25/5/2022
VOA Tiếng Việt
Một cuộc hội thảo của các nhà nghiên cứu từ Hoa Kỳ và Canada cho thấy một góc nhìn mới về các cuộc chiến ở Việt Nam, từ vai trò của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa do Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản lãnh đạo trong việc đánh bại quân đội Pháp năm 1954, những sai lầm của lực lượng Việt Minh trong thời kỳ Nam bộ Kháng chiến, đến sự thăng trầm của chính quyền miền Nam Việt Nam và nỗ lực can thiệp của Trung Quốc vào chính quyền của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu.
<!>
Trung tâm Lịch sử Quốc gia Hoa Kỳ (National History Center) thuộc Hiệp hội Lịch sử Hoa Kỳ và Chương trình Lịch sử và Chính sách Công (History and Public Policy Program) của Trung tâm Woodrow Wilson hôm 23/5 tổ chức hội thảo trực tuyến xoay quanh các nghiên cứu mới về Chiến tranh Việt Nam với các diễn giả Christopher Goscha, giáo sư lịch sử tại Đại học Quebec ở Montreal, Canada; Shawn McHale, Phó Giáo sư Lịch sử và Các vấn đề Quốc tế thuộc Đại học George Washington, và George Veith, tác giả lừng danh về Chiến tranh Việt Nam với tác phẩm được nhiều người biết đến Tháng Tư Đen: Sự sụp đổ của miền nam Việt Nam.
Ầm ầm trên sông: Một dòng cát giúp thành phố nổi lên
(Roar on the River: A Torrent of Sand Shores Up City’s Rise)
Andrew Haffner and Roun Ry – Bình Yên Đông lược dịch
VOD – May 16, 2022
Công nhân trườn sâu trong bụng của xà lan cát, các bắp thịt cánh tay của họ căng ra thấy rõ khi mỗi người giữ cố định một vòi nước màu xanh lớn phun một dòng nước.
Xà lan 1.500 m3 của họ di chuyển ngược với một trạm bơm, một xà lan phẳng nhỏ hơn được trang bị với một cái máy kêu ầm ầm cung cấp sức mạnh cho một ống hút dẽo đủ lớn để nuốt một đứa bé. Khi các phóng viên viếng thăm trạm bơm hồi chiều Thứ Tư, ống đang lủng lẳng tới xà lan cát KT Enterprise để xuống cát của nó, là chuyến mới nhất, làm thành một hỗn hợp bán dung dịch trước khi được hút đi.
Điệp Mỹ Linh – Kỷ niệm hội ngộ khóa 6/68 S.Q/T.B.Thủ Đức và những hoài niệm riêng.
Tùy bút
Tháng 5/2022
Để tưởng nhớ em tôi – Nguyễn Phiêu Linh – và kính tặng tất cả cựu SVSQ/TĐ khóa 6/68
Đây không phải là lần đầu tiên tôi được tham dự sinh hoạt của “mấy ông nhà binh”; nhưng, kỳ Hội Ngộ của khóa 6/68 cựu sinh viên sĩ quan trừ bị (SVSQ/TB) Thủ Đức vừa qua, tại Nam California, lại là một Hội Ngộ khiến tôi xúc động nhiều nhất.
Sự liên hệ giữa khóa 6/68 SQ/TB Thủ-Đức và Điệp-Mỹ-Linh bắt nguồn từ nhà văn Vũ-Uyên-Giang, tên thật là Nguyễn Quang Vinh.
Từ khi quen anh Vinh, tôi chỉ biết anh là một nhà văn Quân Đội chứ chưa bao giờ tôi hỏi xuất xứ của anh. Sau khi anh Vinh tạo ra website Thủ-Đức khóa 6/68, em tôi – Nguyễn-Phiêu-Linh – từ Việt-Nam emailed cho tôi biết rằng Linh cùng khóa 6/68 với anh Vinh. Linh cũng giới thiệu với tôi những người bạn cùng khóa như anh Tiêu Nhơn Lạc, anh Lê Đông Hải, anh Xuân Thu, chị Bích Thủy, anh Hồ Trọng Anh, v.v…
Nguyễn Khoa - Việt Nam được gì từ IPEF?
24-5-2022
Thứ hai, ngày 23-5-2022, tại Tokyo, Nhật Bản, một tổ chức kinh tế mới do Mỹ dẫn đầu được chính thức công bố: Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ Thái Bình Dương (viết tắt là IPEF: Indo-Pacific Economic Framework).
Những thành viên đầu tiên bao gồm: Mỹ, Nhật, Ấn, Úc, New Zealand, Hàn Quốc, Việt Nam, Thái Lan, Brunei, Philippines, Indonesia, Malaysia, và Singapore. Với tổ chức này, Mỹ chính thức trở lại vùng Ấn Độ – Thái Bình Dương, sau khi dự án Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP: Trans-Pacific Partnership) bị Donald Trump kết liễu khi mới sinh ra được một thời gian ngắn.
Việt Nam - Ăn mày bóng đá!
Mấy ngày qua công chúng hâm mộ bóng đá Việt Nam ngất ngây trước chiến thắng của đội U23 trước đối thủ truyền đời Thái Lan, giành huy chương vàng SEA Games. Trên mặt báo, các kênh truyền hình, mạng xã hội và cả trên đường phố ngập tràn màu cờ đỏ, những khẩu hiệu long trời lở đất, Việt Nam Vô Địch”, “Việt Nam Chiến Thắng”. Cả hệ thống chính trị đã vào cuộc khuếch đại tối đa tầm mức của cuộc chơi, đánh tráo nó như là một chiến thắng kỳ vĩ của quốc gia. Cuộc chơi trên sân cỏ bị chính trị hóa, tình yêu bóng đá bị biến thái thành yêu Đảng, thậm chí là yêu Bác Hồ!!
Y Chan - “Fan” thể thao: Từ thiểu số lập dị đến cộng đồng tưởng tượng
Khi danh tính cá nhân và cộng đồng được xây dựng qua sự hâm mộ.
24/5/2022
Không ai biết chính xác từ “fan” được du nhập vào tiếng Việt từ bao giờ, và có lẽ chẳng mấy người bận tâm.
Một cách rất tự nhiên, ai ở Việt Nam cũng có thể trở thành fan, và trong nhiều trường hợp – nhất là khi xuất hiện các thành tích thể thao đáng chú ý – ai cũng muốn được gọi là fan.
Ít người biết rằng, khi mới xuất hiện, “fan” là một từ có ý miệt thị, và những ai bị gọi là “fan” thường bị người khác tránh như tránh tà. Nhưng rất nhanh sau đó, fan trở thành một phần tất yếu của văn hóa đại chúng, thậm chí là công cụ giúp tạo dựng và củng cố danh tính của cá nhân lẫn của cả một cộng đồng.
Quyển sách “The I in Team: Sports Fandom and the Reproduction of Identity” là câu chuyện thú vị về quá trình hình thành và vai trò của “fan/ fandom” trong xã hội hiện đại. [1] Tác giả của nó là Erin Tarver, phó giáo sư chuyên ngành triết học tại trường Oxford College thuộc Đại học Emory, Hoa Kỳ.
Những kẻ lập dị điên khùng
Thời sự Việt Nam
Ngày Thứ tư 25 tháng 5 năm 2022
Ts. Phạm Đình Bá - Tham tán Ngoại giao Nga từ chức phản đối Putin
25/5/2022
Một nhà ngoại giao kỳ cựu của Nga tại Geneva đã từ chức về cuộc xâm lược Ukraine của đất nước ông trong một cuộc phản đối chính trị hiếm hoi từ bên trong cơ sở chính sách đối ngoại của Nga. [1]
Boris Bondarev, cố vấn tại phái bộ thường trực của Nga tại Liên hợp quốc ở thành phố Geneva của Thụy Sĩ, đã viết trong một tuyên bố công khai: “Chưa bao giờ tôi thấy xấu hổ về đất nước của mình”.
Bên dưới là lượt dịch của lá thư từ chức của Boris Bondarev. [2]
“Tên tôi là Boris Bondarev, tham gia Bộ Ngoại Giao của Nga từ năm 2002, từ năm 2019 đến nay - Tham tán của Phái bộ Nga tại Văn phòng Liên hợp quốc tại Geneva.
Trong hai mươi năm sự nghiệp ngoại giao của mình, tôi đã thấy những bước ngoặt khác nhau trong chính sách đối ngoại của chúng ta, nhưng chưa bao giờ tôi thấy xấu hổ về đất nước mình như vào ngày 24 tháng Hai năm nay.
Tin tức thế giới ngày Thứ tư 25 tháng 5 năm 2022
Võ Thái Hà tổng hợp
Mỹ Anh - Henry Kissinger: Ukraine nên giao đất cho Nga để kết thúc chiến tranh!
24/5/2022
Phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới tại Davos (Thụy Sĩ) ngày 23 Tháng Năm 2022, cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger nói rằng Ukraine nên nhân nhượng nhường đất cho Nga để chiến tranh có thể kết thúc và hòa bình được tái lập!
Cựu chính khách một thời “hét ra lửa, xịt ra khói” Henry Kissinger, 98 tuổi, còn nói rằng, phương Tây đừng bao giờ quên tầm quan trọng của nước Nga đối với châu Âu. “Các cuộc đàm phán cần phải bắt đầu trong hai tháng tới, trước khi cục diện tạo ra những biến động và căng thẳng không dễ vượt qua. Lý tưởng nhất, đường phân chia nên trở lại nguyên trạng trước đây” – Kissinger “cảnh báo”, theo Daily Telegraph (ngày 23-5-2022). “Theo đuổi cuộc chiến quá thời điểm đó sẽ không còn là chuyện liên quan đến quyền tự do của Ukraine, mà là một cuộc chiến mới chống lại chính nước Nga”.
Nguồn:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét