Việc ông Dũng từ giã chính trường chỉ mang tính thủ tục sau khi bại trận trong cuộc chiến tranh giành quyền lực tại Đại hội Đảng hồi tháng giêng vừa qua. Ông Dũng thất bại trước đối thủ Nguyễn Phú Trọng, người được Đảng chọn vẫn tiếp tục giữ chức Tổng Bí Thư nhiệm kỳ 5 năm thứ hai.
Photo Courtesy: Zing
Cali Today News - Vào chiều thứ tư theo giờ địa phương, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã chính thức rời chính trường ba tháng trước khi kết thúc nhiệm kỳ, để lại sau lưng một di sản pha trộn giữa tích cực và tiêu cực, giữa thành công và thất bại.<!->
430 trong số 462 dân biểu tại quốc hội bù nhìn đã bỏ phiếu tán thành miễn nhiệm ông Nguyễn Tấn Dũng.
Việc ông Dũng từ giã chính trường chỉ mang tính thủ tục sau khi bại trận trong cuộc chiến tranh giành quyền lực tại Đại hội Đảng hồi tháng giêng vừa qua. Ông Dũng thất bại trước đối thủ Nguyễn Phú Trọng, người được Đảng chọn vẫn tiếp tục giữ chức Tổng Bí Thư nhiệm kỳ 5 năm thứ hai.
Quốc hội dự kiến sẽ chính thức bổ nhiệm Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thay thế ông Dũng vào thứ 5. Cũng không quên nhắc, tại Việt Nam, Tổng Bí Thư Đảng, Thủ tướng và Chủ tịch nước là bộ ba quyền lực nhất nước.
Ông Dũng là Thủ tướng cộng sản hiếm hoi được đánh giá khá cao. Lối nói thu hút, lôi cuốn giúp ông dễ dàng hoà hợp với các nhà lãnh đạo trên thế giới, nâng cao vị thế của quốc gia. Tuy nhiên trong nội bộ đảng thì ông bị quy kết sai phạm trong quản lý kinh tế. Ông Dũng bị đổ lỗi cho sự thất bại của các tập đoàn kinh tế lớn Vinashin và Vinalines, những tổng công ty do chính ông thành lập và quản lý bị sụp đổ. Nhiều doanh nghiệp, công ty của chính phủ đã phá sản để lại số nợ công khổng lồ.
“Trong suốt nhiệm kỳ, ông Dũng nhận mình là một nhà lãnh đạo được cả khối doanh nhân tư và công đánh giá cao, thậm chí ngay cả khi những sáng kiến của ông bị cả hai nhóm bảo thủ và cấp tiến trong đảng chỉ trích,” Jonathan London – chuyên gia về Việt Nam tại trường Đại học Hong Kong – cho chia sẻ ý kiến.
Ngoài ra, việc ông Dũng qua lại thân thiết với giới giàu có mới nổi, bất thường cũng làm dấy lên nghi ngờ. “Trong thời gian ông Dũng tại nhiệm, Việt Nam tiếp tục phát triển, và thu hút nhiều đầu tư nước ngoài, bất chấp xu hướng ngược lại trong khu vực và toàn cầu,” London nói.
Không nghi ngờ, chiếc ghế Thủ tướng khó tìm được người thay thế có kinh nghiệm lãnh đạo như ông Dũng.
“Ông Nguyễn Xuân Phúc kế nhiệm, tiếp quản vị trí với sức mạnh quyền lực, kinh nghiệm đấu đá ít hơn, đối lập với ông Dũng,” London nói, “Thẳng thắn mà nói, không ai trong số lãnh đạo Việt Nam hiện nay có thể thay thế ông Dũng.”
Nguyễn Tấn Dũng lên nắm quyền Thủ tướng cộng sản vào năm 2006, ngay trong thời kỳ khủng hoảng tài chánh toàn cầu, suy thoái kinh tế toàn cầu ảnh hưởng nghiêm trọng tới Việt Nam lúc bấy giờ. Và đến hôm nay, kinh tế khởi sắc, đi lên chủ yếu nhờ vào đầu tư và thương mại từ ngoại quốc.
Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp, khách mời nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Đông nam Á Singapore lưu ý, ông Dũng có dụng ý tốt khi thành lập các tập đoàn kinh tế chính phủ khổng lồ nhưng kế hoạch này đã được thực hiện sai. Thay vì chọn và chống lưng cho các công ty tư nhân mạnh và làm ăn hiệu quả, ông lại chọn một công ty của chính phủ đang thua lỗ và tham nhũng. Công bằng mà nói thì không chỉ kế hoạch của ông cũng, mà tại thời điểm đó đảng muốn các công ty của chính phủ được phát triển thành những “quả đấm thép” cho nền kinh tế. “Nếu đánh giá theo hướng này, thì ông ta là nạn nhân của cơ chế và hệ thống,” ông Hiệp nói.
Một thành công nữa của ông Dũng là giành được sự ủng hộ của dân chúng trong nước vì đã mạnh mẽ đứng lên chống lại Trung cộng trong tranh chấp biển Đông.
Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, nhà kinh tế từng là cố vấn kinh tế cho chính phủ trước đây, cho rằng, ông Dũng nên được tán dương vì những nỗ lực đưa Việt Nam hội nhập quốc tế, thu hút đầu tư nước ngoài đáng kể, tăng thu nhập, nhưng ông cũng để lại sau lưng một bãi chiến trường với những món nợ công, ngân sách thâm thủng và nạn tham nhũng tràn lan.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét