Ngày 5/6/2015, một bản Hiến chương của các nhà hoạt động vì dân chủ – nhân quyền tại Việt Nam đã ra đời. Đây có thể coi là bước ngoặt trong hoạt động đấu tranh ở quốc nội.
Bốn năm về trước, vào ngày chủ nhật 5/6/2011, tại Hà Nội và Sài Gòn, đã nổ ra một cuộc biểu tình lớn: Khoảng 300 người ở Hà Nội và 1000 người ở Sài Gòn đồng loạt xuống đường phản đối Trung Quốc lấn chiếm vùng biển Việt Nam. Cho đến nay, nhiều người bị công an, mật vụ theo dõi, giám sát, sách nhiễu đến vu khống, bôi nhọ, hành hung và bắt bớ tùy tiện, thậm chí bỏ tù. Tóm lại, họ bị cô lập, ngược đãi, bị coi như một thành phần thấp kém trong xã hội, chỉ bởi vì họ là “phản động”, chỉ bởi vì họ đã dám thể hiện chính kiến và lòng yêu nước trong khi chính quyền muốn họ ngoan ngoãn, suy nghĩ theo chủ trương, sống theo đường lối, “mọi việc đã có Đảng và Nhà nước lo”.
Và ngày 5/6 năm nay, bốn năm sau cuộc biểu tình đầu tiên của mùa hè 2011 khơi mào cho phong trào đấu tranh vì dân chủ-nhân quyền, một sự kiện chưa từng có tiền lệ nữa lại diễn ra: Hàng chục người cùng ký tên vào một bản cam kết cùng “tương trợ và bảo vệ” nhau trước sự đàn áp, sách nhiễu của chính quyền, cũng gần như là một bản cam kết cùng dấn thân vì sự thay đổi, dân chủ hóa đất nước. Đó là bản Hiến chương 2015. Bản Hiến chương đã khái quát tình hình đấu tranh dân chủ nhân quyền tại Việt Nam “có nhiều chuyển biến tích cực và nhanh chóng” và cũng nhìn nhận sự trấn áp, chia rẽ từ phía chính quyền.
Bên cạnh đó, văn bản này cũng ghi nhận phạm vi vận dụng rất cụ thể “đối với những người ký tên trong Hiến chương và bị trấn áp vì các hoạt động chính trị-xã hội ôn hòa và đúng mục đích dân chủ, nhân quyền”. Điều này khuyến khích đông đảo giới hoạt động cùng công khai tham gia và đúng mục đích vì dân chủ – nhân quyền, bởi đây là sự bảo vệ của toàn giới đấu tranh trong nước dành cho từng cá nhân tham gia.
Hiến chương 2015 là tuyên bố đoàn kết của những người yêu nước, những người đấu tranh vì dân chủ-nhân quyền ở Việt Nam. Hiến chương cũng là lời thách thức và tuyên bố không cúi đầu gửi đến chính quyền công an trị với lực lượng “còn Đảng còn mình” – vốn vẫn bất chấp cả công lý, nhân quyền lẫn luật pháp để bảo vệ chế độ.
Hội CTNLT: Thư ngỏ gửi ông Christoph Strasser, Cao ủy trưởng Nhân quyền & nhân đạo Liên bang Đức
Kính thưa Ông Cao ủy Trưởng,
Chúng tôi, Hội CTNLT nhiệt liệt hoan nghênh chuyên công du của Ông sang Việt Nam để tìm hiểu về nhân quyền, thực hiện nổ lực của chính phủ Đức là bảo vệ và cổ xúy việc tôn trọng nhân quyền trên toàn cầu.
Chiều ngày 9/6/2015, Điều phối viên của Hội CTNLT là anh Phạm Bá Hải rời khỏi nhà để đến cuộc hẹn trao đổi với Ông Christoph Strasser tại Tổng lãnh sự quán Đức, thế nhưng một nhóm công an an ninh bốn cấp (Bộ công an, TpHCM, huyện Hóc Môn và khu vực) canh giữ trước cửa nhà, đã đuổi theo ép xe và yêu cầu anh Phạm Bá Hải quay về nhà. Trước đó một ngày, an ninh đã vào nhà gặp anh Phạm Bá Hải, thông báo rằng sẽ cấm không cho đi gặp ông Cao ủy trưởng Nhân quyền của Đức.
Vụ ngăn chặn này là lần thứ ba trong năm khiến anh Phạm Bá Hải bị tước đoạt quyền tự do đi lại trong nước của mình nhân các cuộc gặp gỡ với các quan chức quốc tế. Lần thứ nhất là vào dịp Liên minh Nghị viện quốc tế IPU 132 họp tại Hà Nội, anh Phạm Bá Hải bị chặn trên đường ra sân bay (28/3/2015). Lần thứ hai anh bị cấm ra khỏi nhà trong suốt thời gian phái đoàn Đối thoại nhân quyền Hòa Kỳ có mặt tại Hà Nội (5/5/2015).
Việt Nam, thành viên Hội đồng Nhân quyền LHQ, hiện tại đang giam giữ ít nhất 95 TNLT trong điều kiện tù rất khắc nghiệt nhằm làm nhụt chí đấu tranh đòi tôn trọng nhân quyền và thực thi dân chủ của họ. Trong báo cáo mới nhất ngày 21/5/2015 của chúng tôi, công an anh ninh VN đã hành hung 17 người trong 9 vụ tấn công người bất đồng chính kiến. Văn kiện này bổ sung cho Báo cáo vi phạm nhân quyền 2014 vốn là một cáo trạng đủ để VN không xứng đáng ngồi trong Hội đồng nhân quyền LHQ.
Hội CTNLT, với 106 hội viên – gồm những công dân từng ngồi tù vì thực thi các quyền tự do căn bản của con người bằng phương pháp ôn hòa bất bạo động, đề nghị Ông, trong khả năng có thể, hãy yêu cầu chính quyền VN chấm dứt tấn công những ai bảo vệ nhân quyền và thả các tù nhân lương tâm như một tiêu chí cải thiện nhân quyền trong quá trình nước Đức ký kết các hiệp ước và viện trợ kinh tế cho nhà nước độc tài VN
Ngày 9/6/2015,
Thường trực BĐH Hội CTNLTVN.
Đồng Chủ tịch: Bs. Nguyễn Đan Quế, Lm. Phan Văn Lợi,
Chủ tịch Hội đồng cố vấn: HT. Thích Không Tánh,
Điều phối viên: Ths. Phạm Bá Hải, Ls. Nguyễn Văn Đài, MS. Nguyễn Trung Tôn,
Phát ngôn nhân: Ts. Phạm Chí Dũng
08.06.2015 Trần Việt tổng hợp (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Ông Christoph Strässer, Ủy viên Nhân quyền và Viện trợ Nhân đạo của Chính phủ CHLB Đức đã thăm viếng Việt Nam từ 3/6 đến 9/6. Bên cạnh những buổi gặp chính thức với đại diện của chính quyền và quốc hội Việt Nam tại Hà Nội, chuyến đi của ông Strässer còn dự trù gặp gỡ các tổ chức xã hội dân sự.
Ông Strässer đã tiếp xúc với Nguyễn Ngọc Như Quỳnh tức blogger Mẹ Nấm (thành viên Mạng Lưới Blogger Việt Nam) một ngày sau khi gia đình blogger Phạm Thanh Nghiên và các thành viên MLBVN bị hành hung tại Hải Phòng. Hiện diện trong buổi tiếp xúc còn có bà Stefanie Seedig (Phụ tá Văn phòng Đặc trách Chính sách an ninh khu vực Đông Nam Á/Thái Bình Dương, Việt Nam, Philippines), ông Felix Schwarz (tham tán Chính trị và Nhân quyền toà đại sứ Đức). Sau khi nghe trình bày về việc blogger Phạm Thanh Nghiên bị bắt giữ vì tọa kháng tại nhà, cùng việc đàn áp, sách nhiễu không cho đi khám chữa bệnh và việc chặn giữ, sử dụng bạo lực đã xảy ra, bà Stefanie nói rằng nếu không có các cuộc tiếp xúc độc lập cùng các bản tin và báo cáo của nhiều tổ chức xã hội dân sự độc lập thì khó có thể tin rằng những chuyện như vậy vẫn đang xẩy ra tại Việt Nam.
Ông Strässer cho biết buổi gặp gỡ với bộ Công An đã diễn ra trong bầu không khí thảo luận sôi nổi nhiều dị biệt khi ông nêu ra 23 truờng hợp bắt giam tùy tiện cũng như việc blogger Anh Chí bị hành hung.
Cũng tại Hà Nội ông Strässer đã gặp gỡ một số nhà hoạt động nhân quyền như Nguyễn Chí Tuyến (blogger Anh Chí), Ls. Nguyễn Văn Đài và Ts. Nguyễn Quang A với sự hiện diện của bà đại sứ Đức Jutta Frasch và ông Felix Schwarz.
Chặng thứ hai của chuyến công du này là Sài Gòn, trọng tâm các buổi làm việc của ông Strässer tại đây là chủ đề kinh tế và nhân quyền cũng như các vấn đề liên quan đến tự do tín ngưỡng.
Vào ngày thứ ba của chuyến công du, ông Strässer đã vào thăm LS Lê Quốc Quân trong nhà tù , ông cho hay LS Quân rất cảm động khi thấy ông vào thăm, dù cuộc thăm viếng ngắn ngủi chỉ có 30 phút nhưng là 30 phút đầy xúc động. Luật sư Lê Quốc Quân bị cáo buộc tội danh trốn thuế và kết án 30 tháng tù, đến cuối tháng 6/2015 cái án tù do đảng CSVN dàn dựng này phải mãn hạn.
"Đức và Việt Nam năm nay kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao. Đối với chúng tôi Việt Nam là một đối tác quan trọng tại Đông Nam Á, nước mà chúng tôi duy trì mối quan hệ mạnh mẽ trong nhiều lãnh vực. Một phần không thể thiếu trong mối quan hệ của chúng tôi cũng là những vấn đề trong lãnh vực nhân quyền, nơi quan điểm của hai bên trên nhiều khía cạnh vẫn còn cách xa nhau.
Những năm gần đây Việt Nam đã đạt được tiến bộ đáng kể trong những đề tài nhân quyền khác nhau. Điều này chúng tôi công nhận và tôn trọng. Tuy nhiên chúng tôi rất quan ngại trước thâm hụt rất lớn, đặc biệt là trong lĩnh vực quyền công dân và chính trị.
Tôi mong muốn một cuộc trao đổi cởi mở và xây dựng về những vấn đề này, ở các cuộc họp chính thức cũng như trong khuôn khổ các cuộc gặp gỡ xã hội dân sự", ông Christoph Strässer tuyên bố khi bắt đầu chuyến viếng thăm Việt Nam.
"Đức và Việt Nam năm nay kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao. Đối với chúng tôi Việt Nam là một đối tác quan trọng tại Đông Nam Á, nước mà chúng tôi duy trì mối quan hệ mạnh mẽ trong nhiều lãnh vực. Một phần không thể thiếu trong mối quan hệ của chúng tôi cũng là những vấn đề trong lãnh vực nhân quyền, nơi quan điểm của hai bên trên nhiều khía cạnh vẫn còn cách xa nhau.
Những năm gần đây Việt Nam đã đạt được tiến bộ đáng kể trong những đề tài nhân quyền khác nhau. Điều này chúng tôi công nhận và tôn trọng. Tuy nhiên chúng tôi rất quan ngại trước thâm hụt rất lớn, đặc biệt là trong lĩnh vực quyền công dân và chính trị.
Tôi mong muốn một cuộc trao đổi cởi mở và xây dựng về những vấn đề này, ở các cuộc họp chính thức cũng như trong khuôn khổ các cuộc gặp gỡ xã hội dân sự", ông Christoph Strässer tuyên bố khi bắt đầu chuyến viếng thăm Việt Nam.
(ảnh của FB Nguyễn Chí Tuyến và C.Strässer)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét