Gà có trước hay trứng có trước? Mây nặng bao nhiêu kg?…những câu hỏi hóc búa này giờ đây đã được các nhà khoa học của giải đáp. Mọi người cùng xem nhé!
Thế giới quả là rộng lớn, từ trên trời xuống đáy biển đều có nhiều điều huyền bí, có nhiều kiến thức đã được khoa học ngày nay kiểm chứng, nhưng phạm vi tri thức của nhân loại đạt được vẫn còn vô cùng hạn hẹp, những kiến thức trong sách giáo khoa dày chỉ là phần nổi của tảng băng trôi.Dưới đây 12 kiến thức khoa học thú vị có thể bạn chưa biết, đối với bạn chỉ có lợi mà không có hại.
Đám mây đen. (Ảnh: Internet)
2. Con sò biển có mắt không?
Hầu hết chúng ta đều nghĩ là không, nhưng thực ra sò biển có mắt. Khoảng 100 con mắt nhỏ li ti màu xanh với cấu trúc đơn giản, nhằm thu được nhiều ánh sáng hơn trong điều kiện đáy biển tối tăm.
3. Hải mã (cá ngựa) không có dạ dày, nhưng ruột chúng có thể trực tiếp phân giải đồ ăn, từ đó hấp thu chất dinh dưỡng cần thiết. Thêm nữa, cá ngựa mẹ đẻ trứng nhưng nhiệm vụ mang thai và chăm con lại thuộc về cá ngựa bố.
Cá ngựa là loài cực kỳ chung thủy với chế độ “một vợ một chồng”, “sống trọn đời trọn kiếp” với “người tình” và duy trì nòi giống nghiêm ngặt. Đặc biệt, cá ngựa đực kiêm luôn cả chức năng sinh nở và nuôi dạy con của giống cái. (Ảnh: Internet)
4. Cá mập trắng khổng lồ có thể sống trên 50 năm. Hãy tưởng tượng nó sẽ ăn hết một lượng thức ăn nhiều thế nào trong nửa thế kỉ đó!
5.Trái đất xoay tròn quanh trục của mình với vận tốc 1609km/h và di chuyển trong không gian với vận tốc khoảng 107.826km/h.
Hệ mặt trời. (Ảnh: Internet)
6. Nếu như bạn chạy xe 100 km/h hướng tới mặt trăng, chưa đầy 6 tháng bạn sẽ lên đến mặt trăng.
7. Mặc dù không có ký ức, nhưng cây cối có khả năng nhận diện các họ hàng gần của chúng. Nhờ khả năng này, chúng sẽ phát triển bên cạnh nhau để lớn mạnh hơn.
Thực vật. có tri giác nguyên sinh. (Ảnh: Internet)
8. Trên thế giới, rãnh đại dương sâu nhất được biết đến là rãnh biển Mariana (Mariana Trench) nằm tại Thái Bình Dương với độ sâu 11.000 m, tương đương với hơn 25 tòa nhà Đế quốc lừng danh – Empire Building ở Manhattan, New York xếp chồng lên nhau.
Đây là nỗ lực mới nhất của con người trong hành trình 200 năm khám phá nơi sâu nhất dưới đáy biển. (Ảnh: Internet)
9. Vi khuẩn lây truyền qua bắt tay nhiều hơn so với hôn nhau.
Bắt tay xã giao. (Ảnh: Internet)
10. Bộ não con người nhận được 11 triệu tin tức mỗi giây, nhưng chúng ta chỉ có thể nhận thức khoảng 40 tin.
11. Nếu bỏ qua dưới sức nóng của lõi trái đất, khoan một lỗ xuyên qua trái đất, và sau đó nhảy xuống rơi tự do, bạn sẽ đến bờ bên kia sau 42 phút 12 giây.
Hành trình xuyên địa cầu.
(Ảnh: Internet)
12. Cuối cùng là câu hỏi kinh điển: “Quả trứng có trước hay con gà có trước?” – Aristotle, nhà bác học Hy Lạp nổi tiếng suy nghĩ như sau về câu hỏi hóc búa này: “Vạn vật, trước khi sinh ra trên trái đất, đều đã có linh hồn”.
Gà và trứng, cái gì có trước? (Ảnh: Interent)
Như Aristotle đã chỉ ra, đây không phải là một câu hỏi thuần túy. Đó là một câu hỏi lớn đã thách thức giới khoa học, triết học, và thần học: “Nguồn gốc của sinh mệnh, nguồn gốc của con người”.
Tuy nhiên, mới đây các nhà khoa học Anh Quốc khẳng định họ đã tìm ra đáp án cuối cùng cho câu hỏi hóc búa này. Câu trả lời, theo các nhà khoa học xứ sở sương mù, chính là con gà.
Các nhà khoa học tìm thấy một chất protein quan trọng cấu tạo nên vỏ trứng gà nhưng lại chỉ được tìm thấy trong buồng trứng của những cô gà mái. Điều đó cũng có nghĩa là, trước khi hiện hữu trong thực tế, quả trứng phải ở bên trong con gà.
Chất protein đặc biệt này có tên là ovocledidin-17, hay OC-17, có tác dụng như một chất xúc tác đẩy nhanh sự phát triển của vỏ trứng. Chiếc vỏ cứng này chính là căn nhà chắc chắn cho lòng đỏ trứng đồng thời bảo vệ những chú gà con khi chúng lớn dần lên ở bên trong.
Các nhà khoa học thuộc hai trường đại học Sheffield và Warwick nước Anh đã sử dụng một máy tính cực mạnh có tên là HECToR để phóng to cấu tạo của một quả trứng. HECToR đã phát hiện ra rằng, OC-17 là một thành phần quyết định trong việc hình thành nên vỏ trứng. Chính chất protein này đã biến canxi cacbonat thành các tinh thể canxit, nguyên liệu tạo nên vỏ trứng.
Mặc dù canxit được tìm thấy khá nhiều trong trứng và xương động vật, nhưng các loài gà có thể tạo thành loại chất này nhanh hơn hẳn các loài khác. Trung bình mỗi cứ 24h mỗi con gà mái có thể tạo ra 6 gam canxit trong vỏ trứng.
Tiến sỹ Colin Freeman, thuộc trường Đại học Sheffield nói: “Trong một thời gian dài nhiều người đã nghĩ rằng quả trứng có trước. Tuy nhiên, giờ đây chúng ta đã có những bằng chứng khoa học để khẳng định rằng, trên thực tế, con gà có trước quả trứng”.
“Là gà có trước, hay (vẫn) là trứng có trước?” Bạn cuối cùng biết rõ đáp án rồi! Hơn nữa cũng là có căn cứ khoa học chính xác. Kỳ thật trên thế giới vẫn tồn tại rất nhiều điều mà khoa học chưa khám phá hết. Cho dù không biết cũng không ảnh hưởng sinh hoạt bình thường của chúng ta, nhưng biết những điều này, hoặc nhiều hoặc ít đều vẫn hữu ích với bạn!
Nhẫn Đông tổng hợp
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét