Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Ba, 9 tháng 6, 2015

Tàu Trung Cộng tấn công tàu cảnh sát biển Việt Nam

 

Đi đầu là tàu kéo số hiệu 32 của Trung Cộng tổ chức khiêu khích 1 tàu kiểm ngư Việt Nam. Khác với những lần trước, tàu Việt Nam chủ động đứng yên hoặc di chuyển chậm và mở loa xua đuổi các tàu TC.Đột nhiên tàu kéo 32 của TC mở súng phun nước vào tàu kiểm ngư. Lúc ấy, tàu CSB 2016 đang nổ máy đi chậm ở vòng ngoài để hỗ trợ khi cần thiết thì đột nhiên tàu TC  tăng tốc lao về phía nó. Nhận thấy sự nguy hiểm, tàu VN tăng tốc lao về phía trước. Với lợi thế vận tốc lớn, sau 5 phút truy đuổi, tàu TC áp sát bên mạn phải, mở súng phun nước bắn xối xả vào tàu VN.Thượng úy Quản Trọng Dương, thuyền trưởng CSB 2016 ra lệnh thuyền viên và phóng viên vào đài chỉ huy, đóng chặt cửa để tránh nước. Tình thế cực kỳ hiểm nghèo.
Chưa dừng lại ở đó, tàu TC còn tăng tốc đâm thẳng góc vào mạn phải tàu CSB 2016. Cú đâm cực mạnh khiến cả tàu chao đảo. Thuyền trưởng Dương ra lệnh tổ máy chạy hết công suất trên 20 hải lý/giờ để tăng tốc thoát khỏi vòng vây. Sau cú đâm trên, tàu TC lại truy đuổi tiếp và ép bên mạn trái của 2016.
Lúc này, khi biết phóng viên đang có mặt trên boong tàu để ghi hình, phía tàu Trung Quốc ra lệnh phun nước trực diện vào phóng viên. “Lúc này tôi vừa quay phim vừa tránh nước phun, mình quen với cảnh bị phun nước nên không sợ, chỉ sợ hư máy, mất hết hình ảnh”, thượng úy Huy cho biết.
Do 2 bên tàu TC có gia cố thêm mũi neo, nên cú đâm và gây tổn thất nặng cho tàu CSB 2016. Tàu này bị thủng 4 lỗ ở mạn phải, lỗ lớn nhất dài 40cm; lỗ nhỏ nhất dài 35cm, có lỗ thủng cách mép nước 40cm, khiến nước tràn vào khoang tàu. Ngoài ra, tàu còn hư hỏng thêm 7 mét lan can tàu, ống thông hơi và ống dầu bị gãy.
Đến 18 giờ, cuộc tấn công hung hãn của tàu TC kết thúc. Các lực lượng trên tàu CSB 2016 tập trung gia cố tránh nước tràn vào. Theo thuyền trưởng Dương, với hư hỏng này, chỉ có cách kéo tàu vào bờ để sửa chữa, bởi nếu chạy nhanh hoặc sóng to hơn, thì nước sẽ tràn vào khoang tàu.
 Hành khách từ 11 nước phải khai báo tình trạng sức khỏe khi vào Việt Nam
T4, 06/03/2015 - 13:07
Chiều ngày 3 tháng 6, Bộ Y tế CSVN đã gởi công văn hỏa tốc tới các Sở Y tế trong nước, yêu cầu khẩn cấp thực hiện các biện pháp ngăn ngừa dịch MERS.
 
Theo công văn, bắt đầu từ lúc 0 giờ ngày 5 tháng 6, các cửa cảng quốc tế, đường hàng không, đường biển, đường bộ, những hành khách đến từ các nước Saudi Arabia, Qatar, Á rập thống nhất Emirates, Oman, Yemen, Kuwait, Lebanon, Jordan, Iran, Bahrain và Nam Hàn đều phải khai báo tình trạng y tế. Thứ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh các sở y tế phải thi hành ngay các biện pháp đề phòng tại các cửa cảng quốc tế, đặt khuyến cáo của bộ y tế bằng 3 thứ tiếng Anh, Việt, Triều Tiên tại các cửa cảng, những hành khách trở về từ các nước nói trên trong vòng 14 ngày phải tự động đi khai báo.

Vi khuẩn Hội chứng Hô hấp Trung Đông - Middle East Respiratory Syndrome viết tắt là  MERS đã được tìm thấy ở Saudi Arabia từ năm 2012, và kể từ năm này, Tổ chức Y tế Thế giới hay WHO cho biết đã có 1,154 người bị bệnh và trong số này có 431 người chết, tử xuất là 37%.  Vi khuẩn MERS thuộc gia đình vi khuẩn SARS (Severe Acute Respiratory Syndrome) đã bùng phát trong năm 2003 ở Trung Cộng. Người Nam Hàn bị bệnh MERS đầu tiên đã được xác nhận trong ngày 20 tháng 5 vừa qua. Giới chức y tế Nam Hàn hiện đang cô lập 680 người. Bệnh dịch nguy hiểm MERS có nhiều cơ hội lây lan ở Việt Nam vì chính quyền CSVN đã đưa hàng ngàn công nhân qua Trung Đông làm việc.  Từ đầu năm tới nay, số người nhập cảnh Việt Nam từ 9 nước Trung Đông là 23,000 người, trung bình mỗi tháng có 5,000 người từ Trung Đông đi qua 2 phi trường Tân Sơn Nhất và Nội Bài.
 Hồng Tú /SBTN
Việt Nam tổ chức tour du lịch đầu tiên ra Trường Sa
T4, 06/03/2015 - 08:27
Tuyến du lịch đầu tiên ra quần đảo Trường Sa được chính quyền thành phố Sài Gòn dự kiến tổ chức vào ngày 22/6/2015 tới đây, nhằm rút kinh nghiệm, chuẩn bị cho việc khai thác chính thức trong thời gian tới.
 
Chính quyền Sài GÒn vừa giao Sở Du lịch và các đơn vị liên quan sớm hoàn chỉnh báo cáo, kế hoạch khảo sát tuyến du lịch ra quần đảo Trường Sa để chuẩn bị cho việc thực hiện thử nghiệm diễn ra ngày 22/6/2015. Đây sẽ là tuyến du lịch đầu tiên được tổ chức đến Trường Sa. Chuyến đi này có mục đích để rút kinh nghiệm cho việc khai thác chính thức, cũng như xem xét để xây dựng kế hoạch quảng bá trong thời gian tới sau khi được sự chấp thuận của các bộ ngành liên quan.
Chính quyền thành phố cũng giao Sở Du lịch xây dựng kế hoạch phát triển du lịch biển đảo giai đoạn 2015-2020. Trong đó, Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn được giao phụ trách việc kiến nghị và xin ý kiến Quân chủng Hải quân, Bộ Quốc phòng hỗ trợ sử dụng tàu và nhiên liệu phục vụ việc triển khai tuyến du lịch ra quần đảo Trường Sa.
Trước đó vào đầu tháng 4, chính quyền thành phố đã giao Sở Du lịch phối hợp với các sở ngành liên quan đánh giá thực trạng, định hướng quy hoạch các điểm đến trên tuyến du lịch Trường Sa (để đảm bảo chỗ ăn, nghỉ…) phục vụ lâu dài hoạt động du lịch biển đảo cũng như an ninh, an toàn cho du khách. Đồng thời, nghiên cứu kết hợp giữa đường hàng không và đường biển để chở du khách…
Chính quyền Thành phố giao các doanh nghiệp dịch vụ liên quan hoàn chỉnh kế hoạch thực hiện chương trình du lịch ra quần đảo Trường Sa, đặc biệt chú ý đến chi phí làm cơ sở xác định giá nhằm thu hút khách du lịch.
Đây được xem là một hành động khẳng định chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Trường Sa, cũng là hành động đối xứng lại việc Trung Cộng tổ chức các tuyến du lịch ra quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Hành động này đáng được hoan nghênh và khích lệ
Trong bối cảnh căng thẳng hiện nay, các hoạt động khẳng định chủ quyền là hết sức cần thiết. Tuy nhiên, các hành động thiết thực về ngoại giao và phòng thủ cần thiết hơn. Nhưng hiện nay, các hoạt động ngoại giao và phòng thủ của CSVN trước Trung Cộng còn chưa thống nhất, yếu thế hơn mức độ cần thiết.
Nhật Nam / SBTN
  
 

NgocDoa post

Không có nhận xét nào: