Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Năm, 7 tháng 4, 2016

Tháng 4-1975: Miền Nam sụp đổ - Trọng Đạt - ĐCV


Inline image 1  
Hai mươi bốn năm sau khi chiến tranh kết thúc, Kissinger viết:

Inline image 8
“Lý tưởng đã đưa nước Mỹ vào Đông Dương và sự mệt nhoài khiến chúng ta phải rút ra……
… Đông Dương sụp đổ năm 1975 vẫn còn gợi lại trong tôi những nỗi niềm u sầu khó tả. Nỗi buồn của tôi dành cho những kẻ nạn nhân bị bỏ rơi cũng bằng ngang với niềm ngậm ngùi của tôi dành cho nước Mỹ đã gây ra cho chính mình.” (1)
<!->

Cuộc chiến tranh dài nhất thế kỷ này đã để lại cho hai nước đồng minh Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng Hòa nhiều thiệt hại nặng, miền Nam bị mất về tay Cộng Sản, khoảng hai trăm ngàn binh sĩ tử trận. Hoa Kỳ với hơn 58 ngàn quân bị thiệt mạng, tốn kém nhiều trăm tỷ cũng như mất uy tín danh dự trên thế giới. Các phe đều thiệt hại lớn, miền Bắc được tiếng là chiến thắng nhưng đã phải trả cái giá quá đắt: hơn một triệu thanh niên phơi thây ngoài trận địa, hơn một triệu gia đình đau khổ, đất nước tan hoang vì bom đạn mà nhiều thập niên sau mới xây dựng lại được.

Người Mỹ bắt đầu can thiệp vào Đông Dương từ 1950 khi Trung Cộng viện trợ ồ ạt cho Việt Minh tại biên giới Việt – Hoa nhưng họ thực sự can thiệp vào VN khi Mỹ đổ quân vào Đà Nẵng giữa năm 1965.

Inline image 9

Tổng thống Johnson được Quốc hội ủng hộ cho tăng quân đều hàng năm từ 184,300 người năm 1965 lên tới 536,100 năm 1968. Nhờ vậy miền nam VN đã được bình định. Mỹ oanh tạc BV từ 1964, có leo thang nhưng hạn chế mục đích hăm dọa để Hà Nội phải đàm phán rút về Bắc. Phía CS tiếp tục cuộc chiến, họ đánh thí quân để đẩy mạnh phong trào phản chiến tại Mỹ. Số lính Mỹ bị giết tăng dần, năm 1965 có 1,863 lính Mỹ chết tại miền nam, từ 1965 tới 1968 có tất cả 35,751 người tử trận. Con số tử thương này đã khiến phong trào phản chiến càng lên cao hơn.

Cọng Sản bị thảm bại Tết Mậu thân 1968, ta đánh thắng một trận lớn nhưng thua cuộc chiến, chống đối tại Mỹ lên cao, họ đòi chính phủ rút quân về nước. Năm 1968 phản chiến nói chung bất bạo động, năm sau 1969 khi Nixon lên làm Tổng thống đã tiến tới bạo động, đổ máu, sinh viên bắn súng đốt nhà, đập cửa kính, ném bom lớp học.

Cuối 1965 tỷ lệ số người (Mỹ?) ủng hộ chiến tranh Việt Nam khoảng 61% tới 1968 xuống còn khoảng 40%, tới 1971 còn khoảng 30% (2)

Tổng thống Nixon đem quân về nước, phục hồi hòa bình như đã hứa khi tranh cử. Năm 1969 ông bắt đầu cho rút quân, thực hiện VN hóa chiến tranh giúp VNCH hành quân sang Miên từ 29-4-1970 tới 22 -7-1970 để đánh vào hậu cần Bắc Việt tại đây. Ta đã ruồng bố được khoảng 40,000 quân CS, giết trên 10 ngàn cán binh, tịch thu được 22,890 vũ khí cá nhân, 2,500 vũ khí cộng đồng, phá hủy nhiều cơ sở quân sự, làm suy yếu áp lực địch tại miền Nam VN.

Kế đó Nixon giúp miền nam VN mở hành quân tiến sang Hạ lào theo đường số 9 để chiếm tỉnh Tchépone rồi tiến sâu hơn vào vùng xung quanh để phá hủy các cơ sở CS. Cuộc hành quân lấy tên Lam Sơn bắt đầu ngày 8-2-1971, Quân đội VNCH chiến đấu anh dũng và hữu hiệu nhưng rồi gặp trở ngại, quân số lúc cao nhất là 17,000 người.

Inline image 10

Bắc Việt phản công mạnh hơn ta tưởng, đồng thời VNCH thiếu yểm trợ không quân của bộ chỉ huy quân sự Mỹ tại Sài Gòn, ta bị thiệt hại nặng lên tới 3,000; TT Thiệu lệnh cho các Tướng lãnh ngưng tiến quân. Giữa tháng ba ta rút lui về phía Nam theo đường 914 bị Cộng quân truy kích thiệt hại nhiều, cho tới 25-3-1971 cuộc hành quân coi như chấm dứt, tổng cộng chỉ kéo dài 45 ngày, nói chung hai bên đều bị thiệt hại nặng.

Nixon cho biết (3) cuộc tấn công mục đích giảm áp lực địch để Hoa Kỳ rút quân mà VNCH vẫn còn tồn tại, Nixon dự trù tới 1972 chỉ còn vài chục ngàn lính Mỹ còn ở VNCH.

Tổng thống cử Kissinger, Phụ tá an ninh Quốc gia đàm phán với BV tại Paris. Cuộc hòa đàm bắt đầu từ tháng 5-1968 dưới thời Johnson, nhưng thực sự bắt đầu từ 1969 và do Kissinger đi đêm với Lê Đức Thọ. Trong mấy năm liên tiếp phía Bắc Việt lợi dụng hòa đàm để tuyên truyền chống Mỹ. Hà Nội ngoan cố đòi Mỹ phải rút quân đơn phương, loại bỏ chính phủ Thiệu, lập chính phủ ba thành phần, cắt viện trợ VNCH. Họ biết Hành pháp Mỹ bị Quốc hội và phản chiến chống đối nên lì ra không chịu ký.

Inline image 11

Cuối tháng 3-1972, khi Hoa Kỳ đã rút gần hết , Hà Nội đưa khoảng mười sư đoàn, hàng ngàn chiến xa, đại bác, phòng không tấn công VNCH dữ dội làm ba mũi dùi: tại Quảng Trị 6 Sư đoàn, tại Kontum 2 Sư đoàn và Bình Long 3 Sư đoàn . Hỏa lực Cộng quân rất hùng hậu khiến VNCH phải rút chạy tại nhiều nơi. TT Nixon cho mở lại cuộc oanh tạc, ông dùng hỏa lực vũ bão đánh BV, trưng dụng tối đa các chiến hạm của Đệ Thất hạm đội, hơn 400 pháo đài bay B-52 và khu trục cơ F-4 để oanh kích cả hai chiến trường Nam Bắc. Cuộc tấn công của Hà nội bị nghiền nát chấm dứt cuối tháng 9-1972, tổng cộng khoảng 100 ngàn cán binh bị giết , 75% số xe tăng bị hủy hoại.
Tại Hòa đàm Paris phần vì thấy Nixon qua thăm dò sẽ tái đắc cử Tống thống ngày 7-11-72, phần vì thất bại về quân sự nên Bắc Việt đã chịu nhượng bộ rất nhiều trong phiên họp 9-10-1972. Họ không đòi lật đổ ông Thiệu, lập chính phủ liên hiệp, cắt viện trợ VNCH… Kissinger và Lê Đức Thọ chuẩn bị ký kết cuối tháng 10 nhưng VNCH chống đối bản Dự thảo, việc ký kết tháng 10 bất thành . Kissinger muốn ký kết trước bầu cử nhưng Nixon không cần vì theo thăm dò ông vượt đối thủ quá xa.

Sang tháng 11, tháng 12 hòa đàm bế tắc phần vì do VNCH và nhất là Bắc Việt cố tình gây trở ngại, họ đoán Quốc hội Mỹ sẽ ra luật chấm dứt chiến tranh đem quân về nước nên bỏ họp ngày 13-12. TT Nixon đã cho B-52 oanh tạc BV dữ dội suốt 12 đêm từ 18-12 cho tới cuối tháng khiến BV phải trở lại bàn hội nghị. Hiệp định Paris được ký ngày 27-1-1973, các phe tham dự đều được chia phần: Nixon lấy được tù binh, Lê Đức Thọ đòi được Mỹ rút quân, Nguyễn Văn Thiệu vẫn làm Tổng thống , chính phủ Cách mạng lâm thời được coi là đảng phái chính trị của miền Nam.

Inline image 12

Bầu cử Tổng thống 7-11-1972 Nixon thắng 47 triệu phiếu phổ phông, 60.7% số phiếu bầu , hơn McGovern 18 triệu phiếu , thắng cử lớn nhất từ xưa tới nay. Nixon đã đem quân về nước, lấy lại tù binh, không bỏ đồng minh, hòa với Nga, bang giao với Trung Cộng. Sau khi ngưng bắn, Quốc hội cắt giảm viện trợ cho VNCH dần dần : Năm 1973 Mỹ viện trợ 2 tỷ 1, năm sau còn 1 tỷ 4, năm sau 1975 còn 700 triệu, tiền mất giá thực ra chỉ còn 500 triệu. Năm 1972 đảng Dân chủ nắm 242 ghế hạ Viện, Cộng Hòa 192 ghế, Cuộc bầu cử Hạ Viện ngày 4-11-1974 khiến Dân Chủ thêm 49 ghế thành 291, Cộng Hòa mất 48 ghế còn 144, Dân Chủ chiếm 60.7% Hạ viện , Cộng Hòa 33.1%.

Inline image 13

Quốc Hội Dân Chủ kiên quyết chống chiến tranh VN, trả thù cho thất bại nhục nhã trong cuộc bầu cử Tổng thống năm 1972 bằng cắt giảm viện trợ quân sự cho miền nam VN như trên để bỏ rơi Đông Dương. Theo lới kể của Kissinger (4)) Hà Nội xây dựng hệ thống đường xâm nhập tổng cộng trên 20 ngàn km để vận chuyển nhiều xe tăng, đại bác, hỏa tiễn, phòng không vào Nam. Văn Tiến Dũng nói hệ thống đường này như những sợi thừng ngày này qua ngày khác quấn quanh cổ, chân, tay con quỷ (VNCH) đợi lệnh xiết cổ cho nó chết.

Ngày 9-8-1974 Nixon từ chức vì vụ Watergate, Phó TT Gerald Ford lên thay, VNCH suy yếu vì bị cắt giảm viện trợ trong khi BV được Nga, Tàu tích cực giúp đỡ mở cuộc tấn công miền nam từ cuối năm 1974 tại Phước Long. TT Thiệu gửi thư cho TT Ford ngày 24 và 25 -1-1975 cho biết tình trạng thiếu thốn đạn dược tiếp liệu, pháo thủ phải đếm từng viên đạn. Mặc dù Ford và Kissinger nỗ lực vận động tại Quốc hội để xin viện trợ bổ túc 300 triệu nhưng bị chống đối mạnh, họ tìm cách trì hoãn viện trợ cử phái đoàn dân biểu sang Sài Gòn quan sát trong khi miền Nam đang sụp đổ dần dần.

Theo Kissinger đám người to mồm tại Quốc hội và truyền thông chống liên hệ giúp đỡ Sài Gòn, sự chống đối lên tới tột đỉnh khi họ mở chiến dịch chống cung cấp phương tiện tự vệ cho các nước Đông Dương lâm nguy. Họ không bao giờ ý thức được việc làm tàn ác của mình, đối với họ chỉ có sinh mạng của người Mỹ mới là quan trọng, sinh mạng của nhân dân Đông Dương như cỏ rác không đáng cứu vớt. Trong số báo Los Angeles Times ngày 6-3-1975 kêu gọi bác bỏ khoản viện trợ bổ túc mà còn đề nghị cắt bỏ viện trợ quân sự dưới mức 700 triệu dù đã được chấp thuận, những người này đã tiếp tay với Hà Nội xiết cổ VNCH.

Inline image 14

Tình hình quân sự miền nam VN vô cùng bi đát, pháo binh thì hết đạn, máy bay không còn xăng nhớt, các Quân đoàn, Sư đoàn rút dần, co cụm….
Ban Mê Thuột bị Cộng quân tràn ngập 13-3-1975, hai ngày sau, TT Thiệu hốt hoảng cho rút lui Quân đoàn II tại Kontum, Pleiku đưa tới sụp đổ cả hai Quân khu I và II trong vòng hai tuần lễ. Trận Long Khánh diễn ra ác liệt từ ngày 9 cho tới giữa tháng 4-1975.

Theo lời đề nghị của Kissinger ngày 10-4, TT Ford ra trước Quốc hội đề nghị viện trợ khẩn cấp 722 triệu cho VNCH nhưng bị bác bỏ ngày 18-4. Tại Long Khánh Trung Tướng Toàn cho lệnh rút ngày 20-4. CSBV hối hả chuyển đại binh bao vây dứt điểm Sài Gòn, lực lượng BV vào khoảng 20 Sư đoàn trang bị đầy đủ trong khi Quân đội VNCH tại quân khu III chỉ có 3 Sư đoàn thiếu thốn kiệt quệ mọi mặt, đạn chỉ đủ đánh trong hai tuần lễ.

Ngày 21-4 Tổng thống Thiệu từ chức, Phó Tổng thống Trần văn Hương lên thay được một tuần rồi bàn giao cho Tướng Dương văn Minh ngày 28-4 để hy vọng thương thuyết với Bắc Việt. Ngay chiều hôm ấy 5 máy bay Mỹ do CS lấy được ném bom phi trường Tân Sơn Nhất rung chuyển cả Sài Gòn, tối ấy BV pháo 300 quả 130 ly vào phí trường Tân Nhất. Hà Nội từ chối đề nghị thương thuyết của Tướng Dương Văn Minh và buộc phải đầu hàng. Sáng hôm sau tân Thủ Tướng Vũ Văn Mẫu đọc văn thư yêu cầu cơ quan DAO Hoa Kỳ rút lui trong vòng 24 tiếng đồng hồ, tức thì trực thăng từ hạm đội số 7 bay ào ào vào Sài Gòn di tản.
Tối 29-4 trong cơn khói lửa, ông Dương Văn Minh kêu gọi các lực lượng Quân đội VNCH trên đài phát thanh, lời kêu gọi lập đi lập lại suốt đêm:
“Các vị Tư lệnh Quân đoàn, Sư đoàn hãy giữ vững vị trí và chờ lệnh mới!”.

Dưới đây là đoạn phim thể hiện cảnh tượng bi đát tại tòa Đại sứ Mỹ trong giờ phút hấp hối của Sài Gòn, xin lược thuật theo lời tác giả Larry Berman (5).

*Tham khảo:  Xem lại phim tài liệu "LAST DAYS IN VIETNAM" Mời click qua link:

Inline image 7



Đại Sứ Martin chưa muốn đi ngay, ông ta xin Kissinger cho Ban tham mưu độ 20 người ở lại hai ngày.

Tại phiên họp Hội đồng an ninh quốc gia, Giám đốc CIA William Colby báo cáo CS không chấp nhận đề nghị ngưng bắn của Dương Văn Minh. Kisinger nói:
Bắc Việt cố ý làm nhục Hoa Kỳ, không thể để người Mỹ tại Việt Nam nữa”.

Ngày 29-4 Đại sứ Martin được lệnh phải di tản hết mọi người, ông ta không nghe lời. Kissinger tái mặt bảo:
“Không có lý do gì mà người Mỹ còn ở lại đó. Tổng thống đã lệnh cho Đại sứ phải đưa họ đi hết.. Tại sao kỳ thế?".

Sáu giờ rưỡi sáng 29-4, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Schlesinger công bố Tổng thống ra lệnh rút khỏi VN lần cuối vào khoảng 11 giờ tối qua bằng trực thăng.
Kissinger cáu giận điện cho Martin:
“Ông phải sử dụng trực thăng để di tản tất cả người Mỹ, nhắc lại "Tất cả”.

Ngày 30-4 một biểu ngữ đặt ở sân tòa Đại sứ Mỹ tại Sài Gòn “Tắt đèn ở cuối đường hầm khi bạn đi ra”. Cuộc di tản do những trực thăng CH-46 Sea Night và CH-53 Sea Stallion từ nóc tòa Đại Sứ bay ra hạm đội. Mọi liên lạc giữa phi công với Bộ Chỉ Huy Không Vận Chiến Trường và Trung Tâm Kiểm Soát đồng thời cũng chuyển về các giới chức chỉ huy và kiểm soát Mỹ tại Hạ Uy Di và Hoa Thịnh Đốn.
Báo cáo cuối cùng do một phi công CH-53 xác nhận kết thúc chua chát của cuộc di tản:
“Tất cả nhân viên Mỹ còn lại hiện đang ở trên nóc và người Việt ở trong tòa nhà.”

Người Việt phá cửa tràn vào tòa Đại sứ, từ trên nóc nhà, Thiếu tá Thủy quân lục chiến James Kean mô tả cảnh hỗn loạn ở dưới như trong phim On the Beach.

Lúc 7 giờ 51 phút sáng giờ Sài Gòn, chuyến trực thăng cuối cùng chở TQLC Mỹ về nước. Báo cáo cuối cùng của người phi công CH-46 chỉ vỏn vẹn:
“Tất cả người Mỹ đã ra đi, nhắc lại "Ra đi.”

Inline image 15
Tại tòa Bạch Ốc TT Ford chính thức thông báo:
“Cuộc di tản đã hoàn tất. Nó đã đóng kín một chương trong Kinh nghiệm của người Mỹ.”

Lúc 12 giờ 10 xe tăng BV húc vào cổng dinh Độc Lập, lúc 12 giờ 30 lính BV bước vào dinh. Tướng Dương Văn Minh và nội các ngồi đợi bàn giao quyền hành, Đại tá Búi Tín thay mặt quân đội CSBV nói:
‘Các ông còn gì đâu mà bàn giao, các ông phải đầu hàng”.

Inline image 16

Bùi Tín hỏi Tướng Minh còn chơi tennis và sưu tầm hoa lan không. Bùi Tín hỏi Thủ tướng Vũ Văn Mẫu sao tóc ông dài thế vì nghe nói ông thề cắt tóc ngắn khi Thiệu còn làm Tổng thống. Tướng Minh cười, Bùi Tín nói:
“Chúng tôi thắng trận chắc vì biết hết mọi chuyện”.

Họ đưa Tướng Minh lên đài phát thanh bắt tuyên bố đầu hàng vô điều kiện.

Inline image 18

Việt Nam Cộng Hòa không còn nữa.

© Trọng Đạt
© Đàn Chim Việt

Không có nhận xét nào: