Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Hai, 14 tháng 8, 2017

Thêm một cách ăn cướp công khai bị Dân chống đối

Vietnam – Cali Today News – Hàng trăm bác tài không hẹn nhưng đã dùng tiền lẻ 200, 500, 1000 và những tờ tiền có mệnh giá lớn như 500 ngàn để trả phí tại trạm thu phí Cai Lậy (thị xã Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang) nhằm phản đối việc thu phí quá cao. Việc làm này đã gây ra tình trạng kẹt xe kéo dài đến nhiều kilomet. Trước tình hình đó, trạm thu phí đã phải xả trạm không thu phí đến 7 giờ đồng hồ để tránh kẹt xe.
<!>
Kể từ khi chính thức thu phí vào ngày 1/8/2017, trạm thu phí Cai Lậy đã 2 lần phải xả trạm để khỏi tránh gây ủn tắc. Lần đầu xảy ra vào ngày 6/8, rất nhiều bác tài cũng đã sử dụng tiền lẻ, tiền mệnh giá lớn, trả từ từ cho nhân viên thu phí nhằm kéo dài thời gian để gây ra tình trạng ủn tắc.
Theo nguồn tin mà chúng tôi có được, đến sáng ngày 14/8, tình trạng ủn tắc vẫn tiếp tục xảy ra. Các tài xế đã đổi rất nhiều tiền lẻ để trả phí nhằm kéo dài thời gian để phản đối trạm thu phí. Có người còn cho cả tiền lẻ vào chai nhựa, rồi trả cho nhân viên trạm, bắt buộc họ phải dùng kéo cắt để đếm tiền.
Theo các bác tài cho biết, trạm thu phí Cai Lậy được xây lên nhằm thu phí cho tuyến đường tránh thị xã Cai Lậy. Tuyến đường tránh được đầu tư chỉ dài 12km nhưng trạm thu phí không được đặt tại đó mà lại đặt trên đường Quốc lộ1. Các bác tài cho rằng, họ không đi đường tránh thì tại sao lại phải trả tiền thu phí.
Trong khi đó, với chiều dài lên đến 40km nhưng trạm thu phí đường cao tốc Sài Gòn-Trung Lương chỉ thu phí với giá 40 ngàn/lượt, còn trạm thu phí đường tránh lại lấy giá từ 35 ngàn cho đến 180 ngàn/lượt.
Người dân địa phương kéo ra ủng hộ tài xế phản đối trạm thu phí gây ra tình trạng hỗn loạn tại đây. Ảnh: Người Lao Động
Rất nhiều bác tài sau khi đã trả phí xong, họ còn quay đầu ngược lại để tiếp tục dùng tiền lẻ để phản đối. Chính từ việc này đã dẫn đến tình trạng ủn tắc kéo dài nhiều kilomet. Trên những trang Page, các bác tài còn kêu gọi mọi người ủng hộ việc phản đối trạm thu phí Cai Lậy.
Việc dùng tiền lẻ để phản đối, bất tuân dân sự đã được khởi xướng tại Bến Thủy (Nghệ An) mà trong những bài báo trước chúng tôi đã cung cấp đến cho độc giả. Người Nghệ An, Hà Tĩnh đã áp dụng cách làm này kéo dài đến nhiều tháng. Cuối cùng, chủ đầu tư và chính quyền đã thua cuộc, chấp nhận phải miễn phí cho những người dân sống trong khu vực gần trạm thu phí được miễn phí qua lại. Điều đáng nói, trạm thu phí Bến Thủy có vốn đầu tư của lãnh đạo tỉnh Nghệ An.
Cũng tương tự như vậy, trạm thu phí ở Cai Lậy có vốn đầu tư của gia đình ông Ngô Văn Dụ, cựu Ủy viên Bộ Chính trị, cựu Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương đảng CSVN. Trạm thu phí này được lập ra ngay trên con đường huyết mạch từ Sài Gòn xuống Miền Tây. Theo tính toán, cứ mỗi ngày có khoảng hơn 20 ngàn lượt xe qua lại. Gia đình ông Ngô Văn Dụ sẽ thu phí con đường này trong khoảng thời gian 77 tháng sẽ lấy lại được cả vốn lẫn lãi.
Vào thời điểm hiện nay, việc đầu tư làm đường rồi mở trạm thu phí đang rất thịnh hành. Nhưng việc làm ăn này không dành cho người dân thấp cổ bé họng, cái bánh ngon chỉ dành cho các quan chức để hút máu người dân.
Đường quốc lộ1 từ Bắc vô Nam có đến 20 trạm thu phí chia đều cho rất nhiều quan chức. Trong khi người dân vừa phải đóng thuế, phí môi trường, thuế bảo trì đường bộ lại còn phải trả tiền đi qua các trạm thu phí. Rất nhiều người thắc mắc, tiền thuế bảo trì đường bộ mà mỗi năm họ đóng để đâu?
Miền Tây dù mang tiếng là vựa lúa của toàn Việt Nam nhưng đời sống của người dân nơi đây ở mức thấp nhất cả nước. Nơi đó rất rất nhiều những căn chòi mà cả gia đình sinh sống trong điều kiện thiếu thốn. Vậy nhưng, từ Sài Gòn xuống miền Tây không biết cơ man nào là trạm thu phí. Vấn nạn này khiến cho người dân không thể chịu nỗi thì họ phải tốn quá nhiều tiền cho các trạm thu phí.
Trước việc phản đối của cánh tài xế, chủ đầu tư và chính quyền tỉnh Tiền Giang đã nghĩ đến phương án giảm giá thu phí nhằm tránh khỏi bị phản đối như trong suốt thời gian quan.

Nguoi Quan Sat

Không có nhận xét nào: