Chỉ cách trung tâm đô thành vài trăm mét nhưng cuộc sống của xóm nổi giữa thủ đô Hà Nội (Phúc Xá, Ba Đình) gắn liền với khốn khó từng ngày. Với những người dân ở đây, lên bờ là một ước mơ xa xỉ.
Chẳng ai nhớ nổi cụ thể cái xóm nổi giữa thủ đô (Phúc Xá, Ba Đình, Hà Nội) có từ bao giờ, ban đầu chỉ là một chiếc thuyền rách nát, rồi thành những mái nhà và rồi nên xóm. Gọi là xóm cho vui vậy chứ cả xóm mới có hơn chục nóc nhà nằm ven bãi sông, từ cầu Long Biên nhìn xuống như những tổ chim cu chơi vơi trong gió.
Nhìn từ trên cầu Long Biên, xóm nổi bãi Phúc Xá như những mảnh vụn chắp vá. Xóm nổi có 16 nhà với 3 nhà dựng trên bờ.
|
Mùa nước cạn, xóm nổi dạt vào bờ, người dân ở đây tận dụng thời gian đất không ngập nước để trồng rau, hoa quả cải thiện cuộc sống.
|
Đến mùa nước lũ, những "ngôi nhà" lại trầm mình ra giữa sông, muốn ra xóm nổi thì phải gọi người mang thuyền vào đón.
|
Nhiều ngôi nhà lác đác trôi dạt dưới chân cầu Long Biên.
|
Cuộc sống của xóm nổi rất khó khăn, hầu hết cư dân ở đây là những người nghèo khó, tha phương khắp nơi tụ lại. Những mái nhà của họ đươc ghép bằng những thanh gỗ, tre, cót ép... mái nhà được lợp từ đủ thứ vật liệu tận dụng được.
|
Móng nhà thường được làm từ thùng phi, hoặc tiết kiệm hơn là thùng xốp để có thể nổi được trên mặt nước mùa lũ.
|
Mỗi căn nhà khoảng 12 mét vuông, sinh hoạt chật chội, mất vệ sinh. Mùa nước cạn, họ chỉ có thể đi mua nước sạch để sinh hoạt với giá cao.
|
Tất cả mọi sinh hoạt đều diễn ra tên "bè gỗ", nhiều người muốn lên bờ, hay về quê nhưng không thể.
|
Nhưng cây cầu gỗ dẫn ra nhà cũng chênh vênh như chính cuộc đời của họ.
|
Mỗi ngày, người lớn đều đi làm hết, những đứa chỉ có thể tự chơi, thơ thẩn một mình trên những chiếc cầu gỗ khá nguy hiểm này.
|
Bé Tâm Anh, 2 tuổi, có thể tự chơi một mình mà không sợ bị rơi xuống nước.
|
Cuộc sống của những thế hệ mầm non của xóm nổi chỉ gói gọn quanh xóm, thế giới chúng biết được thêm là qua tivi hoặc những người khách xuống thăm xóm.
|
Chính quyền đã có nhiều biện pháp hỗ trợ, những cuộc sống của xóm nổi vẫn chưa khởi sắc, những người sống ở đây vẫn chưa có khả năng cho con cái đi học đầy đủ. Những đứa trẻ này không hề đi học mẫu giáo, chỉ có thể tự chơi đùa với nhau trên bãi bồi cho đỡ cuồng chân sau mùa nước lũ.
|
Lên bờ là ước muốn của những người dân nơi đây, họ không muốn thế hệ sau của mình vẫn tiếp tục cuộc sống khốn khổ tại nơi này, nhưng rất khó.
|
Nguyệt Vũ
------
2. Tiệm sang ế khách
Chỉ vài ngày đầu đông đúc vì sự hiếu kỳ của người dân, đến nay, trung tâm thương mại tại tòa tháp cao thứ nhì Việt Nam trên phố Đào Tấn (Hà Nội) sớm rơi vào cảnh vắng vẻ, buồn tẻ.
Lotte là một trong những trung tâm thương mại lớn ở thủ đô sớm chịu cảnh ế ẩm khi không lâu sau ngày khai trương. Sự hiếu kỳ, chen chúc của người dân trong những ngày đầu khai trương đã nhường chỗ cho sự đìu hiu, vắng vẻ của các gian hàng. Tại tầng 1, 2, 3 4, các gian hàng mở từ sáng đến tối nhưng gần như không có người thăm viếng, mua sắm.
Có thiết kế đẹp, bắt mắt không thua kém gì những trung tâm mua sắm ở nước ngoài, song khu vực bán đồ thời trang tại Lotte khá vắng khách, thường chỉ thấy nhân viên.
Các mặt hàng thời trang bán tại đây phần lớn có giá bán tương đương tại một số trung tâm thương mại khác ở Hà Nội, nhưng vẫn không hút khách.
Ngay cả khi chính sách khuyến mãi được áp dụng ồ ạt tại các quầy hàng, khách vẫn không mấy hào hứng.
Theo một khách hàng có mặt tại đây, cảnh tượng vắng vẻ này khác hẳn so với các trung tâm thương mại lớn ở các nước trong khu vực. "Nơi mua sắm của họ luôn luôn nhộn nhịp người ra vào, đặc biệt vào những tháng cuối năm, chuyển mùa, do có nhiều khuyến mãi. Còn của ta thì địa điểm nào cũng buồn tẻ", anh này nói.
Cảnh đìu hiu cũng dễ dàng nhìn thấy ở các gian hàng thời trang, mỹ phẩm dành cho nữ giới.
Chiều 30/9, trong khu mua sắm của tòa nhà cao thứ nhì Việt Nam chỉ lác đác vài nhân viên bán hàng và bảo vệ tòa nhà.
Khu mua sắm tại tầng 3.
Tại khu bán đồ điện tử, nhân viên uể oải gục xuống bàn.
Khu đồ gia dụng (tầng 3) cũng chung tình trạng. Một nhân viên cho biết, từ sau ngày khai trương, khách hàng đến mua hàng rất ít mà chủ yếu họ đến để tham quan và chụp ảnh lưu niệm.
Khu vực bán đồ nội thất thậm chí còn "thảm" hơn khi không có một bóng khách hàng nào.
Vào giờ ăn, khu ẩm thực trên tầng 4 cũng thưa thớt người. Nhân viên một vài cửa hàng ngồi tán chuyện vì không có khách.
Đìu hiu, không có nhiều khách là tình trạng chung của các khu ăn uống ở trung tâm thương mại này.
Các gian hàng bán mỹ phẩm tại tầng 1 cũng chỉ có nhân viên đứng quầy.
Lê Hiếu
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét