For Whom the bells Ring?)
Ernest Hemingway
Điều mọi người ai cũng thấy là những
tên Việt Cộng nằm vùng, những người thiên tả, những người có khuynh hướng chống
hay bất hợp tác với chính quyền Quốc Gia, - thời quốc trưởng Bảo Đại, hay thời
tổng thống Ngô Đình Diệm, thời tổng thống Thiệu, phần đông đều núp bóng cây bồ
đề chùa Từ Đàm, nói theo nghĩa bóng.
Tôn Thất Dương Tiềm
< !--m-->
Cha con “đạo hữu” Nguyễn Đóa, - con
gái (Nguyễn Thị Ngọc Trinh) cũng như con rể (Tôn Thất Dương Tiềm) gần hai mươi
năm vừa sống nhờ vào trường Bồ Đề Huế, vừa hoạt động cho Việt Cộng, cuối cùng,
tới tết Mậu Thân thì ôm súng đi bắn giết đồng bào, không lý việc ấy không khiến
cho người dân Huế, khi oán trách cha con Nguyễn Đóa, lại không nhớ tới cây Bồ Đề
mà cha con nhà ông ta núp bóng mấy chục năm?
Nguyễn Đắc Xuân
Lại còn những tên Việt Cộng nằm vùng
khác nữa, nổi bật nhứt là Nguyễn Đắc Xuân, từng là “đệ tử của quí thầy”, - tiếng
người ta từng gọi mà Xuân cũng rất “vinh hạnh” với nó - từng vô ra chùa mỗi
ngày, là trưởng đoàn thanh niên Phật tử… cái gì đó, tới tết Mậu Thân thì tay y
nhúng máu dân vô tội; như Hoàng Phủ Ngọc Tường, cũng từng lui tới chùa, từng
truyền bá chủ nghĩa Cộng Sản cho học sinh của y ở trường Quốc Học (1), từng tổ
chức thanh thiếu niên, trong số đó có hầu hết là học trò y, làm chỉ điểm cho Việt
Cộng, thì người ta nghĩ sao về chiếc lá Bồ Đề y che trên đầu. Chưa hết đâu, sau
1975, vì Việt Cộng chẳng cho y xơ múi gì, nghĩ rằng chế độ sẽ thay đổi, cởi mởi
hay gì đó, y lại mon men xin gặp ông Trí
Quang nữa. Cũng may, ông Trí Quang cho y gặp một lần rồi thôi, sau nầy y lại
xin gặp nữa thì, biết rõ con người y như thế nào, hòa thượng Trí Quang cấm cửa.
Không ít người, muốn đắc cử chức nầy,
ghế kia ở tại Huế và miền Trung, đều phải núp bóng chùa cả: Một người gọi tôi bằng
cậu, quan hệ với tôi khá gần gủi, năm 1965, mới 21 tuổi, anh ta được trao một
chức vụ, cái gọi là “Chủ tịch Hội đồng Nhân dân Cứu quốc thành phố Đà Nẵng”.
Sau nầy, gặp lại ở Mỹ, tôi nhắc lại chuyện cũ, anh ta tỏ ý hối hận chuyện ấy:
Không ít giáo sư trường Bồ Đề Đà Nẵng lúc ấy, cũng như ông đại đức hiệu trưởng,
lợi dụng anh ta còn trẻ, chưa có kinh nghiệm đời, đẩy anh ấy lên làm “chủ tịch”.
Đó chỉ là việc chọn người làm bình phong, đằng sau đó là Việt Cộng, là thiên Cộng,
thiên tả. Muốn đắc cử dân biểu ở Huế, - như Kiều Mộng Thu, phải nhờ TT Trí
Quang -, muốn đắc cử dân biểu ở Quảng Ngãi, - như tướng Trần Văn Đôn, cũng phải
nhờ một lá thư của TT Trí Quang -, muốn có cái ghế ở hội đồng tỉnh Thừa Thiên
như tên Việt Cộng nằm vùng Lê Quang Nguyện, cũng nhờ chùa, muốn có một cái ghế ở
hội đồng thị xã Huế, như Nguyễn Khắc Thiệu, thiên tả, cũng nhờ chùa. Đó là những
người tôi biết, còn biết bao nhiêu người khác nữa, vì xa Huế từ 1968, nên tôi
không rõ lắm.
Việc Sáu Kính - tên đồ tể thành phố
Huế cũng như vài cấp chỉ huy Việt Cộng, trong biến cố tết Mậu Thân Huế, dùng
trường Bồ Đề, dùng chùa làm nơi đặt bản doanh, không lý không làm cho người ta
không suy nghĩ?!
Chắc chắn là Việt Cộng có súng trong
tay, chúng nó muốn đặt ban chỉ huy của nó ở đâu chẳng được, liệu mấy ông thầy chùa có dám chống lại hay không?
Nhưng khi chúng đã chọn chùa làm nơi đặt bộ chỉ huy thì chúng nó có những suy
nghĩ của chúng, khó bàn hết được, nhưng ít ra thì chùa cũng là nơi “an toàn” nhất
cho chúng. Người ta không khỏi thấy khó chịu, khó nghĩ, khi chùa trở thành nơi
chỉ huy những cuộc tàn sát dân lành, thậm chí chúng còn giết dân ngay trong sân
chùa, chôn trong vườn chùa, ai nghĩ tới mà không khỏi kinh sợ, buồn lòng!
Nói ra thì nhiều lắm, như tôi nói ở
phần đầu, bóng cây Bồ Đề ở Huế tỏa rộng khắp nên Việt Cộng nằm vùng, thiên tả,
bất phục chế độ, chống chính quyền, đủ mặt thò lò từ trong bóng mát cây Bồ Đề
chui ra! Ví dụ rõ nhất là biến cố “Bàn thờ xuống đường” năm 1966. Khi “Quân Thiệu
Kỳ” - như tên quần chúng phật tử gọi hồi đó – ra Huế dẹp bàn thờ, dẹp luôn cái
gọi là “Hội đồng Nhân dân Cứu quốc” - một
hình thức “Ba-Lê Công Xã” sau cách mạng tư sản Pháp 1789 – thì từ trong cái hội
đồng đó, - một “sản phẩm” của TT Trí Quang - chui ra đủ mặt thò lò. Đông nhất
là những kẻ cơ hội chủ nghĩa, tưởng có thể nhờ chùa mà kiếm chút lợi danh (2),
rồi tới đám thiên tả, thiên Cộng, Việt Cộng, đảng phái và thậm chí cả tín hữu
Thiên Chúa Giáo. Ai ai chui vô đó cũng vì danh lợi riêng mình, đảng mình, đạo
mình, chớ chẳng có ai “vì đạo pháp” như cuộc đấu tranh năm 1963 nữa.
Và nếu như có ai muốn thân chính quyền,
chống Cộng Sản thì cũng lấp ló bóng dáng ở các nhà thờ.
Hai nơi: Nhà thờ và chùa, trong lịch
sử, vốn dĩ đối nghịch nhau, thì sự đối nghịch đó càng sâu sắc hơn nữa, “sống chết”
hơn nửa, qua những vị, những ông, những tên chui từ trong bóng im của chùa hay
nhà thờ mà ra cả. Do đó, người ta không ngạc nhiên khi thấy những người bị giết
thảm ở khe Đá Mài, hầu hết là dân làng Phước Quả (tên thường gọi là Phú Cam).
Những người nầy - theo trong sách “The battle for Hué” của Nolan Keith, - bị Việt
Cộng dẫn đi lòng vòng, từ trên núi về quận Vinh Lộc, lại từ Vinh Lộc dẫn lên
núi, và cuối cùng, không sót một ai, bị đập đầu và đạp xuống khe Đá Mài.
Tôi từng đi qua, sống qua nhiều nơi,
nhiều thành phố, từ Quảng Trị dài vô Huế, Đà Nẵng, Đà Lạt, Nha Trang, vô tới Cần
Thơ, Rạch Giá, và tới chỗ tận cùng nước Việt Nam: Hà Tiên. Không nơi nào có
không khí tôn giáo, nói rõ ra là Phật Giáo – Công Giáo xung khắc, mâu thuẫn như
ở miền Trung, bậc nhứt là Huế. Quảng Trị cũng vậy, nhưng đó là thành phố nhỏ,
không gây ảnh hưởng lớn. Đà Nẵng đỡ hơn, loảng đi vì Đà Nẵng là thủ phủ hành
chánh, quân sự của miền Trung. Đà Lạt, Nha Trang cũng loảng đi vì tính cách du
lịch của những thành phố đó. Saigon thì khỏi nói, ai biểu tình cứ biểu tình, ai
ngồi nhậu thì cứ la to “dô”, “dô”…. Những thành phố ở miền Tây sự mâu thuẫn
không hiện rõ.
Sự mâu thuẫn, suy cho kỹ, nó có tính
chất lịch sử của nó. Nó bắt nguồn từ trong cuộc xâm lăng của thực dân Pháp hàng
trăm năm trước. Cùng với bước chân xâm lược của thực dân Pháp là bóng đen của
những ông linh mục, phần đông là linh mục người ngoại quốc. Điều đó người ta thấy
rõ trong lịch sử và cũng không ai muốn hay có thể nói khác đi.
Dần dà, khi chế độ thực dân Pháp đã
vững mạnh, thì ngay chính trong triều đình, quan lớn, quan nhỏ còn quay lưng lại
với vua, cúi vái các ông công sứ, khâm sứ,
toàn quyền, mưu cầu danh lợi, thì còn nói chi tới vài ba ông cha, một số giáo
dân cuồng tín, dù là người Việt thì cũng đặt quyền lợi “nước Đại Pháp” lên trên
vì nó có lợi cho đạo của mình và của cả quyền lợi riêng mình.
Khi xem xét vấn đề nầy, nếu người ta
không đeo vào những cái lăng kính có sẵn, thì khó ai phủ nhận lòng yêu nước, “Tổ
Quốc trên hết” của ông Ngô Đình Diệm như tôi đã có lần kể trong bài “Nói Chuyện
Ngàn Năm”.
Một hôm có một ông linh mục người Việt
Nam đến thăm chí sĩ Ngô Đình Diệm - Tôi gọi là “chí sĩ” bởi lúc nầy ông đã từ
quan, chưa chấp chánh và đang mưu cầu việc chống Pháp giành độc lập, phần đông
người Huế gọi ông là “chí sĩ”. Tưởng ông Ngô Đình Diệm cũng là tín hữu, cũng đặt
quyền lợi của đạo mình lên trên hết, nói năng kiểu “theo Tây” khiến ông Ngô
Đình Diệm nổi cơn thịnh nộ - tính tình ông Ngô Đình Diệm hiền từ, nhã nhặn
nhưng rất dễ nổi nóng - bèn “đuổi” ông linh mục ra khỏi nhà. “Tiển” ông linh mục
ra cổng, ông Ngô Đình Diệm nói: “Cha tưởng theo Tây thì không có tội với Chúa
hay sao?!”
Ở Huế, phần đông, và những nơi khác,
cũng có một số người, thường lẫn lộn giữa đạo với đời, giữa thần quyền với thế
quyền nên họ, qua cái gọi là “Tập Đoàn Công Dân” - một tổ chức chính trị ngoại
vi của Công Giáo Huế - đưa “người của mình” ra nắm chính quyền, từ những chức
nhỏ như trưởng ấp, trưởng thôn, phường truởng, xã trưởng cho tới tỉnh trưởng, bộ
trưởng,... Đó là đại họa. Sự kiện nầy rất rõ hơn dưới chế độ Ngô Đình Diệm.
Tình hình nầy, khi “cậu” làm “cố vấn chỉ đạo” không nặng nề như khi giám mục
Ngô Đình Thục về coi sóc địa phận Huế. Dĩ nhiên, tín đồ phật giáo ngấm ngầm chống
lại. Ngấm ngầm vì chẳng ai dám công khai cho tới đêm 8 tháng 5 1963 thì giọt nước
làm tràn ly.
Sự lẫn lộn giữa đạo với đời, giữa
tôn giáo và dân tộc, giữa dân tộc và đạo pháp tạo ra những hậu quả tai hại đáng
tiếc. Sự lẫn lộn đó chỉ dễ bị Cộng Sản lợi dụng mà thôi. Một ví dụ rất dễ hiểu:
Tờ báo “Công giáo và Dân tộc” ở Việt Nam sau 1975 chẳng hạn. Tờ báo đó phục vụ
cho ai? Công giáo, dân tộc hay Việt Cộng? Hỏi như thế là độc giả thấy câu trả lời
rồi. Ngoại trừ Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhứt, hiện nay, những tổ chức
Phật giáo được Việt Cộng dựng nên, cho hoạt động trong nước thì những tổ chức
đó phục vụ cho đạo pháp, dân tộc hay Việt Cộng. Hỏi như thế độc giả cũng đã thấy
câu trả lời.
Tuy nhiên, không phải ai cũng thấy sự
lẫn lộn giữa tôn giáo, dân tộc và Cộng Sản, nhất là những vị tu hành. Trước
1975, tôi từng nói chuyện với các ông thầy chùa ở thôn quê, các ông cha họ đạo
trong các lũy tre làng, một điều thấy “tội nghiệp” là họ không có kinh nghiệm sống
trong xã hội đương thời, và trình độ chính trị rất hạn chế.
Kỷ niệm rõ nhất khiến tôi nhớ đời là
một hôm gặp linh mục Nguyễn Bá Lộc ở kinh 1 Cái Sắn. Cha Lộc, như lời cha kể với
tôi, hồi 1947, 48 khi còn làm linh mục ở một họ đạo thuộc tỉnh Thái Bình, có lần
cha chỉ huy “Dân Vệ” đi đánh nhau với Việt Minh. Cha nói: “Họ ác lắm. Hễ gặp
người có đạo đi lạc qua xứ của họ là họ giết ngay, thả trôi sông.” Ở Cái Sắn,
trong kinh 1 của cha, cha cũng có một trung đội nghĩa quân. Khi nghe tin Việt Cộng
chiếm vài ấp ở xã Tân Hội, cuối kinh 1, bên kia kinh núi Sập, cha chỉ huy trung
đội nghĩa quân đi “đánh Việt Cộng”. Nghe cha Lộc nói thế, tôi hỏi: “Cha cho
trung đội của cha vượt kinh qua bên kia hay sao, nguy hiểm lắm. Tụi nó ở bên đó
cả mấy đại đội.” Cha Lộc nói: “Không! Cha đặt súng cối bên nầy nã đạn qua.” Vậy
mà có lần cha khoe với tôi: “Việt Cộng gởi thư cho cha gọi cha là “Kính thưa
cha cố” đấy! Họ gọi cha là cha cố”. Cha nhấn mạnh hai chữ cha cố. Cha thích thú
khi thấy Việt Cộng gọi cha là cha cố. Thật tội nghiệp cho sự ngây ngô của cha.
Cha từng mấy chục năm chống Việt Cộng mà cha còn ngây ngô vậy hay sao! Nghĩ vậy,
tôi nói nửa đùa nửa thật: “Nếu cần thì bọn chúng gọi cha là ông nội, ông cố, là
ông thánh của chúng nó cũng được. Nhưng hễ chúng nắm được cha rồi thì cha chỉ
có nước chết với chúng mà thôi! Cha đừng tin tụi nó!” Cha Lộc làm thinh, không
nói, không cười. Sau 1975, từ Cái Sắn cha chạy lên Saigon, trốn trong khu hưu
dưỡng của các cha già ở nhà thờ ngã sáu. Trước khi “đóng tiền đi ở tù”, vợ chồng
tôi tới thăm cha. Cha chỉ xuất hiện ở cái ô nhỏ nơi cánh cổng, nói: “Cám ơn các
con. Về đi, nguy hiểm lắm.” Tới bây giờ cha mới biết rằng Việt Cộng nguy hiểm lắm
hay sao?! Đọc hồi ký Võ Long Triều, tôi thấy tác giả có nhắc tới cha Lộc ở
trong khám Chí Hòa. Có người quen nói với tôi cha cũng qua đời trong cái nhà tù
đó.
Qua ví dụ trên, độc giả thấy đó: Những
ông cha già, các ông sư già ở thôn quê, thật thà, quê mùa và cũng thấy khoái
khi được người ta nói nịnh. Về lãnh vực nầy, khi chưa đạt được thắng lợi, Việt
Cộng nịnh khéo khó có ai bằng!
Các vị tu hành ở thôn quê, ở chùa
cũng như nhà thờ, họ rất dễ lẫn lộn giữa đạo, giữa đời và Việt Cộng, giữa Dân tộc
và Đạo pháp, giữa kính Chúa và yêu nước, yêu dân tộc, mà Việt Cộng, trước 1975,
bao giờ cũng che mặt chúng bằng cái áo “Dân tộc chủ nghĩa”, dấu bộ mặt Cộng Sản,
để đánh lừa dân chúng, các vị “lãnh đạo tinh thần” của các tôn giáo. Lãnh đạo
tinh thần nên có biết gì về mặt thực tế là Việt Cộng núp bóng dân tộc đâu?!
Ở chốn quê mùa đã vậy, chớ ngay
Saigon thì sao? Ngay linh mục Thanh Lãng, học bên Tây về (bên Tây về nên thiên
tả?), có bằng tiến sĩ, được bầu làm “Chủ tịch Văn bút Việt Nam”, trước 1975.
Linh mục Thanh Lãng, nhân danh hội Văn bút Việt Nam để bảo lãnh cho Vũ Hạnh,
nhà văn, Việt Cộng nằm vùng ra khỏi tù.
Tuy “rút kinh nghiệm” việc bị Việt Cộng
đánh lừa nhiều lần, nhưng cũng nhiều khi tôi tự nói thầm: “Đừng làm tài khôn,
không ai chắc ai không bị Việt Cộng lừa.” Thật vậy, trong trại cải tạo, chúng
tôi thường nghe trên loa phát thanh bài hát: “Tôi quốc ơi! Ta yêu người mãi
mãi.” Nghe Việt Cộng gọi tổ quốc hoài, có người bực mình hát to trong phòng
giam: “Tổ quốc ơi! Ta mắc lừa mãi mãi…” Ai ai cũng cười! Chí lý thật!
Cho tới bây giờ, hơn 30 năm sau khi
Việt Cộng cai trị toàn cõi đất nước, “mặt thật” - như Bùi Tín viết -, đã hiện
ra rõ ràng, vậy mà người ta đã hết bị lừa chưa?
Nhìn bức hình trên báo, thấy mấy ông
thầy chùa già trẻ hớn hở sắp hàng vào “thăm lăng Bác”, đố ai khỏi bất mãn và buồn
không ít.
Cái chi làm cho họ “phấn khởi, hồ hỡi”
đến vậy? Chỉ là việc du lịch, đi chơi, hay “đi thăm lăng…” mà đã quyến rũ các “vị
tu hành” đến thế, huống chi danh vọng, quyền lợi dễ lôi kéo họ biết bao nhiêu?!
Việt Cộng cho họ một cái chức, một cái ghế, một ít tiền, một ít quyền, dù hữu
danh vô thực, thì họ cúc cung bái lạy ai? Bái lạy Chúa, Phật, hay Việt Cộng để
có cái danh lợi ấy?
Cuộc đời là hư vô, sắc sắc không
không. Đó chỉ là những cách nói, cách viết, trong cách giảng kinh sách. Còn
trong thực tế cuộc đời, thì “Sắc bất ba đào dị nịch nhân” kể luôn cả mấy ông cha, ông thầy chùa!!! Vậy
thì có những ông thầy chùa thiên tả, làm tay sai cho Việt Cộng. Việc tu hành chỉ
là cái áo mặc ngoài.
Tôi từng nghe nói ông thầy chùa nầy
là Việt Cộng, ông kia là thiên Cộng, nhưng tôi không xác quyết. Không có chứng
cớ thì không quyết chắc. Đó là cách làm của mấy ông quan tòa khi xét xử tội
nhân. Tôi cũng “méo mó nghề nghiệp” như thế bởi vì tôi cũng đã từng “dẫn trình
tòa” không ít người. Nếu không chắc chắn thì tôi không thể đưa bị cáo ra tòa.
Vã lại, Khổng Tử cũng từng nói: “Tri chi vi tri chi, bất tri vi bất tri chi, vị
tri chi.”
Có thể tôi tin họ là Việt Cộng,
thiên tả, chín mươi phần trăm như vậy, nhưng tôi có nắm được chứng cớ gì đâu? Ở
Huế, nhiều người nói ông Thiện Hạnh, ở Saigon người ta nói ông Trí Quảng là Việt
Cộng. Có thể chín mươi phần trăm như vậy. Nhưng mười phần trăm còn lại thì sao?
Có bị bôi lọ, vu cáo hay hiểu lầm không?!
Tuy nhiên, cuối cùng, nên nhớ rằng
không có gì trốn khỏi sự thật, công lý. Cái mặt nào sẽ lòi ra cái mặt ấy, có chối
cũng không được. Cỡ như Hồ Chí Minh, được che kín như thế, được tô vẽ như thế,
cuối cùng cũng lộ ra y là tên dâm tặc, ngủ với Nông Thị Xuân, có con, rồi để
cho Trần Quốc Hoàn giết Nông thị Xuân. Có trốn được lịch sử đâu! Huống gì Thiện
Hạnh, Trí Quảng chỉ là những tên tép riu.
Thích Thiện Hạnh Thích Trí Quảng
Tín đồ thì không ít người cuồng tín!
Kẻ từ khi khôn lớn, tôi từng thấy
không ít người vui thích khi nói ông cha nầy theo Tây, ông cha kia là Việt
gian, làm tay sai cho thực dân Pháp. Người ta cố tình không thấy những linh mục,
những tín hữu Công giáo yêu nước. Đọc “Tự Phán” của cụ Phan (Phan Bội Châu),
người ta sẽ thấy cụ Phan nhấn mạnh, ca ngợi những người dẫn đường cho cụ Phan
qua Tàu để sang Nhựt cầu viện. Những người ấy là ông Tăng Bạt Hổ, nhưng ông
Tăng lại được ông Mai Lão Bạng đưa đường qua lại Trung Hoa những mấy lần khi
ông Tăng hoạt động chống Pháp. Ông Mai Lão Bạng là ai? Chính là một ông linh mục
họ Mai tên Châu, nhưng để ngụy trang, che dấu tung tích với Pháp nên các người
trong phong trào Đông Du đặt cho ông linh mục ấy một ngụy danh, qua câu “Lão bạng
sinh châu”. Từ một ông linh mục họ Mai tên Châu trở thành ông Mai Lão Bạng.
Bây giờ thì ngược lại, tình thế đã đổi
thay, cũng có người thấy thích khi cho rằng ông thượng tọa nầy, ông hòa thượng
kia là Việt Cộng!
Bên nầy, bên kia, người ta khoái bôi
lọ nhau như vậy, trong khi chưa biết rõ rằng ông cha đó có là Việt gian hay
không, có làm tay sai cho thực dân hay không; ông sư kia có làm Việt Cộng hay
không! Năm 1966, tướng Loan, vừa là giám đốc nha An Ninh Quân Đội, vừa là tổng
giám đốc Cảnh Sát Công An, trong một buổi họp báo, trả lời câu hỏi của báo chí
rằng có ông thượng tọa nào, đại đức nào là Việt Cộng nằm vùng như người ta đồn
đãi hay không. Ông ta trả lời: “Cho tới giờ phút nầy, không có tài liệu nào cho
thấy điều ấy.” Nếu có thì ông đã bắt; nếu không bắt được vì một lý do nào đó
thì ông cũng không thể công bố trước báo chí ông nào là Việt Cộng. Báo chí hỏi
chỉ vô ích. Tuy nhiên, hồi ấy, người ta đồn ông Thiện Minh là Việt Cộng nằm
vùng. Ông Thiện Minh, chủ tịch Ủy ban
Liên phái Phật giáo, họp với phó tổng thống Nguyễn Ngọc Thơ, chủ tịch Ủy ban Liên
bộ. Họp xong, phó tổng thống Nguyễn Ngọc
Thơ phải vỗ vai ông Thiện Minh mà khen. Người ta cũng dễ nghi ông Thiện Minh là
Việt Công lắm. Dân Quảng Trị, xứ đất cày lên sỏi đá mà lại con nhà nghèo, nói
năng khôn ngoan, sắc bén. Những thứ nầy rất “gần gũi” với “căn cơ” của một anh
cán bộ Cộng Sản xuất thân. Chiếm xong miền Nam, Việt Cộng thủ tiêu ông Thiện
Minh ngay. Có người nhận xét: “Ông Thiện Minh hơn hẵn ông Trí Quang. Do đó, Việt
Cộng sợ ông Thiện Minh hơn ông Trí Quang.”
Thích Thiện Minh
Điều tôi suy nghĩ thường là vị trí của
đạo Phật trong dân tộc. Gần hai trăm năm nay, dân tộc ta cố thoát ra khỏi thân
phận nhược tiểu của mình mà không thoát được. Dĩ nhiên, đạo Phật, ở trong dân
chúng đã hai ngàn năm, cũng chung số phận, cũng cố thoát ra khỏi cái thân phận
mình mà không thoát được.
Từ khi Tây đô hộ, đạo Phật càng ngày
càng suy đồi. Không ít người tu hành đạo Phật trở thành những ông thầy cúng để
sinh nhai. Họ cũng là một thứ “tân tăng”, sống ở chùa, mà có vợ ở nhà. Đầu thế
kỷ 20, một số trí thức, quan lại, cố chấn hưng đạo Phật, chấn hưng việc tu
hành, đào tạo tăng ni, qua hình thức những hội Phật Học. Tuy nhiên, những hiệp
hội đó, trên mặt luật pháp, không hơn gì những hội đá banh, đá gà.
Sau khi chiến tranh Pháp - Việt Minh
nổ ra, sinh hoạt Phật giáo có mạnh trở lại, nhưng cũng chỉ ở các thành phố ở miền
Bắc, miền Trung, nhất là Hà Nội, Huế, trong “vùng quốc gia”. Dưới thời ông Bảo
Đại còn làm quốc trưởng, tín đồ đạo Phật đã có những cố gắng thống nhứt Phật
giáo ba miền, cũng chỉ trong vùng quốc gia. Những nơi bị Việt Minh kiểm soát,
vùng xôi đậu, một là tăng ni bị đàn áp, hai là chùa chiền trở thành nơi che chở
cho Việt Minh, tránh sự lùng bắt của chính quyền quốc gia hay Pháp.
Sau khi tổng thống Ngô Đình Diệm bị
lật đổ, một số vị lãnh đạo Phật giáo tưởng rằng thời cơ đã tới. Nhưng, như ông
Trí Quang, trong “Tiểu Truyện tự ghi” nói rằng “không có ý muốn đưa Phật giáo
trở lại vị trí quốc giáo”. Điều đó đúng thôi. Không ai có thể đi ngược vòng
quay lịch sử, không thể trở lại thời các vua triều Nguyễn. Vã lại, việc triều
chính lúc đó, chính yếu vua quan dựa vào Tống Nho để bảo vệ chế độ. Quốc sư chỉ
là cố vấn khi nhà vua muốn thảo luận để có quyết định nào đó về những vấn đề
liên hệ đến đạo Phật mà thôi. Truyền thống nước ta cho thấy không bao giờ quốc
sư là người nắm quyền bính. Các ông vua nhà Trần muốn đi tu thì nhường ngôi lại
cho con, lên làm thái thượng hoàng. Ông Trí Quang viết thêm: “Muốn đem lại cái ấy
cho đạo Phật.” Có người bạn thân của tôi đọc đến đó, hỏi tôi: “Cái ấy là cái
gì?” Cái ấy không phải là một chính phủ Phật giáo, thiên Phật giáo, Phật giáo
không là quốc giáo nhưng hoạt động mạnh, toàn quốc, trên bình diện quốc gia?
Nếu nghĩ thế thì không đúng. Nếu ông
Trí Quang “muốn đem lại cái ấy cho đạo Phật” là muốn cho đạo Phật mạnh lên, có
nhiều ưu thế trong chính quyền thì cũng sai nốt. Đạo Phật không bao giờ ở trong
chính quyền, không dựa thế các ông vua, các bà hoàng, các ông quan. Những người
nầy, có điều kiện dựng chùa, dựng miễu là việc làm riêng của họ. Nhà vua có xuất
quỹ xây chùa, tu sửa đền chùa, việc đó vừa là tín ngưỡng, vừa là ý thích mà
cũng vừa là trách nhiệm của nhà vua. Việc tổng thống Ngô Đình Diệm, khoảng các
năm 1957, 58 xuất ngân khố tu sửa chùa Linh Mụ, điện Thái Hòa, cũng chỉ là thi
hành cái trách nhiệm của một người lãnh đạo đất nước. Việc đó, không có nghĩa
là tổng thống Diệm thiên Phật giáo, củng cố phong kiến, v.v… Nhớ lại các việc sửa
chùa, xây chùa của các vị vua nhà Nguyễn rồi nghĩ rằng các ông vua đó là tín đồ
Phật giáo, lo việc bảo tồn và phát huy đạo Phật vì đạo Phật là đạo của vua thì,
so với việc làm của tổng thống Ngô Đình Diệm như tôi vừa nói trên là sai mất rồi.
Sức mạnh của đạo Phật không nằm
trong tay các ông vua, các ông quan, các ông thủ tướng, tổng thống dù họ có là
Phật tử hay không. Nếu “muốn đem lại cái ấy cho đạo Phật” để có một chính phủ
thân Phật giáo lại càng không đúng.
Sức mạnh của đạo Phật nằm trong dân
chúng cả hai ngàn năm nay. Sức mạnh của đạo Phật nằm ở trong lời cha mẹ dạy,
trong sinh hoạt văn hóa làng xã, dân tộc, trong cổ tích như Tấm Cám, Chum vàng
bắt được, Tham thì thâm… trong tục ngữ, ca dao, - nói chung là trong văn hóa
dân tộc, qua hình thức văn chương bình dân (Bây giờ trong nước gọi là văn học
dân gian). Đạo Phật nằm trong những điều răn dạy ăn ở phúc đức, làm lành tránh
dữ, giữ lòng ngay thẳng, thương người, v.v…. gần như đủ mặt trong đời sống của
người Việt Nam. Thành thử, có nhiều người không đi chùa, ít đi chùa, ít ăn chay
hay không ăn chay, nhưng bao giờ cũng tự nghĩ rằng mình là người theo Phật, tức
là theo văn hóa của dân tộc. (Xem “Đạo Phật của tôi” - cùng tác giả)
Việc tham gia đấu tranh thời chống
chế độ Ngô Đình Diệm là rõ nhứt. Những người tham gia biểu tình, tiếp tế cho
các học sinh, sinh viên đấu tranh ở chùa, tuyệt thực ở chùa, xuống đường, không
phải ở từng lớp trí thức, tư sản, mà hầu hết là những người lao động, thợ may,
thợ giày, phu xích lô và lực lượng đông đảo nhứt, hăng hái nhứt, mạnh nhứt là
“tiểu thương chợ Đông Ba” (các chị, các dì, các mợ, các mẹ…) - danh xưng hồi
đó. Chính những người nầy, thành phần nầy mới là phật tử, trung thành với đạo
Phật. Và cũng chính họ, là người theo Phật một cách bền bỉ, vô vị lợi, không phải
theo Phật để tìm kiếm danh vọng như vài giáo sư ở viện Đại Học Huế, ở các trường
trung học, hay công chức, sĩ quan thời kỳ các năm 1965, 66 vậy. Chính vì vậy, họ
bị phản bội nặng nề nhứt qua tất cả các biến động từ trước tới giờ. Trước kia,
họ được gì? Và giờ đây, họ được gì hay chỉ có đau thương và mất mát?! Vậy mà họ
vẫn một lòng theo Phật. Khi TT Trí Thủ qua đời, tiểu thương chợ Đông Ba chịu tang
cho TT, khăn vàng đầy cả chợ. Hình ảnh ấy làm tôi nhớ ông Đỗ Trung Hiếu. Ông ta
bây giờ là người chống chế độ, rời bỏ đảng Cộng Sản Việt Nam, nhưng trước 1975,
ông ta chính là tên Việt Cộng nằm vùng tại Phật Học Viện Nha Trang, nơi TT Trí
Thủ làm viện trưởng.
Thích Trí Thủ
Mục tiêu các lãnh tụ Phật giáo phải
nhắm tới để bảo tồn, phát huy đạo Phật phải là ở đám quần chúng nầy, chứ không
phải ở ông tổng thống, ông thủ tướng, ông bộ trưởng chăm đi chùa. Với những người
đó, họ rất dễ quay phía nầy hay quay phía kia khi quyền lợi họ bị đụng chạm, đe
dọa.
Chính sự tranh giành quyền lực làm
cho người Mỹ thấy e ngại đạo Phật sau khi tổng thống Ngô Đình Diệm bị giết, làm
cho người Mỹ thấy cần “xé nhỏ” sức mạnh của Phật giáo, để sức mạnh đó không gây
ảnh hưởng đến đường lối họ thi hành ở Nam Việt Nam. Việc làm ấy của người Mỹ
gây ra sự chống đối của Phật giáo, nhứt là ở miền Trung. Tuy nhiên, sự chống đối
đó không phát xuất từ đám quần chúng tôi nói ở trên mà bây giờ thì ngược lại,
trong những người từng tránh né trong cuộc đấu tranh chống chế độ nhà Ngô năm
1963. Các tướng tá, sĩ quan, các ông bộ trưởng, thứ trưởng, giám đốc, trưởng
ty, các ông giáo sư, giáo viên, và một số quần chúng ngây thơ bị Việt cộng giựt
giây, tham gia đấu tranh. Nhìn thành phần đó, tôi không nghĩ họ đấu tranh vì đạo
pháp.
Tình cảnh Huế tết Mậu Thân thật tang
thương và đau đớn với hơn năm ngàn người bị chôn sống.
Những người còn sống sót, ngày nay,
thấy cảnh mấy ông thầy chùa, có ông mặc áo nâu, có ông mặc áo vàng và cũng
không thiếu các ông mặc áo đỏ, lòng người Huế buồn như thế nào? Họ nghĩ gì về
thân nhân họ bị chôn sống, bị giết, mất tích, về sự cố ý lợi dụng hay ngây thơ
mà lẫn lộn giữa đạo pháp, dân tộc và Việt Cộng? Họ nghĩ gì về tương lai của đạo
Phật mà cha ông họ đã gìn giữ từ ngàn năm, trở thành nếp sống, trở thành phương
cách trong việc ứng xử với cha mẹ, bà con, xóm làng, trong đời sống hằng ngày.
Nếp sống đó đối chọi mãnh liệt với “văn hóa mới” Việt Cộng đang ra sức truyền
bá, phổ biến, bắt ép dân chúng, thay vì hiếu trung với cha mẹ với tổ quốc thì
nay trở thành “trung với đảng…”
Người phật tử Huế càng bị buộc trung
với đảng; càng thấy những ông thầy chùa vô ra trụ sở đảng thì họ càng thấy mình
bị phản bội. Họ nghĩ tới những người bị giết hồi tết năm đó, và đêm đêm, nghe
tiếng chuông chùa xa xa vọng lại, họ nghĩ tới linh hồn những người thiên cổ ấy.
Những giọt nước mắt âm thầm của mẹ, của vợ, của em, của chị… đêm đêm nhỏ xuống
ướt chiếc áo gối, và tiếng thở dài, trằn trọc của họ, quyện với linh hồn những
người đã khuất, dù đầu thai sang kiếp khác hay còn vất vưỡng đâu đó, có nghe được
tiếng “chuông (chùa) gọi hồn ai”?
hoànglonghải
(1)
Hoàng Phủ Ngọc Tường xuất thân đại học sư phạm Saigon, dạy
Việt Văn ở trường Quốc Học, Huế từ 1960. Đến 1966, sau vụ “Bàn thờ ra đường” y
trốn vào Saigon rồi thoát ly theo Việt cộng. Thời gian y
(2)
dạy học ở Huế là 6 năm, “đào tạo” không ít học sinh thiên
Cộng, thiên tả. Do đó, bọn học trò nầy thoát ly theo VC như thầy của chúng hoặc
trốn quân dịch, - dưới nhiều hình thức khác nhau, ngay cả khi chúng ở lính -
đào ngũ, chống chính quyền, bất hợp tác với chính quyền. Tới khi Việt Cộng chiếm
đóng Huế năm 1975, thì chúng cầm cờ đi đón bộ đội VC vào chiếm Huế. Chúng cùng
Trịnh Công Sơn, - khi nhạc sĩ nầy sợ Lê Hiếu Đằng trị tội, trốn về Huế, tích cực
tham gia các phong trào do VC dựng lên lúc chúng mới chiếm Huế. Tới khi thấy
không được xơ múi gì thì chúng vượt biên, hiện định cư ở Hoa Kỳ, nhất là ở Cali
không phải với số lượng ít.
(3)
Sau khi “tổ ong hội đồng” vỡ, đám nầy kẻ thì “chiêu hồi”
quân Thiệu Kỳ, kẻ trốn vào 294 Công Lý Saigon (Trung tâm Quảng Đức). Chúng quay
lại tố cáo nhau, bôi lọ nhau, chưởi nhau chí chóe, dù là giáo sư đại học, trung
học hay thường dân quèn, và cũng có kẻ trốn lên rừng theo Việt Cộng./
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét