Dự luật chế tài mang tên đầy đủ là đưa dự luật Chế tài Nhân quyền Việt Nam (S. 929), sẽ được TNS Cornyn đưa vào Thượng viện Hoa Kỳ. Nội dung trọng yếu của dự luật là tiến hành áp đặt các lệnh trừng phạt tài chính và hạn chế đi lại với công dân Việt Nam nào đang “đồng lõa trong các vụ vi phạm nhân quyền tại Việt Nam”, và kêu gọi Bộ ngoại giao Hoa Kỳ đưa Việt Nam vào danh sách các quốc gia cần quan tâm đặc biệt (CPC) vì hành vi đàn áp tôn giáo.
<!->
Thông cáo cũng nhấn mạnh rằng, “Mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam không thể tiến bộ nếu chính phủ của Việt Nam tiếp tục không quan tâm đến nhân quyền của người dân.”. Đồng thời, TNS Cornyn cam kết sẽ tiếp tục đồng hành với những đấu tranh của người dân Việt Nam, những người mà theo ông là đã bị “tước mất quyền tự do dân sự, tôn giáo, chính trị từ Chính phủ Việt Nam”.
Dự luật này được đồng tài trợ bởi các TNS Đảng Cộng hòa khác như Sens. John Boozman, Bill Cassidy, và Marco Rubio. Những người vốn có sự quan tâm đặc biệt đến vấn đề nhân quyền tại các quốc gia cộng sản.
Trước đây, dự luật này đã được giới thiệu vào ngày 09.05.2013, trong một phiên họp Quốc hội Hoa Kỳ, nhưng đã không được ban hành.
Cũng liên quan đến việc chế tài các hành vi vi phạm nhân quyền tại Việt Nam. Vào năm 2014, thành phố Garden Grove của California cũng thông qua nghị quyết ủng hộ Dự luật Chế tài Giới chức Cộng sản Việt Nam Vi phạm Nhân quyền (HR4254), tương tự như dự luật chế mà mà TNS Cornyn đưa ra. Theo đó, sẽ áp đặt những biện pháp trừng phạt đối với những quan chức chính phủ Việt Nam “đồng lõa trong những vụ vi phạm nhân quyền nhắm vào người dân Việt Nam.” Cụ thể, nội dung dự luật muốn cấm các đối tượng bị trừng phạt cùng gia đình họ nhập cảnh gia đình vào Mỹ, kể cả vào với mục đích du học; bị phong tỏa tài sản, bị hạn chế hoặc cấm giao dịch tài chính, đưa tài sản vào hoặc ra khỏi Hoa Kỳ.
Trong một diễn biến khác, trang Mạch Sống Online đưa tin, trong ngày 21.01, dân biểu thuộc Đảng Cộng hòa Christopher Smith, đồng thời là Chủ Tịch tiểu ban nhân quyền ở Hạ Viện, đã triệu tập buổi họp bàn tròn với 12 tổ chức nhân quyền để thảo luận kế hoạch lập pháp cho năm 2016, trong đó nhấn mạnh trọng tâm “tăng cường Luật Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế năm 1998 với những điều khoản chế tài các chính quyền vi phạm tự do tôn giáo.”
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét