Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Bảy, 5 tháng 8, 2017

Khám phá bất ngờ về những con sếu đầu đỏ

Kham pha bat ngo ve nhung con seu dau do - Anh 1
Sếu đầu đỏ nổi tiếng là loài chim chung thủy, một khi đã kết đôi thì cặp sếu đầu đỏ sẽ chung sống với nhau cả đời.<!>
Sếu đầu đỏ là loài động vật quý hiếm của nước ta, nằm trong Sách đỏ Việt Nam và thế giới. (Nguồn Vnexpress)
Kham pha bat ngo ve nhung con seu dau do - Anh 2
Sếu đầu đỏ thường thấy tại các đầm lầy và vùng nước nông. Chúng là loài ăn tạp. Thức ăn của chúng bao gồm côn trùng, rễ cây, động vật giáp xác,...(Nguồn Vnexpress)
Kham pha bat ngo ve nhung con seu dau do - Anh 3
Là loài chim quý hiếm nên sếu đầu đỏ còn được pháp luật của hầu hết các quốc gia nơi chúng phân bố bảo vệ. (Nguồn Vietnamnet)
Kham pha bat ngo ve nhung con seu dau do - Anh 4
Sếu đầu đỏ là loài  động vật chung thủy . Một khi đã kết đôi, chúng sẽ ở với nhau trọn đời. Thậm chí, khi con mái chết đi, con sếu đầu đỏ đực sẽ thủy chung, thậm chí còn "tuyệt thực" để đi theo con mái. (Nguồn Zing)
Kham pha bat ngo ve nhung con seu dau do - Anh 5
Đặc điểm nổi bật của sếu đầu đỏ là phần đầu và da trần trên cổ có màu đỏ, chân cũng có màu đỏ và phần thân lông màu xám. (Nguồn Saigonzoo)
Kham pha bat ngo ve nhung con seu dau do - Anh 6
Sếu đầu đỏ là loài chim cao nhất trong số các loài chim biết bay trên thế giới. Sếu trưởng thành có chiều cao từ 1,5m - 1m8m với có trọng lượng trung bình 8kg - 10kg. (Nguồn Baobaovephapluat)
Kham pha bat ngo ve nhung con seu dau do - Anh 7
Ngoài Việt Nam, trên thế giới, sếu đầu đỏ còn phân bố ở Mianma, Malaysia, Thái Lan và Vân Nam (Trung Quốc). (Nguồn Vietstamp)
Kham pha bat ngo ve nhung con seu dau do - Anh 8
Sinh cảnh sống bị thu hẹp là lý do chính khiến cho loài sếu đầu đỏ giảm dần về số lượng ở nước ta. (Nguồn Khoahoc)
Hà Nguyễn (tổng hợp)

Không có nhận xét nào: