Đoàn Chuẩn: Cánh Hoa Duyên KiếpVNExpress: Đoàn Chuẩn - công tử Bạc Liêu đất Bắc
“Bản chất của Đoàn Chuẩn là một nghệ sĩ đa tình. Vì thế khó trách cha tôi tội quá đào hoa. Thú ăn chơi của ông bây giờ hiếm người bì kịp” - Nghệ sĩ guitar Hawaii Đoàn Đính đồng thời là Tổng thư ký Liên đoàn Billiard - Snooker Hà Nội khắc họa chân dung cha mình qua kỷ niệm.
Tài tử Ngọc Bảo, người được coi là hát nhạc Đoàn Chuẩn quyến rũ nhất, người cùng thời với cha tôi thừa nhận: “Tôi là tay chơi có hạng đất Bắc Kỳ, nhưng còn thua xa người lịch lãm, hào hoa Đoàn Chuẩn”.
“Bản chất của Đoàn Chuẩn là một nghệ sĩ đa tình. Vì thế khó trách cha tôi tội quá đào hoa. Thú ăn chơi của ông bây giờ hiếm người bì kịp” - Nghệ sĩ guitar Hawaii Đoàn Đính đồng thời là Tổng thư ký Liên đoàn Billiard - Snooker Hà Nội khắc họa chân dung cha mình qua kỷ niệm.
Tài tử Ngọc Bảo, người được coi là hát nhạc Đoàn Chuẩn quyến rũ nhất, người cùng thời với cha tôi thừa nhận: “Tôi là tay chơi có hạng đất Bắc Kỳ, nhưng còn thua xa người lịch lãm, hào hoa Đoàn Chuẩn”.
Đổi ôtô lấy một cây đàn
Cha tôi là con nhà tư sản đứng đầu hãng nước mắm Vạn Vân, một trong năm đặc sản của Hà Nội bấy giờ, nổi tiếng giàu có khắp đất Bắc. Thú ăn chơi của ông bây giờ hiếm người bì kịp. Nhà ông nội tôi có 6 chiếc ôtô để thay đổi. Ngày ấy, cả Việt Nam có hai chiếc Cadillac, cha tôi có một cái. Ông một ngày thay mấy bộ quần áo, giày đi khoảng chục đôi. Cuối tuần ông thường phóng ôtô về bãi biển đẹp nhất Hải Phòng để tắm. Trong khi tất cả các nhà tư sản để xe trên đường rồi đi bộ, thì cha tôi phi thẳng xuống bãi và thuê ô dù che xe. Bóng ô dù bao nhiêu tính diện tích trả tiền bấy nhiêu. Ăn uống của ông cũng rất cầu kỳ: Tôm vừa đánh ở biển lên, trong vòng 15 phút phải bóc nõn, quấn mỡ kho. Trong nhà, ông thuê thợ xây một phòng riêng thả đầy bóng bay lên trần, quả nào xì hơi bắt người nhà đi mua thả bù làm phòng tiếp bạn bè. Khách đến thoải mái uống rượu ngoại, ăn hoa quả.
Ngay cả việc tán gái của ông cũng ngông bậc nhất. Thời trai trẻ, cha tôi phải lòng một người đẹp có tiếng nhưng nàng đang được một anh chàng thế lực đeo đuổi. Ông nhờ thám tử theo dõi và biết được ngày anh chàng kia đến rủ người đẹp đi ngắm cảnh. Sáng hôm đó, khi tình địch vừa đánh xe ra trước cửa nhà, hai tài xế được cha tôi thuê từ trước lái hai chiếc ôtô nhanh chóng đỗ chặn hai đầu, rồi khóa xe nhanh chân biến ra xa. Sau khi vào nhà lấy đồ, anh chàng thế lực quay ra chiếc xe để lái đi đón nàng, thì ôi thôi, ôtô không nhúc nhích được. Đúng lúc đó, cha tôi mới lái chiếc xe riêng hạng sang đàng hoàng đến đón người đẹp đi chơi.
Tiêu tiền như nước là thế nhưng đầu óc ông thi sĩ lắm, chỉ dành cho việc viết nhạc chứ không dành cho việc kiếm tiền. Việc quản lý gia sản giao hết cho vợ. Tính tôi cũng giống cha, chơi ngông. Cha tôi từng đổi một chiếc ôtô lấy một cây đàn guitar Hawaii, còn tôi khi đi Mỹ đã bỏ ra 25 nghìn USD mua cây guitar Hawaii. Số tiền đủ để mua một chiếc ôtô trong khi bản thân tôi đi chiếc Dream mà nếu treo thêm một chiếc mũ bảo hiểm ở đầu xe sẽ có người đến trả 10 nghìn đồng để ra Bờ Hồ.
Cha tôi là con nhà tư sản đứng đầu hãng nước mắm Vạn Vân, một trong năm đặc sản của Hà Nội bấy giờ, nổi tiếng giàu có khắp đất Bắc. Thú ăn chơi của ông bây giờ hiếm người bì kịp. Nhà ông nội tôi có 6 chiếc ôtô để thay đổi. Ngày ấy, cả Việt Nam có hai chiếc Cadillac, cha tôi có một cái. Ông một ngày thay mấy bộ quần áo, giày đi khoảng chục đôi. Cuối tuần ông thường phóng ôtô về bãi biển đẹp nhất Hải Phòng để tắm. Trong khi tất cả các nhà tư sản để xe trên đường rồi đi bộ, thì cha tôi phi thẳng xuống bãi và thuê ô dù che xe. Bóng ô dù bao nhiêu tính diện tích trả tiền bấy nhiêu. Ăn uống của ông cũng rất cầu kỳ: Tôm vừa đánh ở biển lên, trong vòng 15 phút phải bóc nõn, quấn mỡ kho. Trong nhà, ông thuê thợ xây một phòng riêng thả đầy bóng bay lên trần, quả nào xì hơi bắt người nhà đi mua thả bù làm phòng tiếp bạn bè. Khách đến thoải mái uống rượu ngoại, ăn hoa quả.
Ngay cả việc tán gái của ông cũng ngông bậc nhất. Thời trai trẻ, cha tôi phải lòng một người đẹp có tiếng nhưng nàng đang được một anh chàng thế lực đeo đuổi. Ông nhờ thám tử theo dõi và biết được ngày anh chàng kia đến rủ người đẹp đi ngắm cảnh. Sáng hôm đó, khi tình địch vừa đánh xe ra trước cửa nhà, hai tài xế được cha tôi thuê từ trước lái hai chiếc ôtô nhanh chóng đỗ chặn hai đầu, rồi khóa xe nhanh chân biến ra xa. Sau khi vào nhà lấy đồ, anh chàng thế lực quay ra chiếc xe để lái đi đón nàng, thì ôi thôi, ôtô không nhúc nhích được. Đúng lúc đó, cha tôi mới lái chiếc xe riêng hạng sang đàng hoàng đến đón người đẹp đi chơi.
Tiêu tiền như nước là thế nhưng đầu óc ông thi sĩ lắm, chỉ dành cho việc viết nhạc chứ không dành cho việc kiếm tiền. Việc quản lý gia sản giao hết cho vợ. Tính tôi cũng giống cha, chơi ngông. Cha tôi từng đổi một chiếc ôtô lấy một cây đàn guitar Hawaii, còn tôi khi đi Mỹ đã bỏ ra 25 nghìn USD mua cây guitar Hawaii. Số tiền đủ để mua một chiếc ôtô trong khi bản thân tôi đi chiếc Dream mà nếu treo thêm một chiếc mũ bảo hiểm ở đầu xe sẽ có người đến trả 10 nghìn đồng để ra Bờ Hồ.
Mỗi bài hát là một mối tình
Ngoài chuyện tình đậm chất quý tộc trên, cha tôi còn là nhân vật chính của một thiên tình sử lãng mạn. Hồi trẻ, ông thương thầm nhớ vụng một bóng hồng. Nhưng với chất công tử hào hoa bậc nhất, Đoàn Chuẩn không trực tiếp đến ngỏ lời, mà bày tỏ niềm yêu của mình bằng một bí kíp có một không hai. Hằng sáng, ông thuê người mua một bông hồng đỏ, mang đến nhà thiếu nữ đó tặng mà tuyệt đối không tiết lộ danh tính. Suốt gần 3 năm, khi bông hoa hồng thứ 1.000 được tặng, thì ông mới hiện ra trên ngưỡng cửa.
Ấy thế nhưng khi cha phải lòng mẹ tôi thì chẳng tốn cánh hoa và cuộc đón đưa nào. Mẹ tôi tên Xuyên, bằng tuổi và học cùng lớp cha tôi, đẹp nền nã và hay mặc áo dài tím. Bà là con gia đình gia giáo, bà ngoại tôi thường bán nụ vối trước cửa. Một hôm, có người đàn bà sang trọng đi xích lô đến cửa nhà ngoại mua nụ vối. Khác với mọi người chỉ mua một cân, vài lạng, bà ấy mua cả một xe. Mấy hôm sau, bà quay trở lại mang theo đồ ăn hỏi cho con trai. Bà ngoại mới ớ ra rằng, người đàn bà bữa trước đến mua nụ vối thực chất là để thăm dò gia cảnh cô gái sẽ trở thành vợ của người thừa kế hãng nước mắm Vạn Vân nổi tiếng. Mẹ tôi ngồi nghe lỏm người lớn nói chuyện với nhau mới biết người muốn cưới mình là anh bạn cùng lớp kín tiếng. Thế là sau khi ăn hỏi, cha mẹ tôi mới chính thức hẹn hò và trở thành vợ chồng năm 18 tuổi.
Cha tôi rất yêu mẹ nên bà cũng thường xuất hiện trong các sáng tác của ông với hình ảnh tà áo tím. Ai cũng biết bài hát Đường về Việt Bắc là Đoàn Chuẩn sáng tác dành tặng vợ với câu “Chiều nào áo tím nhiều quá lòng thấy nhớ người” khi lên thăm hai mẹ con ở chiến khu Việt Bắc. Khi ấy, ông đạp xe đạp, giữa đường vào nghỉ nhờ ở nhà một người dân tộc. Ăn xong bữa cơm thấy người ta thích cái xe đạp quá, cha tôi bèn tặng lại họ, ba lô cũng vất đi đâu rồi vác mỗi cây đàn đi tìm. Gặp vợ con, ông mừng mừng tủi tủi viết luôn bài Đường về Việt Bắc. Còn một bài nữa cũng có hình bóng mẹ tôi nhưng ít người để ý là Gửi người em gái miền Nam với hình ảnh: “Cành hoa tim tím bé xinh xinh đón xuân về”.
Tuy yêu vợ nhưng bản chất của Đoàn Chuẩn là một nghệ sĩ đa tình. Vì thế khó trách cha tôi tội quá đào hoa. May mắn mẹ tôi là người đàn bà tinh tế, hết lòng vì chồng con. Sinh thời mẹ tôi từng nói: “Ông lãng mạn, đa tình lắm. Có vậy ông mới viết được bài hát hay thế. Ông muốn ngang thì ngang, muốn dọc thì dọc, tôi chiều ông hết. Bổn phận của tôi là chăm chồng, nuôi con, lúc nào cũng an phận chịu đựng. Ông không biết đến sinh kế, gia đình, con cái... Đời ông phóng khoáng. Nghe nhạc ông lúc nào tôi cũng ngạc nhiên - sao ông tài thế? Mỗi bài hát là một mối tình đi qua đời ông”. Chính nhờ sự bao dung ấy của mẹ mà gia đình tôi được giữ trọn vẹn. Cha tôi yêu mẹ và sống với mẹ cả đời, nhưng chỉ viết cho bà hai bài hát, trong khi ông yêu một ca sĩ nổi danh xinh đẹp Hà thành lúc đó tên là Thanh Hằng và viết đến 6 bài hát tặng nàng. Mẹ tôi hay chuyện đang ở Hải Phòng lập tức đi ôtô lên Hà Nội. Ai cũng tưởng sẽ có cuộc đánh ghen lớn, nào ngờ mẹ tôi nhẹ nhàng đến gặp cô ấy hỏi: “Chị hỏi thật em, em có yêu anh Đoàn Chuẩn không?”. Thanh Hằng trả lời rằng có. Bà nói tiếp: “Em trót yêu anh Đoàn Chuẩn nhà chị thì em cố yêu nốt ba đứa con của anh ấy nhé”. Thế là Thanh Hằng tỉnh mộng trả mẹ tôi tất cả thư từ của hai người và xé những bài hát cha tôi tặng. Vì thế sau này cha tôi mới viết tác phẩm Bài ca bị xé.
Ngày nhỏ, tôi chưa bao giờ trách cha mình vì đa tình vì nghĩ biết đâu sau này mình cũng giống cha mình như thế. Cha tôi yêu mỗi cô sáng tác được một bài hát, chứ tôi yêu 10 cô cũng chẳng viết được bài nào.
Ngoài chuyện tình đậm chất quý tộc trên, cha tôi còn là nhân vật chính của một thiên tình sử lãng mạn. Hồi trẻ, ông thương thầm nhớ vụng một bóng hồng. Nhưng với chất công tử hào hoa bậc nhất, Đoàn Chuẩn không trực tiếp đến ngỏ lời, mà bày tỏ niềm yêu của mình bằng một bí kíp có một không hai. Hằng sáng, ông thuê người mua một bông hồng đỏ, mang đến nhà thiếu nữ đó tặng mà tuyệt đối không tiết lộ danh tính. Suốt gần 3 năm, khi bông hoa hồng thứ 1.000 được tặng, thì ông mới hiện ra trên ngưỡng cửa.
Ấy thế nhưng khi cha phải lòng mẹ tôi thì chẳng tốn cánh hoa và cuộc đón đưa nào. Mẹ tôi tên Xuyên, bằng tuổi và học cùng lớp cha tôi, đẹp nền nã và hay mặc áo dài tím. Bà là con gia đình gia giáo, bà ngoại tôi thường bán nụ vối trước cửa. Một hôm, có người đàn bà sang trọng đi xích lô đến cửa nhà ngoại mua nụ vối. Khác với mọi người chỉ mua một cân, vài lạng, bà ấy mua cả một xe. Mấy hôm sau, bà quay trở lại mang theo đồ ăn hỏi cho con trai. Bà ngoại mới ớ ra rằng, người đàn bà bữa trước đến mua nụ vối thực chất là để thăm dò gia cảnh cô gái sẽ trở thành vợ của người thừa kế hãng nước mắm Vạn Vân nổi tiếng. Mẹ tôi ngồi nghe lỏm người lớn nói chuyện với nhau mới biết người muốn cưới mình là anh bạn cùng lớp kín tiếng. Thế là sau khi ăn hỏi, cha mẹ tôi mới chính thức hẹn hò và trở thành vợ chồng năm 18 tuổi.
Cha tôi rất yêu mẹ nên bà cũng thường xuất hiện trong các sáng tác của ông với hình ảnh tà áo tím. Ai cũng biết bài hát Đường về Việt Bắc là Đoàn Chuẩn sáng tác dành tặng vợ với câu “Chiều nào áo tím nhiều quá lòng thấy nhớ người” khi lên thăm hai mẹ con ở chiến khu Việt Bắc. Khi ấy, ông đạp xe đạp, giữa đường vào nghỉ nhờ ở nhà một người dân tộc. Ăn xong bữa cơm thấy người ta thích cái xe đạp quá, cha tôi bèn tặng lại họ, ba lô cũng vất đi đâu rồi vác mỗi cây đàn đi tìm. Gặp vợ con, ông mừng mừng tủi tủi viết luôn bài Đường về Việt Bắc. Còn một bài nữa cũng có hình bóng mẹ tôi nhưng ít người để ý là Gửi người em gái miền Nam với hình ảnh: “Cành hoa tim tím bé xinh xinh đón xuân về”.
Tuy yêu vợ nhưng bản chất của Đoàn Chuẩn là một nghệ sĩ đa tình. Vì thế khó trách cha tôi tội quá đào hoa. May mắn mẹ tôi là người đàn bà tinh tế, hết lòng vì chồng con. Sinh thời mẹ tôi từng nói: “Ông lãng mạn, đa tình lắm. Có vậy ông mới viết được bài hát hay thế. Ông muốn ngang thì ngang, muốn dọc thì dọc, tôi chiều ông hết. Bổn phận của tôi là chăm chồng, nuôi con, lúc nào cũng an phận chịu đựng. Ông không biết đến sinh kế, gia đình, con cái... Đời ông phóng khoáng. Nghe nhạc ông lúc nào tôi cũng ngạc nhiên - sao ông tài thế? Mỗi bài hát là một mối tình đi qua đời ông”. Chính nhờ sự bao dung ấy của mẹ mà gia đình tôi được giữ trọn vẹn. Cha tôi yêu mẹ và sống với mẹ cả đời, nhưng chỉ viết cho bà hai bài hát, trong khi ông yêu một ca sĩ nổi danh xinh đẹp Hà thành lúc đó tên là Thanh Hằng và viết đến 6 bài hát tặng nàng. Mẹ tôi hay chuyện đang ở Hải Phòng lập tức đi ôtô lên Hà Nội. Ai cũng tưởng sẽ có cuộc đánh ghen lớn, nào ngờ mẹ tôi nhẹ nhàng đến gặp cô ấy hỏi: “Chị hỏi thật em, em có yêu anh Đoàn Chuẩn không?”. Thanh Hằng trả lời rằng có. Bà nói tiếp: “Em trót yêu anh Đoàn Chuẩn nhà chị thì em cố yêu nốt ba đứa con của anh ấy nhé”. Thế là Thanh Hằng tỉnh mộng trả mẹ tôi tất cả thư từ của hai người và xé những bài hát cha tôi tặng. Vì thế sau này cha tôi mới viết tác phẩm Bài ca bị xé.
Ngày nhỏ, tôi chưa bao giờ trách cha mình vì đa tình vì nghĩ biết đâu sau này mình cũng giống cha mình như thế. Cha tôi yêu mỗi cô sáng tác được một bài hát, chứ tôi yêu 10 cô cũng chẳng viết được bài nào.
Ân hận vì không nối nghiệp cha
Tôi thấy cha tôi là người tuyệt vời. Tôi yêu cha nên kể cả tật xấu tôi cũng muốn theo. Tật xấu của cha tôi là thích ăn ngon, thích các cô gái đẹp, hơi nóng nảy nhưng thường những người thiên hướng nghệ thuật mạnh thì ít khi giữ được cảm xúc bình tĩnh. Ông mê đàn Hawaii hơn mọi thứ trên đời. Ông mua những đĩa nhạc Hawai về nghe và quyết tâm sẽ đánh hay hơn đĩa. Có những đêm ông thức trắng nghe những bản nhạc trên đài và chép lại bằng cách tốc ký theo số, rồi sáng hôm sau mới chuyển qua nốt nhạc. Có lần cha tôi đến nhờ ông Lam Chấn - người Hoa dạy Guitar Hawaii xin theo học, ông Lam Chấn mới nói là anh đánh thử đàn cho thầy nghe. Sau khi cha tôi dạo thử một bản, ông Lam Chấn bảo: “Thế này thì thầy chẳng dạy được trò nữa, trò đánh hay hơn thầy rồi”. Cha tôi học ông được 5-7 buổi thì đành nghỉ.
Cha tôi có tất cả 6 người con, hai gái, bốn trai nhưng không bao giờ biết chúng tôi học lớp mấy, trường nào, thầy cô nào giảng dạy. Tuy thế ông rất quan tâm đến việc đào tạo âm nhạc cho chúng tôi. Có lần tôi học không được ông nhốt tôi vào phòng bắt đàn liên tục trong 6-7 tiếng bao giờ kỳ được thì thôi. Tôi giống cha ở tâm hồn khoáng đạt của những người chơi guitar Hawaii, nhưng không thể sáng tác được như cha. Đời con tôi thì chỉ chơi billiard. Tôi cho rằng bố tôi sẽ buồn lắm. Đó vẫn là điều ân hận của tôi vì con cháu không nối được nghiệp cha ông mình (Ngọc Trần ghi)
Tiếng hát: Ánh Tuyết
Tình thân,
NNSTôi thấy cha tôi là người tuyệt vời. Tôi yêu cha nên kể cả tật xấu tôi cũng muốn theo. Tật xấu của cha tôi là thích ăn ngon, thích các cô gái đẹp, hơi nóng nảy nhưng thường những người thiên hướng nghệ thuật mạnh thì ít khi giữ được cảm xúc bình tĩnh. Ông mê đàn Hawaii hơn mọi thứ trên đời. Ông mua những đĩa nhạc Hawai về nghe và quyết tâm sẽ đánh hay hơn đĩa. Có những đêm ông thức trắng nghe những bản nhạc trên đài và chép lại bằng cách tốc ký theo số, rồi sáng hôm sau mới chuyển qua nốt nhạc. Có lần cha tôi đến nhờ ông Lam Chấn - người Hoa dạy Guitar Hawaii xin theo học, ông Lam Chấn mới nói là anh đánh thử đàn cho thầy nghe. Sau khi cha tôi dạo thử một bản, ông Lam Chấn bảo: “Thế này thì thầy chẳng dạy được trò nữa, trò đánh hay hơn thầy rồi”. Cha tôi học ông được 5-7 buổi thì đành nghỉ.
Cha tôi có tất cả 6 người con, hai gái, bốn trai nhưng không bao giờ biết chúng tôi học lớp mấy, trường nào, thầy cô nào giảng dạy. Tuy thế ông rất quan tâm đến việc đào tạo âm nhạc cho chúng tôi. Có lần tôi học không được ông nhốt tôi vào phòng bắt đàn liên tục trong 6-7 tiếng bao giờ kỳ được thì thôi. Tôi giống cha ở tâm hồn khoáng đạt của những người chơi guitar Hawaii, nhưng không thể sáng tác được như cha. Đời con tôi thì chỉ chơi billiard. Tôi cho rằng bố tôi sẽ buồn lắm. Đó vẫn là điều ân hận của tôi vì con cháu không nối được nghiệp cha ông mình (Ngọc Trần ghi)
Tiếng hát: Ánh Tuyết
Tình thân,
...........................................................................................................................................
Một người bạn thân của tôi nói rằng hiện nay tư liệu về Hồ Chí Minh rất nhiều nên việc giải thiêng không còn cần thiết nữa. Theo tôi, người bạn này sống chủ yếu ở Mỹ nên mới nói như vậy. Bởi vì, một người bạn khác, là giảng viên đại học ở Việt Nam, cho biết rằng sinh viên đang hào hứng tham gia cuộc thi tìm hiểu chủ nghĩa Mác-Lê nin. Dĩ nhiên là tìm hiểu theo định hướng của đảng. Đồng thời, cá nhân tôi, khi tìm thông tin trên mạng thì thấy phong trào học tập tư tưởng Hồ Chí Minh hiện đang được thực hiện một cách rầm rộ ở các trường đại học khắp cả nước, từ Bắc chí Nam.
Tư liệu về Hồ Chí Minh nhiều, nhưng ở Việt Nam, sách lịch sử chính thống và báo chí chính thống chỉ cho phép công bố và truyền bá những tư liệu được phép của Ban Tuyên giáo. Hãy hình dung rằng cả thế giới biết việc Marx có con riêng, nhưng báo chính thống Việt Nam không thể đăng thông tin đó. Marx hay Hồ Chí Minh đều bị kiểm duyệt, nếu các thông tin làm ảnh hưởng tới cái gọi là "tư tưởng Marx-Lê nin" và "tư tưởng Hồ Chí Minh" mà đảng đã và đang tuyên truyền. Môn lịch sử, cũng như mọi môn khoa học xã hội khác, được dùng làm công cụ tuyên truyền trong các chế độ toàn trị cộng sản. Thậm chí, cách vận hành của hệ thống toàn trị khiến cho bản thân lịch sử cũng biến mất. Đến mức Václav Havel nói rằng trong chế độ toàn trị "không có lịch sử".
Sẽ rất nhầm lẫn nếu cho rằng người dân Việt Nam hiện nay đã hiểu rõ chế độ của mình. Đáng tiếc, sự thật là, chỉ có một số rất ít người nhìn thấy bản chất của chế độ. Đấy là lý do khiến những người đấu tranh cho dân chủ ở trong nước nghĩ rằng cần phải đi con đường khai minh, thông qua giáo dục. Tuy nhiên, bế tắc là ở chỗ, một khi trường học bị biến thành công cụ tuyên truyền của chính quyền, với sự hỗ trợ của các tổ chức đảng, của bộ máy an ninh mật, an ninh văn hóa và cảnh sát, thì việc khai minh qua con đường giáo dục trên thực tế sẽ bị cản trở, thậm chí không thể tiến hành được. Hoặc nếu thực hiện được thì cũng chỉ nửa vời, bởi bản thân sự hợp tác, trong xã hội toàn trị, đã bao hàm trong nó sự thỏa hiệp. Nan đề là ở chỗ : sự thỏa hiệp không cho phép thực hiện được mục đích giáo dục khai minh và giáo dục tự do. Liệu có thể giải quyết được nan đề, vừa thỏa hiệp với quyền lực toàn trị vừa thực hiện được một nền giáo dục đích thực ?
Một trong những con đường có thể có hiệu quả hiện nay là truyền thông tự do trên mạng (trong đối lập với truyền thông tuyên truyền chính thống). Đại lộ thông tin internet là không gian mà những người muốn tiến hành các chương trình khai minh, nâng cao dân trí, chấn hưng dân khí cần sử dụng. Ngoài ra, mọi con đường đều dẫn tới thành Rome. Câu hỏi có lẽ là : bao giờ những người hiện đang đi trên những con đường khác nhau có thể kết nối lại với nhau ?
Những người muốn xây dựng Việt Nam thành một quốc gia độc lập, phát triển về kinh tế, khoa học, văn hóa, muốn xây dựng một xã hội dân chủ tại Việt Nam, cần đối diện với khó khăn to lớn này : việc bưng bít thông tin, truyền thông tuyên truyền một chiều, chính sách ngu dân… được thực hiện nhiều thập kỷ nay đã mang lại hậu quả ghê gớm đối với các thế hệ người Việt. Hậu quả đó chính là những bộ não bị đúc khuôn, bị tẩy trắng, mất khả năng tư duy, sẵn sàng tin vào những gì được tuyên truyền mà không hề hoài nghi, không hề đặt câu hỏi. Và mặt khác của vấn đề là ở chỗ những bộ óc như vậy lại tin rằng mình nắm giữ chân lý, rằng những ai khác mình đều là lạc hậu, phản động…
Trong bối cảnh đó, xin giới thiệu lại cùng quý độc giả hai bức thư của Hồ Chí Minh gửi Stalin vào tháng 10 năm 1952 về vấn đề cải cách ruộng đất. Nội dung của chúng xác nhận rằng Hồ Chí Minh là người thiết kế chương trình cải cách ruộng đất tại Việt Nam, dưới áp lực của Liên Xô và Trung Quốc. Hai bức thư này đã được một số người dịch và phân tích trên một số website và blog. Ở đây tôi sử dụng bản dịch tiếng Pháp, được giới thiệu trong công trình khảo cứu lịch sử "Le communisme vietnamien (1919-1991)"của nhà nghiên cứu Céline Marangé, in năm 2012, tại Paris. Đồng thời tôi cũng dịch một đoạn phân tích của Tiến sĩ Khoa học chính trị Céline Marangé về bối cảnh lịch sử của hai bức thư này, và một đoạn ngắn khác bình luận về tính chất phức tạp của các nhân vật lịch sử và các sự kiện lịch sử Việt Nam. (Nguyễn Thị Từ Huy)
**************************
I. Phân tích của Céline Marangé về bối cảnh lịch sử của hai bức thư
Đầu những năm 1950, điện Kremlin vẫn còn rất thận trọng đối với cuộc chiến tranh Đông Dương và nhân vật Hồ Chí Minh. Kremlin chỉ ủng hộ đề nghị gia nhập Liên Hợp Quốc do nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa đệ trình ngày 29/12/1959, khi mà 9 tháng sau, Pháp cũng đưa ra một đề nghị tương tự cho "Nước Việt Nam của Bảo Đại" và cho các vương quốc Lào và Campuchia. Tương tự như vậy, khi mà tất cả các đại diện của các đảng cộng sản nước ngoài đã được mời đến dự đại hội lần thứ XIX của đảng cộng sản Liên Xô, Hồ Chí Minh buộc phải viết thư cho Stalin để được mời tham dự. Ngày 30 tháng 9 năm 1952, Hồ Chí Minh gửi cho Stalin một bức điện tín từ Bắc Kinh để xin ông ta cho phép được bí mật tới Moscou. Ngày 2 tháng 10 Stalin cho phép Hồ Chí Minh tới tham dự với hình thức "không chính thức". Trong thư trả lời Stalin, gửi ngày 17 tháng 10, Hồ Chí Minh đề nghị Stalin cho Liu Shao-qi tham dự vào những thảo luận về Việt Nam. Ba người đó gặp nhau tại Moscou ngày 28 tháng 10 năm 1952. Trước cuộc họp, Liu Shao-qi đã đề nghị Stalin phải nài Hồ Chí Minh để ông ta tiến hành cải cách ruộng đất tại Việt Nam. Hồ Chí Minh lúc đó muốn dừng lại ở việc giảm tiền lĩnh canh. Nhưng khi Stalin yêu cầu ông ta thực hiện một cuộc cải cách ruộng đất theo mô hình cải cách ruộng đất ở Trung Quốc, Hồ Chí Minh đã chịu thuận theo ý muốn của Stalin. Hai ngày sau, ông viết cho Stalin đề nghị gửi tới Việt Nam hai cố vấn Xô Viết, ưu tiên người nói tiếng Pháp, và đề nghị nhận các sinh viên Việt Nam đến đào tạo tại Moscou, và đặc biệt là cung cấp các vũ khí hiện đại. Hôm sau, ngày 31 tháng 10, Hồ Chí Minh chuẩn y một chương trình cải cách ruộng đất, đã được hiệu chỉnh với sự hỗ trợ của Liu Shao-qi và Wang Jiaxiang, đại sứ đầu tiên của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa tại Liên Xô (1949-1951). Trước khi rời khỏi Moscou, Hồ Chí Minh viết một lá thư cảm ơn Stalin, trong đó một lần nữa ông hứa với Stalin sẽ dành tâm lực vào cuộc cải cách ruộng đất. Những bức thư này mang lại cảm giác rằng Hồ Chí Minh đã chấp nhận tiến hành cải cách ruộng đất để có được vũ khí với số lượng lớn và để tạ lỗi với Stalin, cho đến lúc đó vẫn tiếp tục dè chừng Hồ Chí Minh. Tháng 12, Stalin tuyên bố với Liu Shao-qi và đại sứ Trung Quốc rằng ông ta "về phần mình, đánh giá Hồ Chí Minh là một người tốt, dù ban đầu thì không tốt". Khi trở về Việt Nam, Hồ Chí Minh đề nghị Mao Trạch Đông cung cấp các chuyên gia về cải cách ruộng đất và cung cấp các ý tưởng. Ban bí thư trung ương của đảng cộng sản Trung Quốc gửi sang Wang Li, người đảm nhiệm chức vụ "cố vấn tinh thần và ý thức hệ", đồng thời, về sau, đó là một trong những người chỉ huy Cách mạng văn hóa Trung Quốc, trước khi bị bắt vì tội "khuynh tả cực đoan", vào năm 1967. Để đến phụ giúp cho Việt Nam, Wang Li có thêm Qiao Xiaoguang, một chuyên gia về cải cách ruộng đất, người đã lãnh đạo đảng cộng sản Trung Quốc vùng Quảng Tây. Ngày 2 tháng 3 năm 1953, tức là ba ngày trước khi Stalin chết, Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thông qua một nghị định về việc phân loại bộ phận dân cư ở nông thôn, nghị định này được dùng làm cơ sở pháp lý cho cải cách ruộng đất và cho "tòa án giai cấp".
(Trích từ cuốn Le communisme vietnamien (1919-1991), Céline Marangé, Paris, SciencePo/Les Presses, 2012, tr. 193-195)
II. Hai bức thư của Hồ Chí Minh gửi Stalin
1. Thư thứ nhất
Đồng chí I.V. Stalin thân mến,
Tôi đã bắt đầu soạn thảo dự án chương trình cải cách ruộng đất của Đảng Lao động Việt Nam, và sẽ nhanh chóng trình bày với đồng chí.
Tôi gửi tới đồng chí cùng một số yêu cầu sau đây, và hy vọng sẽ nhận được chỉ thị của đồng chí về những vấn đề này.
1. Cử một hoặc 2 đồng chí Liên Xô tới Việt Nam để tìm hiểu và nghiên cứu thực trạng tại chỗ. Nếu như các đồng chí đó biết tiếng Pháp, họ có thể thể giao tiếp với một tầng lớp rộng rãi. Mất khoảng mười ngày để đi từ Bắc Kinh tới chỗ chúng tôi.
2. Chúng tôi muốn gửi 50-100 học sinh sang Liên Xô học tập, họ đã có trình độ văn hóa lớp 9 ở Việt Nam, một vài người trong số họ là đảng viên và những người khác chưa phải là đảng viên, độ tuổi của họ từ 17-22. Đồng chí có nhất trí về vấn đề này không ?
3. Chúng tôi muốn nhận từ các đồng chí 10 tấn thuốc kí ninh (thuốc chống sốt rét) cho quân đội và dân thường, có nghĩa là cứ nửa năm nhận 5 tấn.
4. Chúng tôi cần những loại vũ khí sau đây :
a) Pháo binh phòng không 37 li cho 4 trung đoàn, tổng số là 144 khẩu và 10 cơ số đạn cho mỗi khẩu pháo.
b) Pháo trận địa 76,2 li cho 2 trung đoàn, tổng số là 72 khẩu và 10 cơ số đạn cho mỗi khẩu.
c) Súng máy phòng không 12,7 li cho hai trung đoàn, tổng số là 200 khẩu và 10 cơ số đạn cho mỗi khẩu.
Sau khi nhận chỉ thị của đồng chí về những vấn đề trên, tôi dự định sẽ rời khỏi Moscou vào ngày 8 hoặc ngày 9 tháng 11 [1952].
Gửi tới đồng chí lời chào cộng sản và những lời chúc tốt đẹp nhất !
Hồ Chí Minh
30/10/1952
2. Thư thứ hai
Đồng chí I.V. Stalin thân mến,
Tôi gửi đồng chí chương trình cải cách ruộng đất của Đảng lao động Việt Nam. Dự án chương trình do tôi soạn thảo, với sự hỗ trợ của đồng chí Liu Shao-qi và [đại sứ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tại Liên Xô từ 1949-1951 Wang Jiaxang].
Mong đồng chí xem xét và cho chỉ thị về vấn đề này.
Gửi đồng chí lời chào cộng sản.
Hồ Chí Minh
31/10/1952
(Phụ lục 4, Le communisme vietnamien (1919-1991), Céline Marangé, Paris, SciencePo/Les Presses, 2012, tr. 534-535)
1. Thư thứ nhất
Đồng chí I.V. Stalin thân mến,
Tôi đã bắt đầu soạn thảo dự án chương trình cải cách ruộng đất của Đảng Lao động Việt Nam, và sẽ nhanh chóng trình bày với đồng chí.
Tôi gửi tới đồng chí cùng một số yêu cầu sau đây, và hy vọng sẽ nhận được chỉ thị của đồng chí về những vấn đề này.
1. Cử một hoặc 2 đồng chí Liên Xô tới Việt Nam để tìm hiểu và nghiên cứu thực trạng tại chỗ. Nếu như các đồng chí đó biết tiếng Pháp, họ có thể thể giao tiếp với một tầng lớp rộng rãi. Mất khoảng mười ngày để đi từ Bắc Kinh tới chỗ chúng tôi.
2. Chúng tôi muốn gửi 50-100 học sinh sang Liên Xô học tập, họ đã có trình độ văn hóa lớp 9 ở Việt Nam, một vài người trong số họ là đảng viên và những người khác chưa phải là đảng viên, độ tuổi của họ từ 17-22. Đồng chí có nhất trí về vấn đề này không ?
3. Chúng tôi muốn nhận từ các đồng chí 10 tấn thuốc kí ninh (thuốc chống sốt rét) cho quân đội và dân thường, có nghĩa là cứ nửa năm nhận 5 tấn.
4. Chúng tôi cần những loại vũ khí sau đây :
a) Pháo binh phòng không 37 li cho 4 trung đoàn, tổng số là 144 khẩu và 10 cơ số đạn cho mỗi khẩu pháo.
b) Pháo trận địa 76,2 li cho 2 trung đoàn, tổng số là 72 khẩu và 10 cơ số đạn cho mỗi khẩu.
c) Súng máy phòng không 12,7 li cho hai trung đoàn, tổng số là 200 khẩu và 10 cơ số đạn cho mỗi khẩu.
Sau khi nhận chỉ thị của đồng chí về những vấn đề trên, tôi dự định sẽ rời khỏi Moscou vào ngày 8 hoặc ngày 9 tháng 11 [1952].
Gửi tới đồng chí lời chào cộng sản và những lời chúc tốt đẹp nhất !
Hồ Chí Minh
30/10/1952
2. Thư thứ hai
Đồng chí I.V. Stalin thân mến,
Tôi gửi đồng chí chương trình cải cách ruộng đất của Đảng lao động Việt Nam. Dự án chương trình do tôi soạn thảo, với sự hỗ trợ của đồng chí Liu Shao-qi và [đại sứ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tại Liên Xô từ 1949-1951 Wang Jiaxang].
Mong đồng chí xem xét và cho chỉ thị về vấn đề này.
Gửi đồng chí lời chào cộng sản.
Hồ Chí Minh
31/10/1952
(Phụ lục 4, Le communisme vietnamien (1919-1991), Céline Marangé, Paris, SciencePo/Les Presses, 2012, tr. 534-535)
III. Bình luận của Céline Marangé về tính phức tạp của các nhân vật lịch sử và các vấn đề lịch sử của Việt Nam
Chủ nghĩa cộng sản Việt Nam vẫn còn là một chủ đề nhạy cảm và tương đối ít được khai thác. Kỷ niệm về cuộc chiến tranh Việt Nam, được khơi dậy bởi sự can thiệp của Mỹ tại Irak năm 2003, và đặc biệt là cái kỷ niệm, được người ta thi nhau lý tưởng hóa, về phong trào sinh viên phản đối chiến tranh, cuộc chiến được nhìn nhận như là "chiến tranh vệ quốc chống đế quốc Mỹ", ở Pháp, kỷ niệm ấy vẫn luôn đảm bảo cho những cảm tình nhất định đối với chế độ cộng sản Việt Nam. Ở phía ngược lại, trong một bộ phận khác của dân chúng Pháp, ký ức về cuộc chiến tranh Đông Dương, thậm chí hoài niệm về Đông Dương thuộc Pháp, vẫn còn chưa tắt hẳn. Ở Mỹ, cuộc chiến tranh Việt Nam tiếp tục kích động những thiên kiến tồn tại rất lâu sau khi xe tăng Bắc Việt tiến vào Sài Gòn và sau khi chế độ Miền Nam Việt Nam thất thủ vào ngày 30/4/1975. Đối với những người Việt lưu vong căm thù cộng sản, Hồ Chí Minh bị cố tình biến thành quỷ dữ. Người ta gán cho ông tính cách gian xảo, quỷ quyệt, hay thậm chí cả tính cách bá quyền mà chắc hẳn ông không bao giờ có. Tương tự như thế, mặc dù tướng Giáp giành được sự khâm phục ở những vị tướng vốn là kẻ thù của ông, nhưng ông thường xuyên bị miêu tả như một kẻ tính toán lạnh lùng, thờ ơ với số phận của lính tráng, và bị xem như một lãnh đạo có quyền lực tuyệt đối. Tai tiếng của hai người này lớn đến mức che lấp hết những nhân tố hàng đầu khác ở họ. Thế nhưng, trong thực tế, không có gì đơn giản. Không ai đơn giản hết. Cả Hồ Chí Minh, cả tướng Giáp đều không đơn giản, và có thể còn phức tạp hơn đối với những lãnh đạo Trung Quốc và Liên Xô đã cố bẻ cong các sự kiện ở Việt Nam. Từ những năm 1960 trở đi, quyền lực phần lớn đã không còn nằm trong tay họ. Những người khác đã nắm giữ quyền lực. (Trích từ cuốn Le communisme vietnamien (1919-1991), Céline Marangé, Paris, SciencePo/Les Presses, 2012, tr. 29). (Theo RFA, 04/06/2015)
Chủ nghĩa cộng sản Việt Nam vẫn còn là một chủ đề nhạy cảm và tương đối ít được khai thác. Kỷ niệm về cuộc chiến tranh Việt Nam, được khơi dậy bởi sự can thiệp của Mỹ tại Irak năm 2003, và đặc biệt là cái kỷ niệm, được người ta thi nhau lý tưởng hóa, về phong trào sinh viên phản đối chiến tranh, cuộc chiến được nhìn nhận như là "chiến tranh vệ quốc chống đế quốc Mỹ", ở Pháp, kỷ niệm ấy vẫn luôn đảm bảo cho những cảm tình nhất định đối với chế độ cộng sản Việt Nam. Ở phía ngược lại, trong một bộ phận khác của dân chúng Pháp, ký ức về cuộc chiến tranh Đông Dương, thậm chí hoài niệm về Đông Dương thuộc Pháp, vẫn còn chưa tắt hẳn. Ở Mỹ, cuộc chiến tranh Việt Nam tiếp tục kích động những thiên kiến tồn tại rất lâu sau khi xe tăng Bắc Việt tiến vào Sài Gòn và sau khi chế độ Miền Nam Việt Nam thất thủ vào ngày 30/4/1975. Đối với những người Việt lưu vong căm thù cộng sản, Hồ Chí Minh bị cố tình biến thành quỷ dữ. Người ta gán cho ông tính cách gian xảo, quỷ quyệt, hay thậm chí cả tính cách bá quyền mà chắc hẳn ông không bao giờ có. Tương tự như thế, mặc dù tướng Giáp giành được sự khâm phục ở những vị tướng vốn là kẻ thù của ông, nhưng ông thường xuyên bị miêu tả như một kẻ tính toán lạnh lùng, thờ ơ với số phận của lính tráng, và bị xem như một lãnh đạo có quyền lực tuyệt đối. Tai tiếng của hai người này lớn đến mức che lấp hết những nhân tố hàng đầu khác ở họ. Thế nhưng, trong thực tế, không có gì đơn giản. Không ai đơn giản hết. Cả Hồ Chí Minh, cả tướng Giáp đều không đơn giản, và có thể còn phức tạp hơn đối với những lãnh đạo Trung Quốc và Liên Xô đã cố bẻ cong các sự kiện ở Việt Nam. Từ những năm 1960 trở đi, quyền lực phần lớn đã không còn nằm trong tay họ. Những người khác đã nắm giữ quyền lực. (Trích từ cuốn Le communisme vietnamien (1919-1991), Céline Marangé, Paris, SciencePo/Les Presses, 2012, tr. 29). (Theo RFA, 04/06/2015)
Chiều nay (5/6) khi ra điều trần trước Quốc Hội, Chánh Án Tòa Nhân Dân Tối Cao Trương Hòa Bình cho hay tòa đã công khai xin lỗi và bồi thường cho ông Nguyễn Thanh Chấn số tiền 7,2 tỷ đồng.
Ông Nguyễn Thanh Chấn cư ngụ ở Bắc Giang, bị xử oan về tội giết người, phải ngồi tù cả chục năm trời trước khi thủ phạm tự đầu thú.
Trước các đại biểu, ông Chánh Án Trương Hòa Bình nhắc lại tất cả những viên chức liên quan đến vụ án oan này đều đã bị khởi tố. Ngoài ra, ông Viện Trưởng Viện Kiểm Sát Nhân Dân Nguyễn Hòa Bình cũng nói rằng mỗi khi thấy có một vụ án oan, cơ quan luật pháp cũng đau xót như người bị xử oan và gia đình của người này.
Cũng trước các đại biểu quốc hội, Bộ Trưởng Bộ Công An là Tướng Trần Đại Quang nhìn nhận dù tình trạng oan trái đã giảm, nhưng vẫn chưa hết, vì tình trạng bức cung, nhục hình vẫn còn xảy ra ở một số nơi.
*** Ts Nguyễn Văn Tuấn: Thượng tọa Thích Thanh Quyết
Một trong những nhân vật thú vị trong Quốc hội là Thượng toạ Thích Thanh Quyết. Ngài có bằng tiến sĩ, và hình như mang hàm giáo sư nữa thì phải. Nói như thế để thấy ngài là bậc có học thức cao và có đức độ. Nhưng phát biểu của ngài trước Quốc hội có vẻ không tương quan với các danh vị khoa bảng và tôn giáo đó.
Mới đây, ngài gây bão dư luận khi nói rằng “So với các nước thì tỉ lệ oan sai của nước ta không nhiều, nhưng dù ít cũng cần phải có giải pháp để hạn chế, khắc phục”. Rất tiếc là ngài không cung cấp con số để minh chứng cho lời nói của ngài. Do đó, chúng ta đành phải đặt câu phát biểu này trong vòng nghi vấn. Nếu ngài nói trong lúc vui vẻ và cá nhân thì chẳng ai nói gì, nhưng ngài phát biểu trước Quốc hội. Một người có bằng cấp tiến sĩ mà phát biểu trước quốc dân như thế thì quả là đáng trách.
Nhưng hài hước nhất phải là câu ngài so sánh những oan sai thời nay với thời Nguyễn Trãi. Ngài nói: “Thời nhà Lê, vua Lê còn xử oan cho Nguyễn Trãi, một công thần của mình trong vụ án Lệ Chi Viên. Nhà Phật chúng tôi, có nghìn mắt, nghìn tay nhưng vẫn có câu chuyện xử oan cho Thị Kính đến khi chết” (1).
Phải nói là ngài Thích Thanh Quyết cũng có khả năng … nguỵ biện. Chuyện ngài so sánh vụ Nguyễn Trãi và các án oan sai thời nay chẳng khác gì so sánh trái táo với trái cam. Đó là một so sánh hết sức vô duyên và vô minh. Hình như ngài không cập nhật thông tin rằng vụ án Lệ Chi Viên là một âm mưu sát hại công thần do một người có liên quan đến hoàng tộc chủ mưu, còn những án oan sai cho hàng ngàn hay hàng vạn vụ trên cả nước mà người ta đang bàn là do sự bất tài của giới hành pháp, tư pháp và toà án.
Cái vô minh của ngài còn thể hiện qua câu liên quan đến “xử oan cho Thị Kính đến khi chết”. Tôi không phải là người am hiểu kinh Phật, nhưng đủ biết rằng Thị Kính được Phật Thích Ca cho siêu thăng thành Phật Quan Âm. Phật nào mà xử oan cho Thị Kính chứ? Chuyện là thế này: Thị Kính bị chồng hiểu lầm và hất hủi nên nàng giả trai đi tu trong chùa; trong vùng có nàng Thị Mầu đa tình mê Thị Kính, một hôm Thị Mầu có bầu, bị quan làng tra khảo nàng khai là có dan díu với Thị Kính, thế là Thị Kính bị sư ông phạt ra ở ngoài cổng chùa. Sau đó, Thị Kính bị bệnh và mất đi, nhưng nàng để lại thư tuyệt mệnh, người ta mới biết nàng là gái và chịu hàm oan quá lâu. Chuyện là thế, chẳng có Phật nào xử Thị Kính cả.
Kiến thức của ngài Thích Thanh Quyết làm tôi nghi ngờ cái chức danh “Thượng toạ” của ông. Rất có thể ông không phải là người tu hành thật, mà đang đóng vai nhà sư. Thật vậy, năm ngoái trong một bài phát biểu ca ngợi công an, ngài Thanh Quyết đề cập đến công an như là “đồng chí”. Ngài nói: “Các đồng chí khám phá được bởi có chuyên môn nghiệp vụ, có nhân lực được đào tạo, tôi luyện tốt, có kinh nghiệm đấu tranh, khám phá án và có phẩm chất cao” (2). Ngoài ra, ngài còn khuyên Việt Nam nên xây dựng quân đội mạnh như … Bắc Triều Tiên! Một người tu hành mà có vẻ quan tâm đến an ninh và quân sự thì quả là hiếm hoi và bất bình thường vậy.
Viết đến đây tôi chợt nhớ đến bài “Đội lốt”, mà trong đó tác giả Đặng Xương Hùng (một cựu quan chức ngoại giao VN) kể về một sĩ quan an ninh giả dạng nhà sư Phật giáo đi dự hội nghị về tôn giáo ở Âu châu (3). Tôi sợ là ngài Thích Thanh Quyết là một đồng chí của người sĩ quan an ninh mà Đặng Xương Hùng mô tả. Bởi vì nếu ngài là một nhà tu hành thật sự thì ngài không thể nhầm lẫn về chuyện Thị Kính được. Nếu ngài có bằng tiến sĩ thì ngài không thể phát biểu vô chứng cứ như trên. Phật giáo Việt Nam đã và đang gặp đại nạn vì những người như ngài góp phần làm cho người dân hiểu lầm triết lí Phật. Không có một Phật tử chân chính nào có thể hiểu, chứ chưa nói chấp nhận, khái niệm “Đạo pháp dân tộc chủ nghĩa xã hội”.
____
(1) Phát biểu “gây bão” của Thượng tọa Thích Thanh Quyết (Soha).
(2) Vật chất tuy còn những khó khăn, nhưng an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo (CAND).
(3) Đội lốt (FB Đặng Xương Hùng).
Một trong những nhân vật thú vị trong Quốc hội là Thượng toạ Thích Thanh Quyết. Ngài có bằng tiến sĩ, và hình như mang hàm giáo sư nữa thì phải. Nói như thế để thấy ngài là bậc có học thức cao và có đức độ. Nhưng phát biểu của ngài trước Quốc hội có vẻ không tương quan với các danh vị khoa bảng và tôn giáo đó.
Mới đây, ngài gây bão dư luận khi nói rằng “So với các nước thì tỉ lệ oan sai của nước ta không nhiều, nhưng dù ít cũng cần phải có giải pháp để hạn chế, khắc phục”. Rất tiếc là ngài không cung cấp con số để minh chứng cho lời nói của ngài. Do đó, chúng ta đành phải đặt câu phát biểu này trong vòng nghi vấn. Nếu ngài nói trong lúc vui vẻ và cá nhân thì chẳng ai nói gì, nhưng ngài phát biểu trước Quốc hội. Một người có bằng cấp tiến sĩ mà phát biểu trước quốc dân như thế thì quả là đáng trách.
Nhưng hài hước nhất phải là câu ngài so sánh những oan sai thời nay với thời Nguyễn Trãi. Ngài nói: “Thời nhà Lê, vua Lê còn xử oan cho Nguyễn Trãi, một công thần của mình trong vụ án Lệ Chi Viên. Nhà Phật chúng tôi, có nghìn mắt, nghìn tay nhưng vẫn có câu chuyện xử oan cho Thị Kính đến khi chết” (1).
Phải nói là ngài Thích Thanh Quyết cũng có khả năng … nguỵ biện. Chuyện ngài so sánh vụ Nguyễn Trãi và các án oan sai thời nay chẳng khác gì so sánh trái táo với trái cam. Đó là một so sánh hết sức vô duyên và vô minh. Hình như ngài không cập nhật thông tin rằng vụ án Lệ Chi Viên là một âm mưu sát hại công thần do một người có liên quan đến hoàng tộc chủ mưu, còn những án oan sai cho hàng ngàn hay hàng vạn vụ trên cả nước mà người ta đang bàn là do sự bất tài của giới hành pháp, tư pháp và toà án.
Cái vô minh của ngài còn thể hiện qua câu liên quan đến “xử oan cho Thị Kính đến khi chết”. Tôi không phải là người am hiểu kinh Phật, nhưng đủ biết rằng Thị Kính được Phật Thích Ca cho siêu thăng thành Phật Quan Âm. Phật nào mà xử oan cho Thị Kính chứ? Chuyện là thế này: Thị Kính bị chồng hiểu lầm và hất hủi nên nàng giả trai đi tu trong chùa; trong vùng có nàng Thị Mầu đa tình mê Thị Kính, một hôm Thị Mầu có bầu, bị quan làng tra khảo nàng khai là có dan díu với Thị Kính, thế là Thị Kính bị sư ông phạt ra ở ngoài cổng chùa. Sau đó, Thị Kính bị bệnh và mất đi, nhưng nàng để lại thư tuyệt mệnh, người ta mới biết nàng là gái và chịu hàm oan quá lâu. Chuyện là thế, chẳng có Phật nào xử Thị Kính cả.
Kiến thức của ngài Thích Thanh Quyết làm tôi nghi ngờ cái chức danh “Thượng toạ” của ông. Rất có thể ông không phải là người tu hành thật, mà đang đóng vai nhà sư. Thật vậy, năm ngoái trong một bài phát biểu ca ngợi công an, ngài Thanh Quyết đề cập đến công an như là “đồng chí”. Ngài nói: “Các đồng chí khám phá được bởi có chuyên môn nghiệp vụ, có nhân lực được đào tạo, tôi luyện tốt, có kinh nghiệm đấu tranh, khám phá án và có phẩm chất cao” (2). Ngoài ra, ngài còn khuyên Việt Nam nên xây dựng quân đội mạnh như … Bắc Triều Tiên! Một người tu hành mà có vẻ quan tâm đến an ninh và quân sự thì quả là hiếm hoi và bất bình thường vậy.
Viết đến đây tôi chợt nhớ đến bài “Đội lốt”, mà trong đó tác giả Đặng Xương Hùng (một cựu quan chức ngoại giao VN) kể về một sĩ quan an ninh giả dạng nhà sư Phật giáo đi dự hội nghị về tôn giáo ở Âu châu (3). Tôi sợ là ngài Thích Thanh Quyết là một đồng chí của người sĩ quan an ninh mà Đặng Xương Hùng mô tả. Bởi vì nếu ngài là một nhà tu hành thật sự thì ngài không thể nhầm lẫn về chuyện Thị Kính được. Nếu ngài có bằng tiến sĩ thì ngài không thể phát biểu vô chứng cứ như trên. Phật giáo Việt Nam đã và đang gặp đại nạn vì những người như ngài góp phần làm cho người dân hiểu lầm triết lí Phật. Không có một Phật tử chân chính nào có thể hiểu, chứ chưa nói chấp nhận, khái niệm “Đạo pháp dân tộc chủ nghĩa xã hội”.
____
(1) Phát biểu “gây bão” của Thượng tọa Thích Thanh Quyết (Soha).
(2) Vật chất tuy còn những khó khăn, nhưng an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo (CAND).
(3) Đội lốt (FB Đặng Xương Hùng).
(ii) Dương Hoài Linh: Căn bệnh SỢ CHÍNH TRỊ của người Việt
Người Việt lâu nay vốn sợ chính trị. Nói chuyện với bạn bè trên FB,mình vẫn hay bắt gặp những câu đại loại như : “Thôi, nói chuyện khác đi, đụng tới ba cái chính trị nhức đầu lắm” hoặc “Rảnh quá ha,để thời gian đó làm chuyện khác có ích hơn…”. Các trang Web giải trí bao giờ cũng đông lượng truy cập hơn hẳn các trang chính trị. Các ngôi sao ca nhạc,hài kịch biếng ăn,cảm cúm…hoặc tậu nhà,mua xe là có hàng vạn người theo dõi nhưng diễn biến chính trị của đất nước thì rất ít người quan tâm. Thế nhưng đây là đặc điểm của các nước có nền dân trí thấp. Ngày xưa các cụ Phan Bội Châu,Phan Chu Trinh vẫn hay than vãn về sự vô tâm của dân mình. Ngày nay nhiều người vẫn hay tỏ vẻ thương hại trước sự ngu ngơ, khờ dại của dân Bắc Hàn nhưng đâu biết rằng dân các nước phát triển nhìn mình cũng thế. Họ cũng nghĩ dân Việt Nam quá tội nghiệp,chẳng biết gì đến quyền của mình.
Chính trị là một khái niệm dễ gây dị ứng. Nó được hiểu như là một lĩnh vực khô khan ,gây nhức đầu,chóng mặt,bất an…Không chỉ người lao động kiêng nói chính trị mà ngay cả giới trí thức cũng tránh xa nó như tránh hủi. Nói chính trị,làm chính trị,tham vọng chính trị…luôn được dùng với hàm ý mỉa mai. Nó dường như là độc quyền của giới lãnh đạo và người dân chỉ được biết đến chính trị khi nào Đảng cần biến các nghị quyết của Đảng thành “hành động cách mạng”.Thực chất chính trị gần gũi với người dân như cơm ăn nước uống hàng ngày.Chỉ có điều họ không nhận thức được điều này.”Giá xăng,giá điện,giá sữa…tăng liên tục là do đâu?”Chính là do độc quyền kinh tế.Phanh phui vấn nạn này sẽ lòi ra các nhóm lợi ích.Là một vấn đề chính trị.Cuối tháng nghe con cái xin tiền đóng học phí,bảo hiểm,quỹ lớp,sách giáo khoa,học thêm…Là vấn đề thuộc về ngân sách dành cho giáo dục.Cũng chính trị.Vào bệnh viện bị chặt chém không thương tiếc tiền khám chữa bệnh…Lỗi cơ chế.Cũng chính trị. Thế nhưng con người ta chỉ cảm thấy hơi thở của chính trị nóng rực bên tai mỗi khi có việc động chạm đến cửa quan.Chầu chực chờ đợi,bị khất hẹn lần lửa,bị lừa phỉnh,mất tiền vì nạn hối lộ tham ô…lúc đó họ mới thấy mình dại,chẳng biết gì về chính trị,về cách thức tổ chức của bộ máy nhà nước để ai nói sao nghe vậy,chẳng khác một con lừa.
Nói đến “Dân chủ” người Việt chỉ biết đến một khái niệm mơ hồ là người dân làm chủ đất nước mình.Người ta không biết biểu hiện cụ thể của nó như thế nào.Cũng như người nông dân suốt đời chân lấm tay bùn…đâu biết đến cuộc sống tiện nghi nên chỉ một “nắm xôi” đôi khi cũng đủ để thỏa mãn.Họ đâu biết là nếu nước có dân chủ thực sự,họ sẽ tận hưởng được nhiều cái sung sướng như thế nào.Trước tiên là lá phiếu của họ có thể quyết định đến các ông tai to mặt lớn mà họ vẫn nghĩ là đang nắm quyền sinh sát vận mệnh của họ.Nếu như dân các nước phát triển bằng mọi cách phải gởi cho được lá phiếu mình đi thì người Việt lại mang tư tưởng:”Không có mợ,chợ vẫn đông”,việc mình có hay không tham gia bầu cử cũng chẳng ảnh hưởng gì đến sinh mệnh đất nước . Dân chủ sẽ thúc đẩy kinh tế tạo ra thặng dư khiến phúc lợi xã hội lớn.Con cái họ đến trường sẽ được thầy cô giáo dục chu đáo.Vào bệnh viện,các bác sĩ sẽ săn đón ,lễ phép chứ không đụng một chút là chửi như tát nước vào mặt.Ra đường gặp anh CA cũng được chào hỏi,thưa gửi đàng hoàng chứ không phải là thái độ hách dịch,lỗ mãng…Về già họ cũng sẽ được chăm lo đầy đủ về vật chất,sức khỏe chứ không phải bị bỏ mặc cho đến ngày ra nghĩa trang hoặc lò thiêu.
Quyền con người là một trong những quyền căn bản được phổ cập toàn thế giới nhưng rất ít người Việt hiểu và biết bảo vệ quyền của mình.Rốt cuộc thì không chỉ người lao động mà ngay cả giới trí thức vẫn bị các cơ quan công quyền chèn ép.Thế nhưng họ vẫn thờ ơ với các vụ việc vi phạm nhân quyền như CA đánh chết dân,tòa án xử oan người vô tội…Bởi họ nghĩ đơn thuần rằng những việc ấy còn lâu mới liên quan đến họ.Vậy nên có một nhà báo nữ than vãn rằng,viết về nhân quyền rất mất công nhưng lượng người đọc rất ít.Phần đông vẫn nghĩ rằng đó là một vấn đề xa xôi chẳng thiết thân chút nào.Chỉ đến khi ngay chính bản thân mình hoặc gia đình mình bị vi phạm trầm trọng họ mới kêu cứu và gặp phải sự ghẻ lạnh của dư luận lúc đó mới thấm thía sự vô tình của mình.
Người Việt hải ngoại quan tâm đến các vấn đề chính trị trong nước không phải như ý kiến thô thiển của một số dư luận viên thường bôi nhọ:”mong muốn một ngày về nước cai trị trên đầu trên cổ người dân”.Nó đơn thuần cũng giống như người dân Bắc Triều Tiên sống ở nước ngoài thấy cái cách của Kim Jong Un trị nước mà tức mình không thể không lên tiếng. Họ hoàn toàn không có ý định chấp chính và cũng không vì tương lai của các thế hệ mai sau của mình.Họ chỉ đơn giản là”Người trong một nước phải thương nhau cùng”. Chỉ có người Việt ở nước ngoài mới thấy rõ “nhà dột từ nóc như thế nào” bởi vì họ đang sống trong những nóc nhà vững chãi.Do vậy những bài viết của họ trên FB không phải vì những tham vọng chính trị và cũng chẳng phải vì họ quá rảnh.Mỗi bài viết thường lấy đi rất nhiều thời gian quý báu của họ mà thời gian ở các nước công nghiệp luôn luôn được đong đếm bằng tiền.Thế nhưng họ vẫn viết vẫn nói,những bài viết đôi lúc thấm đẫm nước mắt.Chỉ vì họ không muốn đồng bào mình mãi mãi làm kiếp con lừa. Ấy vậy mà họ vẫn nhận được cái thái độ nghi kỵ từ chính bạn bè mình trong nước.Nhiều người vẫn luôn quan niệm”Gặp thời thế ,thế thời phải thế’ để biện hộ cho thái độ “ngậm miệng ăn tiền”.Không những thế họ còn lên tiếng công kích những người có tiếng nói phản biện mạnh mẽ.Mặc dù những tiếng nói ấy có tác động rất tích cực vào chuyển biến xã hội mà ngay chính họ cũng được hưởng lợi.Dù không nói ra nhưng thâm tâm mình hơi buồn với loại người này.Bởi vì nhiều khi vì sự an toàn bản thân, một cái like trên FB cũng chẳng dám click vào tức là họ đã đẩy sự nguy hiểm cho người khác,đẩy người khác vào chốn lao tù.Trong khi với nhận thức của một kẻ có học họ không thể không biết nguồn gốc của các vấn đề xã hội phát xuất từ đâu.
Như vậy,chừng nào người Việt vẫn sợ chính trị,vẫn chưa biết quyền của mình thì chừng đó họ vẫn còn bị đè đầu,cưỡi cổ, lá phiếu của họ vẫn chẳng hơn gì một tấm giấy đi vệ sinh.Họ vẫn để những ông nghị như Hoàng Hữu Phước làm đại diện cho họ,vẫn để những bà bộ trưởng như Nguyễn Thị Kim Tiến nắm trong tay vấn đề sức khỏe của họ.Cũng chỉ vì họ chưa biết rằng ngòi bút đôi khi sắc hơn lưỡi kiếm.Và mọi chính thể độc tài đều rất sợ tiếng nói chính trị của người dân. Không ai có thể cởi trói cho mình bằng chính mình. Nhưng suy cho cùng không phải ai cũng hiểu được điều này.Bởi nếu không thế nước đã chẳng phải HÈN như bây giờ. (Theo FB Dương Hoài Linh)
Người Việt lâu nay vốn sợ chính trị. Nói chuyện với bạn bè trên FB,mình vẫn hay bắt gặp những câu đại loại như : “Thôi, nói chuyện khác đi, đụng tới ba cái chính trị nhức đầu lắm” hoặc “Rảnh quá ha,để thời gian đó làm chuyện khác có ích hơn…”. Các trang Web giải trí bao giờ cũng đông lượng truy cập hơn hẳn các trang chính trị. Các ngôi sao ca nhạc,hài kịch biếng ăn,cảm cúm…hoặc tậu nhà,mua xe là có hàng vạn người theo dõi nhưng diễn biến chính trị của đất nước thì rất ít người quan tâm. Thế nhưng đây là đặc điểm của các nước có nền dân trí thấp. Ngày xưa các cụ Phan Bội Châu,Phan Chu Trinh vẫn hay than vãn về sự vô tâm của dân mình. Ngày nay nhiều người vẫn hay tỏ vẻ thương hại trước sự ngu ngơ, khờ dại của dân Bắc Hàn nhưng đâu biết rằng dân các nước phát triển nhìn mình cũng thế. Họ cũng nghĩ dân Việt Nam quá tội nghiệp,chẳng biết gì đến quyền của mình.
Chính trị là một khái niệm dễ gây dị ứng. Nó được hiểu như là một lĩnh vực khô khan ,gây nhức đầu,chóng mặt,bất an…Không chỉ người lao động kiêng nói chính trị mà ngay cả giới trí thức cũng tránh xa nó như tránh hủi. Nói chính trị,làm chính trị,tham vọng chính trị…luôn được dùng với hàm ý mỉa mai. Nó dường như là độc quyền của giới lãnh đạo và người dân chỉ được biết đến chính trị khi nào Đảng cần biến các nghị quyết của Đảng thành “hành động cách mạng”.Thực chất chính trị gần gũi với người dân như cơm ăn nước uống hàng ngày.Chỉ có điều họ không nhận thức được điều này.”Giá xăng,giá điện,giá sữa…tăng liên tục là do đâu?”Chính là do độc quyền kinh tế.Phanh phui vấn nạn này sẽ lòi ra các nhóm lợi ích.Là một vấn đề chính trị.Cuối tháng nghe con cái xin tiền đóng học phí,bảo hiểm,quỹ lớp,sách giáo khoa,học thêm…Là vấn đề thuộc về ngân sách dành cho giáo dục.Cũng chính trị.Vào bệnh viện bị chặt chém không thương tiếc tiền khám chữa bệnh…Lỗi cơ chế.Cũng chính trị. Thế nhưng con người ta chỉ cảm thấy hơi thở của chính trị nóng rực bên tai mỗi khi có việc động chạm đến cửa quan.Chầu chực chờ đợi,bị khất hẹn lần lửa,bị lừa phỉnh,mất tiền vì nạn hối lộ tham ô…lúc đó họ mới thấy mình dại,chẳng biết gì về chính trị,về cách thức tổ chức của bộ máy nhà nước để ai nói sao nghe vậy,chẳng khác một con lừa.
Nói đến “Dân chủ” người Việt chỉ biết đến một khái niệm mơ hồ là người dân làm chủ đất nước mình.Người ta không biết biểu hiện cụ thể của nó như thế nào.Cũng như người nông dân suốt đời chân lấm tay bùn…đâu biết đến cuộc sống tiện nghi nên chỉ một “nắm xôi” đôi khi cũng đủ để thỏa mãn.Họ đâu biết là nếu nước có dân chủ thực sự,họ sẽ tận hưởng được nhiều cái sung sướng như thế nào.Trước tiên là lá phiếu của họ có thể quyết định đến các ông tai to mặt lớn mà họ vẫn nghĩ là đang nắm quyền sinh sát vận mệnh của họ.Nếu như dân các nước phát triển bằng mọi cách phải gởi cho được lá phiếu mình đi thì người Việt lại mang tư tưởng:”Không có mợ,chợ vẫn đông”,việc mình có hay không tham gia bầu cử cũng chẳng ảnh hưởng gì đến sinh mệnh đất nước . Dân chủ sẽ thúc đẩy kinh tế tạo ra thặng dư khiến phúc lợi xã hội lớn.Con cái họ đến trường sẽ được thầy cô giáo dục chu đáo.Vào bệnh viện,các bác sĩ sẽ săn đón ,lễ phép chứ không đụng một chút là chửi như tát nước vào mặt.Ra đường gặp anh CA cũng được chào hỏi,thưa gửi đàng hoàng chứ không phải là thái độ hách dịch,lỗ mãng…Về già họ cũng sẽ được chăm lo đầy đủ về vật chất,sức khỏe chứ không phải bị bỏ mặc cho đến ngày ra nghĩa trang hoặc lò thiêu.
Quyền con người là một trong những quyền căn bản được phổ cập toàn thế giới nhưng rất ít người Việt hiểu và biết bảo vệ quyền của mình.Rốt cuộc thì không chỉ người lao động mà ngay cả giới trí thức vẫn bị các cơ quan công quyền chèn ép.Thế nhưng họ vẫn thờ ơ với các vụ việc vi phạm nhân quyền như CA đánh chết dân,tòa án xử oan người vô tội…Bởi họ nghĩ đơn thuần rằng những việc ấy còn lâu mới liên quan đến họ.Vậy nên có một nhà báo nữ than vãn rằng,viết về nhân quyền rất mất công nhưng lượng người đọc rất ít.Phần đông vẫn nghĩ rằng đó là một vấn đề xa xôi chẳng thiết thân chút nào.Chỉ đến khi ngay chính bản thân mình hoặc gia đình mình bị vi phạm trầm trọng họ mới kêu cứu và gặp phải sự ghẻ lạnh của dư luận lúc đó mới thấm thía sự vô tình của mình.
Người Việt hải ngoại quan tâm đến các vấn đề chính trị trong nước không phải như ý kiến thô thiển của một số dư luận viên thường bôi nhọ:”mong muốn một ngày về nước cai trị trên đầu trên cổ người dân”.Nó đơn thuần cũng giống như người dân Bắc Triều Tiên sống ở nước ngoài thấy cái cách của Kim Jong Un trị nước mà tức mình không thể không lên tiếng. Họ hoàn toàn không có ý định chấp chính và cũng không vì tương lai của các thế hệ mai sau của mình.Họ chỉ đơn giản là”Người trong một nước phải thương nhau cùng”. Chỉ có người Việt ở nước ngoài mới thấy rõ “nhà dột từ nóc như thế nào” bởi vì họ đang sống trong những nóc nhà vững chãi.Do vậy những bài viết của họ trên FB không phải vì những tham vọng chính trị và cũng chẳng phải vì họ quá rảnh.Mỗi bài viết thường lấy đi rất nhiều thời gian quý báu của họ mà thời gian ở các nước công nghiệp luôn luôn được đong đếm bằng tiền.Thế nhưng họ vẫn viết vẫn nói,những bài viết đôi lúc thấm đẫm nước mắt.Chỉ vì họ không muốn đồng bào mình mãi mãi làm kiếp con lừa. Ấy vậy mà họ vẫn nhận được cái thái độ nghi kỵ từ chính bạn bè mình trong nước.Nhiều người vẫn luôn quan niệm”Gặp thời thế ,thế thời phải thế’ để biện hộ cho thái độ “ngậm miệng ăn tiền”.Không những thế họ còn lên tiếng công kích những người có tiếng nói phản biện mạnh mẽ.Mặc dù những tiếng nói ấy có tác động rất tích cực vào chuyển biến xã hội mà ngay chính họ cũng được hưởng lợi.Dù không nói ra nhưng thâm tâm mình hơi buồn với loại người này.Bởi vì nhiều khi vì sự an toàn bản thân, một cái like trên FB cũng chẳng dám click vào tức là họ đã đẩy sự nguy hiểm cho người khác,đẩy người khác vào chốn lao tù.Trong khi với nhận thức của một kẻ có học họ không thể không biết nguồn gốc của các vấn đề xã hội phát xuất từ đâu.
Như vậy,chừng nào người Việt vẫn sợ chính trị,vẫn chưa biết quyền của mình thì chừng đó họ vẫn còn bị đè đầu,cưỡi cổ, lá phiếu của họ vẫn chẳng hơn gì một tấm giấy đi vệ sinh.Họ vẫn để những ông nghị như Hoàng Hữu Phước làm đại diện cho họ,vẫn để những bà bộ trưởng như Nguyễn Thị Kim Tiến nắm trong tay vấn đề sức khỏe của họ.Cũng chỉ vì họ chưa biết rằng ngòi bút đôi khi sắc hơn lưỡi kiếm.Và mọi chính thể độc tài đều rất sợ tiếng nói chính trị của người dân. Không ai có thể cởi trói cho mình bằng chính mình. Nhưng suy cho cùng không phải ai cũng hiểu được điều này.Bởi nếu không thế nước đã chẳng phải HÈN như bây giờ. (Theo FB Dương Hoài Linh)
***TT Obama trả lời câu hỏi: "Tại sao người trẻ cần quan tâm đến chính trị?"
Sau đây là một cuộc đối thoại giữa một sinh viên và Barack Obama, Tổng Thống Hoa Kỳ. Câu hỏi được đặt ra là “tại sao người trẻ cần quan tâm đến chính trị?”
(Lời đối thoại được dịch trong bài viết này được cắt khúc 37:25 – 41:31)
Bethany: Xin thú thật với ông, trước khi tôi đến đây để thực hiện cuộc phỏng vấn này này cho YouTube, tôi không bao giờ theo dõi chuyện chính trị nhiều, và…
Obama: Bạn không phải là người duy nhất đâu.
Bethany: Rất nhiều khán giả của tôi, những người thuộc thế hệ trẻ, có vẻ như không quan tâm đến chính trị trong khi cá nhân tôi nghĩ rằng họ nên để tâm hơn nên câu hỏi của tôi cho ông là tại sao người trẻ cần phải quan tâm đến chính trị và tại sao nó lại quan trọng đối với họ?
Obama: Về cơ bản thì chính trị là cách để chúng ta tổ chức chính mình, một cách khoa học; về việc làm thế nào để đi đến những quyết định về cách chúng ta sẽ sống với nhau. Người trẻ quan tâm đến học phí đại học (ĐH) sẽ được trang trải ra sao, có phải không? Thì, sự thật của vấn đề là sở dĩ chúng ta có được những trường ĐH hiện nay là bởi vì ở một thời điểm nào đó, có những chính trị gia đã nói ‘các bạn biết gì không, chúng ta cần bắt đầu thiết lập các ĐH’ và rồi một ngày một người như Albraham Lincoln bắt đầu một ý tưởng gọi là ĐH Land-Grant. Ông ấy hiểu rằng chính phủ cần phải đầu tư và người dân cần có một nền giáo dục để sử dụng như một công cụ để thành đạt.
Các bạn là những người duy nhất sẽ sử dụng các trường cao đẳng và ĐH đó và nếu họ không được chính phủ tài trợ, học phí của các bạn sẽ tăng lên, các bạn sẽ đối đầu với nhiều khoản nợ, các bạn sẽ là những người bị ảnh hưởng. Vì vậy, tốt nhất là các bạn nên có một tiếng nói và hiểu rõ chuyện gì đang xảy ra và ai là người đang quyết định những chuyện đó.
Nếu bạn quan tâm đến một đề tài chẳng hạn như quyền bình đẳng của những người đồng tính, những người thay đổi giới tính, các điều luật trong luật pháp có thể đảm bảo rằng họ không bị phân biệt đối xử. Nhưng các điều luật đó chỉ có thể được thông qua nếu chính trị cho phép chúng được thông qua.
Về môi trường, tôi lớn tuổi hơn bạn nhiều. Bạn sẽ còn ở lại rất lâu so với tôi. Nếu khí hậu cứ nóng dần và hạn hán cùng lũ lụt cứ gia tăng hay các đại dương cứ chết dần, bạn và con cái bạn sẽ là những người phải đối diện với các vấn đề đó. Chúng ta có thể ngăn chặn những điều này, nhưng chúng ta chỉ có thể ngăn chặn chúng nếu chúng ta cùng ngồi lại và bắt đầu sử dụng nhiên liệu một cách khác hơn. Cho nên, không có một quyết định nào trong cuộc sống của chúng ta không bị ảnh hưởng bởi luật pháp mà chúng ta có. Và chúng ta may mắn được sống trong một xã hội dân chủ, nơi mà tiếng nói của chúng ta có ảnh hưởng. Nhưng nếu chúng ta không tham gia…
Đơn giản là như vầy. Bạn và một số các bạn khác quyết định đi cinema. Rồi bằng cách nào đó các bạn phải quyết định sẽ đi xem phim gì vì không phải ai lúc nào cũng đồng ý với nhau cả. Các bạn sẽ phải thảo luận, phải đưa ra lý do của mình, và rồi sẽ phải thỏa hiệp; nếu không thì các bạn sẽ không gặp mặt nhau thường xuyên nữa. Đối với một quốc gia thì cũng tương tự như vậy. Chúng ta cầm phải quyết định về đường hướng chúng ta muốn đi tới, về những việc chúng ta sẽ làm, về việc chúng ta sẽ sử dụng tiền tài của chúng ta như thế nào, về việc chúng ta sẽ đối xử với nhau như thế nào… Và bạn không muốn là người cứ nói ‘ok, sao cũng được, các bạn muốn làm như thế nào thì tôi sẽ làm như thế đó.’ Bạn sẽ muốn nói lên tiếng nói của mình và thể hỉện các giá trị của mình cùng những gì bạn quan tâm. Và đó là những gì vây quanh chính trị. Nó không phức tạp lắm đâu. Chỉ là những gì người ta thường làm với bạn bè và gia đình thôi. Người ta thương lượng và thỏa hiệp, cố gắng tìm ra giải pháp để chung sống với nhau. Chỉ có điều là chuyện này được thực hiện ở tầm vóc quốc gia và một số các vấn đề trở nên phức tạp nhưng các giá trị thì vẫn là những thứ bạn thường xuyên đề cập đến mà thôi. Đó là làm cách nào để có thể đối xử với nhau bằng lòng tốt, làm cách nào để quan tâm đến nhau, làm thế nào để cư xử với nhau. Và bạn biết không, tôi nghĩ người trẻ thường có những bản năng tốt nhưng đôi lúc họ chán nản vì những ồn ào và lời mắng nhiếc trên truyền hình. Chính trị không nhất thiết phải là như vậy.
Bethany: Cám ơn ông rất nhiều. (Hoàng Triết chuyển ngữ)
Sau đây là một cuộc đối thoại giữa một sinh viên và Barack Obama, Tổng Thống Hoa Kỳ. Câu hỏi được đặt ra là “tại sao người trẻ cần quan tâm đến chính trị?”
(Lời đối thoại được dịch trong bài viết này được cắt khúc 37:25 – 41:31)
Bethany: Xin thú thật với ông, trước khi tôi đến đây để thực hiện cuộc phỏng vấn này này cho YouTube, tôi không bao giờ theo dõi chuyện chính trị nhiều, và…
Obama: Bạn không phải là người duy nhất đâu.
Bethany: Rất nhiều khán giả của tôi, những người thuộc thế hệ trẻ, có vẻ như không quan tâm đến chính trị trong khi cá nhân tôi nghĩ rằng họ nên để tâm hơn nên câu hỏi của tôi cho ông là tại sao người trẻ cần phải quan tâm đến chính trị và tại sao nó lại quan trọng đối với họ?
Obama: Về cơ bản thì chính trị là cách để chúng ta tổ chức chính mình, một cách khoa học; về việc làm thế nào để đi đến những quyết định về cách chúng ta sẽ sống với nhau. Người trẻ quan tâm đến học phí đại học (ĐH) sẽ được trang trải ra sao, có phải không? Thì, sự thật của vấn đề là sở dĩ chúng ta có được những trường ĐH hiện nay là bởi vì ở một thời điểm nào đó, có những chính trị gia đã nói ‘các bạn biết gì không, chúng ta cần bắt đầu thiết lập các ĐH’ và rồi một ngày một người như Albraham Lincoln bắt đầu một ý tưởng gọi là ĐH Land-Grant. Ông ấy hiểu rằng chính phủ cần phải đầu tư và người dân cần có một nền giáo dục để sử dụng như một công cụ để thành đạt.
Các bạn là những người duy nhất sẽ sử dụng các trường cao đẳng và ĐH đó và nếu họ không được chính phủ tài trợ, học phí của các bạn sẽ tăng lên, các bạn sẽ đối đầu với nhiều khoản nợ, các bạn sẽ là những người bị ảnh hưởng. Vì vậy, tốt nhất là các bạn nên có một tiếng nói và hiểu rõ chuyện gì đang xảy ra và ai là người đang quyết định những chuyện đó.
Nếu bạn quan tâm đến một đề tài chẳng hạn như quyền bình đẳng của những người đồng tính, những người thay đổi giới tính, các điều luật trong luật pháp có thể đảm bảo rằng họ không bị phân biệt đối xử. Nhưng các điều luật đó chỉ có thể được thông qua nếu chính trị cho phép chúng được thông qua.
Về môi trường, tôi lớn tuổi hơn bạn nhiều. Bạn sẽ còn ở lại rất lâu so với tôi. Nếu khí hậu cứ nóng dần và hạn hán cùng lũ lụt cứ gia tăng hay các đại dương cứ chết dần, bạn và con cái bạn sẽ là những người phải đối diện với các vấn đề đó. Chúng ta có thể ngăn chặn những điều này, nhưng chúng ta chỉ có thể ngăn chặn chúng nếu chúng ta cùng ngồi lại và bắt đầu sử dụng nhiên liệu một cách khác hơn. Cho nên, không có một quyết định nào trong cuộc sống của chúng ta không bị ảnh hưởng bởi luật pháp mà chúng ta có. Và chúng ta may mắn được sống trong một xã hội dân chủ, nơi mà tiếng nói của chúng ta có ảnh hưởng. Nhưng nếu chúng ta không tham gia…
Đơn giản là như vầy. Bạn và một số các bạn khác quyết định đi cinema. Rồi bằng cách nào đó các bạn phải quyết định sẽ đi xem phim gì vì không phải ai lúc nào cũng đồng ý với nhau cả. Các bạn sẽ phải thảo luận, phải đưa ra lý do của mình, và rồi sẽ phải thỏa hiệp; nếu không thì các bạn sẽ không gặp mặt nhau thường xuyên nữa. Đối với một quốc gia thì cũng tương tự như vậy. Chúng ta cầm phải quyết định về đường hướng chúng ta muốn đi tới, về những việc chúng ta sẽ làm, về việc chúng ta sẽ sử dụng tiền tài của chúng ta như thế nào, về việc chúng ta sẽ đối xử với nhau như thế nào… Và bạn không muốn là người cứ nói ‘ok, sao cũng được, các bạn muốn làm như thế nào thì tôi sẽ làm như thế đó.’ Bạn sẽ muốn nói lên tiếng nói của mình và thể hỉện các giá trị của mình cùng những gì bạn quan tâm. Và đó là những gì vây quanh chính trị. Nó không phức tạp lắm đâu. Chỉ là những gì người ta thường làm với bạn bè và gia đình thôi. Người ta thương lượng và thỏa hiệp, cố gắng tìm ra giải pháp để chung sống với nhau. Chỉ có điều là chuyện này được thực hiện ở tầm vóc quốc gia và một số các vấn đề trở nên phức tạp nhưng các giá trị thì vẫn là những thứ bạn thường xuyên đề cập đến mà thôi. Đó là làm cách nào để có thể đối xử với nhau bằng lòng tốt, làm cách nào để quan tâm đến nhau, làm thế nào để cư xử với nhau. Và bạn biết không, tôi nghĩ người trẻ thường có những bản năng tốt nhưng đôi lúc họ chán nản vì những ồn ào và lời mắng nhiếc trên truyền hình. Chính trị không nhất thiết phải là như vậy.
Bethany: Cám ơn ông rất nhiều. (Hoàng Triết chuyển ngữ)
(i) Trần Mộng Tú: Buộc áo giữa đường
Ở đây mưa trắng không gian
Mưa vùi dập mộng chưa tan tác đời
Gió về chẳng có định nơi
Thổi vào hoang tịch mảnh đời tha hương
Ở đây tình lạc trong sương
Nên em buộc áo giữa đường giữ anh.
Ở đây mưa trắng không gian
Mưa vùi dập mộng chưa tan tác đời
Gió về chẳng có định nơi
Thổi vào hoang tịch mảnh đời tha hương
Ở đây tình lạc trong sương
Nên em buộc áo giữa đường giữ anh.
(ii) Thiếu Khanh: Lục Bát ba câu
Quên
Nhớ lâu e mỏi lòng rồi
Xa lâu e dẫu nửa lời cũng quên
Huống hồ đường đã thay tên…
Đau
Hỏi sông – sông đã cạn dòng
Hỏi em – em đã lấy chồng từ lâu
Hỏi lòng –
Bấm chẳng nghe đau
Thiếu
Một năm tháng thiếu mấy lần
Mà đêm Rằm vẫn tròn trăng rành rành
Thiếu em
anh chẳng tròn anh…
Quên
Nhớ lâu e mỏi lòng rồi
Xa lâu e dẫu nửa lời cũng quên
Huống hồ đường đã thay tên…
Đau
Hỏi sông – sông đã cạn dòng
Hỏi em – em đã lấy chồng từ lâu
Hỏi lòng –
Bấm chẳng nghe đau
Thiếu
Một năm tháng thiếu mấy lần
Mà đêm Rằm vẫn tròn trăng rành rành
Thiếu em
anh chẳng tròn anh…
(iii) Mạc Phương Đình: Đầu Xuân ra phố
mở xuân với phố một mình
nhìn hoa khoe buổi bình minh lạ người
cỏ cây theo gởi nụ cười
đong đưa hương mị gối đời bóng quê
lỡ chung một thuở đi, về
mắt ngơ ngẩn đợi mãi mê với ngày
chút tình rụng xuống đầu vai
khát khao giọt nắng nuối dài nỗi vui
mười năm đậm nhạt mồ côi
gói đêm lưu lạc bồi hồi nghe xuân
người xa tiếc ngỏ mưa rừng
gọi ai bè bạn rưng rưng giọng buồn
gọi em tiếng lặng trong sương
con chim đang hót cuối đường thật xa
mở xuân với phố một mình
nhìn hoa khoe buổi bình minh lạ người
cỏ cây theo gởi nụ cười
đong đưa hương mị gối đời bóng quê
lỡ chung một thuở đi, về
mắt ngơ ngẩn đợi mãi mê với ngày
chút tình rụng xuống đầu vai
khát khao giọt nắng nuối dài nỗi vui
mười năm đậm nhạt mồ côi
gói đêm lưu lạc bồi hồi nghe xuân
người xa tiếc ngỏ mưa rừng
gọi ai bè bạn rưng rưng giọng buồn
gọi em tiếng lặng trong sương
con chim đang hót cuối đường thật xa
(iv) Hoàng Xuân Sơn: Kiều Vọng
người về. nhín đỏ rêu xanh
là khi tường đã thập thành cơn đau
tội mây chưa, bạc mái đầu
ngày đi viễn thức muôn mầu luyến lưu
quyên ca lấn cấn giọng chiều
ngồi bên tê vọng nghe thiều đổ mưa
một mành hoa trắng không mùa
chìm trong sư tịnh niềm thua được còn
đeo mình với bóng sắc son
một mai thuyền lạ khúc ròn thuỷ tinh
một hôm. đường nhớ khúc quành
chuỗi buông tràng hạt thuần thanh vết tình
lam kiều ở ngọn phong linh. (Tặng thiền thi Thanh Lam)
người về. nhín đỏ rêu xanh
là khi tường đã thập thành cơn đau
tội mây chưa, bạc mái đầu
ngày đi viễn thức muôn mầu luyến lưu
quyên ca lấn cấn giọng chiều
ngồi bên tê vọng nghe thiều đổ mưa
một mành hoa trắng không mùa
chìm trong sư tịnh niềm thua được còn
đeo mình với bóng sắc son
một mai thuyền lạ khúc ròn thuỷ tinh
một hôm. đường nhớ khúc quành
chuỗi buông tràng hạt thuần thanh vết tình
lam kiều ở ngọn phong linh. (Tặng thiền thi Thanh Lam)
................................................................................................................................................
Kính,
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét