Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Bảy, 7 tháng 5, 2016

Lá Thư Úc Châu Trang Thơ Nhạc đầu Tháng 5 - 2016 - TS Nguyễn Nam Sơn

1. Tôn Nữ Còn Buồn: Trầm Tử Thiêng - Như Quỳnh - Gs TranNangPhung - NNS
<!->
2. Quê Nghèo: Phạm Duy - Thái Thanh - Gs TranNangPhung - NNS
3. Cát Bụi : Trịnh Công Sơn - Quang Dũng - Hồng Nhung - Gs TranNangPhung - NNS
Tình thân,
NNS
1. Chuyện Thời sự & Xã hội
(i) Bùi Quang Vơm: Lời nguyền láng giềng
Việt Nam và Trung Quốc có lời nguyền láng giềng đeo đẳng từ khi lập nước. Một nghìn năm Bắc thuộc, là Châu quận của Trung Quốc, An Nam Ðô Hộ Phủ. Rồi gần một nghìn năm tiếp theo, dù có một vương trìều độc lập, cho đến trước khi chính thức bị giao nhượng cho Pháp bằng hiệp định Pháp Thanh năm 1885, Việt Nam vẫn là một quốc gia phiên thuộc của Trung Quốc, ít nhất trên hình thức. Các vị vua của Việt Nam, sau khi lên ngôi, phải được sự thừa nhận của Thiên triều. Không có chiếu phong vương, vương triều Việt không có tính chính danh và triều đình có nguy cơ bị Thiên triều cất binh trừng phạt. Thông thường, vị vua hay hoàng đế tự lập của Việt Nam, ngay sau khi lên ngôi phải đích thân diện kiến Thiên tử để nhận chiếu phong vương. Nếu không thể đích thân, phải cử đặc sứ trình bẩm việc lên ngôi và xin chiếu tấn phong. Những tập quán như thế đã trở thành một quy tắc hàng nghìn năm, như một lẽ đương nhiên trong tiềm thức của cả người Trung Hoa lẫn quan dân người nước Việt. Sự thật lịch sử này, về phía Việt Nam được giải nghĩa là sự khôn khéo để vừa giữ được độc lập, vừa giữ được hòa bình, tránh được thảm họa chiến tranh. Nhưng ở phía Thiên triều, nghĩa là đối với người Trung Quốc thì đó là sự thần phục, một sự thưà nhận phiên thuộc. Trong lịch sử quan hệ với láng giềng Trung Hoa, người Việt Nam chỉ có yên bình khi thực sự là Châu quận của Trung Quốc. Ngược lại, nếu chỉ là thuộc quốc, thì dù chịu thụ phong và cống nạp hàng năm, không một lúc nào, triều đình Việt, dân tộc Việt thoát khỏi mối đe dọa mất nước từng ngày. Bất cứ lúc nào, chỉ cần nước Việt gặp thiên tai, đói khát, vua tôi nước Việt lục đục, dân tình rục rịch nổi dậy, vua mới lên ngôi không đích thân diện kiến, không chịu sắc phong, thậm chí mới chỉ chậm trình bẩm...tất cả đều có thể trở thành lý do để Thiên triều nổi giận cất binh trừng phạt, hay ít ra cũng là mầm của tai hoạ mất nước.
Cho đến tận bây giờ, có vẻ như trong mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc, vẫn tồn tại một tiềm thức như vậy, cả trong những người lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc lẫn những người lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam. Từ sau Hội nghị Thành Đô, ở tất cả các kỳ Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam, người ta thấy một hiện tượng rất rõ là, trong giai đoạn chuẩn bị nhân sự, bao giờ cũng có hoặc một cán bộ cao cấp của Đảng Cộng sản Việt Nam sang thăm Trung Quốc, hoặc một phái viên cao cấp của Đảng Cộng sản Trung Quốc sang thăm Việt Nam. Đại hội kết thúc, người đắc cử vị trí cao nhất của đảng ngay lập tức, hoặc chuyến thăm đối ngoại đầu tiên bao giờ cũng là chuyến đi Trung Quốc hoặc thăm chính thức, hoặc không công bố. Đặc biệt là :
- Tổng bí thư Đỗ Mười, chỉ trong khoảng một nhiệm kỳ đầu và một năm của nhiệm kỳ hai, hai lần thăm Trung Quốc, tháng 12/1995 và 18/07/1997 ;
- Nông Đức Mạnh, với hai nhiệm kỳ có tới 3 lần thăm Trung Quốc, 14/04/2003, 26/08/2006 và 2/6/2008.
- Ngày 20/10/2008 thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thăm Trung Quốc lần đầu, lần thứ hai 26/04/2010.
- Nguyễn Phú Trọng thăm Trung Quốc lần đầu tháng 11/10/2011, Trương Tấn Sang thăm Trung Quốc ngày 19-21/6/2013.
- Trước khi thăm Mỹ đúng 3 tháng, Nguyễn Phú Trọng đi Trung Quốc lần hai ngày 7/04/2015.
- Tháng 11/2015, trước khi đại hội đảng XII khai mạc hai tháng, Tập Cận Bình sang thăm, phát biểu trước Quốc hội Việt Nam.
- Sau hội nghị 14, là hội nghị quyết định nhân sự cho Đại hội XII chính thức, ngày 22/12/2015, một tháng trước Đại hội, Nguyễn Sinh Hùng sang thăm Trung Quốc theo lời mời của chính Tập Cận Bình.
- Sau Đại hội XII kết thúc, trưởng Ban đối ngoại Trung ương đảng Hoàng Bình Quân, đặc phái phiên của Tổng bí thư vừa đắc cử sang thăm Trung Quốc, cũng trực tiếp gặp họ Tập.
"Bốn tương"
Và cũng sau hội nghị Thành Đô, tiếp tục bài ca "Việt Nam Trung Hoa núi liền núi, sông liền sông, chung một biển đông"... lại xuất hiện 16 chữ vàng "Sơn thủy tương liên, Lý tưởng tương thông, Văn hóa tương đồng, Vận mệnh tương quan" là "bốn tương", dịch ra tiếng Việt thành 4 chữ "chung", tức là chung sông núi, chung lý tưởng, chung văn hóa, chung vận mệnh.
Ông Phạm Trường Long, Phó chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc, trong cuộc hội kiến với bộ trưởng Phùng Quang Thanh, 18/10/2015, nói : "Láng giềng là không thể dời đi, hai nước Trung-Việt chung sống hữu nghị, xử lý ổn thỏa bất đồng, cùng phát triển phù hợp với lợi ích chung của hai nước".
Tiến sĩ lịch sử học, Trường Đại học Bắc Kinh Vương Hàn Lĩnh trả lời báo chí Việt Nam : "Tôi có thể nhấn mạnh rằng anh có thể tự lựa chọn cách giải quyết tranh chấp mà anh cho là tốt nhất, có thể phân định được lãnh hải bằng cách này hay cách khác, nhưng chắc chắn là anh không thể tự lựa chọn được hàng xóm. Hai nước Trung Quốc và Việt Nam mãi mãi là hàng xóm, qua biết bao thế hệ và còn tiếp tục với rất nhiều thế hệ nữa". 
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, khi trả lời cử tri quận Tây hồ, 01/07/2015, cũng nói Trung Quốc là "người bạn láng giềng lớn, muốn hay không cũng phải ăn đời ở kiếp với nhau, có ai chọn được láng giềng đâu".
Đó là sự cay đắng của lời nguyền láng giềng. Đó là định mệnh, định phận tại thiên thư.
Không thể là láng giềng mà không bị xâm chiếm. Từ sâu thẳm, đáy sâu của lịch sử Trung Hoa, xâm chiếm láng giềng đã là lựa chọn như một triết lý, một nhân sinh quan của người Trung Hoa.
Theo Sử ký Tư Mã Thiên, Tể tướng nhà Tần (221-206 TCN) là Phạm Thư khi đến Tần, gặp vua Tần là Tần Chiêu Vương, đã bày kế : "...Ngày xưa vua Dẫn Vương nước Tề phía nam đánh Sở, phá quân, diệt tướng, hai lần mở mang đất đai ngàn dặm, nhưng rốt cuộc, nước Tề vẫn không lấy được tấc đất nào. Điều đó đâu phải vì vua Tề không muốn, mà là vì lấy đất xa thì không giữ được. Chư hầu thấy nước Tề mệt mỏi, vua tôi không hòa, đem quân đánh tan quân Tề. Tướng sĩ bị nhục, binh lính bị khốn đốn đều đổ lỗi cho nhà vua, nói : "Ai bày kế này cho nhà vua ?", nhà vua nói : "Văn Tử". Đại thần làm loạn, Văn Tử hoảng sợ bỏ trốn ra nước ngoài. Cho nên, nước Tề sở dĩ thua to là vì đánh Sở, là nước ở xa, làm cho nước Hàn, nước Nguỵ được hưởng. Cách đó gọi là trao binh cho giặc, đem lương cho cướp vậy. Chi bằng nhà vua giao hiếu với nước ở xa, để đánh chiếm các nước ở gần. Được tấc đất nào thì ghép vào đất Tần, mở rộng cương giới. Được thước đất nào, đều trở thành đất của nhà vua. Vua Tần nghe kế của Phạm Thư, sai Ngũ Đại phu và Uyển đánh láng giềng là Nguỵ, lấy đất Hoài, nhập vảo Tần, hai năm sau lấy đất Hình Khâu.."..
Từ Thục An Dương Vương, Triệu Đà, Hán Vũ Đế, đến Đông Ngô, nhà Tấn, Lưu Tống tới Nam Tề, nhà Lương, Tùy, Đường, rồi từ Nam Hán, đến Tống, Nguyên, Minh, Thanh, suốt hai nghìn năm, không một triều đại Trung Hoa nào buông bỏ ý chí chiếm đoạt và nô dịch người Việt. Cho đến tận chế độ cộng sản của Mao Trạch Đông.
Vẽ lại bản đồ Trung Quốc
Theo tác giả Giao Hưởng (Hoàng đế đỏ của Trung Hoa cộng sản) : "Trong cuốn trước tác "Cách mạng Trung Quốc và Đảng Cộng sản Trung Quốc" của chủ tịch Mao Trạch Đông viết năm 1939 do hiệu sách Tân Hoa thư điếm (Dực Nam) tái bản tháng 6 năm 1949, Mao viết : "Sau ngày đánh bại Trung Quốc, các nước đế quốc đã chiếm các nước phụ thuộc của Trung Quốc : Nhật chiếm Triều Tiên, Đài Loan, Lưu Cầu, quần đảo Bành Hồ và Lữ Thuận - Anh chiếm Miến Điện, Butan, Hương Cảng - Pháp chiếm An Nam…". Dùng cụm từ "các nước phụ thuộc của Trung Quốc" trong đó có An Nam (Việt Nam) rõ ràng Mao muốn "xóa" và "ghép" chủ quyền của một số quốc gia khác vào nước Trung Hoa của Mao. Mười năm sau (tháng 6/1949), một lần nữa "các nước phụ thuộc" theo ý Mao lại được nhắc đến qua lần tái bản (sách trên) bởi cơ sở Tân Hoa thư điếm - Dực Nam. Đến 1954, Trung Quốc ấn hành "Sơ lược lịch sử Trung Quốc hiện đại" tại Bắc Kinh kèm tấm bản đồ vẽ lãnh thổ Trung Quốc bao gồm nhiều nước Đông Nam Châu Á và vùng Biển Đông một cách trắng trợn.
Đẩy xa hơn, chủ tịch Mao Trạch Đông không cần giấu giếm, nói thẳng với các đại biểu Đảng Lao động Việt Nam (tức Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay) tại hội đàm Vũ Hán năm 1963 về chủ trương bành trướng của giới cầm quyền Trung Nam Hải : "Tôi sẽ làm chủ tịch của 500 triệu bần nông tràn xuống Đông Nam Châu Á". Minh họa chủ trương đó, Mao đưa ra một số đối chiếu cụ thể đầy ẩn ý về trường hợp Thái Lan. Mao nói, diện tích cả nước Thái Lan so với một tỉnh Tứ Xuyên của Trung Quốc tương đương nhau - nhưng về dân số Tứ Xuyên đông gấp đôi Thái Lan - cần đưa bớt người Trung Quốc xuống Thái Lan cư trú. Mao cũng nói, nước Lào dân cư thưa thớt, Trung Quốc phải đưa người xuống Lào lập nghiệp…Sau ngày Trung Quốc thử nghiệm thành công bom nguyên tử lần đầu tiên năm 1964, Mao càng quyết liệt và công khai khẳng định chủ trương bành trướng của mình trong Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc tháng 8/1965 : "Chúng ta phải giành cho được Đông Nam Châu Á, bao gồm cả miền Nam Việt Nam, Thái Lan, Miến Điện, Malaysia và Singapore..".. Sự thèm khát mở rộng cương thổ của Mao khiến một nhà nghiên cứu người Nga Aleksei Volynets phải thốt lên rằng, Mao và Lưu Bang là hai hoàng đế xuất thân từ nông dân, có chung sự thèm khát đất đai.
Nhà Hán của Lưu Bang là thời mà Trung Quốc tiến hành nhiều nhất các cuộc chiếm đoạt, mở rộng lãnh địa, cương giới, sáp nhập lãnh thổ của các lân bang. Mao Trạch Đông là người ngưỡng mộ Tần Thủy Hoàng, mặc dù vị hoàng đế này nổi tiếng là tên bạo chúa, từng thiêu sống hàng vạn người, chỉ vì ông ta là người đầu tiên trong lịch sử thống nhất được Trung Hoa. Sự vĩ đại của các vị hoàng đế hay lãnh tụ Trung Hoa thường gắn và phải gắn với chiến tích bành trướng chiếm đất và mở mang bờ cõi. Từ ngày ra đời nhà nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, không một quốc gia láng giềng của Trung quốc có một biên giới bình yên.  Cuộc chiếm đoạt Tân Cương bắt đầu từ nhà Hán, nhưng 2000 năm sau, đến năm 1949, Mao mới chính là người kết thúc, biến nó thành khu tự trị, tháng 1/1955. Tây Tạng cũng vậy, mặc dù vùng trung Tây Tạng có tên là Koko Nor (hồ xanh), bị nhà Thanh chiếm năm 1723, nhưng toàn bộ lãnh thổ Tây Tạng, phải đến khi quân Giải phóng nhân dân Trung Hoa tiến vào, theo lệnh của Mao Trạch Đông, năm 1950, mới thực sự bị chiếm đoạt, Koko Nor thành tỉnh Thanh Hải và năm 1951,Tây Tạng biến thành khu tự trị.
Riêng với Việt Nam ?. Trong một mưu đồ xâm chiếm khi thời cơ thuận lợi, Mao Trạch Đông muốn duy trì tình trạng bị chia cắt, không thống nhất, ông ta trực tiếp nói với các nhà lãnh đạo Việt Nam vào 11/1956, trong đó có Hồ Chí Minh và Phạm Văn Đồng : "Tình trạng nước Việt Nam bị chia cắt không thể giải quyết được trong một thời gian ngắn mà cần phải trường kỳ… Nếu 10 năm chưa được thì phải 100 năm !". Mao đặc biệt muốn nắm Việt Nam làm bàn đạp mở đường xuống các nước khác ở phương Nam.
Mở cho một con đường mới xuống Đông Nam Châu Á
Tại hội đàm giữa lãnh đạo của bốn đảng cộng sản : Trung Quốc, Việt Nam, Indonesia và Lào (Quảng Đông 9/1963) - Thủ tướng Chu Ân Lai đánh tiếng : "Nước chúng tôi thì lớn nhưng không có đường ra, cho nên rất mong Đảng Lao động Việt Nam mở cho một con đường mới xuống Đông Nam Châu Á". Ngay từ khi đó, con đường đi xuống Đông Nam Á đã được hình dung bằng con đường xuyên suốt từ Vân Nam qua Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan tới tận Singapore. Tập Cận Bình đang biến nó thành sự thật "giấc mơ Trung Hoa", bằng những dự án đường sắt Xuyên Á. Và ý đồ chiếm đoạt Biển Đông đã gặp tấm bản đồ của một cá nhân phóng hoạ năm 1949, để trở thành "chủ quyền từ cổ đại". Nó được biến hóa thành nghị quyết của Ban thường trực Quốc hội nhân dân trung Hoa, ngày 4/9/1958, trong khi đã chiếm nửa phía đông của Hoàng sa từ tay chính quyền Cộng Hòa Việt Nam năm 1956. Ngay từ khi đó, một ý đồ nung nấu chiếm đoạt Biển Đông chỉ còn chờ cơ hội để thực hiện. Cơ hội đó đến năm 1974, khi Mỹ đã rút hòan toàn khỏi chiến trường và chính phủ cộng sản Bắc Việt Nam phải dồn toàn bộ sức lực cho chiến dịch giải phóng miền Nam, Trung Quốc đánh chiếm nốt nửa phía tây Hoàng Sa.
Nhà nghiên cứu Dương Danh Dy, nguyên Tổng lãnh sự Quán Việt Nam tại Quảng Đông, nói : "Tôi có tài liệu, Mao Trạch Đông là người quyết định đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa, 1974... Chu Ân Lai chính là người vạch ra kế hoạch, Diệp Kiếm Anh là người đôn đốc thi hành, và Đặng Tiểu Bình lúc đó mới được phục hồi, cũng sang Cục Tác chiến của Trung Quốc để áp trận". Trường sa cũng nằm trong cùng một mưu đồ được chuẩn bị sẵn chỉ để chờ cơ hội.
Năm 1988, trong bối cảnh kiệt quệ vì chiến tranh và những sai lầm liên tiếp trong các chính sách, nền kinh tế Việt Nam tan ra từng mảnh. Trung Quốc sau chiến tranh biên giới bao vây kinh tế, cắt đứt ngoại giao. Liên Xô và Khối xã hội chủ nghĩa/Đông Âu chìm trong khủng hoảng, nguy cơ tan vỡ. Mỹ cấm vận cả ngoại giao lẫn kinh tế. Chế độ đứng trước nguy cơ sụp đổ. Lê Đức Anh, Ủy viên bộ chính trị, Bộ trưởng quốc phòng đưa ra sáng kiến nhượng bộ Trung Quốc, rút toàn bộ quân đội khỏi Campuchia và chủ động tìm kiếm thương lượng bình thường hóa với Đảng Cộng sản Trung Quốc, trên danh nghĩa bảo vệ chủ nghĩa cộng sản. Binh lính trực chiến trên biên giới và hải đảo được lệnh không nổ súng trước, tìm mọi cách giữ hòa hiếu, không làm mếch lòng bạn Trung Quốc. Chính vào lúc đó, hải quân Trung Quốc được lệnh tấn công chiếm Gạc Ma và một lọat những hòn đảo khác trên Trường Sa... Đường lưỡi bò đang trở thành hiện thực. Và không có gì có thể ngăn cản được. Những ý đồ, những khát vọng biến thành âm mưu và kế hoạch thực hiện trong suốt cả nghìn năm, thì khi đủ điều kiện hay khi cơ hội chín muồi, khó có gì, khó sức mạnh nào ngăn cản được. Cho nên, Việt Nam không thể không bị xâm chiếm, vì Việt Nam là láng giềng. (Paris, 29/04/2016)
*** Bùi Quang Vơm: Thần phục Trung Quốc là sai lầm
Bất kỳ người Việt Nam nào, với một sự khao khát vượt lên, mỗi khi nhìn lại toàn bộ lịch sử dân tộc mình, đều cay đắng cam chịu một số phận cay nghiệt, đó là sự khống chế không bao giờ buông tha của thế lực bành trướng Trung Quốc. Nếu Trung Quốc suốt mấy ngàn năm không đạt được mục đích xóa biên giới, biến Việt Nam thành châu quận của họ, thì Việt Nam cũng chưa bao giờ được Trung Quốc cư xử như một quốc gia độc lập và bình đẳng. Một  nước Việt Nam giàu có, hùng mạnh và độc lập tự quyết là không thể chấp nhận được với hệ thống cầm quyền Trung Quốc thuộc mọi thế hệ. Trung Quốc "giúp đỡ", "viện trợ"… chỉ để Việt Nam phải phụ thuộc, và thông qua viện trợ để thọc sâu cánh tay vào nội tình Việt Nam, với mục đích kiểm soát và thao túng.
Việt nam có thể thành món hàng để mặc cả, buôn bán với các thế lực đối thủ của Trung Quốc. Việt Nam có thể trở thành bia đỡ đạn, kẻ khiêu khích, là tên đầu sai đốt lửa gây chiến hay châm ngòi xung đột, một dụng cụ thăm dò, một thứ thuốc thử trong tay Trung Quốc. Đó là bản chất mối quan hệ "anh em" mà Trung Quốc dành cho Việt Nam. Chiếm hoàn toàn, hay biến Việt Nam thành một thứ công cụ, đó là chính sách từ hàng nghìn năm, vẫn đang là chính sách của đảng cộng sản, và muôn đời sẽ vẫn thế, không có gì thay đổi, nếu Trung Quốc không trở thành một quốc gia dân chủ thật sự. Định mệnh đã xếp đặt Việt Nam bên cạnh một quốc gia tham lam, bần tiện, thâm độc và tàn bạo như Trung Quốc. Cái nỗi khổ làm láng giềng với Trung Quốc đã đeo đuổi tổ tiên dân tộc Việt Nam, đã làm hao tổn bao nhiêu trí lực Việt Nam, gây chia rẽ, chém giết lẫn nhau bao đời giữa những người Việt Nam với nhau. Quy tắc tồn tại bên cạnh một con hủi, hay bên cạnh một con quỷ, đã tạo nên một loại logic trí khôn của Việt Nam là "quy phục để an phận". Ông cha ta bao đời đã như vậy. Đánh cho chúng không có đất chôn, đánh cho chúng không còn mảnh giáp, nhưng "chúng" đi rồi thì cha con lại lóc cóc gồng gánh, lặn lội trèo đèo lội suối đi triều cống, mong láng giềng buông tha cho yên phận làm ăn. Và người Việt Nam gọi đó là Trí khôn "quyền biến", là sự khéo léo, uyển chuyển. Qua nhiều đời, khi vẫn chưa có lối thoát nào khác, thì loại Trí khôn này được coi là đương nhiên, bất khả tranh cãi, một thứ lý như một thứ tiên đề trong toán học, mặc nhiên công nhận mà không phải chứng minh. Đến bây giờ vẫn vậy, "thân thiện với Trung Quốc" vẫn được coi là tiêu chuẩn để định giá một đường lối. Người ta vẫn sợ, nếu chủ trương thân thiện với các cường quốc khác một cách lộ liễu, công khai, sẽ làm phật ý Trung Quốc, sẽ làm Trung Quốc nổi giận, sẽ hứng chịu tai họa, sẽ là kém "khôn ngoan". Và, chỉ vì sợ không được coi là "khôn ngoan" mà ngay cả các học giả uyên bác cũng cố gắng chèo kéo mấy chữ "đi bằng hai chân", "bắt cá hai tay", hay "làm bạn với tất cả ". Thực chất chỉ là sự che đậy một nỗi sợ thâm căn cố đế, bởi không một ai trong chính những người này tin rằng, bằng một sự cam chịu, nhẫn nhục, một cố gắng bộc lộ lòng trung thành vô hạn, Trung Quốc sẽ buông tha cho Việt Nam tự do phát triển trong an toàn và tự chủ.
Sự trung thành với chủ nghĩa cộng sản của Đảng Cộng sản Việt Nam thực chất là sự tôn thờ vai trò của cầm đầu Quốc tế cộng sản của Trung Quốc, một thứ vai trò mà Trung Quốc đã mất bao nhiêu năm giành giật với nước Nga của Lê nin và Liên bang Xô viết của Staline. Một thứ ràng buộc trên danh nghĩa lý tưởng, hòng tìm kiếm chỗ dựa chính danh, trong khi chính Trung Quốc, bằng chiêu sách "Ba đại diện", đã khôn khéo vượt ra ngoài vòng luẩn quẩn và phi lý của lý luận Cộng sản. Nhưng cả với sự tôn thờ tận tụy đó, Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn không được Đảng Cộng sản Trung Quốc ban cho mơ ước ảo tưởng về một mối quan hệ "môi hở răng lạnh". Mao đã mặc cả với Nixon về số phận của Việt nam năm 1972, bật đèn xanh cho cuộc ném bom rải thảm trên miền Bắc, kiếm chác sự làm ngơ của Mỹ để Trung Quốc chiếm nốt nửa Hoàng Sa từ tay VIet Nam Cộng Hòa năm 1974. Là đồ đệ thứ hai sau Bắc Triều tiên, trong số 4 nước cộng sản còn lại trên cả Địa cầu, nhưng Việt Nam đã bị đàn anh cho bài học với 30.000 người chết tại chiến tranh biên giới năm 1979, cuộc chiến chiếm đoạt quần đảo Trường sa, bắn chìm hai tàu chiến và giết hại 64 chiến sĩ, năm 1988…v.v. Như vậy, Đảng cộng sản Việt Nam đã cố ghép mình vào cùng phe với Trung Quốc để được gọi là Đồng minh, và trông chờ "ơn trên" về một cơ chế đồng minh có thật, khả dĩ yên phận. Nhưng sự thật đã chứng minh ngược lại. Đảng cộng sản Việt Nam càng cam chịu, càng nhẫn nhục, thì Trung Quốc càng lấn tới. Sự né tránh những khu vực và vấn đề "nhạy cảm" đã tạo chỗ trống và cơ hội cho Trung Quốc tự do hành động. Đấy chính là thủ đoạn, là "mưu lược" của "trí khôn" Trung hoa. Và đấy chính là cái "Tiểu nhân" của người khổng lồ Trung Quốc. Cái "tiểu nhân" khổng lồ ấy cuối cùng đã "làm thịt" cái "bao dung đại lượng" của thằng "Bờm" cộng sản Việt nam. Một chính sách dĩ hòa vi quý với Trung Quốc, luồn lách, lươn lẹo để tránh đòn theo cái kiểu khôn vặt, thiếu thực chất và giả dối đã không đem lại kết quả, bất kể những cố gắng liên tục và bền bỉ từ đời này sang đời khác. Dù không muốn có và khộng muốn tin, thì "kẻ thù trực tiếp và thường xuyên của dân tộc Việt Nam" vẫn là Trung Quốc. Sự thật cay đắng này chỉ có thể biến mất khi Trung Quốc cộng sản tan rã và thay bằng một Trung Quốc Dân chủ. Đảng Cộng sản Trung Quốc đã khôn khéo biến hình để mãi mãi là Đại diện chính đáng và hợp thức của dân tộc Trung hoa, nghĩa là sẽ không bao giờ Đảng Cộng sản Trung Quốc tự từ bỏ vai trò đại diện độc nhất của mình, bất kể Trung Quốc theo hay không theo lên xã hội cộng sản chủ nghĩa. Giá mà bê được đất nước Việt Nam đi chỗ khác ! Giá như không có "núi liền núi, sông liền sông" với Trung Quốc !
Một chính sách tồn tại bên cạnh Trung hoa, một con đường lâu dài cho dân tộc Việt Nam thoát ra ngoài mọi ảnh hưởng lệ thuộc Trung Quốc là khát vọng nung nấu bao đời của tinh hoa Việt Nam, từ Hai Bà Trưng, cho đến Lý Thường Kiệt, từ Trần Hưng Đạo đến Lê Lợi, Quang Trung. Hồ Chí Minh cũng đã nghĩ tới việc tìm kiếm một quan hệ Đồng minh lâu dài với Mỹ ngay từ cuộc gặp gỡ với tướng Claire Chennault, Tư lệnh không đoàn 14 của Mỹ, ngày 29/03/1945. Và trong thư gửi tổng thống Hoa Kỳ tháng 2/1946, Hồ Chí Minh đã khẳng định mục tiêu của Việt Nam "là độc lập hoàn toàn và hợp tác toàn diện với Hoa Kỳ". Tư tưởng thoát khỏi Trung Quốc luôn là một tư tưởng thường trực trong nội bộ lãnh đạo của đảng cộng sản, chia đảng thành hai lực lượng xung đột, đối kháng, đan xen, ẩn hiện, khi lấn át, lúc thu mình. Đã bao người bị gạt ngã trên đường. Võ Nguyên Giáp, Hoàng Văn Thái, Nguyễn Cơ Thạch, Trần Xuân Bách, Trần Quang Cơ…
Nhưng có lẽ đã đến lúc? Từ xa xưa, người Nhật đã dám và đã biết thoát khỏi Trung Quốc. Mà thoát ra khỏi Trung Quốc, trước hết là thoát ra khỏi đạo lý thần phục thiên tử vô điều kiện của Khổng tử. Hoàng đế Nhật mỗi lần phải gửi văn thư cho Trung Quốc đều ghi : "Thiên tử nước Mặt trời mọc gửi thiên tử nước Mặt trời lặn". Người Trung Quốc nổi giận, nhưng không làm được gì, lâu dần thành quen. Người Việt nam đã "hèn" hơn người Nhật. Đáng lẽ các hoàng đế Đại Việt cũng có thể nói : "Hoàng đế Đại Việt thỉnh Hoàng đế Đại Hán khán hạ". Có lẽ vì thế mà Nhật bản từng chiếm cả miền Đông Bắc của Trung Quốc, lập thành quốc gia Mãn Châu, cai trị đảo Đài loan 50 năm, từ 1985 tới 1945, còn Việt Nam thì Trung Quốc bắn chết ngư dân, cướp tàu đánh cá, chiếm đảo, lấn đất… vẫn làm ngơ, giả mù, giả câm, giả điếc. Cho nên, giải pháp Đồng minh với Hoa Kỳ là có đầy đủ tính Chính nghĩa.
Không có gì phải sợ.
Công khai tuyên bố chính sách Đồng minh với Mỹ, đương nhiên sẽ phải từ bỏ đường lối ngụy biện "làm bạn với tất cả". Trên thực tế, trong một thế giới phân cực, quyền lợi và an ninh quốc gia đối đầu, không thể cùng lúc làm bạn với tất cả. Đó là một ảo tưởng, một sự tự mê hoặc hay tự lừa dối. Không thể cùng lúc vừa là đồng minh của Mỹ, vừa là "anh em" với Trung Quốc. Vả lại, trên thế giới, Trung Quốc đã chơi với ai như anh em ? Với Trung Quốc, chỉ có thể hoặc là kẻ thù, hoặc là chư hầu, không có loại nào gọi là "anh em". Lẽ đương nhiên, bao nhiêu năm kiên trì đường lối "anh em" với Trung Quốc mà còn bị xử bằng súng đạn và bằng máu, thì khi công khai "lập trường" như việc "đa phương hóa Biển Đông" vừa rồi, và chuyện "đồng minh chiến lược" với Mỹ hôm nay, sẽ không thể có chuyện Bắc kinh bỏ qua. Nhưng, trước đây khác, bây giờ khác.
Nhật bản, một kẻ thù truyền kiếp thâm căn cố đế của người Trung Quốc, có thể được gọi là "không đội chung trời", mà Trung Quốc bao nhiêu năm vẫn phải ngậm bồ hòn làm ngọt. Nam Hàn, Đài Loan, bao nhiêu năm như cái gai trước mắt Đại lục cộng sản, mà vẫn an toàn, phát triển và thịnh vượng trong dân chủ. Trung Quốc đã không dám và không thể sử dụng chiến tranh để trả mối hận danh dự hay thỏa mãn máu tham bành trướng đối với những quốc gia lân cận và nhỏ bé này. Không phải Trung Quốc không đủ sức mạnh. Căn nguyên là bên cạnh và phía sau các quốc gia này là Mỹ và Trung Quốc không thể thắng Mỹ, vĩnh viễn không bao giờ có thể thắng Mỹ. Trung Quốc sẽ không thể gây chiến với Việt Nam, không thể dùng vũ lực để trả đũa Việt Nam, để trừng phạt và "dạy bài học" như từng làm trước đây. Trên thực tế, chiến tranh không thể xảy ra khi cả hai bên đều có khả năng hạt nhân, kể cả khi năng lực không đồng đều, thậm chí hoàn toàn áp đảo của một phía. Lý do đơn giản là khả năng huỷ diệt của hạt nhân là không thể tránh khỏi cho bất cứ ai, và nguy cơ phản ứng dây chuyền của cuộc chiến là qúa lớn, vì dù chiến tranh bắt nguồn và băt đầu từ đâu, thì gốc rễ vẫn liên quan tới cường quốc. Và chiến tranh thế giới khó có thể tránh được. Việt Nam phải có vũ khí hạt nhân. Chỉ bằng cách sở hữu hạt nhân Việt Nam mới có bình đẳng với Trung Quốc. Chỉ có sẵn sàng chiến tranh mới có hòa bình với Trung Quốc. Đó là sự thật và cũng là chân lý. Và chỉ trở thành Đồng minh với Hoa Kỳ, Việt Nam mới có khả năng đạt tới mục tiêu tự vệ hạt nhân của mình (như Nhật Bản...). Không có lựa chọn thứ hai. Không thể là Nga. Và cũng không thể là Ấn độ.
Lý do gì để ai đó trong bộ chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam run sợ ? Người Việt Nam không sợ. Trong lịch sử, người Việt Nam đã từng sẵn sàng đánh xâm lược phương Bắc tới người cuối cùng. Chúng ta là nước nhỏ bé. Nhưng chúng ta chưa từng biết run sợ. Những kẻ sợ hãi đâu đó chỉ có thể là những kẻ đang được "Thiên triều nuôi dưỡng", vì nếu Thiên triều đang cho sống, thì cũng có thể sẽ cho chết. Phàm đã là vật nuôi thì cỏ thể sẽ bị làm thịt. Với những người khác, "thiên triều" sẽ bất lực. Với cả dân tộc Việt Nam, thì càng vô nghĩa !
Tình Hữu nghị Việt Nam Hoa kỳ 
Không còn lý do gì để che đậy việc Chính danh hóa rộng rãi với toàn thể nhân dân hai nước và thế giới về mối quan hệ Đồng minh thân thiện giữa hai quốc gia Việt Nam và Hoa Kỳ. Một tuyên bố chính thức như vậy sẽ làm nức lòng người dân Việt Nam, tạo thế chính đáng cho ngay chính những nhân tố tích cực và cách mạng trong nội bộ đảng cộng sản, đập tan mọi mưu đồ và hành vi quấy phá của phe phái sợ Tàu bạc nhược. Chính nghĩa khi được lòng dân và hợp với lòng dân. Một cuộc trưng cầu dân ý sẽ khẳng định tinh chính đáng của một đường lối. Bằng trưng cầu dân ý để công khai loại bỏ những phần tử có tư tưởng phản dân ra khỏi đảng, ra khỏi bộ máy chính quyền.

(ii) Tạp Chí Khoa Học (Khánh Bình): Cá biển chết ở Việt Nam - Hệ lụy có thể kéo dài 50 năm
Khi nước biển bị ô nhiễm nặng, hậu quả nghiêm trọng là điều khó tránh vì: thứ nhất, khó cô lập vùng ô nhiễm, thứ hai,  các phân tích của mẫu được thu thập dễ bị sai lệch, và thứ ba, chuỗi thức ăn tự nhiên trong vùng như chim, động-thực vật dưới biển bị lây nhiễm. Cuối cùng là ảnh hưởng đến sức khỏe của con người, nhất là ung thư. Nếu có những độc chất không thể hòa tan, quá trình luân chuyển và hậu quả có thể kéo dài đến 50 năm, theo đánh giá của một chuyên gia Pháp, ông Jean Hetzel, khi trả lời phỏng vấn RFI.
Vụ cá biển chết hàng loạt ở bốn tỉnh miền trung Việt nam cho đến nay vẫn chưa có kết luận chính thức, dù đã sau gần một tháng. Giả thuyết được đưa ra nhiều nhất là nguồn nước bị nhiễm độc do nước thải công nghiệp. Công ty Formosa ở khu công nghiệp Vũng Áng, tỉnh Hà Tĩnh được cho là nghi phạm chính. Vụ việc có thể coi là một thảm họa môi trường và đã tạo nên một làn sóng phản đối mạnh mẽ của người dân Việt nam, cũng như thu hút sự quan tâm của truyền thông quốc tế. Đứng về góc độ chuyên môn, một chuyên gia lâu năm trong lĩnh vực môi trường của Pháp đã có những chia sẻ với RFI Việt ngữ khi được thông tin về vụ việc. Ông Jean HETZEL, hơn 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực môi trường và phát triển bền vững, hiện là chủ tịch công ty tư vấn JOHANSON International và đã tham gia xử lý các thảm họa môi trường như vụ Sandoz-sông Rhin năm 1986.
RFI : Xin chào ông Jean Hetzel, trước hết ông đánh giá như thế nào về vụ cá chết hàng loạt bị nghi là do ô nhiễm ở vùng biển miền trung Việt nam ?
Jean Hetzel : Vâng xin chào, tôi thấy đây là một vụ ô nhiễm nghiêm trọng. Đã rất lâu rồi tôi mới biết một vụ ô nhiễm môi trường như vậy, trải dài khoảng 200 km. Vụ việc xảy ra ở vùng biển thì khá hiếm vì hiện tượng này thường xảy ra ở các vùng sông. Rõ ràng đây là một cú sốc vì cá chết phơi bụng nhiều. Cũng không được quên các loài rong, tảo là nguồn thức ăn của cá, khi không chịu nổi chất gây ô nhiễm cũng sẽ chết. Cú sốc này lớn vì hậu quả có thể là ngắn và trung hạn nhưng cũng có thể là dài hạn, tùy thuộc vào các chất bị thải ra, có thể từ 2 đến 50 năm. Những chất có thể hòa tan trong nước thì 2-3 năm, nhưng những chất kỵ nước thì nó sẽ còn tồn tại và tiếp tục chu trình luân chuyển.
RFI: Đứng ở góc độ chuyên môn, thì theo ông khi vụ việc vừa xảy ra, nên xử lý như thế nào ?
Jean Hetzel : Thường thì với trường hợp như thế này thì lập tức phải thu thập mẫu vật, như là xác loài vật chết, các loài chim trong vùng, tảo biển. Phải thực hiện biện pháp bảo vệ khẩn cấp như là dừng các hoạt động liên quan ngành thủy hải sản, dừng đánh bắt ở những vùng lân cận. Khó khăn lớn đối với Việt nam là vụ việc xảy ra ở biển, rất khó dừng ô nhiễm ở biển vì nó lan nhanh xuống các tầng nước, khi xuống tầng nước sâu thì khó tìm được dấu vết.
RFI : Ông có thể chia sẻ một kinh nghiệm của mình ?
Jean Hetzel : Ở Pháp thì cũng có những vụ ô nhiễm nguồn nước. Tôi đã tham gia xử lý 3 vụ ô nhiễm lớn, nhất là vụ Sandoz ở sông Rhin 1986, vụ ô nhiễm rất lớn, ảnh hưởng đến các kênh trong vùng, lan ra biển phía Bắc, như vậy trải rộng qua Thụy Sỹ, Pháp, Đức và Hà Lan. Người ta đã phải theo dõi hơn 5 năm để chắc rằng ô nhiễm đã được giải quyết, mà các chất ô nhiễm ở đây thuộc nhóm đơn giản. Nếu các chất phức tạp hơn thì thời gian chắc phải nhiều hơn.
RFI: Theo ông vì sao vấn đề môi trường ngày càng được quan tâm nhiều hơn?
Jean Hetzel : Có nhiều lý do. Trước tiên là người dân được giáo dục tốt hơn. Người ta nhận biết rằng vấn đề ô nhiễm môi trường, nhất là các chất nguy hiểm, gây nguy hại cho sức khỏe. Người ta đầu tư hàng tỷ đô la để nâng cao sức khỏe, nhưng ô nhiễm có thể gây ra cái chết, ảnh hưởng đến cân bằng sinh thái, tác động đến chuỗi thực phẩm, ung thư v.v.. Những hậu quả do ô nhiễm được biết vì vậy người ta cố gắng hạn chế và giảm ô nhiễm...Vấn đề ô nhiễm quan trọng vì trong 50 năm qua, chúng ta làm nghiên cứu rất nhiều về môi trường, vì vậy có nhiều bằng chứng khoa học. Những đối thoại/yêu cầu về môi trường ngày càng nhiều, nhất là từ các tổ chức phi chính phủ, đòi các cơ quan nhà nước có những giải pháp phù hợp. Ở Pháp có chính sách riêng về nước (gồm những hoạt động hướng dẫn và kiểm tra nguồn nước, chất lượng nước, những người có trách nhiệm kiểm tra), về môi trường như là cảnh sát môi trường/cảnh sát nước.
RFI: Hiện nay có nhiều chủ đầu tư công nghiệp không muốn tăng chi phí môi trường, họ cho là tốn kém. Theo ông thì điều này có ảnh hưởng như thế nào?
Jean Hetzel : Đương nhiên là có chi phí, nhưng không nhiều so với mạng sống của con người. Chi phí trung bình so với tổng đầu tư nhà máy từ 5%-15% tuỳ trường hợp nhưng hiếm khi đạt mức cao nhất, vì mức cao nhất là dành cho những trường hợp yêu cầu gắt gao, như trong lĩnh vực hạt nhân. Chi phí đầu tư cho môi trường phải được tính là nếu không đầu tư thì sẽ bị mất thị phần, các tập đoàn lớn ngày càng nhạy cảm với vấn đề này nếu bị người tiêu dùng đưa vào danh sách đen. Vì vậy cần đầu tư ngay từ đầu để tránh những thiệt hại về hình ảnh và thị phần.
RFI: Ở những nước phát triển, như Pháp chẳng hạn, vì sao việc bảo vệ môi trường rất được ưu tiên ?
Jean Hetzel : Trước tiên là cần có cảnh sát môi trường, để môi trường được bảo vệ tốt nhất có thể. Đó là về phía chính phủ. Nhưng quan trọng hơn vẫn là hành động của người dân. Cụ thể là hoạt động ở quy mô địa phương của các hội đoàn độc lập, như hội những người đánh cá, hội những người đi săn v.v.., cũng như các tổ chức phi chính phủ, vì các tổ chức này có chuyên môn để thúc đẩy chuyện này. Cũng cần sự bổ sung của giới công nghiệp, vì có những công ty chuyên xử lý, giảm ô nhiễm, ví dụ như ở Pháp có những công ty hàng đầu về vấn đề này. Và ngày càng nhiều thông tin được cung cấp bởi giới công nghiệp khi họ tham gia cùng các hội đoàn trong ban điều hành. Phía cơ quan quản lý nhà nước sẽ dễ dàng ban hành các quy định hơn khi có sự đồng thuận giữa người dân, các ngành công nghiệp sản xuất và các hội đoàn, ONG. Cần hành động và cần bảo vệ môi trường (RFI)

*** Ns Tuấn Khanh: Trung Quốc phát lệnh xả độc vào biển
Chỉ cần một chút tinh ý, bạn sẽ nhìn thấy đất nước Việt Nam đang lâm vào cuộc bao vây nào, cũng như sự im lặng của nhiều quan chức Việt Nam là hoàn toàn có thể phỏng đoán được vì sao.
Đầu tháng 5/2016, tương tự như người dân ở 4 tỉnh miền Trung việt Nam, những người dân Phi Luật Tân sống ở gần đảo Pag-asa (Thị Tứ), một hòn đảo ở vùng biển phía Tây Phi Luật Tân, cho biết họ kinh hoàng nhìn thấy hàng hàng lớp lớp các loài sinh vật biển chết, trôi dạt đầy các bờ. Thủ phạm cũng không khó tìm: chính các tàu cá giả dạng của chính quyền Trung Quốc đã đến gần, đổ hàng tấn hóa chất độc xuống nhằm hủy diệt môi trường, nhằm triệt hạ đường sống của ngư dân ở đây. Lời tố cáo chính thức, phát đi trên trang Elitereaders, cho biết hành động hủy diệt này của Trung Quốc là có chủ ý rõ ràng. Khi môi trường của khu vực này bị hủy diệt, tức đời sống và nền kinh tế của dân cư chung quanh đó tê liệt và sợ hãi, sẽ khiến họ rời bỏ ngư trường. Đảo và biển sẽ bị bỏ hoang. Sau đó, Trung Quốc sẽ tiến vào bất ngờ tiến vào kiểm soát, và thiết lập căn cứ quân sự ở đó.
Trung Quốc đẩy mạnh việc xả độc vào các vùng biển mà họ đang tranh chấp hay nhắm tới, nơi mà họ dùng ngư dân hoặc giả dạng ngư dân làm lá chắn để gây hấn. Đặc biệt, chiến dịch xả độc và gây hấn sẽ tăng mạnn trong mùa đi biển của ngư dân các nước. “Tháng Ba, bà già đi biển”, mùa làm ăn Bính Thân 2016 của ngư dân Việt vừa khởi động đã vấp phải sự cố xả độc chất ra biển của Formosa Hà tĩnh, Vũng Áng. Toàn bộ 4 tỉnh miền Trung hoàn toàn tê liệt trước thảm cảnh thủy sinh vật chết tràn ngập các bờ biển. Bên cạnh đó, hàng trăm ngàn tàu cá Trung Quốc ra khơi được trang bị vũ khí là một tín hiệu đe dọa cho bất kỳ tàu cá nào của Việt Nam muốn vượt xa ngoài 20 hải lý – đánh bắt dài ngày – để tìm nguồn cá sạch mang về đất liền. Hàng trăm cây số bờ biển Việt Nam bị cô lập.
Cùng thời điểm mà Formosa Hà Tĩnh bất ngờ đẩy mạnh việc xả hàng tấn độc chất ra biển, cũng là lúc nhiều tàu cá Trung Quốc nhận nhiệm vụ âm thầm xâm nhập sâu bờ biển Việt Nam. Nhiệm vụ của họ không phải là đánh cá. Ngày 8 tháng 4, lực lượng tuần tra biên phòng Quảng Bình chận bắt 6 tàu cá như vậy mà chỉ còn cách cửa Nhật Lệ (TP Đồng Hới) khoảng 19 hải lý về phía Đông, cách cửa Gianh khoảng 24 hải lý về phía Đông Đông Nam. Hồ sơ của biên phòng biển Quảng Bình ghi nhận rằng các ngư dân này bất hợp tác, nhiều phần là tàu trinh sát giả dạng. 6 chiếc tàu nói trên chỉ là phần nổi của tảng băng chìm. Có thể hình dung rằng ngoài việc Formosa “vô tình” ồ ạt xả độc ra biển vào thời điểm cụ thể, thì những chiếc tàu Trung Quốc như vậy cũng thực hiện nhiệm vụ thả các thùng độc chất dọc bờ biển không khác gì họ đã làm trên đảo Pag-asa của Phi Luật Tân. Biển nhiễm độc kéo dài không điểm dừng tạo nên nỗi sợ hãi của người dân Việt, đồng thời gây hoang mang, tạo cớ cho những thành phần thông đồng với Formosa, núp bóng trong chính quyền hiện hành, lên tiếng chạy chữa, hoặc im lặng né tránh cho tội ác của khu tự trị Vũng Áng.
Nhiều ngày sau khi Formosa Hà Tĩnh ngưng xả độc và bất hợp tác với chính quyền sở tại trong việc cung cấp các dữ liệu MSDS (Material Safety Data Sheets), tức các thành tố minh chứng an toàn trong việc xả độc của họ, cá vẫn chết dọc miền Trung. Ngày 1/5, ngư dân vùng biển Quảng Bình, Quảng Trị cách bờ 20 hải lý cho biết lặn sâu dưới mặt biển 5m vẫn thấy hàng đàn cá lờ đờ nhiễm độc và chết dần. Nước biển thì loang màu đỏ nâu. Cho đến ngày 4/5 thì nước biển màu đỏ nâu này nổi rõ, xuất hiện dài đến 1,5km ở Bố Trạch Quảng Bình. Dân chúng hoảng sợ, các quan chức thì chết lặng với hiện tượng mới này, không tìm ra cách đối phó. Đồng thời ở Thừa Thiên Huế, cá nuôi nước biển cũng chết dần hàng loạt, bí ẩn. Có phải những thùng độc chất được đục thủng và cho chảy dần, thả dưới lòng biển, tương tự như ở đảo Pag-asa đã bắt đầu có tác dụng?
Ngày 4/5, ông Lê Hữu Phước, Phó Chủ Tịch UBND huyện Hải Lăng, Quảng Trị bàng hoàng trước tình trạng cá chình chết trôi lạ lùng. “Cá chình hết sức khó bắt vì nó sống ở tầng nước sâu, trong kẽ san hô nhưng giờ phải ngoi lên mặt nước là chuyện hết sức lạ thường” – ông Phước nhấn mạnh. Đến lúc này, mọi chuyện không chỉ nên dừng ở Formosa, mà đó có thể là một nghi vấn về sự liên kết chặt chẽ trong cuộc bao vây đường biển và ngư dân Việt. Một sách lược rất quen thuộc mà ai cũng có thể biết, nếu đã từng tham chiếu phương thức lấn đất, công thành của người Trung Quốc qua các thời kỳ Xuân Thu Chiến Quốc: bỏ độc và bao vây. Những ngày cá chết rộ lên, độc chất lộ ra… cũng là những ngày mà dân biển Thừa Thiên Huế nói họ nhìn thấy nhiều tàu cá Trung Quốc im lặng xâm nhập sâu. Ngày nước biển Quảng Trị bốc lên mùi hôi thối kỳ lạ, cũng là ngày mà đại tá Hồ Ngọc Hoàng, Phó Chính ủy Bộ Chỉ huy Biên phòng tỉnh Quảng Trị cho biết tàu cá Trung Quốc bất ngờ xâm phạm hải phận của tỉnh, chỉ còn cách đảo Cồn Cỏ từ 8-10 hải lý. Chiến thuật bao vây biển cũng chặt chẽ hơn khi ngư dân Việt muốn thoát khỏi sự cùng quẩn của thảm họa gần bờ, họ đi xa hơn 20 hải lý thì luôn bị rượt đuổi, đâm tàu bởi các nhóm đi biển Trung Quốc, hơn nữa, các nhóm tàu cá Trung quốc hung dữ này giờ lại được phát súng.
Câu chuyện cá chết hôm nay, hoàn toàn khác với 15-20 ngày trước. Bên cạnh thảm họa về môi trường còn là một cảnh báo về an nguy của Việt Nam trước Trung Quốc. Viễn tượng thù trong giặc ngoài đang mỗi lúc một hiện rõ, mà nhân dân là người gánh chịu đau thương. Câu chuyện cá chết, biển nhiễm độc hôm nay chính là giờ phút đòi hỏi các nhà lãnh đạo Việt Nam cần phải chứng minh mạnh mẽ lời thề của mình khi nhậm chức, chứng minh sự dứt khoát chọn lựa thế đứng của mình thuộc về đâu, trước hiện thực đã quá rõ của thời cuộc.

*** Cá, cua, chim chết vì vũ khí hoá học?
BIỂN ĐÔNG -- Phải chăng, mặt trận Biển Đông đang bùng nổ với vũ khí hóa học, và bây giờ kết quả ở nhiều tỉnh ven biển Miền Trung là: cá chết, cua chết, tôm chết, chim cũng chết vì ăn tôm cá, ngư dân thê thảm ngồi nhà mấy tuần nay vì không ai dám mua hải sản nữa. Và du lịch cũng ngắc ngoải. Nếu việc xả thải của công ty Đài Loan Formosa không phải nguyên nhân làm chết hải sản ven biển VN, hẳn nhiên phải có nguyên nhân cực độc: Vũ khí hóa học đã sử dụng nhắm vào VN?
Bản tin báo Tiền Phong viết: “...Ngay như đảo Chim, từng được xem là vương quốc của hơn 2 triệu hải âu xám (loài hải âu đặc hữu, quý hiếm) cách cảng Hòn La chừng 12 hải lí, thuộc huyện Quảng Trạch (Quảng Bình), tuyệt không còn một bóng chim, nằm trơ trọi giữa bốn bề sóng nước. Thiên đường” của loài chim biển quý hiếm này nằm quá gần Vũng Áng (chừng 20 hải lí về phía Đông - Nam), nơi khởi nguồn hiện tượng cá chết bất thường trong gần 1 tháng qua...Báo Tiền Phong cho biết, phóng viên báo này đã điện thông báo cho lãnh đạo Sở NN&PTNT Quảng Bình. Ông giám đốc sở nói đi công tác Hà Nội, đề nghị phóng viên liên lạc với phó giám đốc sở, ông Trần Đình Du. Ông Du nói, chim chết là việc chim chết, không liên quan gì đến ông cả".(VB)
*** Cá đã chết ,sao Đảng còn chưa chết?
Cá chết trắng suốt 250 km bờ biển miền Trung. Hàng trăm nghìn ngư dân bỏ lưới, bỏ thuyền. Đói và sợ hãi tương lai. Hàng trăm cân cá nhiễm độc đã chui vào bụng những người nghèo. Hàng nghìn cân cá nhiễm độc đã ướp muối và chui vào các bể mắm, để sau vài tháng theo nhau đi khắp mọi miền. Hàng tấn cá nhiễm độc có thể cũng theo nhau vào bụng những con lợn, con gà, con vịt, cây rau rồi sẽ lên bàn ăn của người. Và ống xả thì vẫn thải ra chất độc, có thể giấu kín hơn, nhưng từ từ vẫn thải.
Biển sẽ vắng, vắng khách du lịch, vắng người bơi. Ngư dân sẽ bán thuyền, bán lưới. Chợ cá sẽ không còn người mua bán. Sẽ không còn ngư dân bám biển. Ngoài kia sẽ chỉ còn “tàu lạ”. Biển của nhà đã thành biển của ai.
Ngày mai, rồi sẽ có những đứa bé, những người già chết vì nhiễm độc. Nhưng lâu hơn, muôn đời con cháu, khi cái nhà máy thép kia còn đó, người Việt sẽ chết dần, biến dạng dần, bởi những căn bệnh quái gở. Nòi giống Việt sẽ trở nên đần độn.
Những cái đập trên đỉnh dòng Mêkông đã làm cạn kiệt, chết khô đồng bằng Cửu Long, Đồng Tháp. Nhưng không phải chỉ không cho nước chảy, ai có thể biết, người Trung quốc sẽ cho gì vào dòng nước? Người cộng sản Trung Quốc vốn độc ác và thâm hiểm. Liệu rồi lúa có mọc được không, cá còn sống không và người Việt có trở thành quái nhân dị dạng không?
Những đường ống xả thải của nhà máy thép và cả khu công nghiệp Vũng Áng, nằm án ngữ giữa điểm hẹp nhất trên bản đồ nước Việt, suốt 70 năm, có ai biết nó sẽ thải cái gì, xả thải lúc nào? Hàng trăm nhà máy, hàng nghìn ống xả thải, bảy mươi năm, lượng chất độc sẽ đi đâu? Nó sẽ từng tí một ngấm vào tôm cá, rồi từng tí một biến gien con người thành những quái thai. Nó sẽ từ đấy, mùa hè nóng thì xuống phía Nam, mùa đông lạnh thì lên phương Bắc. Nó sẽ diệt cho hết người Việt và thay vào đó bằng người Trung Quốc. Đó là giấc mộng của Mao, là giấc mộng của Tập, của ngàn đời các đế chế Trung Hoa... (hết trích) .  ( Theo Bùi Quang Vơm)
*** Rộ nghi vấn "tàu lạ" trong vụ cá chết
Việt Nam mới cho biết 5 “tàu lạ” xuất hiện ở vùng biển tỉnh Thừa Thiên Huế trước khi cá chết bất thường, trong khi hàng nghìn ngư dân Quảng Bình tiếp tục chặn quốc lộ để biểu tình, đòi “biển sạch” .
Đích thân một quan chức của tỉnh Thừa Thiên Huế đưa ra thông tin này trong cuộc họp hỗn hợp mới đây với sự tham gia của nhiều tỉnh thành miền Trung về “thảm họa môi trường” mấy ngày qua. Ông Trần Lê Nguyên Hùng – Phó giám đốc Sở Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Thừa Thiên Huế, tiết lộ tin này, và cho rằng ngoài nghi vấn nhà máy, khu công nghiệp dọc bờ biển xả thải gây chết cá hàng loạt thì cũng không loại trừ khả năng tác nhân gây nên sự việc là các tàu nước ngoài. Tuy nhiên, ông Hùng không nói rõ “tàu lạ” hay “tàu nước ngoài” này là của nước nào.
Báo chí và chính quyền trong nước thời gian qua thường dùng từ “tàu lạ” để ám chỉ các tàu của Trung Quốc.
Việt Nam hiện chưa phát hiện được nguyên nhân chính thức gây ra thảm họa biển thời gian qua, trong khi một lời kêu gọi Hoa Kỳ giúp điều tra vụ cá chết của người Việt hải ngoại, trên một trang web của Nhà Trắng, hiện đã có hơn 135 nghìn chữ ký (chỉ trong vài ngày đầu)... (TheoVOA).
*** Tàu Trung quốc đổ hóa chất giết cá quanh đảo Thị Tứ
Cư dân trên đảo Thị Tứ thuộc quần đảo Trường Sa (của Việt Nam) được cho là đã nhìn thấy tàu Trung Quốc thả hóa chất khiến cá chết hàng loạt xung quanh khu vực này. Họ cáo buộc thủ phạm là tàu Trung Quốc thường xuyên di chuyển trong vòng 5 km quanh đảo Thị Tứ (đang bị Philippines chiếm giữ trái phép). Ngư dân trên tàu được cho là đổ hóa chất xuống nước để tiêu diệt san hô và nguồn cá gần đảo. Thông tin trên được tổ chức phi lợi nhuận Kalayaan Atin To của Philippines công bố hôm 30-4 trên Facebook. Theo tổ chức này, Trung Quốc đang tích cực gây khó dễ đối với các hoạt động kinh tế của cư dân địa phương trên đảo với mục đích xua đuổi họ và cô lập hòn đảo. Kalayaan Atin To cho rằng một khi người dân bỏ đi nơi khác, Bắc Kinh sẽ dễ dàng thực hiện hoạt động quân sự hóa ở Trường Sa, tương tự cách họ từng làm trên các đảo nhân tạo xây phi pháp ở đó.
Sinh sống trên đảo Thị Tứ hiện nay là cộng đồng dân cư Philippines. Một số người cho biết hệ sinh thái tự nhiên cùng rạn san hô quanh đảo bị hủy hoại trầm trọng, gây bất lợi đối với sinh kế của người dân. Quanh đảo Thị Tứ có khoảng 20-30 ha rạn san hô. Đây là nơi ở của nguồn cá tự nhiên và cá thương phẩm, cung cấp việc làm và thực phẩm cho khoảng 200 cư dân trên đảo. Một đoạn video đăng tải gần đây được cho là ghi lại cảnh hàng trăm con cá chết tràn bờ tại đảo Thị Tứ. Phần lớn cư dân mạng đã lên án hành động trên của tàu Trung Quốc. (Theo NLĐO)
*** Kỹ sư Formosa tiết lộ: Kiểm tra không thể phát hiện vì xả thải trộm và…
Một thầy giáo có người thân hiện là kỹ sư môi trường tại Formosa vốn đang là tâm điểm chú ý xung quanh vụ cá chết hàng loạt đã đăng tải trên Facebook cá nhân của mình cảnh báo về xả thải của Formosa. Theo lời của kỹ sư này, thảm họa vẫn chưa bắt đầu vì khi nhà máy của Formosa chính thức hoạt động, tình hình sẽ thực sự đáng sợ!
Dưới đây là toàn văn bức thư mà kỹ sư môi trường làm việc ở Formosa gửi thầy giáo Lê Quốc Châu ở Hà Tĩnh. Lá thư đã được thầy Trần Đình Trợ đăng lên FB của thầy để thông tin cho người dân Việt Nam về nguy cơ kinh hoàng sắp xảy ra đối với chúng ta.
“…..Để đối phó với cơ quan chức năng, người ta bỏ tiền xử lý một lượng vô cùng nhỏ, rồi cho cá vào nuôi để qua mặt. Còn phần lớn là xả trộm qua một đường ống lớn chạy ngầm dưới biển anh ạ. Cơ quan chức năng có đến kiểm tra cũng không bao giờ biết được vi thấy họ nuôi cá bằng nước thải đã qua xử lý, cá vẫn sống ngon ơ. Với lại, cơ quan chức năng cũng không nắm được quy trình xử lý nữa. Nước thải là điều không tránh khỏi trong phát triển công nghiệp. Nhưng đặc thù của công nghiệp nặng là nước thải chứa rất nhiều hóa chất anh ạ. Các thiết bị trong nhà máy muốn vận hành phải có nước làm mát, nếu không hỏng hết anh ạ. Bộ phận em làm mỗi giờ cần 40000 m3 nước làm mát thiết bị. Trên lý thuyết, bọn em sẽ xử lý, sau đó tái sử dụng tuần hoàn cho đỡ tốn kém. Nhưng vì phải bảo vệ các thiết bị kim loại và đường ống kim loại, bọn em phải thêm rất nhiều hóa chất vào đó anh ạ. Hóa chất sẽ có tác dụng chống ăn mòn kim loại, chống rêu mốc và khả năng đóng cặn làm tắc ống. Nói chung là, phải dùng nhiều hóa chất lắm. Và bây giờ, em nói đơn giản cho anh hiểu nha. Việc dùng nước giống như anh ăn lẩu vậy. Càng về sau, nồi lẩu càng mặn và đặc quánh. Do đó, bọn em phải xả thải thứ nước đặc hóa chất đó ra biển đi, thêm nước mới vào hòa loãng nồng độ. Việc tách hóa chất khỏi nước là điều vô cùng khó khăn và tốn kém. Người ta chỉ có thể lọc vật lý để làm trong nước thôi anh ạ. Người không biết nhìn vào thấy nước trong tưởng sạch. Nhưng thực chất hóa chất còn nguyên. Để đối phó với cơ quan chức năng, người ta bỏ tiền xử lý một lượng vô cùng nhỏ, rồi cho cá vào nuôi để qua mặt. Còn phần lớn là xả trộm qua một đường ống lớn chạy ngầm dưới biển anh ạ. Cơ quan chức năng có đến kiểm tra cũng không bao giờ biết được vi thấy họ nuôi cá bằng nước thải đã qua xử lý, cá vẫn sống ngon ơ. Với lại, cơ quan chức năng cũng không nắm được quy trình xử lý nữa anh ạ. Thêm phong bì nữa là ok anh Châu ạ.
Em biết anh là người tốt và biết nghĩ cho người nghèo nên em tin tưởng và chia sẻ với anh. Mong anh giữ kín cho bọn em. Bọn em cũng yêu nước thương dân nhưng cũng phải kiếm tiền nuôi gia đình nữa.
Cho anh thêm một bí mật nữa, từ đầu năm tới giờ, bộ phận em đã xả tổng cộng   56 000 m3 nước thải công nghiệp. Sắp tới, toàn nhà máy đi vào hoạt động mới kinh khủng anh ạ. Ngay cả em cũng không thể biết, bọn Đài Loan xử lý bao nhiêu phần trăm trong đó nhưng chắc chắn là ít lắm. Vì tách hóa chất trong nước là vô cùng khó khăn và tốn kém. Tuần sau có đoàn của Bộ TNMT vào kiểm tra nhưng báo trước rồi thì vào không ăn thua lắm anh ạ. Chỉ những người trong nghề mới biết được anh nà. Hi vọng đợt này, các ông không ăn tiền mà làm ngơ. Cái khó của cơ quan Việt Nam là không biết trong nước có những gì, lưu lượng bao nhiêu, quy trình xử lý như thế nào? Ngay cả bọn em, nhiều công đoạn cũng không được biết. Chúng rất bí mật và cấm nhân viên quay phim, chụp ảnh, phát thông tin ra ngoài, báo chí biết được sẽ làm khó công ty”.
Cùng ngày, vừa có tin thêm 5 thợ lặn của Formosa phải nhập viện để kiểm tra sức khỏe vì có vấn đề. Trước đó không lâu, anh Lê Văn Ngày (SN 1970, quê ở thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa) là công nhân của Công ty Cổ phần Xây dựng và Cung ứng lao động quốc tế – (gọi tắt là Công ty Nibelc), một nhà thầu của Dự án Formosa (có trụ sở ở xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch, Quảng Bình) tử vong sau khi lặn xuống biển. Người dân cũng phát hiện cá voi chết ở bờ biển Thừa Thiên Huế vào 25/4. Trong khi đó, việc cá chết bất thường ven biển các tỉnh miền Trung mà đặc biệt là xung quanh Khu công nghiệp Formosa – Vũng Áng (Hà Tĩnh) khiến dư luận hoài nghi cái chết của thợ lặn này chịu tác động bởi các độc tố từ biển mà nguyên nhân nghi do ống xả thải “khổng lồ” dưới biển Vũng Áng gây ra. (Facebooker Lê Quốc Châu & Báo mới)
*** NV online: Cá chết cả tháng mới thấy " vệt nước màu đỏ" ở Quàng Bình".
QUẢNG BÌNH (NV) - Trong khi nhà cầm quyền Việt Nam cho lập “Hội đồng khoa học và công nghệ cấp quốc gia” để phân tích nguyên nhân hải sản chết bất thường tại miền Trung thì truyền thông loan tin một dải nước màu đỏ dài 1.5km xuất hiện ở tỉnh Quảng Bình.
Theo tin nhiều báo tại Việt Nam, sáng ngày 4 tháng 5, 2016, người dân tại xã Nhân Trạch, huyện Bố Trạch, Quảng Bình, thấy xuất hiện một cách bất thường “vệt nước màu đỏ gạch dài khoảng 1.5 km chạy qua bờ biển 5 thôn, rộng 10 mét sát mép nước.”.  Báo VnExpress thuật tin theo lời ông Phan Thanh Hiền, chủ tịch xã Nhân Trạch, cho biết vệt nước xuất hiện khoảng 8 giờ sáng. Tuy đến gần tối vẫn còn nhưng đã nhạt màu hơn. Ông Hiền cho hay, cùng với vệt nước màu đỏ bất thường, tại bờ biển xuất hiện một số cá biển mới chết dạt vào. “Chúng tôi đang kiểm tra để xem cá biển có tiếp tục chết dạt vào buổi chiều hay không,” ông Hiền nói trên VnExpress. Theo nguồn tin vừa kể, nhận tin báo, Chi Cục Bảo Vệ Môi Trường (Sở Tài Nguyên và Môi Trường Quảng Bình) đã cử người lấy nhiều mẫu nước để gửi Tổng Cục Môi Trường xét nghiệm. Sở Tài Nguyên Quảng Bình cũng khuyến cáo người dân không tắm biển hoặc sử dụng nước biển cho các hoạt động khác cho đến khi xác định được nguyên nhân và có thông báo kết quả chính thức. Trong khi đó, cá chết trắng suốt 4 tỉnh miền Trung dài hàng trăm cây số đã một tháng qua dân địa phương và nhiều tỉnh thị biểu tình lên án nhà máy gang thép Formosa Hà Tĩnh thải chất độc hại ra biển, đến nay nhà cầm quyền Hà Nội mới cho thành lập “Hội đồng khoa học và công nghệ cấp quốc gia” để “phân tích nguyên nhân hải sản chết bất thường tại miền Trung.”
Mặt khác, theo báo Người Lao Động, “Mặc dù không phải là địa phương bị cá chết trôi vào bờ, nhưng liên tiếp mấy ngày qua, hàng trăm ngư dân Quảng Ngãi rơi vào cảnh khóc ròng, vì cá đánh bắt về không có người thu mua hoặc thu mua giá rất thấp. Đã có những chủ tàu quyết định dừng đánh bắt để chờ kết luận chính thức vụ cá chết dọc biển miền Trung đang gây tâm lý sợ nhiễm độc khi ăn cá biển của người dân.”... Còn giới tiểu thương ở tỉnh Quảng Trị, tỉnh bị cá chết dạt vào bờ biển, cho hay dù cá họ bán được cấp “giấy chứng nhận an toàn” nhưng vẫn rất khó bán vì tâm lý sợ hãi cá nhiễm độc ăn có thể nguy đến tính mạng. “Ngư dân họ chán nản không muốn bán cá, họ nói tiểu thương ép giá. Nhưng chúng tôi cũng có bán được cá đâu, nói khản cả cổ cá ngoài khơi không ảnh hưởng chất độc mà người dân không ai mua cá hết,” tiểu thương Lê Thị Thuộc ở cảng cá Cửa Tùng (huyện Vĩnh Linh) nói trên tờ VnEXpress.
Theo chuyên viên người Pháp Jean Hetzel được đài RFI phỏng vấn, hệ lụy thảm họa các chết vì môi trường biển nhiễm độc tại Việt Nam có thể kéo dài đến 50 năm. Cho đến nay, nhà cầm quyền CSVN và “các nhà khoa học học” tại Việt Nam với hàng ngàn ông bà tiến sĩ vẫn còn nợ người dân câu trả lời lương thiện là tại sao cá và các loại hải sản khác lại chết hàng triệu con như vậy. Xuống biển tắm khi thủy lưu vừa đẩy đi xa vừa làm loãng dần nước ở khu vực xả chất thải độc hại, ăn cá đánh bắt từ rất xa tức những nơi không bị ảnh hưởng, để tuyên truyền bị dư luận coi là các cách trấn an không thuyết phục. (TN)
*** VietNam Express: Vệt nước ở Quảng Bình không phải là thủy triều đỏ
Khảo sát dưới kính hiển vi cho thấy trong mẫu nước đỏ thu được ở Quảng Bình ngày 4/5 không có tế bào tảo, thành phần mẫu nước chưa phát hiện có gì đặc biệt.
Sáng 6/5, GS.TS Nguyễn Ngọc Lâm, Viện Hải dương học Nha Trang cùng đồng nghiệp đang phân tích tại chỗ hơn 10 mẫu nước lấy trực tiếp từ vùng nước đỏ xuất hiện ở Quảng Bình hai hôm trước. "Khảo sát dưới kính hiển vi cho thấy không có tế bào tảo trong nước nên dải nước đỏ không phải là hiện tượng thủy triều đỏ. Thành phần mẫu nước chưa phát hiện có gì đặc biệt. Khả năng do phù sa hoặc những vật liệu màu, như đất đỏ tạo thành, cần quan sát thêm các yếu tố cảnh quan để xác định nguồn gốc của vệt nước màu đỏ này", GS Lâm nói. Theo GS Lâm, hiện tượng nước biển đổi màu không do thủy triều đỏ cũng phổ biến, nhất là khu vực gần cửa sông, cửa biển. Khi mưa to thì vật liệu như đất, bùn, phù sa từ sông ra biển có thể làm nước đổi màu. Trường hợp này dễ gây ngộ nhận nếu không quan sát kỹ. Sáng nay cán bộ của Viện Hải dương học đi dọc bờ biển xã Nhân Trạch (Bố Trạch, Quảng Bình), nơi xuất hiện vệt nước màu đỏ để thu mẫu cá chết, nhưng không tìm thấy con nào. "Đội thợ lặn đang thăm dò đáy biển ở độ sâu khoảng 20 m để quan sát đời sống thủy sinh, chưa thấy có gì bất thường. Hiện dải nước màu đỏ hầu như đã biến mất", ông Lâm thông tin.
*** Đồng Phụng Việt: Đừng chửi ông Chu Xuân Phàm
Dân mình và báo chí xứ mình đang xúm vào chửi ông Chu Xuân Phàm – Trưởng Văn phòng tại Việt Nam của Tập đoàn Formosa. Càng chửi ông Phàm thì càng khó khá!
Formosa của ông Phàm không tự tiện chiếm cứ Vũng Áng để thành lập Khu Kinh tế Vũng Áng rồi xây dựng Nhà máy Thép Formosa Hà Tĩnh. Họ được Đảng và Nhà nước – chủ của Việt Nam mời gọi đến đó đầu tư. Thậm chí để Formosa yên tâm đầu tư, Đảng và Nhà nước – chủ của Việt Nam đã dành cho Formosa đủ thứ ưu đãi mà rất nhiều chuyên gia thuộc đủ mọi giới ở Việt Nam từng nhiều lần thắc mắc là tại sao lại bất thường như vậy. Nói cách khác, Formosa là khách mà chủ của Việt Nam mời. Trên “đất khách, quê người”, Formosa chỉ làm những gì mà chủ của Việt Nam cho phép.
Chủ của Việt Nam chưa nói gì về chuyện Formosa đúng hay sai, bạn chỉ là kẻ được tá túc trong nhà mà đã ngoác miệng ra chửi, rõ ràng là quá phận. Hãy nhìn lại mình. Bạn có thật sự là một trong những người chủ của căn nhà Việt Nam chăng?
***
Bên ngoài Việt Nam, Formosa ra sao thì không khó biết. Năm 1998, Formosa gửi sang Campuchia 300 tấn rác được bọc kỹ bằng những tấm nhựa dày. Thấy những tấm nhựa này quá tốt, người nghèo ở Sihanoukville, Campuchia xúm vào, gỡ những tấm nhựa đó mang về nhà làm mái, làm vách. Ít ngày sau, những người nghèo đó bị sốt, bị tiêu chảy rồi có người lăn ra chết… Hóa ra rác được bọc trong các tấm nhựa là rác nhiễm thủy ngân! Những tấm nhựa tất nhiên cũng vậy. Khi nhiễm độc thủy ngân trở thành nguy cơ phát tán trên diện rộng.. Dân chúng nổi giận và nổi loạn. Riêng chuyện nổi loạn và dẹp loạn làm thêm năm người chết. Trong vụ này, Việt Nam đã gửi giúp Campuchia 500 mặt nạ và đồ bảo hộ để hỗ trợ tẩy độc ở Sihanoukville. Khi mời Formosa, chủ của Việt Nam có lẽ đã quên chuyện này!
Thật ra Formosa không chỉ nổi tiếng ở Campuchia mà đã nổi tiếng từ lâu trên toàn thế giới. Năm 2009, Formosa bị EPA (Cơ quan Bảo vệ Môi trường) của Hoa Kỳ, phạt 2,8 triệu Mỹ kim vì không thông báo cho dân chúng địa phương tác hại của các chất mà Formosa thải ra và bị buộc phải chi 10 triệu Mỹ kim để khắc phục ô nhiễm tại bang Texas và Louisiana. Vụ Formosa là một “case” được giới thiệu trong giáo trình về Luật Môi trường của Barry Hill tại Hoa Kỳ (Environmental Justice, Legal Theory and Practice, Barry Hill, 3rd Edition, 2014). 2009 cũng là năm Formosa được trao giải “Hành tinh Đen”. Đây là giải đặc biệt mà Ethecon – một tổ chức bảo vệ môi trường ở Đức xét trao cho những cá nhân/tổ chức hủy diệt môi trường. Tại Đài Loan, các chuyên gia y tế và môi trường cũng đã từng cảnh báo công nghệ của Formosa thải ra ở Yulin chứa các chất gây ung thư và phá hủy gan. Tháng 2 năm 2014, dân Đài Loan từng biểu tình trước trụ sở Formosa, phản đối tập đoàn này hủy diệt môi trường (1). Song phải nhấn mạnh rằng, bất kể Formosa thế nào, gây hậu quả ra sao, nếu vùng biển khu vực Vũng Áng trở thành biển chết, tôm, cá, thậm chí con người suốt dải đồng bằng ven biên miền Trung lăn ra chết thì nơi đáng chửi cũng không phải là Formosa. Tại sao lại chọn và ai đã mời Formosa vào xứ này mới là chuyện chính.
***
Phải thẳng thắn bảo với nhau rằng, ông Phàm đã nói rất thật và rất đúng lý về chuyện chỉ có thể chọn một trong hai, giữa nhà máy hiện đại và cá, tôm. Chọn nhà máy hiện đại thì ít hoặc thậm chí không có cá, tôm. Vậy thôi! Tại sao lại chửi kẻ nói thật trong khi không chửi kẻ tạo ra sự thật đau lòng đó và sự trần trụi của nó làm bạn phẫn nộ? Mãi tới gần đây, dân mình và báo chí xứ mình mới dám chửi viên chức mang hàm bộ trưởng nhưng nhìn tới nhìn lui, các ông, các bà bị chửi cũng chỉ là bộ trưởng các bộ y tế, giáo dục, công – thương, văn hóa – thể thao – du lịch, nông nghiệp – phát triển nông thôn, tài nguyên – môi trường, kế hoạch – đầu tư… Bộ trưởng những bộ như: quốc phòng, công an, thông tin – truyền thông đều xứng đáng nên không có gì để chửi? Và những kẻ đặt các ông, các bà mà bạn đã chửi vào ghế bộ trưởng đều toàn bích nên có nói thì cũng chỉ tụng ca?... Chửi dường như đang là mốt để bày ra sự “dũng cảm” và dường như cũng là phương thức hữu hiệu để tự trấn an rằng, mình cũng có “tinh thần trách nhiệm trước thời cuộc”, sau khi đã chửi thì… thôi, dành thời gian và sức lực cho việc viết thêm nhiều chữ… “nhẫn”. Cả tôi và bạn, có lúc chúng ta sắm vai Chí Phèo, có lúc chúng ta thủ vai “dân làng” và xứ sở của chúng ta là một ngôi làng khổng lồ như làng Vũ Đại mà Nam Cao từng mô tả. Chẳng phải đợi đến đời con cháu của chúng ta đâu, số phận, cuộc sống của chúng ta đã là cái lò gạch ở làng Vũ Đại từ lâu rồi. Nếu không thể nói gì hơn thì xin thôi, đừng chửi ông Chu Xuân Phàm và Formosa! Chú thích: (1) Hồ sơ hủy hoại môi trường của Formosa trên thế giới kinh khủng như thế nào?
*** Bọn phản động và bọn phản bội
Trước tình hình cá chết hàng loạt, các trang mạng của công an đã chuẩn bị dư luận sẵn từ cả tuần nay là có bọn phản động lợi dụng tình hình để đến với người dân dưới các hình thức khác nhau, số khác thì kích động bà con biểu tình.
Cái này là bổn cũ soạn lại, đúng quy trình tác nghiệp của công an trong việc trấn áp các cuộc biểu tình và cản trở các nhà hoạt động xã hội từ xưa đến nay. Chiến thuật không có gì khác: tránh đổ lỗi cho người dân, quy hết tội cho bọn phản động, lấy cớ bảo vệ nhân dân để hốt sạch bọn phản động và giải tán đoàn biểu tình. Ngày 1/5 có biểu tình ở Hà Nội và Sài Gòn...  về vấn đề môi trường ô nhiễm, nhất là vụ cá chết. Sơ qua có thể nhận xét như sau:
- Công an coi người dân như con nít, quanh năm suốt tháng bị bọn phản động dụ dỗ, kích động. Đại loại là nhân dân không biết nghĩ, rất ngu dốt, rất ngây thơ, cần sự bảo bọc, che chở, định hướng của công an. Chỉ có công an là biết tuốt, nhân dân cứ để Đảng và Công an lo.
- Khi công an trấn áp các cuộc biểu tình kêu gọi bảo vệ môi trường thì cũng đồng nghĩa với việc công an phản bội lại nhu cầu căn bản nhất của người dân là quyền được sống. Khi người dân ăn gì cũng bị ung thư, hít thở ở đâu cũng bị nhiễm độc, ra khơi đánh cá về không ai mua, sinh kế cạn kiệt, lặn biển cũng chết thì khi đó quyền sống của họ không còn được đảm bảo nữa và họ phải đấu tranh giành lấy nó. Bởi vậy, chống lại cuộc biểu tình này, chống lại các hoạt động cứu trợ giúp đỡ ngư dân này đồng nghĩa với việc phản bội nhân dân.
Giữa bọn phản động và bọn phản bội, bọn nào đáng chém? (Theo Facebook Trịnh Hữu Long)

*** Hãy chừa đường về với nhân dân
Gần một tháng qua, cả nước rúng động vì môi trường biển ở 4 tỉnh miền Trung VN đã bị đầu độc nghiêm trọng: Cá nổi, cá chìm chết vô số kể mà thủ phạm đích thực gây ra thảm họa lại cứ bị các cơ quan có trách nhiệm của nhà nước làm cho tù mù, lập lờ… Hàng triệu ngư dân vì vậy đang lâm cảnh bi đát, tang thương không biết ngày mai sẽ sống và hành nghề ra sao? Chính vì vậy tôi quyết định hưởng ứng ngày “Toàn quốc xuống đường bảo vệ môi trường ngày 1.5”. Và cũng chính vì vậy mới có câu chuyện “Hãy chừa đường về với nhân dân” mà tôi xin được kể sau đây.
Thời khắc xuống đường theo thông báo trên mạng xã hội là 9 giờ sáng 1.5.2016, nhưng mới 9 giờ sáng ngày 30.4 một cán bộ phường mặc sắc phục công an đã đến “thăm viếng” nhà tôi. Và kể từ đó, cái hẻm độc đạo vào nhà tôi đã được “chăm sóc” kỹ lưỡng; chăm sóc từ đêm 30.4 cho đến hết buổi sáng ngày 1.5, bốn bạn an ninh trẻ, lạ có, quen có. Theo như dự tính, đúng 8 giờ30 sáng Chủ nhật, 1.5, việc đầu tiên là tôi đến bắt chuyện với các bạn an ninh đang đón lỏng tôi ngay trước cổng nhà tôi từ ngày 30/4: - Có phải các bạn đang đón, chờ tôi? / - Vâng, đúng ạ!
- Có chuyện gì vậy? / - Chú biết rồi mà!
- Chú đi hưởng ứng “ngày toàn quốc xuống đường bảo vệ môi trường” rất có ích, thiện chí, ôn hòa… mà sao các bạn phải tốn công, mất sức quá vậy?! / - Chú nói là thiện chí, ôn hòa… chứ mấy sếp của tụi cháu không nghĩ đơn giản như chú nói vậy đâu?!
- Sao lại không đơn giản? / - Vì có nhiều vụ tưởng là như vậy mà không phải như vậy! Ví dụ như vụ biểu tình chống Trung Quốc cắt cáp, hạ đặt giàn khoan 981 trước đây đã biến thành biểu tình bạo động xãy ra ở nhiều nơi mà điển hình là bạo động ở Bình Dương, Vũng Áng… đó.
- Không thể lấy cái cớ từ cái chuyện “bạo động, bạo loạn tù mù” trước đây do có âm mưu của Trung Quốc và do sự bất lực, yếu kém của nhà nước để rồi đổ lỗi cho Dân, bắt Dân phải im lặng chấp nhận mọi chuyện, như thế không được đâu. Cái thảm họa môi trường biển ở 4 tỉnh miền Trung Việt Nam cũng đang là thảm họa của cả nước mà “thủ phạm thì tù mù”, trách nhiệm làm rõ nguyên nhân để xét xử, ngăn ngừa, khắc phục thuộc vai trò của nhà nước thì các cơ quan có trách nhiệm của nhà nước lại vòng vo, lấp liếm không thấy hồi kết thì người Dân phải tự phát động để bảo vệ môi trường sống cho chính mình là việc sống còn cần phải làm chứ?!
- Chuyện này rất phức tạp, nhà nước đang khẩn trương xúc tiến, đã có kết luận bước đầu là do 2 nguyên nhân: Độc tố cực mạnh của chất thải do con người gây ra, nhưng chưa xác định được đối tượng và nguyên nhân thứ hai là “thủy triều đỏ” hậu quả từ thiên nhiên…
- Thôi, dù là gì và chừng nào nhà nước kết luận, xét xử thì bây giờ chú cũng phải đi cho kịp đây… / - Không, chú không được đi!
- Đây là lời khuyên của các bạn, hay là lời ngăn cản theo lệnh sếp của các bạn. / - Theo lệnh của sếp ạ!
- Tôi là người luôn thiện chí, ôn hòa. Vì vậy, xin có đôi lời với các bạn, cũng là với các sếp của các bạn: Xu thế tình hình trong nước và trên thế giới đã thay đổi theo hướng tiến bộ như sự mong chờ của Nhân dân là không thể đảo ngược. Những “toan tính đu dây” với kẻ thù Bắc Kinh xâm lược để bảo vệ cái Đảng và chế độ mang nhiều bệnh tật vô phương cứu chữa và đang phá sản trên tất cả các lãnh vực: Chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội và nhất là niềm tin của Nhân dân, kể cả niềm tin của chính quý vị lãnh đạo cấp cao đang cầm quyền cũng đang đổ vỡ. Và xu thế phải dựa, kết thân với Mỹ và với thế giới Dân chủ, Văn minh, Tiến bộ để “đổi mới thể chế chính trị”, xây dựng nhà nước pháp quyền, Xã hội dân sự, nền kinh tế thị trường đích thực… tạo sức mạnh mới về mọi mặt để chống xâm lược, bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ… Chính các sếp của các bạn cũng đã tự thấy không thể có sự lựa chọn nào khác (Vì hầu như các vị sếp đều gởi tiền, gởi con đi học ở Mỹ và các nước phương Tây). Vì vậy, trước khi tôi buộc phải quay vào nhà nghỉ ngơi (theo lệnh ngăn cản của sếp của các bạn), tôi có lời khuyên chân thành với các bạn, cũng là lời nhắn gởi với các sếp của các bạn: Thời thế đã thay đổi rồi. Các vị sống bằng đồng lương từ tiền thuế của Nhân dân thì hãy nghĩ đến Nhân dân, và nhớ “Hãy chừa đường quay trở về với Nhân dân”. (Theo Kha Lương Ngãi).

2. Thơ Luân Hoán: Rụng cuối tháng Tư
(Thành kính đưa tiễn hương hồn nhà văn Phan Lạc Phúc (ký giả Lô Răng) lên đường trong sóng yên biển lặng chiều ngày 28-4-2016 tại Sydney, khép lại 88 năm lãng du theo đời.Thành thật chia buồn cùng gia đình. Song Thao - Trang Châu - Phan Ni Tấn - Hồ Đình Nghiêm - Võ Kỳ Điền - Lưu Nguyễn - Thái Tú Hạp - Lê Hân - Luân Hoán)  
bị nghi thích báo tin buồn
tôi ngưng duyên nghiệp bất thường gần đây
như lơ Chín Ánh sao bay
lên tây phương khép bàn tay dạo đàn
     dĩ nhiên xúc động bàng hoàng
     "Cô Đơn" nghe lại dễ dàng gì "Không"...
     mừng rằng xếp được tiếng lòng
     ngờ đâu chừ bỗng dài dòng bi ca
ông này khuất trước hôm qua
nghĩa là hâm-tám tháng nhà cửa tan
tháng đang thắng bỗng đầu hàng
và ông Trung tá bơi sang trại tù
     mười năm mới có dịp dù
     sang Úc Đại Lợi gật gù viết chơi
     xưa ông đã nổi danh rồi
     xứ người tiếp tục tuyệt vời nở hoa
hỡi ơi "Bạn Bè Gần Xa"
Lô Răng ký giả chúng ta thăng rồi
"Tuyển Tập Tạp Ghi" để đời
ông Phan Lạc cõi Phúc hơi bất ngờ
     Song Thao tin, tôi sững sờ
     trợt chân buồng tắm ngã vào cõi âm ?
     thật hư thì cũng đã xong
     không quen ông cũng nghe lòng nao nao
sớm mai buồn viết ca dao
kính đưa huynh trưởng bay cao trước mình
(ông khóa 2 trường Bộ Binh)
tôi không dám viết linh tinh thêm buồn
     người đi quên hết vui buồn
     người ở chia bớt nhớ thương cho đời
     bạn ơi xin chớ nghi tôi
     thích này làm nọ mong người sau đưa
cuối tháng tư buồn trời mưa... ( Luân Hoán - 4.15 AM-30.4.2016)
.................................................................................................................
Kính,
NNS

Không có nhận xét nào: