Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Sáu, 11 tháng 8, 2017

Đồng chí T. - FB Phạm Thị Hoài 10-8-2017

Ông Hồ Ngọc Thắng. Ảnh: FB ông Thắng
Trước đây tôi vẫn tưởng nhân vật mang tên Hồ Ngọc Thắng, được giới thiệu là Việt kiều tại CHLB Đức, thường xuất hiện trên những tờ báo giáo điều nhất của chính quyền Việt Nam để ca ngợi chế độ và công kích những người phê phán nó, là một trong những nhân vật hư cấu mà bộ máy truyền thông cộng sản chuyên sáng chế và đưa vào sử dụng hàng loạt trên dây chuyền tuyên giáo.<!>
Nhưng tiếc thay, rất gần đây tôi mới biết rằng ông Thắng là có thật, bằng xương bằng thịt, và chẳng những thế còn là “chuyên gia luật, hiện đang làm việc trong bộ máy của chính phủ Đức”, cụ thể là nhân viên của Cục Di dân và Tị nạn Liên bang từ năm 1991 đến nay, mà công việc là nghiên cứu và có thể xét duyệt hồ sơ tị nạn chính trị.
Trời ơi! Không kịch bản hư cấu nào có thể quái gở hơn. Vụ bê bối này, với tôi, đau hơn cả vụ gian lận khí thải.
Tối hôm qua, tờ Spiegel có bài “Ông T. và người đàn ông Việt Nam bị bắt cóc” Điểm xuất phát là bài viết của ông Thắng, “Quan hệ ngoại giao Đức-Việt sẽ ra sao sau vụ việc TXT?“, được Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam Nguyễn Thế Kỷ đăng lại trên trang FB của mình.
Chưa đầy một ngày sau, chiều nay, cũng tờ báo này đưa tin ông đã bị cơ quan tạm đình chỉ công tác để xác minh sự việc. Tuy ông không làm việc ở khu vực hồ sơ tị nạn của người Việt và không trực tiếp liên quan đến vụ bắt cóc, song ở cương vị công tác của mình, ông có thể truy cập các hồ sơ tị nạn nhạy cảm và hệ thống lưu trữ thông tin về ngoại kiều ở Đức. Từ tháng 10.2016 ông Thắng đã phỏng đoán trên trang FB của mình rằng Trịnh Xuân Thanh đang ở Đức.
Theo nguồn tin của Spiegel, cơ quan của ông đã đề nghị Cục Hình sự Liên bang vào cuộc.
Quá chậm, nhưng còn hơn không.

Không có nhận xét nào: