Tại diễn đàn «Đối thoại Sangri-La» được tổ chức hàng năm ở Singapore, Trung Quốc bị hai nước Mỹ và Nhật Bản gọi đích danh là thủ phạm đe dọa an ninh khu vực qua các hành vi xây dựng, lấn chiếm ở Biển Đông. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cam kết sẽ tiếp tục đưa thêm tàu chiến và máy bay vào vùng tranh chấp và yêu cầu Bắc Kinh ngưng «tức khắc» các công trình củng cố đảo nhân tạo.
Mỹ hôm qua, 30/5 đã lên tiếng kêu gọi Trung Quốc dừng ngay lập tức các hoạt động cải tạo, bồi đắp và xây dựng ở Biển Đông đồng thời cam kết sẽ tiếp tục đưa máy bay quân sự cũng như tàu hải quân vào khu vực căng thẳng này.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter đã phát biểu tại một hội nghị an ninh cấp cao ở Singapore rằng Bắc Kinh đang cư xử “không phù hợp” với những tiêu chuẩn quốc tế. "Trước hết, chúng tôi muốn một giải pháp hòa bình cho tất cả các cuộc xung đột. Để đạt được mục đích đó, cần phải có sự chấm dứt ngay lập tức và mãi mãi đối với các hoạt động bồi đắp, cải tạo và xây dựng của các bên có tranh chấp”, ông Carter nhấn mạnh tại cuộc Đối thoại hàng năm Shangri-La về an ninh với sự có mặt của phái đoàn quân sự cấp cao của Trung Quốc trong hàng ghế khán giả.
"Chúng tôi cũng phản đối bất kỳ hành động quân sự hóa nào thêm nữa các khu vực đang nằm trong tranh chấp” ở Biển Đông, ông Carter nói thêm.
Ông chủ Ngũ Giác Đài cho biết, Trung Quốc đang đi “quá xa và quá nhanh” hơn bất kỳ nào khác trong việc tiến hành các dự án xây dựng, cải tạo và bồi đắp ở Biển Đông.
Trong bài phát biểu của mình, Bộ trưởng Carter đã kêu gọi Trung Quốc và 10 nước thành viên của Hiệp hội Các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) nhanh chóng thông qua “một bộ quy tắc ứng xử” ở Biển Đông trong năm nay.Bộ trưởng Ashton Carter cảnh cáo Trung Quốc " đừng coi thường vì tàu chiến và máy bay Mỹ sẽ tiếp tục hoạt động tại Biển Đông, bất cứ nơi nào mà luật quốc tế cho phép, như quân lực Mỹ đang làmở khắp nơi trên thế giới ".Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Gen Nakataki cũng tố cáo hành động Trung Quốc lấn chiếm tại Biển Đông có nguy cơ dẫn đến tình trạng bất ổn. Lãnh đạo quốc phòng Nhật kêu gọi các bên, nhất là Trung Quốc, phải có tinh thần trách nhiệm. Bộ trưởng Gen Nakataki e rằng nếu không có biện pháp đối phó với tình trạng mà ông gọi là vô luật pháp thì « trật tự sẽ biến thành rối loạn và hòa bình ổn định sẽsụp đổ ». (RFI)Nhật Bản lên tiếng
Cùng với Mỹ, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Gen Nakatani hôm nay cũng lên tiếng cảnh báo rằng, những dự án bồi đắp, cải tạo và xây dựng ở Biển Đông đang có nguy cơ đẩy khu vực vào tình trạng rối loạn, mất trật tự. Ông Nakatani kêu gọi các nước, trong đó có Trung Quốc, hãy cư xử một cách có trách nhiệm.
"Nếu chúng ta bỏ qua cho bất kỳ hành động bất hợp pháp nào thì trật tự sẽ sớm biến thành mất trật tự và hòa bình, sự ổn định sẽ bị sụp đổ", BT Nakatani cho biết trong bài phát biểu tại cuộc Đối thoại Shangri-La.
"Tôi hy vọng và mong chờ tất cả các nước, trong đó có Trung Quốc, hãy cư xử như một cường quốc có trách nhiệm”, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản nhấn mạnh.
Căng thẳng đang leo thang ở Biển Đông trong những tháng gần đây khi Trung Quốc đẩy mạnh việc bồi đắp, xây dựng trái phép các đảo nhân tạo ở một mức độ cấp tập chưa từng có.
Ông Nakatani đã đưa ra đề xuất được gọi là “Sáng kiến Đối thoại Shangri-La" gồm 3 biện pháp nhằm củng cố an ninh hàng hải và an toàn trên không ở Biển Đông, trong đó có việc giám sát 24/24 không phận ở Biển Đông do các nước ASEAN thực hiện.
Cả Nhật Bản và Mỹ đều không có tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải ở Biển Đông nhưng hai nước này đều khẳng định quyết tâm bảo vệ sự tự do hàng hải trong khu vực. Ngoài ra, cả Tokyo và Washington còn muốn bắt tay với nhau trong việc tìm cách kiềm chế sự nổi lên cũng như tham vọng của Bắc Kinh.
Phát biểu tại Singapore, Bộ trưởng Carter tuyên bố, Mỹ sẽ “ủng hộ quyền của các bên có tranh chấp trong việc theo đuổi cuộc chiến pháp lý ở tòa án quốc tế cũng như tìm kiếm các phương tiện hòa bình khác để giải quyết các cuộc tranh chấp”.
Manila khiến Bắc Kinh nổi giận khi chính thức đệ đơn lên tòa án quốc tế để bác bỏ những yêu sách chủ quyền thái quá của Trung Quốc ở Biển Đông. Bắc Kinh cho đến nay vẫn chưa chịu công nhận tiến trình pháp lý nói trên. Trung Quốc khăng khăng đòi giải quyết các cuộc tranh chấp ở Biển Đông trong khuôn khổ song phương nhằm dễ bề gây sức ép, áp lực với các nước nhỏ hơn.
Ngoài tiếng nói của Nhật Bản và Mỹ, tại cuộc đối thoại an ninh ở Singapore, Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia Hishammuddin Hussein cũng lên tiếng cảnh báo, nếu các bên có tranh chấp không kiềm chế thì những cuộc tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải ở Biển Đông “có thể leo thang thành một trong những cuộc xung đột đẫm máu nhất trong thời đại của chúng ta, nếu không nói là trong lịch sử của chúng ta”.
Bộ trưởng QP Mỹ Ashton Carter và đại diện Bắc Kinh, Đô đốc Tôn Kiến Quốc, Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Trung Quốc tại Đối Thoại Sangri La 14, Singapore 30/5/2015
Phản ứng của Trung Quốc
Trong phiên hỏi đáp sau bài phát biểu của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Carter, một quan chức quân sự Trung Quốc đã nói rằng, những chỉ trích của ông chủ Lầu Năm Góc là “vô căn cứ và không mang tính xây dựng”.
"Tự do hàng hải ở Biển Đông không phải là vấn đề bởi sự tự do này chưa bao giờ bị ảnh hưởng”, ông Zhao Xiaozhuo đến từ Học viện Khoa học Quân sự Trung Quốc cho biết.
Trong khi đó, theo tờ Tân Hoa xã, phản ứng trước những phát biểu cứng rắn của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Carter, Giám đốc Văn phòng Đối ngoại của Bộ Quốc phòng Trung Quốc – Chuẩn Đô đốc Guan Youfei đã nói: "Sự tự do hàng hải nền là vì lợi ích của sự phát triển kinh tế chứ không phải là việc đưa máy bay quân sự và tàu đến khắp mọi nơi”.
Biển Đông đang là nơi chứng kiến những cuộc tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải gay gắt giữa Trung Quốc với 4 quốc gia Đông Nam Á gồm Philippines, Việt Nam, Brunei, Malaysia, và Vùng lãnh thổ Đài Loan.
Biển Đông là một trong những vùng biển quan trọng nhất thế giới bởi nó chứa các tuyến đường hàng hải sống còn và được cho là còn chứa đựng một trữ lượng tài nguyên thiên nhiên hấp dẫn, đặc biệt là dầu mỏ. Chính vì thế, Trung Quốc có tham vọng độc chiếm Biển Đông. Trong những năm gần đây, Trung Quốc có nhiều hành động quyết liệt và hung hăng nhằm thực hiện giành quyền kiểm soát gần như toàn bộ Biển Đông. Đặc biệt, gần đây, Trung Quốc đang đẩy mạnh các hoạt động bồi đắp, cải tạo và xây dựng trên 6 bãi san hô mà nước này chiếm đóng trái phép trên quần đảo Trường Sa vốn thuộc chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam.
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Ashton Carter đến Đối thoại Shangri-La 2015 bằng một lịch trình đầy thông điệp cho TQ.
Tâm điểm Ashton Carter
Ông bắt đầu ở Hawaii, nơi ông gặp người đồng cấp Philippines Voltaire Gazmin với tuyên bố cam kết bảo vệ Manila vẫn “vững như bàn thạch” và đoan chắc rằng “hành động có sức mạnh hơn lời nói”. Từ Hawaii, trước khi hạ cánh ở Singapore, ông cùng đoàn tùy tùng bay trên máy bay V-22 Osprey để tới thăm eo biển Malacca - một trong những eo biển đông đúc nhất thế giới với khoảng 50.000 tàu bè qua lại mỗi năm để nhấn mạnh tầm quan trọng của tuyến giao thương đi qua biển Đông cũng như của tự do hàng hải.
Ngay sau Shangri-La, ông Carter sẽ tới Hà Nội để bắt đầu chuyến thăm chính thức Việt Nam. Tại Việt Nam, lần đầu tiên một bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ sẽ tới thăm cảng Hải Phòng, thăm Bộ Tư lệnh Hải quân và Cảnh sát biển của Việt Nam cùng tàu và các cơ sở ở đó - điều mà ông đánh giá là “chưa từng có tiền lệ”. Ngay sau Việt Nam, ông sẽ tới Ấn Độ và cũng thăm một loạt cảng chiến lược khác tại đây...
Kể từ tháng 2-2015, khi ông Carter nhậm chức, Lầu Năm Góc của ông đã có thông điệp và hành động ngày càng cứng rắn hơn với Trung Quốc, đặc biệt là với dự án lấn đất khổng lồ ngoài biển. Lầu Năm Góc qua các kênh khác nhau đã công bố những tấm ảnh vệ tinh của dự án lấn đất, đưa máy bay do thám hiện đại nhất P-8 Poseidon vào biển Đông, tuyên bố cân nhắc đưa tàu và máy bay vào khu vực 12 hải lý tại các điểm Trung Quốc đang lấn đất...
Ông Carter cũng được giới quan sát coi sẽ là nhân vật chính của “Tái cân bằng” của Washington khi các thành viên khác trong đội hình an ninh đối ngoại như Ngoại trưởng John Kerry và Cố vấn an ninh Susan Rice bị đánh giá là thiếu quyết liệt với châu Á.
Trong chuyến thăm đầu tiên của ông trong tư cách bộ trưởng Bộ Quốc phòng tới châu Á tháng trước, ông đã nói về Hiệp định Đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) và coi TPP quan trọng như “một hàng không mẫu hạm” mới!
U.S. Secretary of Defense Ashton Carter arrives at the International Institute for Strategic Studies Shangri-la Dialogue,
or IISS, for the 14th Asia Security Summit, Friday, May 29, 2015, in Singapore. The summit takes place until May 31. (Photo: Wong Maye-E, AP)
Xem xét lại những chính sách lớn
Sự quyết liệt của Washington trong khoảng 1 năm gần đây được coi như một chuyển biến mới. Sự chuyển biến này được phân tích rõ ràng nhất trong báo cáo hồi tháng 4-2015 của 2 nhà cựu ngoại giao Mỹ Robert Blackwill và Ashley Tellis thuộc Ủy ban Đối ngoại Mỹ (CFR) với tên gọi “Revising U.S. Grand Strategy Toward China” (Xem xét lại chính sách lớn của Mỹ với Trung Quốc).
Trong báo cáo dài 54 trang này, 2 chuyên gia lập luận rằng chính sách hòa nhập Mỹ - Trung trong suốt 40 năm qua (kể từ sau năm 1972 của Nixon) đã không còn hiệu quả: Trung Quốc không muốn trở thành “nhân vật có trách nhiệm” trong bất cứ trật tự nào do Mỹ dẫn dắt.
Bắc Kinh muốn chấm dứt sự chi phối của Mỹ tại Đông Á - mục tiêu mà sẽ đe dọa lợi ích của chính Mỹ trong tự do thương mại, hòa bình và ổn định. Theo 2 nhà ngoại giao này thì Bắc Kinh chưa đối nghịch tới mức bị coi là kẻ thù nên chính sách “phòng ngừa/ngăn chặn” thông thường (như với Liên Xô thời Chiến tranh lạnh) không phù hợp. Nhưng Washington vẫn cần phải “hạn chế khả năng Trung Quốc lạm dụng sức mạnh ngày càng tăng của mình”.
Cả 2 ủng hộ chiến lược tái cân bằng của Tổng thống Barack Obama - chuyển các nguồn lực quân sự sang châu Á, hoàn tất TPP. Nhưng theo họ, Washington cần phải làm hơn thế: bỏ cắt giảm ngân sách quốc phòng (xóa bỏ mối lo nguồn lực lơ lửng mấy năm nay), tăng duy trì cân bằng hạt nhân, tăng tốc xây các hệ thống phòng thủ tên lửa, mở rộng hợp tác với các đối tác khu vực, nhấn mạnh vào tự do hàng hải và hơn thế là phải: siết chặt hạn chế chuyển giao công nghệ cho Trung Quốc và thậm chí là “đánh thuế hàng loạt” đối với hàng Trung Quốc để đối phó nạn ăn cắp qua mạng từ Bắc Kinh.
Lập luận của Blackwill (từng là phó trợ lý về chiến lược của cựu Tổng thống George W. Bush) và Tellis (cựu Đại sứ ở Ấn Độ) rõ ràng nhận được nhiều chú ý ở Washington. Bình luận trên tờ The Wall Street Journal, David Feith gọi đó là “cuộc đại tư duy lại” chiến lược mà Washington vẫn có với Bắc Kinh suốt 45 năm qua. Tư duy này là cần thiết khi có nhiều chỉ trích cho rằng hành động của Mỹ ở biển Đông là “quá ít và quá chậm”.
Theo ông Feith, chiến thuật “lát cắt salami” hay “vết dầu loang” của Trung Quốc đã bị coi là đi quá xa và đã thay đổi hoàn toàn quan điểm của các quan chức, chuyên gia chính sách... Theo ông Feith, sự thay đổi này có thể tác động đến an ninh toàn cầu trong nhiều thập kỷ tới.
Lo ngại của các nước nhỏ
Phát biểu vào sáng 30-5 ở Shangri-La, Dato’ Seri Hishammuddin, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Malaysia, đã kêu gọi “các nước ASEAN phải đoàn kết lại”. Những quan ngại của Malaysia là rất đáng kể khi đây là nước có kim ngạch thương mại cao nhất với Trung Quốc trong ASEAN.
Về nội dung, tâm điểm của Đối thoại Shangri-La năm nay xoáy quanh căng thẳng Mỹ - Trung mà nguyên nhân trực tiếp nhất chính là tham vọng của Trung Quốc trên biển với hành động cụ thể là chiến dịch lấn đất ồ ạt ở biển Đông.
Những thay đổi với an ninh khu vực đang diễn ra rất nhanh bởi sự trỗi dậy của Bắc Kinh. Liên tục trong mấy năm nay, biển Đông và tham vọng của Trung Nam Hải luôn là tâm điểm tại Đối thoại Shangri-La.
Hồi năm 2012, đó là vụ căng thẳng ở bãi cạn Scarborough rồi dẫn tới việc Trung Quốc chiếm bãi cạn của Philippines; năm 2013 là căng thẳng ởSenkaku/Điếu Ngư rồi dẫn tới việc Trung Quốc lập vùng nhận diện phòng không; năm 2014 là vụ đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam và tới năm nay là cuộc lấn đất ngoài biển với tốc độ đến chóng mặt của Trung Quốc.
Theo ông Danny Russel, Trợ lý ngoại trưởng Mỹ phụ trách Đông Á, có tới 3 điểm lấn đất của Trung Quốc ở Trường Sa thậm chí còn lớn hơn cả hòn đảo tự nhiên lớn nhất ở đây. Tổng diện tích Trung Quốc lấn đất tương đương hơn 800 ha, bằng diện tích 1.500 sân bóng. Trên bàn cờ lớn, biển Đông tựnhiên đang trở thành khu vực cạnh tranh ảnh hưởng dữ dội giữa Mỹ và Trung Quốc.
Chiến thuật của Trung Quốc với các nước trong khu vực vẫn là “lát cắt salami”: Liên tục nhấn các bước mới, chấp chới ranh giới khiến các nước không biết là có nên phản ứng cứng rắn hay không và khi họ ngần ngừ thì tạo ra sự đã rồi. Khi tình hình căng thẳng thì Trung Quốc sẽ tung các miếng mồi kinh tế như “Con đường tơ lụa”, “Vành đai kinh tế” hay Ngân hàng Đầu tư hạ tầng châu Á (AIIB) để xoa dịu các nước.
Với chiến thuật này và vì ở trong vị thế nước nhỏ, thực lực yếu hơn, hầu hết các nước ở khu vực đều gặp khó khăn khi đối đầu với Bắc Kinh.
Nick Metcalf, một đồng tác giả của báo cáo về an ninh châu Á - Thái Bình Dương 2015 của IISS, thừa nhận những lo ngại này khi trao đổi với báo chí. “Có rất nhiều hành vi kiểu như ở châu Âu thế kỷ XIX nhưng rất tiếc vẫn còn đang lặp lại ở đây” - ông nói.
Washington nguội lạnh hơn với Bắc Kinh
Quan hệ nồng ấm giữa quân đội Trung Quốc và Mỹ cũng đã nguội lạnh đi nhiều, đặc biệt là sau các vụ suýt đụng độ giữa máy bay chiến đấu Trung Quốc với máy bay do thám Mỹ hồi tháng 8-2014 (máy bay chiến đấu Trung Quốc chỉ còn cách máy bay Mỹ gần 50 m).
Hiện phía Mỹ nói Trung Quốc cần ký bản quy tắc về xử lý các tình huống đụng độ bất chợt giữa máy bay 2 bên (bộ quy tắc được thông qua sẽ tránh trường hợp đụng độ nguy hiểm kiểu này). Ở quốc hội thì các nghị sĩ liên tục kêu gọi Mỹ không mời Trung Quốc tham dự cuộc tập trận hải quân RIMPAC sắp tới (RIMPAC là cuộc tập trận lớn nhất thế giới mà Trung Quốc từng tham gia hồi năm 2014).
Ngay cả Phòng Thương mại Mỹ (AmCham), một trong những nhóm thường ủng hộ mạnh quan hệ với Trung Quốc, cũng có tới 60% thành viên của họphàn nàn về tình hình ở Trung Quốc đã xấu đi trong năm ngoái.
Ở Shangri-La năm nay, những nghi ngại với Trung Quốc cũng thể hiện ngay trong chương trình. “Đối thoại Shangri-La 2015 lần đầu tiên sẽ có phiên đặc biệt tập trung vào mối quan ngại an ninh của các nước nhỏ” - Tim Huxley, đại diện của IISS (đơn vị tổ chức đối thoại Shangri-La), tuyên bố ngay trước hôm khai mạc. Sự lo ngại của các nước nhỏ tới những diễn biến phức tạp ở biển Đông ngày càng rõ rệt hơn.
Bộ trưởng Carter: Mỹ có quyền can dự vào biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter với bài phát biểu mở đầu phiên thảo luận “Mỹ và những thách thức đối với an ninh châu Á - Thái Bình Dương” tại Đối thoại Shangri-La 15.
Bộ trưởng Carter nhấn mạnh cấu trúc an ninh phải tạo nền tảng cho sự hợp tác, chứ không phải cưỡng ép. Theo ông, Mỹ muốn châu Á có một cấu trúc an ninh khu vực phục vụ cho sự vươn lên và thịnh vượng.
Theo ông Carter, các thách thức hiện nay ở châu Á - Thái Bình Dương bao gồm: Triều Tiên, tự do hàng hải, biến đổi khí hậu, khủng bố và tấn công mạng.
Ông Carter phát biểu châu Á là điểm tựa của kinh tế toàn cầu. Chính sách tái cân bằng của Mỹ sẽ kéo dài, cả về quân sự và kinh tế. “Việc đoàn nghị sĩquốc hội Mỹ có mặt tại Đối thoại Shangri-La 15 đã thể hiện sự ủng hộ mạnh mẽ của lưỡng đảng (Dân chủ và Cộng hòa) dành cho chính sách tái cân bằng của Mỹ sang châu Á” – ông Carter khẳng định, đồng thời nói thêm chiến lược này nhằm phát triển châu Á – Thái Bình Dương chứ không phải đểkìm hãm bất cứ quốc gia nào.
Về biển Đông, ông Carter khẳng định Mỹ có quyền can dự và lo ngại đối với vấn đề này. "Chúng ta đều có lợi ích cơ bản trong an ninh biển Đông" - ông nói và cho rằng Mỹ quan ngại sâu sắc trước những căng thẳng ở vùng biển này cũng như phản đối bất cứ giải pháp quân sự nào và khuyến khích ASEAN cùng Trung Quốc hợp tác.
Theo các chuyên gia đang dự phiên thảo luận, Bộ trưởng Carter đã "đánh" mạnh vào Trung Quốc khi tỏ ra "lo ngại sâu sắc" trước những ý đồ thay đổi hiện trạng và gây bất ổn trên biển Đông. Theo ông, chỉ trong vòng 18 tháng qua, Trung Quốc đã lấn đất đến hơn 800 ha ở biển Đông.
Bình luận của ông Carter được đưa ra một ngày sau khi Lầu Năm Góc xác nhận thông tin Trung Quốc đã điều pháo tới một trong những đảo nhân tạonước này xây dựng ở Biển Đông. Thượng nghị sĩ Mỹ John McCain gọi đây là "một bước phát triển leo thang và đáng lo ngại".
Phát ngôn viên Lầu Năm Góc, Đại tá Steve Warren, cho hay Mỹ đã nhận dạng được 2 hệ thống pháo trên một hòn đảo nhân tạo, được phát hiện lần đầu tiên vài tuần trước, nhưng không rõ liệu các vũ khí này hiện có còn ở đó hay không. "Việc quân sự hóa các đảo này là điều chúng tôi phản đối" - ông Warren nhấn mạnh.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh hôm 29-5 nói không có thông tin gì về những vũ khí này nhưng theo bản tin từ RFI ngày 30/5 như dưới đây
Trung Quốc đã rút pháo khỏi đảo nhân tạo ở Trường Sa
RFI News - Theo AFP, hôm qua 29/05/2015, nhiều quan chức quân sự Mỹ khẳng định Trung Quốc gần đây đã triển khai hai khẩu pháo trên các đảo nhân tạo do họ bồi đắp trong Biển Đông, nhưng sau đó đã cho rút các vũ khí trên.
Các quan chức Mỹ cho AFP biết cụ thể hai khẩu pháo tự động đã được phát hiện cách đây khoảng một tháng, nhưng dường như sau đó đã được rút đi. Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Mỹ, Steven Warren nói: «Chúng tôi khẳng định đã có vũ khí » được triển khai trên một hòn đảo nhân tạo trong quần đảo Trường Sa. Ông nhắc lại « Chúng tôi phản đối hành động quân sự hóa các đảo đó».
Các quan chức quốc phòng Mỹ nhận định các loại pháo của Trung Quốc không gây đe dọa an ninh trực tiếp. Nhưng việc triển khai gây lo ngại Trung Quốc sử dụng các đảo bồi đắp nhân tạo vào mục đích quân sự. Thời gian gân đây, Hoa Kỳ cũng như nhiều nước trong vùng đã nhiều lần tỏ bất bình trước việc Trung Quốc gia tăng các hoạt động cải tạo, bồi đắp các đảo đang có tranh chấp trong vùng Biển Đông.
Bắc Kinh vẫn luôn khẳng định các công việc bồi đắp cải tạo đảo là thuộc phạm vi chủ quyền của họ và các công trình xây dựng chỉ mang tính chất dân sự. Các chuyên gia phân tích nhận định mục tiêu của các công trình cải tạo đảo trên quy mô lớn của Trung Quốc trước tiên là để khẳng định chủ quyền đối với các đảo đang tranh chấp, đồng thời biến các đảo mà họ chiếm giữ thành các căn cứ quân sự tiền tiêu giúp Bắc Kinh kiểm soát vùng Biển Đông.
Ảnh chụp bố phòng của Trung Quốc tại Đá Chữ Thập (Fiery Cross Reef, đá ngầm Vĩnh Thử theo tiếng Trung Quốc, Kagitingan theo Philippines), Trường Sa từ máy bay do thám Hoa Kỳ P-8A Poseidon, ngày 21/05/2015. Reuters/U.S. Navy/(RFI)Chưa từng có trong lịch sử thời bìnhTính từ năm 2014, thông qua các giải pháp nạo vét, cải tạo các bãi đá ngầm và các bãi cạn, TQ đã bồi đắp thêm 4 km2 diện tích đất tại quần đảo Trường Sa. Trong đó có bãi đá chữThập, vốn gần bờ biển của Việt Nam hơn và thuộc chủ quyền của Việt Nam chứ không phải của TQ chiếu theo luật quốc tế. Hiện nay không dưới 100 tàu hút bùn của TQ đang hoạt động trái phép tại khu vực quần đảo Trường Sa.
Theo mô tả của Victor Robert Lee, PV của tờ Diplomat: “Tốc độ, quy mô, cường độ và phạm vi vượt xa quy định luật pháp quốc tế của việc cải tạo đất đai, xây dựng cơ sở hạ tầng mà TQ đang thực hiện tại biển Đông là rất hiếm, thậm chí là chưa bao giờ diễn ra trong lịch sử thời bình của con người”. Đô đốc Harry Harris, Chỉ huy Hạm đội Thái Bình Dương Mỹ, đã ví việc “cải tạo đất chưa từng có trong lịch sử” của TQ như việc xây dựng một “Vạn lý Trường thành bằng cát” tại biển Đông.
Kịch bản ‘một mất một còn’ trên biển Đông
Những căng thẳng gần đây tại khu vực khiến một số chuyên gia nhận định biển Đông bước vào giai đoạn dậy sóng.
Mới đây, chiếc phi cơ tuần tra P-8A Poseidon của Mỹ đã tiến hành các hoạt động bay trên khu vực biển Đông, bất chấp Trung Quốc (TQ) liên tục đưa ra các cảnh báo rằng Mỹ đang “gây nguy hiểm” và “không có lợi cho hòa bình” tại khu vực. Washington tuyên bố sẽ tiếp tục tăng cường tuần tra trên không và trên biển ở biển Đông do các chuyên gia an ninh lo ngại rằng TQ có thể áp đặt các quy tắc hạn chế lưu thông trên không lẫn trên biển ở quần đảo Trường Sa sau khi nước này xây dựng xong bảy hòn đảo nhân tạo một cách trái phép.
Xây dựng vùng “chống tiếp cận”...
Bắc Kinh đã và đang rất thận trọng về ý định sử dụng các thực thể được xây dựng.
Dù chính quyền Tập Cận Bình đã tuyên bố sử dụng đảo nhân tạo cho các hoạt động dân sự và cứu hộ trên biển nhưng rõ ràng Quân đội Giải phóng Nhân dân TQ (PLA) sẽ là một phần chủ lực không thể thiếu trong kế hoạch của Bắc Kinh tại Trường Sa. Bằng chứng là đường băng dài khoảng 3.000 m được Bắc Kinh xây dựng tại bãi đá Chữ Thập.
Từ năm ngoái, giới quan sát đã lo ngại rằng TQ sẽ tận dụng các cơ sở đảo nhân tạo để tiến hành áp đặt một vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) tại biển Đông. Thậm chí chính quyền TQ tuyên bố nước này có toàn quyền thiết lập một ADIZ ở biển Đông.
Nếu điều này xảy ra thì ADIZ biển Đông sẽ là cánh tay nối dài của ADIZ mà TQ tuyên bố tại biển Hoa Đông hồi tháng 11-2013, biểu trưng cho hành động mở rộng ảnh hưởng và “khoe cơ bắp” của Bắc Kinh. Nhiều chuyên gia còn cho rằng thậm chí Bắc Kinh sẵn sàng áp đặt một AIDZ ở biển Đông mà không cần đưa ra bất kỳ thông báo nào đến các nước liên quan.
Kịch bản này càng có cơ sở khi hôm 20-5, các cảnh báo hung hăng phát ra từ radio của hải quân TQ đến phi cơ trinh thám P-8A của Mỹ bay gần bãi đá Chữ thập rằng đó là “vùng cảnh báo quân sự” của TQ. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao TQ Hồng Lỗi còn ngầm ám chỉ đến thứ mà Bắc Kinh ngang nhiên gọi là các “vùng kiểm soát mới” của TQ.
Hơn thế nữa, Bắc Kinh còn tuyên bố các thực thể được nước này cải tạo trên biển Đông tạo ra một vùng lãnh hải 12 hải lý thuộc chủ quyền TQ, bất chấp vi phạm luật pháp quốc tế và những cam kết về nghĩa vụ của Bắc Kinh đối với Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) mà TQ đã phê duyệt.
Hay chiến thuật “không đánh mà thắng”?
Cho tới hiện tại mọi suy đoán về mặt quân sự lẫn pháp lý liên quan đến đảo nhân tạo đều chưa dẫn đến một kết luận thuyết phục về mưu đồ của Bắc Kinh. Nhìn ở một cách tiếp cận khá độc đáo và khác biệt, GS Alexander Vuving, Trung tâm Nghiên cứu An ninh châu Á-Thái Bình Dương, trong bài phỏng vấn trên trang International-Relations. Asia, cho rằng TQ đang dụng thuật “Binh pháp Tôn tử”.
GS Alexander Vuving nhận định TQ tiến hành cải tạo đảo dựa trên một nguyên tắc không theo logic suy nghĩ thường thấy của phương Tây là để đánh nhau hay để hợp thức hóa các đảo về mặt luật pháp. Triết lý cơ bản của TQ có thể được tìm thấy trong tác phẩm Art of War (tạm dịch: Nghệ thuật của chiến tranh) của Tôn Vũ (tác giả của Binh pháp Tôn Tử), với ý niệm cốt lõi chính là “chiến thắng mà không cần chiến đấu”, không cần quân sự hay yếu tố luật pháp.
Các hoạt động của TQ tại biển Đông bao gồm ra sức cải tạo đảo ngầm phục vụ cho lực lượng quân đội Giải phóng Nhân dân TQ (PLA), cũng như các lực lượng phi quân sự,… chính là những “viên gạch” nền tảng để Bắc Kinh có thể “chiến thắng mà không cần chiến đấu”. “Những gì TQ đang làm là cố gắng thiết lập sự hiện diện thông qua các đảo nhân tạo trái phép ở nhiều vị trí khác nhau, đồng thời xây dựng chúng thành những vùng trọng yếu đểcó thể kiểm soát về mặt chiến lược tại biển Đông” - Alexander Vuving giải thích.
Thông qua việc xây đảo, Bắc Kinh muốn tạo dựng nên vị thế mới về mặt địa chính trị, điều sẽ khiến mọi người nhìn vào xu hướng thay đổi mọi thứ (vềđảo, các khu dân cư, cơ sở hạ tầng, căn cứ quân sự…) tại biển Đông và tin rằng TQ rồi sẽ giành chiến thắng cuộc chơi.
TQ tin rằng các nước sẽ hiểu “động đến Bắc Kinh chẳng có lợi ích gì” (vì TQ ở khắp mọi nơi), từ đó né tránh đụng độ và sau cùng là chấp nhận từ bỏ. Điều này dường như hoàn toàn phù hợp với chiến thuật “cờ vây” mà chính GS Alexander Vuving đã đề cập trong nhiều bài viết “Bàn cờ biển Đông 2015” (đăng trên Pháp Luật TP.HCM đầu 2015) với hàm ý Bắc Kinh dùng những “tảng đá” có vẻ không có sức nặng khi chúng nằm rời rạc, sau đó xếp chúng (thành các đảo nhân tạo) ở các vị trí mang tính chiến lược sẽ tạo ra thế bao vây, khiến các đối thủ sẽ tự chết vì “thiếu không khí”. Dụng thuật này, không ai giỏi hơn những “tay cờ vây” Bắc Kinh. Biển Đông: Vùng chiến tranh mới của lịch sử?
Mỹ không có chủ quyền tại biển Đông, đó là lý do Bắc Kinh liên tục khẳng định Mỹ không hề có bất kỳ quyền lợi chính đáng nào liên quan tại khu vực. Tuy nhiên, dù TQ có đang áp dụng chiến thuật “xây vùng chống tiếp cận” hay “không đánh mà thắng” thì phía Washington cũng bác bỏ nhận định Mỹ-không-liên quan của Bắc Kinh.
Một nguyên tắc xuyên suốt trong chính sách đối ngoại của Mỹ kể từ khi nước này ra đời chính là phải đảm bảo tự do hàng hải. Vùng cảnh báo quân sựmới của TQ và yêu sách của Bắc Kinh đối với vùng lãnh hải xung quanh các thực thể được cải tạo chắc chắn sẽ dẫn đến việc vi phạm quyền tự do hàng hải.
Không ai nghĩ rằng TQ sẽ từ bỏ những tuyên bố vô lý của họ xung quanh các thực thể được cải tạo tại biển Đông, vì vậy mọi ánh nhìn đều hướng vềnhững động thái của Washington. Nếu Mỹ thật sự muốn bảo vệ tự do hàng hải thì máy bay nước này sẽ hiện diện tại các vùng không phận mà Bắc Kinh đơn phương tuyên bố chủ quyền, đồng thời tàu chiến Washington cũng sẽ đi qua các vùng biển được TQ tuyên bố lãnh thổ bất hợp pháp. Hôm thứ Năm tuần trước (21-5), Đại tá Steve Warren, phát ngôn viên Lầu Năm Góc, cho biết: “Đó sẽ là bước tiếp theo mà Mỹ sẽ thực hiện tại biển Đông”.
Bắc Kinh đã tuyên bố những yêu sách trên biển Đông là “lợi ích cốt lõi” không thể thương lượng. Trong khi Washington một mực bảo vệ tự do hàng hải toàn cầu. Mỗi bên có thể sẽ tạo ra những sự nhượng bộ mang tính chiến thuật ngắn hạn nhưng chắc chắn không ai có thể từ bỏ vị thế của mình trong dài hạn.
Thách thức của TQ đối với Mỹ tại biển Đông đã tạo ra cuộc đối đầu “một mất một còn” (zero-sum) - vốn là khái niệm rất quen thuộc khi nói về các cuộc đối đầu giữa các quốc gia trong quá trình chuyển giao quyền lực trong quá khứ. Cuộc cạnh tranh này sẽ chỉ dẫn tới một kết quả là xác định được tầm nhìn và các luật chơi của một trong hai quốc gia - Mỹ hay TQ - sẽ chi phối thế giới trong thế kỷ 21.
Tạp chí Forbes: Tiếng trống trận đang vang lên trên Biển Đông?
Tạp chí Forbes (Mỹ) ngày 30.5 bình luận phát biểu cứng rắn của ông Carter tại diễn đàn Đối thoại Shangri-La ở Singapore và sự hiện diện của tàu chiến Shiloh tại Vịnh Subic, từng là nơi tọa lạc của căn cứ hải quân Mỹ lớn nhất khu vực Đông Nam Á, cho thấy khả năng căng thẳng trên Biển Đông sẽ leo thang mạnh.
“Đây là một chuyến cập cảng thông thường”, một phát ngôn viên của hải quân Philippines nói với Forbes khi được hỏi về mục đích ghé thăm cảng Subic của tàu Shiloh.
Tạp chí Mỹ nhận xét sự xuất hiện của tàu Shiloh tại Vịnh Subic cho thấy mối quan hệ chặt chẽ giữa Washington và Manila trong việc phòng thủ tại Biển Đông. Chiếc tàu chiến Mỹ sẽ neo đậu tại Vịnh Subic để tiếp nhiên liệu và lấy thêm đồ tiếp tế trước khi đi tuần tra những vùng biển lân cận.
__,_._,___
The guided missile cruiser USS Shiloh is anchored at Subic Bay, a former US naval base in the Philippines, on May 30, 2015, as part of an ongoing US military patrol in the South China Sea amid rising tensions over China’s building of artificial islands over reefs in the sea that are also claimed by other neighbours including the Philippines, a US military ally.
US Defence Secretary Ashton Carter, speaking at a high-level security conference in Singapore, called on May 30, for an “immediate and lasting halt” to reclamation works in disputed South China Sea waters. AFP PHOTO / Robert Gonzaga
Theo Forbes, câu hỏi được đặt ra ở đây là liệu Shiloh, vốn đi cùng các tàu khu trục hạm và có thể có cả tàu ngầm, có áp sát các đảo nhân tạo của Trung Quốc tại Biển Đông như thông tin mà báo chí Mỹ đã đưa ra trước đây hay không.
Hồi đầu tháng 5, tờ Wall Street Journal (Mỹ) dẫn nguồn tin từ Lầu Năm Góc tiết lộ chính phủ Mỹ đang cân nhắc cho tàu quân sự và máy bay do thám áp sát các đảo nhân tạo của Trung Quốc xây phi pháp ở Biển Đông trong phạm vi 12 hải lý (22 km). Đây là quy định về phạm vi lãnh hải áp dụng cho đảo tự nhiên theo luật pháp quốc tế mà Trung Quốc ngang nhiên thiết lập cho các đảo do nước này bồi đắp trái phép ở Quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Phát biểu tại diễn đàn Đối thoại Shangri-La ở Singapore ngày 30.5, ông Carter tiếp tục khẳng định tàu thuyền, máy bay Mỹ sẽ “hoạt động tại bất kỳ nơi nào luật pháp quốc tế cho phép”.
Còn tại Bắc Kinh, các quan chức chính phủ cùng báo chí đã đồng loạt lên án Mỹ làm gia tăng căng thẳng. “Mọi người không khỏi tự hỏi có phải Lầu Năm Góc đang ra mặt thách thức Trung Quốc ở Biển Đông hay không”, theo một bài xã luận đăng trên tờ China Daily.
Tờ báo này còn chỉ trích Philippines là đã “lôi kéo các nước chẳng có can dự gì vào tranh chấp biển đảo, nhằm tìm cách củng cố cho những tuyên bố chủ quyền không có cơ sở và che đậy hoạt động gây rối dai dẳng của mình” (?).
Giới chức ngoại giao Trung Quốc cũng đồng loạt lên tiếng chỉ trích Mỹ. Trong một cuộc phỏng vấn với Wall Street Journal, Đại sứ Trung Quốc tại Washington, Thôi Thiên Khải đã lớn tiếng rằng “chúng tôi phải bảo vệ các cơ sở trên những hòn đảo và bãi đá ngầm ở Biển Đông”, đồng thời bao biện rằng các cơ sở này được xây “vì mục đích tự vệ, chứ không phải để tấn công nước khác”.
Ông ta còn cảnh báo Mỹ chớ nên “âm mưu tái diễn chiến tranh Lạnh ở châu Á”.
Forbes nhận định mặc dù hiện tại chỉ mới có những tuyên bố cứng rắn giữa Mỹ và Trung Quốc về các vấn đề Biển Đông, nhưng những diễn biến gần đây cho thấy “tiếng trống trận đang vang lên từ chân trời phía xa trên toàn Đông Nam Á”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét