thị trưởng thứ 64 đảm trách từ 2007 đến 2015. Đây là thời gian có cuộc biểu tình của cộng đồng Việt phản đối cô phó thị trường Madison gốc Việt hết sức dữ dội vì lý do đặt tên khu Little Sài Gòn. Đây cũng là dịp phi công Lý Tổng tuyệt thực khi tham dự vào cuộc biểu tình gây bối rối cho thị trưởng và rung động cả tiểu bang. Sau ông Reed đến ông Sam Riccardo lên thị trưởng từ 2015 cho đến nay. Nhiệm kỳ của Sam sẽ chấm dứt vào đầu năm 2023. Cuộc tranh cử thị trưởng tương lai của San Jose sẽ khởi động cuối năm 2021 qua năm 2022. Như vậy kể từ 1975 đến nay, người Mỹ gốc Việt tại San Jose đã trải qua 7 đời thị trưởng. Tuy nhiên thực sự kể từ năm 2000 đến nay, số cử tri gốc Việt mới trở thành con số đáng kể và gây được phần nào ảnh hưởng đến kết quả sau cùng.

5) Những cử tri sẽ quyết định. Bầu cử thị trưởng San Jose là phải tranh cử lấy phiếu toàn thể dân chúng. Theo tài liệu chính thức dân số San Jose hiện nay là 1,013,240. Trong số hơn 1 triệu dân có bao nhiêu cử tri, và bao nhiêu cử tri đi bầu. Đó là những con số quyết định. Phân tích theo sắc dân thì thành phố này người Mỹ đã trở thành phe thiểu số. Mỹ trắng có 40% Á châu có 38% gốc Mễ là 31%. Trong số gốc Á châu, người Việt vào năm 2021 theo thống kê hiện có 110,000 chiếm 11%. Nếu tất cả người Việt có quốc tịch đều nỗ lực ghi danh và đi bầu. Dù hoạt động riêng rẽ nhưng cùng bầu cho một người thì sẽ tạo ảnh hưởng quan trọng không kém người gốc Mễ.

6) Ảnh hưởng từ cộng đồng Việt Nam: Trở lại với ý nghĩa chính của bài ghi nhận này. Người Việt tại Hoa Kỳ vẫn chưa đoàn kết. Trải qua một cuộc chiến tranh và cuộc di tản ty nạn, bỏ lại sau lưng những oan khiên của tù cải tạo, kinh tế mới và vượt biên vượt biển. Đau thương cũng khác biệt và hy vọng cũng khác biệt, thế hệ cao niên trải qua bao nhiêu dâu bể dễ gì đoàn kết. Chúng ta đã làm mất cơ hội một thời gần có 3 ghế nghị viện trong tay người Việt tại San Jose. Trên các tiểu bang chúng ta đã có mặt trong mọi lãnh vực. Ngay cả con đường đi vào chính trường cũng đã thành công tại những địa phương không có cử tri gốc Việt. Tại CA với số đông đảo người Việt hiện diện dù có mặt trong các tổ chức công quyền cũng có rất nhiều điều đáng tiếc. Tại San Jose những điều đáng tiếc xảy ra vì sự chia rẽ đã làm mất cơ hội hiện diện . Điều đáng tiếc ở đây lại còn đáng tiếc hơn nữa vì nhân danh San Jose là nơi có số người Việt đông đảo nhất Hoa Kỳ. Với 110 ngàn dân chiếm 11% dân số hơn triệu dân của đô thị lớn nhất Bắc CA. Thật là điều đáng hãnh diện. Chúng ta rất cần đoàn kết để đưa người Việt xứng đáng vào các chức vụ dân cử.Chọn mặt gửi vàng: Trong khi chờ đợi sẽ có dân cử gốc Việt xứng đáng chúng ta cần ủng hộ các vị dân cử đại diện thực sự cho tất cả các sắc dân. Mỗi kỳ bầu cử chúng ta không quên những người bạn của cộng đồng Việt.



7) Khánh thành trung tâm dịch vụ Việt Mỹ. Đây là một thành tích vô cùng vĩ đại được coi như món quà hết sức đặc biệt mà quận hạt Santa Clara đã dành tặng cho di dân gốc Việt tại miền Bắc California. Người Việt tại quận hạt này có 126 ngàn dân chiếm 7% coi như đông người Việt nhất so với các quận hạt tại Hoa Kỳ. Quận Cam ở miền Nam có 184 ngàn nhưng chỉ chiếm 6% tổng số dân Orange county. Trong 5 năm qua giám sát viên Dave Cortese và Cindy Chavez đã dành ngân khoản và vận động xây một trung tâm dịch vụ trên đường Senter với danh hiệu Việt Mỹ. Ngân sách dự trù từ 50 triệu rồi dần dần theo thời giá hiện đã chi gần 70 triệu để hoàn tất vào mùa lễ tạ ơn năm 2021. Nơi đây sẽ tập trung các công tác phục vụ cho phần lớn các nhu cầu của người Mỹ gốc Việt về y tế và xã hội. Với sự tập trung phần lớn các cán sự và nhân viên song ngữ Mỹ Việt sẽ giúp đỡ trực tiếp và hữu hiệu cho cộng đồng Việt Nam.Khu cao ốc 3 tầng xây cất mỹ thuật và tân kỳ bởi kiến trúc sư giám đốc là ông Thắng Đỗ, gốc Việt đã đem lại hình ảnh pha trộn giữa văn hóa Việt và kỹ thuật Hoa Kỳ. Trung tâm sẽ là nơi phục vụ cho mọi lứa tuổi nhưng đặc biệt là lãnh vực y tế cộng đồng, Những phương thức ngăn ngừa rất quan trọng trong những giai đoạn chống dịch hiện nay. Điều quan trọng xin đừng hiểu nhầm đây là một trung tâm giải trí, văn nghệ văn hóa và trình diễn. Đây thực sự là trung tâm dịch vụ để giúp cho các nhu cầu thực tế hàng ngày của mọi người. Không phải là sân khấu văn nghệ cuối tuần mà là nơi để các vị cao niên có bữa ăn hàng ngày. Nơi có dịch vụ trông trẻ cho các bà mẹ cần chờ khám bệnh. Đặc biệt là các dịch vụ về dân sinh và an sinh cho các khách hàng gốc Viết cần gặp các nhân viên y tế và xã hội nói tiếng Việt. Vì mang danh là trung tâm dịch vụ Việt Mỹ nên nơi đây cũng sẽ được trang trí thay đổi bằng những hình ảnh về văn hóa, lịch sử Việt Nam. Với sự khánh thành trung tâm gần như duy nhất và kiểu mẫu tại California, người Việt sẽ ghi nhận công trình và nỗ lực của các vị dân cử là ông Cortese và bà Chavez là 2 giám sát viên tác giả. Ông Dave Cortese hiện đã được cộng đồng Việt tích cực yểm trợ ông thắng cử vào Thượng Viện Cali kỳ vừa qua. Bà Cindy Chavez với món quà vĩ đại dành cho cộng đồng Việt thì con đường tranh cử trở thành vị nữ thị trưởng San Jose lần này chắc chắn sẽ được mọi người dồn phiếu tối đa, Chúng ta rất cần một phụ nữ là bạn của cộng đồng Việt trong ghế thị trưởng San José trong 8 năm sắp tới.

Giao Chi San Jose. giaochi12@gmail.com (408) 316 8393

Cuối tháng tư vừa qua ánh chị Lương Xuân Việt về San Jose chúng tôi có dịp mời đến thăm Trung Tâm Phục vụ Việt Mỹ. Phái đoàn đã được chính bà Sanchez tiếp đón và giới thiệu sinh hoạt của trung tâm. Kiến trúc bên trong và bên ngoài thể hiện sự phối hợp giữa 2 nền văn hóa thực hiện bởi kiến trúc sư Đỗ Thắng. Lời nhắc nhở này để bày tỏ lòng thương tiếc một người rất tử tế và tài ba trong cộng đồng vừa mới ra đi. --

Không có nhận xét nào: