Ngày 21.4, ông Phạm Khánh Ly, Vụ phó Vụ Nuôi trồng thủy sản (Tổng cục Thủy sản), xác nhận ngư dân Hà Tĩnh trình báo đã phát hiện một đường ống nghi là hệ thống xả thải từ dự án Formosa “cắm” xuống đáy biển Vũng Áng.<!->
Cơ quan chức năng tỉnh Quảng Trị kiểm tra tình trạng cá chết ven biển – Ảnh: Nguyễn Phúc
Ngư dân Nguyễn Xuân Thành (36 tuổi, ngụ thôn Ba Đồng, P.Kỳ Phương, TX.Kỳ Anh, Hà Tĩnh) cho biết ngày 4.4, trong khi lặn xuống biển “săn” cá, anh bất ngờ phát hiện một đường ống xả thải khổng lồ “cắm” xuống biển.
Điêu đứng vì ‘biển chết’
Tàu thuyền “úp mặt”, chợ và bữa ăn không có cá biển; quán xá đìu hiu, biển vắng hoe dù là đang mùa du lịch… là tình cảnh chưa từng thấy ở các vùng biển miền Trung những ngày này.
Theo anh Thành, đường ống này được chôn dưới đáy biển, phủ phía trên là một lớp đất cùng nhiều đá hộc, bao tải cát; chiều dài của đường ống khoảng 1,5 km; đường kính 1,1 m. Một đầu của đường ống nối từ khu vực dự án Formosa (khu kinh tế Vũng Áng, TX.Kỳ Anh), đầu còn lại nối liền với 3 đoạn đường ống nhỏ (mỗi đoạn dài khoảng 2 m, đường kính khoảng 40 cm). “Vào thời điểm phát hiện, tôi thấy đường ống này phun nước rất mạnh. Nước phun từ đường ống ra có màu vàng đục, nhừa nhựa, mùi hôi thối, khi ngửi thì cảm thấy rất ngạt thở”, anh Thành nói.
Đã thu gom được 30 tấn cá chết
Ngày 21.4, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Hà Sĩ Đồng đã dẫn đầu đoàn công tác kiểm tra thực tế tình hình cá chết bất thường, trôi dạt vào bờ biển tỉnh Quảng Trị. Theo báo cáo sơ bộ của Chi cục Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh Quảng Trị, tính đến ngày 21.4 người dân ven biển đã thu gom được khoảng 30 tấn cá chết.
Cùng ngày, Bộ TN-MT đã có công văn chỉ đạo về việc thực hiện một số biện pháp khẩn cấp nhằm giải quyết hiện tượng cá chết hàng loạt; đề nghị UBND các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế thông báo tuyên truyền để người dân không sử dụng cá chết chế biến thực phẩm, làm thức ăn chăn nuôi, đồng thời kiểm soát, xử lý đúng cách không để tình trạng đưa cá chết ra tiêu thụ, buôn bán làm ảnh hưởng đến sức khỏe và gây ô nhiễm môi trường.
Sau khi phát hiện đường ống trên, anh Thành đã tới Đồn biên phòng Đèo Ngang (thuộc Bộ đội biên phòng Hà Tĩnh) trình báo, đồng thời vẽ lại sơ đồ và vị trí của đường ống cho đơn vị này nắm được. Trung tá Nguyễn Khắc Minh, Đồn phó Đồn biên phòng Đèo Ngang, xác nhận đơn vị đã nhận được thông tin về việc có một đường ống khổng lồ nghi được sử dụng để xả thải, nối liền từ khu vực dự án Formosa ra đáy biển như anh Thành đã trình báo. “Chúng tôi đã trình báo vụ việc này cho cấp trên là Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh và đang chờ ý kiến chỉ đạo”, trung tá Minh nói.
Trong ngày 21.4, đoàn công tác của Vụ Nuôi trồng thủy sản (Tổng cục Thủy sản, Bộ NN-PTNT), Chi cục Nuôi trồng thủy sản (Sở NN-PTNT Hà Tĩnh) và chính quyền TX.Kỳ Anh kiểm tra thực tế, tìm hiểu nguyên nhân cá chết hàng loạt tại cảng Vũng Áng (gần dự án Formosa) và 2 xã Kỳ Lợi, Kỳ Hà (TX.Kỳ Anh).
Làm việc với đoàn công tác, nhiều ngư dân địa phương cũng đã cung cấp thêm thông tin cụ thể về đường ống xả thải nối liền từ khu vực dự án Formosa ra biển mà ngư dân đã tận mắt nhìn thấy. Anh Hoàng Văn Thiện (26 tuổi, ngư dân xã Kỳ Lợi) nói: “Đây là một đường dài được chôn lấp ở độ sâu khoảng 13 m so với mặt nước biển”.
Vẫn đang… phân tích nguyên nhân
Chiều 21.4, PV Thanh Niên đã theo đoàn kiểm tra của Trung tâm quan trắc môi trường biển thuộc Viện Nghiên cứu hải sản (Bộ NN-PTNT) tiếp cận những vùng đã và có nguy cơ xảy ra ô nhiễm môi trường làm cá chết tại tỉnh Thừa Thiên-Huế.
Đoàn đã đến nhiều địa điểm ven biển từ bắc vào nam để lấy mẫu kiểm nghiệm, phân tích. Đặc biệt tại vùng biển Lăng Cô (H.Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên-Huế), đoàn đã tiếp cận và lấy mẫu nước, trầm tích tại nhiều điểm trên đầm Lăng Cô, cửa biển và ngoài khơi của biển Lăng Cô. Ông Trần Quang Thư, Phó giám đốc Trung tâm quan trắc môi trường biển, Trưởng đoàn công tác, cho hay sau khi có kết quả đoàn sẽ báo cáo Bộ NN-PTNT cũng như thông báo các địa phương liên quan để có hướng xử lý.
Trong khi nguyên nhân cá chết chưa tìm ra thì hôm qua, lãnh đạo xã Vinh Hiền, H.Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên-Huế, cho biết trên vùng biển của địa phương cũng đã xuất hiện tình trạng cá tự nhiên chết nổi trên biển hoặc lừ đừ bơi gần bờ. Như vậy Vinh Hiền là địa phương thứ 3 ở phía nam tỉnh Thừa Thiên-Huế ghi nhận cá biển chết bất thường, sau Lăng Cô và Lộc Vĩnh, H.Phú Lộc.
Hôm qua, Trung tâm quan trắc môi trường và bệnh thủy sản miền Bắc – Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I đã cử đoàn cán bộ đến các xã Cảnh Dương (H.Quảng Trạch), Hải Ninh (H.Quảng Ninh) và 3 xã vùng Ngư Thủy (H.Lệ Thủy) của Quảng Bình lấy mẫu nước, chất bùn đáy, cá, tảo để tiếp tục xét nghiệm nhằm làm rõ hơn nguyên nhân cá chết bất thường.
Vụ cá chết: 'Chúng tôi không thể vào kiểm tra KCN Vũng Áng'
21/04/2016 18:14 GMT+7
- Đoàn công tác không vào kiểm tra tại KCN Vũng Áng được vì đây là KCN có yếu tố nước ngoài, đoàn không có thẩm quyền - Vụ phó Vụ Nuôi trồng thủy sản, Bộ NN&PTNT Phạm Khánh Ly cho biết.
Trao đổi với VietNamNet, ông Ly cho biết: "Đoàn công tác không vào kiểm tra tại KCN Vũng Ánh vì đây là KCN có yếu tố nước ngoài, đoàn công tác không có thẩm quyền, chức năng kiểm tra tại khu vực này".
Vụ phó Vụ Nuôi trồng thủy sản Phạm Khánh Ly. Ảnh: Dân Việt
|
Ông Ly thông tin thêm: "Chúng tôi vào làm việc với Sở Nông nghiệp PTNT tỉnh Hà Tĩnh với tư cách là cơ quan quản lý theo ngạch dọc. KCN Vũng Áng bao gồm nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng và KCN Formosa có yếu tố nước ngoài nên cần thành lập đoàn công tác liên ngành, có chỉ đạo của Thủ tướng thì mới tiến hành kiểm tra được".
Cũng theo ông Ly, người dân phản ánh với đoàn công tác, nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng hoạt động bình thường, không có biểu hiện gây ô nhiễm hay bất thường.
Cá chết trắng dọc bãi biển miền Trung |
Dân không được ăn cá chết
Chiều nay, Bộ NN&PTNT gửi công văn hỏa tốc gửi UBND các tỉnh ven biển từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế về việc xử lý hiện tượng cá chết hàng loạt tại các tỉnh ven biển Bắc Trung Bộ.
Bộ nghiêm cấm sử dụng cá chết làm thực phẩm dưới mọi hình thức; khẩn trương tổ chức thu gom cá chết và tiêu hủy theo quy định để hạn chế ô nhiễm môi trường. Tổ chức tuyên truyền để người dân không hoang mang, hướng dẫn phân biệt cá chết bất thường với cá khai thác trên biển và cá nuôi; yêu cầu người dân không thu gom cá chết để tiêu thụ trên thị trường gây ảnh hưởng đến vệ sinh an toàn thực phẩm.
Đồng thời, các tỉnh cần cử cán bộ chuyên môn phối hợp với đoàn công tác của bộ lấy mẫu xác định nguyên nhân. Thống kê tình hình hải sản bị thiệt hại, thu gom xử lý, trong đó có số lượng thủy sản nuôi bị thiệt hại. Chủ động kinh phí để hỗ trợ địa phương xử lý, áp dụng các chính sách hỗ trợ khắc phục hậu quả.
Ngoài ra, Bộ cũng yêu cầu các cơ quan quản lý nuôi trồng thủy sản hướng dẫn người nuôi thường xuyên theo dõi các đối tượng nuôi thủy sản để kịp thời phát hiện các dấu hiệu bất lợi của môi trường nuôi; tạm thời ngừng thả giống, không lấy nước vào bè nuôi, ao đầm nuôi ven biển vùng bị thiệt hại trong khi chờ xác định nguyên nhân cá chết hàng loạt.
Kiên Trung - Bảo Hân
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét