Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Hai, 7 tháng 8, 2017

Mỹ, Nhật, Úc lên tiếng chống Trung Quốc quân sự hóa Biển Đông - Trọng Nghĩa

media
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị (trái) và ngoại trưởng Nhật Taro Kono (giữa) và tổng thứ ký ASEAN Lê Lương Minh tại diễn đàn ASEAN, Manila, Philippines ngày 7/8/2017.REUTERS/Mohd Rasfan/Pool Trái với ngôn từ thận trọng của ASEAN, Hoa Kỳ, Nhật Bản và Úc vào hôm nay 07/08/2017, đã lên tiếng phản đối mạnh mẽ các hoạt động bồi đắp đảo nhân tạo và quân sự hóa Biển Đông trong một thông điệp nhắm vào Trung Quốc. Thông cáo chung của ba nước đã phụ họa thêm cho lời kêu gọi của Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông Nam Á trong bản Thông Cáo Chung ASEAN công bố khuya hôm qua, yêu cầu các bên tranh chấp ở Biển Đông « tự kềm chế và không quân sự hóa » vùng biển này.
<!>
Sau cuộc họp bên lề các hội nghị của ASEAN tại Manila, ba ngoại trưởng Mỹ, Nhật và Úc đã không ngần ngại tố cáo các hành vi « bồi đắp đảo, xây dựng tiền đồn, quân sự hóa các thực thể đang bị tranh chấp » tại Biển Đông.
Ba nước cũng cho rằng mọi quy tắc ứng xử trên Biển Đông phải « mang tính chất ràng buộc về mặt pháp lý, có thực chất và hiệu quả ».
Các ngoại trưởng Mỹ, Úc và Nhật còn kêu gọi Trung Quốc và Philippines tôn trọng phán quyết của Tòa Trọng Tài Thường Trực La Haye vào năm ngoái 2016 phủ nhận đại bộ phận các yêu sách của Bắc Kinh tại Biển Đông.
Theo hãng tin Pháp AFP, lời lẽ trong bản thông cáo chung Mỹ-Nhật-Úc cứng rắn hơn nhiều so với bản Thông Cáo Chung của Hội Nghị Ngoại Trưởng ASEAN được công bố khuya hôm qua. Văn bản của ASEAN đã không dám chỉ trích Trung Quốc, không nói gì về sự cần thiết của một bộ quy tắc ứng xử mang tính chất ràng buộc về pháp lý, cũng như hầu như hoàn toàn im lặng về phán quyết của tòa La Haye về Biển Đông.
Tuy nhiên, bản Thông Cáo Chung của các ngoại trưởng ASEAN cũng được một số nhà quan sát đánh giá là cứng rắn hơn với Trung Quốc so với dự thảo đầu tiên mà Philippines nước chủ nhà đưa ra. Ngôn từ cứng rắn hơn là do Việt Nam kiên quyết muốn đưa vào văn kiện chung của toàn khối một số câu chữ gợi đến hành vi bồi đắp đảo nhân tạo và quân sự hóa Biển Đông của Trung Quốc, điều mà Bắc Kinh không hề muốn.
Tranh cãi đặc biệt gay gắt giữa Việt Nam và Cam Bốt, mà nhiều nguồn tin cho là kiên quyết bảo vệ lập trường Trung Quốc, đã ngăn chặn việc đúc kết bản Thông Cáo Chung ASEAN, và phải mất thêm 24 tiếng đồng hồ thì các nước mới tìm được đồng thuận.
Theo hãng tin Mỹ AP, Thông Cáo Chung Hội Nghị Ngoại Trưởng ASEAN AMM-50 đã gián tiếp chỉ trích các hành động đắp đảo, xây đồn của Trung Quốc trên Biển Đông, cũng như gợi lên một cách mơ hồ phán quyết quốc tế về Biển Đông. Cả hai điểm này đều thiếu vắng trong dự thảo ban đầu của bản thông cáo chung.
Một cách cụ thể, phần nói về Biển Đông đã « ghi nhận những lo ngại của một số bộ trưởng ASEAN về vấn đề bồi đắp đảo và những hoạt động trong khu vực có thể làm xói mòn lòng tin, gia tăng căng thẳng và hủy hoại hòa bình, an ninh và ổn định trong khu vực ».
Bản thông cáo cũng « nhấn mạnh tầm quan trọng của việc không quân sự hóa và tự kềm chế » không có các hoạt động có thể làm phức tạp thêm tình hình.
Văn kiện này có lời lẽ mạnh mẽ hơn so với bản thông cáo chung Hội Nghị Thượng Đỉnh ASEAN hồi tháng Tư, bị cho là đã xóa bỏ toàn bộ những yếu tố có thể làm Trung Quốc phật

Ngoại trưởng Mỹ : Có thể đàm phán nếu Bình Nhưỡng dừng bắn tên lửa

media
Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson trong cuộc gặp Sáng kiến hạ lưu sông Mê Kông, ngày 06/08/2017, Manila, PhilippinesREUTERS/Mohd Rasfan
Hoạt động tên lửa, hạt nhân của Bắc Triều Tiên là quan tâm số một của Mỹ tại diễn đàn khu vực ASEAN đang diễn ra. Phát biểu vào hôm qua 06/08/2017, bên lề các cuộc họp tại Manila (Philippines), ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson cho rằng Bình Nhưỡng phải ngừng các vụ bắn tên lửa nếu muốn đàm phán với Washington.
Trong một cuộc họp báo, ông Rex Tillerson xác định rằng các kênh liên lạc với Bắc Triều Tiên vẫn mở để giúp giảm bớt căng thẳng, và đối thoại giữa các bên có liên quan hoàn toàn có thể diễn ra khi hội đủ các điều kiện.
Đối với ngoại trưởng Mỹ, tín hiệu tốt nhất mà Bắc Triều Tiên có thể đưa ra để tỏ thiện chí đối thoại là đình chỉ các vụ thử nghiệm tên lửa, và chỉ như vậy thì Washington mới nghĩ đến việc nói chuyện với Bình Nhưỡng.
Ngoại trưởng Mỹ như đã đưa là một điều kiện khó thực hiện vì lẽ cho đến nay, Bắc Triều Tiên luôn luôn khẳng định là không hề có ý định dừng chương trình phát triển hỏa tiễn đạn đạo của mình.
Trong tình hình đó, ông Rex Tillerson nhận định rằng cuộc bỏ phiếu của Hội Đồng Bảo An áp đặt thêm lệnh trừng phạt Bình Nhưỡng cho thấy là tất cả cường quốc thế giới đã nhất trí trên hồ sơ Bắc Triều Tiên, và đã mất kiên nhẫn trước các hành động của Bình Nhưỡng.
Một hôm sau khi Hội Đồng Bảo An thông qua nghị quyết về Bắc Triều Tiên, Mỹ và Hàn Quốc đã nhất trí tăng sức ép trên Bình Nhưỡng. Trong một cuộc điện đàm vào hôm nay, theo giờ Hàn Quốc, hai tổng thống Donald Trump của Mỹ và Moon Jae In của Hàn Quốc đã thảo luận về cách thức kềm chế Bắc Triều Tiên.
Trong một bản thông báo, Nhà Trắng cho biết là lãnh đạo hai nước đều quan ngại trước mối đe dọa đến từ chương trình phát triển hạt nhân và tên lửa của Bắc Triều Tiên, đặc biệt là đối với Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản. Trên cơ sở đó, hai bên nhất trí gây sức ép tối đa đối với Bình Nhưỡng, triển khai đầy đủ các biện pháp đối phó, và kêu gọi cộng đồng quốc tế cùng giúp ngăn chặn Bắc Triều Tiên theo đuổi tham vọng hạt nhân.
Về phía Hàn Quốc, lời lẽ có phần hòa dịu hơn. Một quan chức Nhà Xanh, tức phủ tổng thống Hàn Quốc, cho biết là trong cuộc điện đàm, tổng thống Moon Jae In tiếp tục nhấn mạnh ưu tiên dành cho các giải pháp hòa bình cho vấn đề hạt nhân Triều Tiên.

Biển Đông : ASEAN vẫn lộ thế yếu trước Bắc Kinh

media
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị (hàng đầu bên phải) và ngoại trưởng Philippines tại diễn đàn ARF Manila, Philippines ngày 7/08/2017.REUTERS/Mohd Rasfan
Sau hai ngày tranh cãi căng thẳng tại thủ đô Philippines, các ngoại trưởng ASEAN đã ra được một thông cáo chung, trong đó có bày tỏ quan ngại về các hành động lấn lướt của Trung Quốc trên Biển Đông, với ngôn từ mạnh mẽ hơn dự thảo đầu tiên do nước chủ nhà Philippines đề xuất. Thế nhưng văn kiện này vẫn bị đánh giá là không dám đụng chạm Trung Quốc. Bên cạnh đó, các nước ASEAN cũng bị cho là đã mặc nhiên nhường cho Bắc Kinh vai trò ấn định nội dung thảo luận về vấn đề Biển Đông, bất chấp lập trường cứng rắn của Việt Nam.
Theo hãng tin Pháp AFP, thế yếu của ASEAN lộ rõ trước tiên trong việc đã không dám công khai đề nghị là bộ Quy Tắc Ứng Xử tại Biển Đông mà ASEAN sắp đàm phán với Trung Quốc phải mang tính cưỡng chế.
Theo hai nhà ngoại giao có tham gia vào quá trình thảo luận về vấn đề Biển Đông được AFP trích dẫn, trong suốt hai ngày thảo luận, Việt Nam đã nỗ lực thuyết phục các đồng minh trong khối là Hiệp Hội ASEAN cần phải nêu trong bản Thông Cáo Chung của mình là bộ Quy Tắc Ứng Xử trong tương lai phải có tính chất ràng buộc về mặt pháp lý, bằng không thì bộ quy tắc đó vô nghĩa.
Đề nghị đó của Việt Nam tuy nhiên đã không được chấp nhận, và bản Thông Cáo Chung công bố vào khuya hôm qua hoàn toàn không đề cập gì đến vấn đề này.
Trong thời gian qua, Trung Quốc đã ráo riết bồi đắp các rạn san hô mà họ đã lấn chiếm từ tay các láng giềng, rồi cho xây dựng cơ sở có khả năng dùng vào mục tiêu quân sự trên đó, đồng thời tăng cường lực lượng quân sự trong khu vực.
Việt Nam đã yêu cầu các nước ASEAN đề cập đến các hành động đó của Trung Quốc dù chỉ là để tỏ thái độ « quan ngại ». Bản dự thảo đầu tiên do Philippines đưa ra hầu như không nói gì về các sự kiện đó, trong lúc đề nghị bổ sung của Việt Nam đã bị Cam Bốt, nước bị cho là luôn luôn hết mình bảo vệ lập trường của Trung Quốc, cực lực bác bỏ.
Kết quả là bản Thông Cáo Chung đã nhắc đến những hoạt động bồi đắp và như là một sự quan ngại « của một số thành viên », còn từ ngữ quân sự hóa mà Việt Nam muốn đưa vào đã được thay bằng từ ngữ chung chung « các hoạt động » có khả năng gây căng thẳng.
Một nhà ngoại giao đã tóm tắt với AFP cuộc tranh cãi trong hậu trường như sau : « Việt Nam kiên quyết, và Trung Quốc đang sử dụng Cam Bốt một cách hiệu quả để thúc đẩy lợi ích của họ ».
Nhiều chuyên gia phân tích đã tố cáo Bắc Kinh cố gắng chia rẽ ASEAN với chiến thuật ngoại giao ngân phiếu, lôi kéo các nước nhỏ như Cam Bốt và Lào để các nước này hậu thuẫn cho lập trường Trung Quốc. Và mới đây, Bắc Kinh đã thành công trong việc chiêu dụ Philippines, nước trước đây còn sát cánh với Việt Nam trong việc phản đối Trung Quốc, nhưng với Tổng thống Duterte, đã có nhiều dấu hiệu thần phục Bắc Kinh.
Trả lời AFP, Bill Hayton, chuyên gia về Biển Đông tại Chatham House ở Luân Đôn khẳng định : « Rõ ràng là áp lực của Trung Quốc đối với một số chính phủ ASEAN đã đạt hiệu quả ».
Điều có thể nói là khá oái oăm là trong lúc bản thân các nước Đông Nam Á không biết bảo vệ thành viên trước sức ép của Trung Quốc trên vấn đề Biển Đông, thì vai trò này lại được ba nước ngoài khu vực là Hoa Kỳ, Nhật Bản và Úc đảm trách.
Một số điều mà Việt Nam muốn khối ASEAN nói lên nhưng bị bác bỏ, đều đã được ba ngoại trưởng Mỹ, Nhật và Úc nêu bật trong bản thông cáo chung vào hôm nay tại Manila, từ yêu cầu bộ quy tắc ứng xử trong tương lai phải mang tin chất ràng buộc pháp lý, cho đến đòi hỏi phi quân sự hóa Biển Đông, hay yêu cầu Trung Quốc tuân thủ phán quyết quốc tế về Biển Đông...
Bên cạnh đó, ba nước kể trên còn cực lực chống lại các « hành vi đơn phương cưỡng chế, có nguy cơ thay đổi nguyên trạng và làm gia tăng căng thẳng ».

Bình Nhưỡng bác bỏ đề nghị đối thoại của Seoul

media
Ngoại trưởng Hàn Quốc Kang Kyung Wha hội đàm với đồng nhiệm Bắc Triều Tiên bên lề các hội nghị ASEAN tại Manila, Philippines, ngày 6/8/2017.REUTERS/Noel Celis/Pool
Bên lề Diễn Đàn An Ninh Khu Vực Thái Bình Dương tại Manila, ngoại trưởng Hàn Quốc và Bắc Triều Tiên gặp nhau vào thứ Hai 07/08/2017. Đề nghị đối thoại của Seoul đã bị Bình Nhưỡng bác bỏ trong cuộc tiếp xúc ngắn ngủi này.
Đây là lần đầu tiên từ khi thay đổi tổng thống tại Hàn Quốc vào tháng 5/2017, chính quyền hai miền nam bắc bán đảo Triều Tiên gặp nhau ở cấp ngoại trưởng trong bối cảnh Bình Nhưỡng vừa bị Hội Đồng Bảo An thông qua một nghị quyết trừng phạt kinh tế.
Theo AFP, ngoại trưởng Hàn Quốc Kang Kyung Wha đã báo trước sẽ đề nghị với đồng nhiệm Bắc Triều Tiên Ri Hong Yo tìm cách giảm căng thẳng qua đối thoại quân sự cũng như tổ chức thêm một cuộc hội ngộ cho các gia đình ly tán vì đất nước phân đôi.
Tuy nhiên, theo hãng Yonhap, trong cuộc gặp gỡ ngắn ngủi tại Manila, ngoại trưởng Bắc Triều Tiên đã bác bỏ hai đề nghị trên của Seoul với lý do Hàn Quốc « thiếu thành thật, đã hợp tác với Mỹ gây sức ép »với Bắc Triều Tiên. Nhẫn nại, nữ ngoại trưởng Hàn Quốc khẳng định « lòng chân thành của miền nam » và một lần nữa kêu gọi Bình Nhưỡng đối thoại? nhưng vô hiệu.
Trong khi đó, hãng thông tấn KCNA công kích nghị quyết trừng phạt của Liên Hiệp Quốc hồi thứ Bảy tuần trước là « xâm phạm thô bạo chủ quyền quốc gia nhưng không làm Bình Nhưỡng lùi bước, hy sinh chương trình vũ khí hạt nhân để đánh đổi thương lượng ».

Không có nhận xét nào: