Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Ba, 9 tháng 6, 2015

Thông báo Ra mắt phim Unforgotten tại San José ngày 20/6/2015 - Giao Chỉ SJ

Xin thông báo quý vị,
Trước đây chúng tôi có loan báo tin về việc tìm người bảo trợ cho việc chiếu cuốn phim Không Bao Giờ Quên -Unforgotten, một phim tài liệu về "tù cải tạo" Việt Nam ra mắt tại San Jose.
Xin báo tin mừng để quý vị rõ, một ban tổ chức toàn phụ nữ Việt Nam do cô Hoàng Mộng Thu phối hợp đã nhận lời bảo trợ.
Ban tổ chức sẽ chiếu phim này tại trường Mt.Pleasant trên đường White gần đường Story lúc 5:00pm ngày 20 tháng 6-2015. Vào cửa tự do.
Xin thông báo quý vị rõ.
 Về nội dung cuốn phim xin đọc tài liệu dưới đây.
Giao Chỉ San Jose - (408 316 8393)
  
      
Giao Chỉ, SanJose City, VietMuseum, Book 1, 2 đã phổ biến, sẽ in 3, 4, 5 đến 12.
Một cuốn $10 Mua sách ghi IRCC 3017 Oakbridge Dr. San Jose CA 95121
Lịch sử ngàn người viết, tác giả ghi chép lại, giữ sách là giữ lửa cho mai sau.


 
Tác giả bộ phim, nhà văn, nhà báo, người sáng lập kiêm đạo diện của Potbelly Pig Films, cô Diễm Thúy
 
Tác giả bộ phim, nhà văn, nhà báo, người sáng lập kiêm đạo diện của Potbelly Pig Films, cô Diễm Thúy
 
                                                                                                   Phần âm thanh 
Unforgotten: Phim tài liệu về tù cải tạo
Thanh Trúc, phóng viên RFA - 04-06-2015
 
    alt   Đó là bộ phim tài liệu mang tên Unforgotten, Không Bao Giờ Quên, như một đóng góp nhỏ nhoi nhưng cần thiết vào kho tài liệu về tù binh miền Nam trong những trại tập trung của miền Bắc sau 1975, để những người trong cuộc có thể trình bày những nỗi oan khuất họ phải chịu, và để thế hệ trẻ hiểu được suy nghĩ của cha chú là những người lính buộc phải buông súng với nỗi đau có thể không bao giờ phai nhòa.
Tâm tư và ước muốn Đó cũng là tâm tư và ước muốn của tác giả bộ phim, nhà văn, nhà báo, người sáng lập kiêm đạo diện của Potbelly Pig Films, cô Diễm Thúy.
Đến Mỹ năm 1992 theo chương trình HO với thân phụ là cựu quân nhân miền Nam, Diễm Thúy tốt nghiệp cử nhân chuyên ngành kinh doanh và nghệ thuật tại đại học Ohio State, tiểu bang Ohio:
Đồng ý là cha của Thúy cũng đi tù ở ngoài Bắc nhưng cái động cơ mà Thúy làm là Thúy muốn những người đã bị tù có tiếng nói của mình. Những người đó, nếu nói thẳng ra, là phải phơi bày tội ác của cộng sản ra đó. Thúy chỉ muốn thế hệ sau biết được những gì người cộng sản làm mà họ không bao giờ nhận. Thúy muốn giới trẻ ở Việt Nam hay ở hải ngoại hãy tìm hiểu vấn đề và thông qua phim của Thúy thì họ thấy được bằng chứng xác thực.
Một trong những tội ác đó, Diễm Thúy nói, đã in hằn trong trí nhớ non nớt của một đứa trẻ trong ngày mà tưởng không còn ai phải chết vì bom đạn:
Lúc Thúy còn nhỏ, mẹ chở Thúy từ Sài Gòn về quê nội là Hậu Nghĩa. Về ngày 29 thì trưa hôm sau, ngày 30 tháng Tư, có lệnh đầu hàng. Chiều 30 tháng Tư , khoảng năm sáu giờ chiều, có một người lính Việt Nam Cộng Hòa từ ngoài đường chạy vô cửa ngỏ nhà bà nội Thúy, chạy vô cái bồ lúa để trốn. Nội với bác của Thúy mới lấy những cái tấm che lại để mà dấu ông ta. Khi những người cộng sản rượt tới, tìm hoài không được, thấy cái bồ lúa thì chạy vô bồ lúa rồi lôi ông ta ra. Khi lôi ông ta ra, họ bắt bà nội với bác của Thúy quì xuống, bắt người lính quì xuống, hỏi là “bây giờ một trong hai người chết cho cái thằng này hay là cái thằng này chết cho hai người này?” Thì ông lính đó tội nghiệp cho bác với bà nội Thúy, ông nói là do ông chứ hai người này không dính líu gì hết. Lúc đó nó lôi người lính này ra xử bắn .
Dù còn nhỏ nhưng Thúy nghĩ ngày đó là ngày người ta được, theo lời của mấy ông, là được hưởng sự hòa bình, ngày đó là không ai được giết ai. Nhưng mà họ vẫn giết một người oan ức như vậy thì Thúy nghĩ những người đi tù cải tạo, họ đưa vô rừng sâu, thì họ có thể giết bằng bất cứ giá nào mà họ muốn. Thành ra Thúy mới quyết tâm, dù là bất cứ giá nào, nếu được thì Thúy phải làm cho được cái phim này

1 nhận xét:

Unknown nói...

Đã có coi phim ở San Jose. Phim còn rất yếu về lẩn nội dung và kỹ thuật. Phần dịch từ Việt - Anh còn kém và sai. Đôi khi rất khôi hài..thí dụ "tình cá nước" không nên dịch là "Fish and salt water".. Thêm vào đó có nhiều chi tiết không đúng với lịch sử.

Ấn tượng sau xem phim là... nhờ Cộng sản bắt đi học tập nên các sĩ quan mới được sang Mỹ do đó ai cũng mập mạp và khá giả...và tạo ấn tương này cho giới trẻ đời sau quả là không đúng với lịch sữ.

Chúng tôi đề nghị cô Diễm Thúy nên nghiêm chỉnh hơn trước khi kêu gọi các mạnh thường quân giúp đở tổ chức trình chiếu vì có thể gây hiểu lầm vì có rất nhiều mạnh thường quân rất thiết tha với quê hương đất nước. Rất tiếc phim còn quá yếu. Đạo diển cần phải thu lượm tài liệu nhiều và đưa ra các hình ảnh có thể thật sự phơi bày cảnh tù cải tạo, vợ thăm chồng, con thăm cha. Mặc dầu đây là chuyện đau buồn của đất nước đã đi vào dĩ vảng, tuy nhiên lịch sữ vẫn là lịch sữ.

Vấn đề kêu gọi đồng hương đóng góp tài liệu không phải là tốn kém vì đã có internet. Việc kêu gọi gởi ảnh cá nhân và đóng tiền để được đưa vào phim thiết nghĩ không cần thiết vì mình làm phim không phải là để cho mình xem mà là để cho khán giả xem.