Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Năm, 21 tháng 1, 2016

Phim VIETNAMERICA Ra mắt tại New Orleans - *Bản tin của VAHF (Hình của Bùi Ngọc Triển)

Inline image 14
Khoảng 700 quan khách và khán giả tham dự buổi Ra Mắt phim VIETNAMERICA của hội Bảo Tồn Lịch Sử và Văn Hoá Người Mỹ Gốc Việt đưọc gọi tắt là hội VAHF, tại rạp AMC nằm trên đại lộ Manhattan, thuộc thành phố Harvey tiếp giáp với vùng Tây ngạn của thành phố New Orleans, tiểu bang Louisia trong buổi chiều Chủ Nhật 17 tháng 1, 2016 vừa qua.
<!->
Mặc dù sinh hoạt của người  Việt tại New Orleans đang bận rộn trong những ngày năm hết, tết đến để chuần bị đón Xuân Bính Thân, buổi Ra Mắt đã được 16 cơ sở thương mại và hội đoàn bảo trợ và hỗ trợ. Đặc biệt, chúng tôi ghi nhận sự có mặt đông đảo của quý vị lãnh đạo tôn giáo như Thượng Toạ Thích Nguyên Tâm, Linh mục Micheal Nguyễn Hoàng Nam là Cố vấn của hội VAHF, Lm Vũ Khiêm Cung, LM. Nguyễn Văn Nghiêm,  LM. Trần Đình Thắng, Lm Phan Công Minh. Lm Nguyễn Văn Tùng, và đại diện các Hội đoàn trong vùng. Đặc biêt là sự tham gia của ban giám đốc và giáo sư, sinh viên và học sinh  của Đại học , trung học và hệ thống trường Trung học Quốc tế (International School of Louisiana).
Một điều đặc biệt khác là thế hệ một rưỡi, những người đến Hoa Kỳ vào tuổi vị thành niên và đang ở lớp tuổi trên 40 tới trên 50 đã đi rất đông với cả gia đình. Có nhiều gia đình cả bốn thế hệ: ông bà, cha mẹ, con và cháu. Đó chính là nhờ sự vận động của các vị lãnh đạo tôn giáo đã có những bài giảng, những cuộc nói chuyện hàng tháng trước đó tại các nhà thờ, Chuà và cơ sở tôn giáo khác.
Trong cả 3 suất chiều, khán giả đã yên lặng, chăm chú theo dõi phim từ đầu đến cuối. Trong rạp người ta chỉ nghe tiếng nhạc, tiếng sóng biển rì rào và tiếng trao đổi của các nhân vật trong phim. Khi phim chấm dứt, đèn bật sáng thì tiếng vỗ tay vang dội không muốn dứt của khán giả hầu như mắt nguời nào cũng đỏ vì đã khóc và xúc động.
Học đường Hoa Kỳ không hun đúc cho con em chúng ta yêu thương VN
LM. Michael Hòang Nam với vai trò cố vấn của hội VAHF, trong phần khai mạc đã phát biểu:” Ai trong chúng ta cũng muốn con cái mình học giỏi, có công ăn việc làm vững chắc để lo cho bản thân, gia đình, đóng góp cho quê hương thứ hai và còn biết yêu thương quê hương VN. Nhưng học đường Hoa Kỳ đã không cung cấp được những bài học lịch sử trung thực đển cho  con em chúng ta hiểu để hun đúc các em thương yêu và hãnh diện về cha ông. Hội VAHF đã thay chúng ta để ghi chép, làm phim để cho các em biết nguồn gốc của mình.”
LM. nguyễn Văn Nghiêm, cha chánh xứ maria Nữ Vương Việt Nam, bên New Orleans East, đã phát biểu trong bài diễn văn khai mạc của suất thứ hai lúc 5:30pm. Linh Mục kêu gọi:
“ Chúng tôi được biết hội VAHF trong mấy năm qua, tôi hoàn toàn ủng hộ và tán thành mục đích cao đẹp của hội. Những công việc hội làm đem lại lợi ích cho cộng đồng nhất là giới trẻ VN”.
Cảnh trong phim đúng như thật
Ông Lê Trọng Khuông là khán giả đầu tiên lên góp ý với giọng bùi ngùi, ông cho biết sau khi CS chiếm miền Nam thì ông cũng như hàng trăm ngàn chiến hữu của ông đã bị cầm tù. Sau 3 năm ra tù mặc dù ông và gia đình cố gắng đủ mọi cách nhưng cũng không thể sống được dưới chế độ tàn ác CS nên phải tìm đường vượt biên, Ông Khương cám ơn hội VAHF vì những cảnh trong phim giống y hệt như cảnh vượt biển tìm tự do của gia đình ông. Ông cám ơn những người đã góp tay vào công việc ghi chép và gìn giữ những hình ảnh của một gian đoạn lịch sử đen tối này cho thế hệ con cháu được biết.
Cô Lê Hoa, một nữ dược sĩ trẻ cũng nghẹn ngào chia sẻ rằng khi gia đình cô phải bỏ nước ra đi năm 1975, cô còn là một đứa bé. Ký ức của cô chỉ còn nhớ lại là sóng gió rất lớn và thuyền của gia đình cô đã được tàu Mỹ vớt, và bây giờ cô được nuôi dưỡng và lớn lên tại đất nước tuyệt vời này. Cô kêu gọi mọi người đóng góp giúp cho hội có phương tiên để ghi chép và làm những cuốn phim kế tiếp.
Người Khách từ phương xa
Nhà văn Huy Phương đến từ Nam California để xem phim vì ông đã coi hụt 2 lần; lần thứ nhất  tại Fountain Valley, Nam California, và lần thứ hai tại Washington DC  nên nhà văn quân đội này đã chủ ý đến New Orleans lần này để lo một số công việc và để xem VIETNAMERICA. Theo lời ông:” để không bị hụt xem phim một lần nữa”.
Ông phát biều: “Cám em trẻ xem phim để biết lý do vì sao các em có mặt tại đây. Nhưng khi biết rồi thì các em phải làm gì? Mong các em làm điều gì đó cho cộng đồng và cho đất nước sớm thoát khỏi đời sống ngục tù của chế độ Cộng Sản.”
Ông chia sẻ gia đình ông cũng chịu nhiều sự mất mát. Sau khi chiến tranh chấm dưt, ông phải đi tù nhiều năm. Con gái của ông vượt biển năm 1987, chiếc tàu đã mất tích toàn bộ. Cho tới bây giờ không có tin tức gì, Tuy thế, ông vẫn cảm thấy mình còn may mắn hơn nhiều người khác nên dù lớn tuổi và sức khoẻ không nhiều, nhưng ông vẫn cố gắng làm việc và đóng góp.
Kết quả của mối tình tại đảo Paula Bidong
Anh Nguyễn Tấn Phong, một nhà bảo trợ của hội với gương mặt thật xúc động, anh đã bùi ngùi chia sẻ với chúng tôi về hành trình vượt biển của anh. Lúc đó anh còn rất trẻ và chưa có gia đình. Chuyến tàu nhỏ của anh gồm 22 người. Năm đó là năm 1987, các trại tị nạn đã đóng cửa. Không nơi nào nhận thuyền nhân. Cuối cùng trên tàu các bạn đồng hành quyết định đục tàu và bơi  vào bờ. Tàu cuả anh không bị hải tặc cướp trên biển nhưng họ đã bị tấn công khi mọi người vào tới bờ. Đoàn thuyền nhân được một ngư phủ tốt bụng trong vùng cho ở tạm trong nhà để chớ chính phủ địa phương giải quyết. Ban đêm bọn hải tặc vào tấn công và bắt cóc phụ nữ, một người con gái đưọc anh cứu bằng cách đẩy cô gái vào một chiếc thùng phi và lăn ra ngoài trưóc khi hải tặc xông vào bên trong. Người con gái đó hôm nay là chị Nguyễn Tấn Phong. Sau đó, mọi người được đưa vào đảo Paula Bidong để chớ đợi làm giấy tờ khoảng 2 năm trước khi đinh cư. Trong phim có nhiều cảnh của đảo Puala Bidong đã nhắc nhở cho anh Phong về những tháng ngày gian khổ, lưu lạc, anh đã không giữ được những giọt nước mắt nóng hổi chảy dài trên má. Anh cũng có dịp kể lại với các con cùng đi xem phim về những nơi chốn cha mẹ đã sống. Mối tình Paula Bidong của anh chị Phong kết quả tốt đẹp. Anh chị nay đã có 3 con. Cháu lớn đang học năm cuối tại Đại học Tulane và đang chuẩn bị vào trường Y Khoa. Hai cháu còn lại cũng đang học Đại học và trung học. Là chủ nhà hàng thật bận rộn và vất vả nhưng với những việc công ích anh chị đã không từ nan đóng góp.
Cuốn phim đã thay đổi quan điểm phản chiến của tôi
Cô Amy Martinez, cô giáo trường Trung học Đệ nhất cấp Worley,của thành phố Westwego, một tỉnh nhỏ sát thành phố New Orleans, cô nói trong xúc động nghẹn ngào:
” Cám ơn những người làm cuốn phim, nhờ nó mà tôi hiểu được những người bạn, những ngưòi học trò Việt Nam của mình đã phải trải qua những khổ đau ra sao để được sống tự do. Tôi vốn là người chống chiến tranh vì nghĩ rằng chiến tranh gây chết chóc, phá hại, và đổ vỡ, nhưng qua cuốn phim, tôi hiểu rằng vì sao người Việt Nam phải đối đầu với cuộc chiến này để tự vệ. Tôi hy vọng cuốn phim sẽ được mọi người Mỹ xem để học bài học về chiến tranh Việt Nam một cách trung thực.”
Giáo sư Mark Vandanlingham đi xem phim cùng với phu nhân (là một phóng viên) đã lên phát biểu:
“ Cuốn phim thật tuyệt vời. Nó nói lên câu chuyện đầy gợi hứng của người Việt tị nạn. Nó còn nói lên được lý tưởng của nước Mỹ này là đón nhận những người di dân khốn khó đến đây để cải thiện đời sống và đóng góp cho đất nước này  Tôi thật cảm phục.”
Được biết Giáo sư Vandanlingham là một giáo sư có tiếng  (Distingished Proffessor) tại Đại học Tulane. Sách của ông xuất bản không chỉ được dùng để giảng dạy tại Tulane mà còn nhiều Đại học khác tại Hoa Kỳ. Ông là một trong những giáo sư đang giúp cho việc vận động đưa gần 70 cuộc phỏng vấn bang video của hội VAHF vào thư viện Đại học Tulane để dùng cho việc giảng dạy và nghiên cứu.
Điều thành công lớn nhất là tính các hàn lâm, mô phạm của cuốn phim
Vợ chồng  John và Kathleen Cardin, cả hai đều là giáo sư tại Đại học Tulane và đang giúp cho việc vận động đưa lịch sử truyền khẩu (Oral History) của hội VAHF vào Đại học Tulane. Tiến sĩ Kathleen chia sẻ:
“Điều thành công lớn nhất của cuốn phim theo ý kiến của tôi là giọng kề chuyện ôn tồn mang tính các hàn lâm của của cuốn phim. Mặc dù có những lúc, những đoạn phải nói thẳng, nói thật về những dữ kiện lịch sử khiến nhiều người không thích, nhưng cuốn phim vẫn giữ được tính cách mô phạm mà không gay gắt hoặc trở thành quá khích làm khán giả không muốn nghe. Do đó, cuốn phim đã thành công trong vai trò giáo dục và các cơ quan giáo dục chắc chắn sẽ chấp nhận nó để đưa vào các lớp học. Tôi sẽ quyết tâm vận động để Đại học Tulane thực hiện ngay việc đón nhận và phổ biến tài liệu của hội VAHF”.
 Nói lên sự đóng góp tích cực của người Việt
Riêng ông John Shaddinger, thị trưởng của thành phố Westwego chia sẻ:
“Tôi  đã có dịp sống và làm việc với người Việt Nam trong mấy chục năm qua, những người vì chiến tranh phải bỏ quê hương đến đây nhưng họ không ngồi đó để chớ đợi người khác đem đến cho họ, mà họ đã đứng dậy làm tất cả, họ xây dựng nhà cửa khu thương mại, họ đóng góp rất nhiều cho xứ sở này. Cuốn phim đã thay họ nói lên điều đó”.
Được biết ông bà thị trưởng Westwego đã tham dự bữa tiếc thân mật do anh chị Nguyễn Tấn Phong, chủ nhà hàng August Moon và một ân nhân ẩn danh, khoản đãi vào tối thứ sáu trước đó ông cũng đã phát biểu và tỏ ý ái mộ sức chịu đựng và khả năng làm việc của người Việt vùng New Orleans. Ông bà cũng đã ủng hộ  hộI VAHF $300. Một điều ít thấy những người làm chính trị chịu mở hầu bao để đóng góp vào những việc công ích. 
New Orleans di dễ khó về!
Bữa tiệc thân mật tại nhà hàng August Moon thực sự đã đem lại an ủi và khích lệ cho các thành viên hội VAHF. Đã có tới 5 Linh Mục có mặt ủng hộ cả tinh thần lẫn tài chánh. Con số tổng kết cho buổi “gây quỹ mini” từ các thân hữu đã được ghi nhận tại chỗ là gần 9,000 đô la. Đây cũng là một đặc điểm của New Orleans, vùng đất chua với những đầm lầy dài không dứt nhưng lòng người Việt ở đây ngọt ngào như những trái cam đỏ au trong các vườn của hầu hết các nhà ở đây. Tình người Việt tại New Orleans thì nồng ấm như món bún bò Huế trứ danh tại nhà hàng August Moon mà khách đã ăn được một lần là bảo đảm phải trở lại lần thú hai.
Có mặt trong lần Ra Mắt phim lần này ngoài nhà sản xuất Nancy Bùi, phụ tá sản xuất Hoàng Dung, còn có Tiến sĩ Đặng Thiệu, thành viên Ban Quản trị, chị Quỳnh Hoan, anh Peter Pham, chị Hà Phạm, anh Hải Hoàng lo vấn đề kỹ thuật và anh Bùi Ngọc Triển lo vấn đề trang trí. Sự nhiệt tình và ưu ái của các anh chị đã là bạn thâm giao trong nhiều năm qua như anh chị John-Hoà trong Ban Quản Trị VAHF và là người New Orleans, anh chị Nguyễn Tấn Phong, Châu Lương, Hồng Liên, Duy Văn,  Nguyễn Anh Toàn, Trần Cao Toàn, anh chị Chánh & Liên, chị Láng Lê, anh chị Robert Phong Nguyễn từ vùng biển Buras tới để ủng hộ, còn có những vị ân nhân lâu năm của hội như anh chị Cai Ngô, chủ nhà hàng Panda King, anh chị Trực Nguyễn chủ công ty xây dựng Armstrong Construction, anh chị Nguyễn Bùi chủ khách sạn Comfort Suites và Hamptom Inn & Suites tại Harvey. Cyndi Nguyễn của VIET còn ủng hộ một xe bus để đưa các vị cao niên và các em đến từ vùng East New Orleans. Lần này hội còn được gặp gỡ và ủng hộ của những  người bạn mới như chị Minh, chủ nhà hàng Tân Định, Bác sĩ Trần Ngọc Cẩn và phu nhân là Bác sĩ –Giáo sư Đỗ La Phương Chi, anh Khởi và nhóm “Party không ngừng nghỉ” gồm các cô “chân dài” dưới sự lãnh đạo của chị Nhã Lan, vui chơi và làm những việc công ích.
Quả đúng như lời đồn: “New Orleans đi dễ, khó về…”
Nhà sản xuất phim Nancy Bùi đã ghi nhận:” Đây không phải lần đầu tiên đồng hương New Orleans hỗ trợ và nâng đỡ hội: Năm 2011 khi hội đến đây để phỏng vấn đồng hương cho chương trình 500 lịch sử phỏng vấn nhà thờ Maria Nữ Vương VN đã giúp phòng ốc, một số thân hữu đã cung cấp nhà ở và nấu cơm cho 12 thiện nguyện viên làm việc trong hơn một tuần lễ. Năm 2012 và năm 2014 thân hữu và đồng hương đã giúp cho 2 cuộc gây quỹ để làm phim; một tại West Bank và một tại vùng East với tổng số thu là gần $80,000 đô la. Như thế đồng hương New Orleans đã giúp những đồng vốn đầu tiên để hội VAHF thực hiện phim VIETNAMERICA với tổng số kinh phí $350,000 đô la”
Được biết, buổi chiếu phim đã thu được trên $21,000 đô la kể cả tiền bán vé và ủng hộ. Trừ chi phí khoảng $8,000. Số $13,000 sẽ giúp hội trả vào phần nợ còn lại là là $50,000.
Và trong khi bài viết này lên khuôn thì Hội VAHF được sự hỗ trợ của thân hữu, một số hội đoàn, cơ sỏ thương mãi và các cơ quan truyền thông báo chí, đài phát thanh, đài truyền hình đang chuẩn bị cho buổi Ra Mắt phim VIETNAMERICA tại thành phố Arlington vào ngày thứ Bảy 20 tháng 2, 2016 tại rạp AMC khu Arlington Park Mall số 3861 đường S. Cooper St. Arlington và tại Dallas vào ngày Chủ Nhật 21 tháng 2, 2016 tại rạp AMC khu Firewheel Mall số 100 Coneflower Rd. Garland. Tính ra, Arlington sẽ là thành phố thứ 9 và Dallas là thành phố thứ 10,  VIETNAMERICA đến để Ra Mắt đồng hương.
Bản tin VAHF
(01/2016)
Inline image 1
Bảng tri ân các nhà bảo trợ và các hội đoàn hỗ trợ
 Inline image 2 Inline image 3
Bàn bán vé. Từ trái chị Quỳnh Hoan, anh Nguyễn Tấn Phong, chị Hồng Liên và Hoàng Dung đang chờ khách. Hình phải: Quan kháck  đang đến.
 Inline image 4 Inline image 5
Bên trong rạp hát
  Inline image 6 Inline image 7 Inline image 8
Từ trái:Thượng Toạ Thích Nguyên Tâm đang phát biểu, MC Hoàng Dung và Hồng Liên, LM. Michael Hoàng Nam và LM. Nghiêm Nguyễn.
 Inline image 9
Các nhà bảo trợ nhận plaque tri ân. 
  Inline image 10 Inline image 11 Inline image 12
Từ trái: Gs. Mark Vandanlingham, cô giáo Amy Martinez, cựu Dân Biểu Cao Quang Ánh.
Inline image 14
Ban Tổ Chức chụp hình lưu niệm. Từ trái: Anh Châu Lương, anh Duy Văn, Anh John Hoà, LM. Nghiêm Nguyễn, LM. Michael Hoàng Nam, chị Hồng Liên, anh Nguyễn Tấn Phong, và anh Hải Hoàng.
Inline image 15
Khách đến với gia đình
Inline image 16
Gồm nhiều thế hệ
Inline image 17
Những cha mẹ trẻ     
Inline image 18 Inline image 19
Hình trái: Những người thật trẻ.Hình phải:  Và còn trẻ hơn nữa. 

 Inline image 20 Inline image 21 
Từ trái Nhạc sĩ Huỳnh Công Ánh, Nhà sản xuát Nancy Bùi, và nhà văn Huy Phương đến từ Nam California. Hình phải: Ông Nguyễn Anh Toàn, chủ tịch hội Người Việt Cao niên Westbank và phu nhân, nhà sản xuất Nancy Bùi và phu quân Bùi Ngọc Triển
Inline image 22

Buổi gây quỹ Mini tại nhà hàng August Moon với nhóm “Party không ngừng nghỉ” và các cô chân dài vui chơi để làm việc nghĩa

Không có nhận xét nào: