3 giờ sáng, hàng trăm người lam lũ ùa vào trong bãi rác Nam Sơn và cần mẫn nhặt nhạnh dưới ánh đèn mờ tỏ. Ảnh của độc giả Minh Trí giúp ta thấy một mảng cuộc sống Hà Nội về đêm.<!->
Bãi rác Nam Sơn, Sóc Sơn, là một trong những khu tập kết rác thải lớn nhất Hà Nội, mỗi ngày trung bình có tới cả nghìn tấn rác của thủ đô được tập kết về đây và hầu hết được xử lý bằng cách chôn sống.
Theo quy định của ban quản lý Nam Sơn, cứ sau 3 giờ sáng khi chuyến xe cuối cùng rời bãi thì người dân mới được phép vào nhặt phế liệu.
Số lượng người sống bằng nghề nhặt rác tới đây hàng đêm từ vài trăm cho tới cả nghìn. Mỗi đêm, người nhặt rác ở đây có thể bỏ túi từ 30.000 đến 80.000 đồng.
(1 đến 3 đô la) tiền bán phế liệu cho những lán tư nhân mọc lên quanh đó.
Tất cả các xe chở rác đều kết thúc công việc lúc 2 rưỡi đêm và bắt đầu lúc 7 giờ sáng. Để đảm bảo an toàn, những người nhặt rác được vào khi không còn chiếc xe nào trong bãi
Những người nhặt rác trong này hầu như đều có "trưởng lán" (như lời của nhân viên bảo vệ ) đứng ra thuê nhặt rác, mỗi trưởng lán quản lý khoảng 30 tới 50 người. Nhiệm vụ trưởng lán thay mặt công ty đảm bảo việc an toàn, tránh tranh cướp, cãi vã nhau trong thời gian làm việc.
Ngoài ra cũng có khá nhiều người làm tự do mà không chịu sự quản lý của trưởng lán nào cả.
Mỗi người có 1 đèn chiếu nhỏ sạc ắc quy để chiếu sáng vùng tìm kiếm.
Phút nghỉ ngơi
Người đàn ông này đang xem có còn sót gì trong chiếc ví bỏ đi.
Chú Minh - nhà khu Bắc Sơn: mỗi ngày người lớn tuổi như chú chỉ kiếm đước 100 tới 150ngàn. Tụi thanh niên khỏe hơn có thể kiếm gấp đôi.
Anh Vinh - đang cự ngụ gần khu vực bãi rác thải Nam Sơn chia sẻ: " nhặt rác cũng là 1 nghề, không phải tự ti với nghề đã nuôi sống mình và gia đình"
Cái gì họ cũng có thể nhặt như nilong, nhựa, dây điện, lốp.... ngay cả những chiếc gối cũ, gấu bông.
Chú Chính cùng con trai tên Trọng chuyên chủng loại cao su về đốt làm nhựa đường.
Thành quả sau 1 buổi làm việc.
Toàn cảnh cọc số 7 Khu xử lý rác thải Nam Sơn, nơi hàng ngàn con người đang vật lộn mưu sinh với núi rác khổng lồ.
“Mỗi đêm, tôi cũng kiếm được vài chục nghìn từ tiền nhặt rác bán. Anh bảo, nghề ngỗng không có, ruộng đất vài sào sao đủ ăn được. Đi bới rác tuy vất vả, nhưng cũng có đồng ra đồng vào”- chị Nguyễn Thị Thủy ở thôn Thanh Hà, xã Nam Sơn, Sóc Sơn, Hà Nội cho biết.
__._,_.___
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét