Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Sáu, 8 tháng 4, 2016

Việt Nam tiếp tục phản ứng mạnh với Trung Quốc - NV

HÀ NỘI (NV) Ngoài việc trao công hàm đòi Trung Quốc phải rút giàn khoan HD 981 ra khỏi cửa Vịnh Bắc Bộ, Việt Nam còn lên tiếng chỉ trích việc khánh thành hải đăng tại bãi Subi ở quần đảo Trường Sa.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Việt Nam loan báo, hôm 5 tháng 4, đại diện Bộ Ngoại Giao Việt Nam đã trao công hàm phản đối việc Trung Quốc đưa giàn khoan HD 981 đến thăm dò-khai thác dầu khí ở cửa Vịnh Bắc Bộ.

Biên Phòng Hải Phòng khám xét và bắt giữ tàu chở dầu mang số hiệu 13056 của Trung Quốc hôm 3 tháng 4 vì xâm nhập lãnh hải Việt Nam trái phép. (Hình: Tuổi Trẻ)
<!->
Theo phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Việt Nam, bởi giàn khoan HD 981 đang được cắm tại khu vực chưa được hai bên phân định rạch ròi về chủ quyền nên Việt Nam đòi Trung Quốc phải rút ngay giàn khoan HD 981 ra khỏi đó.
Ðáng chú ý là Phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Việt Nam nhấn mạnh, sự xuất hiện của giàn khoan HD 981 tại cửa Vịnh Bắc bộ là một hành động đơn phương làm tình hình an nịnh trong khu vực thêm phức tạp. Việt Nam khuyến cáo Trung Quốc nên có những “đóng góp thiết thực cho hòa bình, ổn định ở Biển Ðông,” đồng thời khẳng định, “Việt Nam bảo lưu tất cả các quyền và lợi ích pháp lý của mình đối với khu vực Vịnh Bắc Bộ” bằng “tất cả các biện pháp ôn hòa mà luật pháp quốc tế cho phép.”
HD 981 là giàn khoan nước sâu, trị giá một tỉ Mỹ kim, thuộc quyền sở hữu của tổng công ty Dầu Khí ngoài khơi Trung Quốc (CNOOC). CNOOC là một doanh nghiệp của chính quyền Trung Quốc. Nhiều chuyên gian nhận định, giàn khoan 981 không chỉ đơn thuần là phương tiện thăm dò-khai thác dầu khí mà còn là công cụ để phô trương khả năng, hỗ trợ yêu sách về chủ quyền của Trung Quốc ở biển Ðông.
Hồi đầu tháng 5 năm 2014, Trung Quốc từng kéo giàn khoan 981 vào hẳn bên trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam để thăm dò dầu khí tại khu vực quần đảo Hoàng Sa. Sự kiện đó đã làm quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc trở thành căng thẳng chưa từng thấy. Ðồng thời khiến cộng đồng quốc tế cảm thấy bất an và chú ý nhiều hơn đến các hoạt động của Trung Quốc tại Biển Ðông.
Bất chấp những lời kêu gọi và khuyến cáo của cộng đồng quốc tế, Trung Quốc đã neo giàn khoan 981 ở khu vực quần đảo Hoàng Sa cho đến giữa tháng 7 năm 2014. Cũng kể từ đó, sự di chuyển của giàn khoan 981 thu hút sự chú ý của cộng đồng quốc tế. Suốt từ giữa năm 2014 đến nay, Trung Quốc liên tục dịch chuyển giàn khoan 981 tới lui trong khu vực biển Ðông.
Ngoài việc phản đối và yêu cầu Trung Quốc rút ngay giàn khoan HD 981 ra khỏi cửa Vịnh Bắc Bộ, Phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Việt Nam còn chỉ trích việc Trung Quốc tổ chức khánh thành hải đăng trên bãi đá Subi ở quần đảo Trường Sa là “vi phạm chủ quyền Việt Nam” nên “bất hợp pháp và vô giá trị.”
Hôm 5 tháng 4, 2016, Trung Quốc đã khởi động hải đăng cao 55 mét ở bãi Subi. Subi vốn là một bãi đá ở quần đảo Trường Sa mà Trung Quốc đã cưỡng đoạt của Việt Nam hồi cuối thập niên 1980, gần đây bị Trung Cộng bồi đắp thành đảo nhân tạo. Ngoài việc xây dựng hải đăng, Trung Quốc còn xây dựng tại Subi một phi trường, một quân cảng và nhiều công trình quân sự khác.
Theo các chuyên gia an ninh-quốc phòng, việc tổ chức khởi động hải đăng ở Subi là một bước tiến mới, nhằm củng cố yêu sách của Trung Quốc về chủ quyền tại Biển Ðông. Sau khi tự nhận là chủ gần như toàn bộ Biển Ðông, Trung Quốc tuyên bố sẽ xây dựng ba hải đăng ở quần đảo Trường Sa để nâng cao an toàn hàng hải trong khu vực.
Hai hải đăng mà Trung Quốc sẽ tiếp tục khánh thành, một nằm trên bãi Gạc Ma, một nằm trên bãi Châu Viên. Giống như Subi, cả hai bãi vừa kể cũng của Việt Nam, cũng bị Trung Cộng cưỡng đoạt trong thập niên 1980, bị bồi đắp thành đảo nhân tạo và hiện là hai căn cứ quân sự khác của Trung Quốc.
Phản ứng của Việt Nam đối với các hành động của Trung Quốc tại Biển Ðông hiện tỷ lệ thuận với các hành động gần đây của Hoa Kỳ, Nhật và một số quốc gia Ðông Nam Á khác đối với Trung Quốc.
Hồi đầu tuần này, lần đầu tiên Việt Nam loan báo rộng rãi sự kiện Biên Phòng của thành phố Hải Phòng bắt giữ một con tàu chở dầu của Trung Quốc xâm nhập Vịnh Bắc Bộ để tiếp nhiên liệu cho các tàu đánh cá của Trung Quốc đánh bắt hải sản trái phép trong lãnh hải Việt Nam.
Trước đây, tuy thừa nhận rất nhiều tàu của Trung Quốc xâm phạm lãnh hải của Việt Nam nhưng Việt Nam cho biết họ chỉ đuổi những tàu này đi hoặc chỉ lập biên bản, cảnh cáo rồi thả. (G.Ð)

Không có nhận xét nào: