Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Sáu, 16 tháng 1, 2015

Đô La Mỹ đã được làm ra như thế nào ?

Để làm một tờ USD, người ta phải dành ra hàng trăm giờ lao động, từ công đoạn tạo giấy in, cho tới in, phân tích, cắt, đóng gói và vận chuyển tới ngân hàn
•          


Theo tiêu chuẩn của Bộ Tài chính Mỹ, mỗi tờ tiền phải là một sản phẩm hoàn hảo. Và Cục in ấn Mỹ, đơn vị chịu tránh nhiệm in tiền, phải đáp ứng tất cả các thông số theo yêu cầu. Sau đây là các công đoạn in tiền của Cục In ấn, tại nhà máy ở Washington, Mỹ.


Giấy in tiền là loại giấy đặc biệt khổ lớn, làm từ 75% cotton và 25% vải lanh nhằm tạo độ bền. Các tờ có mệnh giá trên 1 USD sẽ được dệt lẫn các sợi màu xanh và đỏ để chống làm giả.


Hình ảnh trên đồng đôla sẽ được khắc lên các tấm thép khổng lồ. Toàn bộ quá trình sản xuất tiền nằm dưới sự giám sát của Cục In ấn, với cơ sở in đặt tại Washington và Fort Worth (Texas).


Sau đó, các tấm thép mềm này sẽ được uốn cong nhẹ và cho lên trục in. Rồi mực được đổ vào và lau đi, chỉ còn giữ lại tại phần đã được khắc. Mỗi ngày, khoảng 3 tấn mực đặc biệt được dùng để in tiền.


Tiếp theo, những tấm giấy đặc biệt sẽ được cuộn thành khối tròn lớn và đưa vào trong máy in. Những chiếc máy này có thể in khoảng 8.000 tấm giấy mỗi giờ.


Các tấm giấy này trải qua vài công đoạn in, với các loại mực và chu trình khác nhau. Nhiều công đoạn trong số này được tự động hóa.


Các tờ tiền được kiểm tra lỗi bằng tay. Những tấm lỗi sẽ bị hủy bỏ.


Chúng cũng được quét bằng máy tính để kiểm tra độ đồng nhất. Tờ 1 USD được kiểm tra bằng một loại máy có tên Nota-Sav. Những đồng có mệnh giá lớn hơn được kiểm tra bằng một chương trình khác, vì chúng có nhiều đặc tính bảo mật cao hơn.


Những tấm vượt qua các vòng kiểm tra được xếp thành khối 100 tấm để cắt và tách riêng từng tờ.


Trong một công đoạn khác, USD được xếp riêng thành tập 100 tờ và bó bởi băng giấy ghi rõ mệnh giá. Cứ 10 tập được xếp thành một bó và 4 bó thành một khối. Mỗi khối trị giá 4.000 USD.


Các khối này được dán mã vạch và sau đó đóng gói để vận chuyển đi khắp nước Mỹ. Riêng trong năm 2013, khoảng 1,79 tỷ USD mệnh giá một USD đã được in mới.

Không có nhận xét nào: