Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Sáu, 16 tháng 1, 2015

Đảng 50 Xu tại Trung Cộng - Trần Trung Đạo

Trần Trung Đạo (Danlambao) - Như người viết đã có dịp phân tích về 
của CS, ngày nào các chính sách tuyên
truyền CS
 không còn hiệu 
quả, đó cũng là ngày trái tim của 
chế độ ngừng đập, đúng như Anne-Marie Brady viết trong trang đầu của 
tác phẩm Marketing Dictatorship: Propaganda and Thought Work in
 Contemporary China“Tuyên truyền là máu sống của đảng và nhà
 nước CS”
Tuyên truyền dưới chế CS là cả một hệ thống tinh vi, phức tạp, đa diện, 
bài viết này chỉ bàn đến bộ phận có chức năng kiểm soát và lèo lái dư 
luận trên các trang mạng internet, đó là bộ phận Dư Luận Viên
CSVN rập khuôn các chính sách tuyên truyền của Trung Cộng, do đó từ
 các nghiên cứu về Trung Cộng, sẽ dễ dàng suy ra các chính sách 
vận dụng dư luận của CSVN.

Tại Trung Cộng, dư luận viên không chỉ chịu sự kiểm soát của Ban Tuyên 
Truyền Trung Ương (Việt Nam gọi là Ban Tuyên Giáo Trung ương) về các 
chính sách chung của đảng CS nhưng mỗi bộ trong chính phủ Trung Cộng
 cũng có các dư luận viên riêng để phục vụ cho chính sách riêng của bộ và
 có trách nhiệm trả lương cho dư luận viên này. 

Lực lượng dư luận viên giấu mặt này được gọi chung là Đảng 50 Xu (五毛党 
wǔmáo dǎng) vì khi bắt đầu năm 2004 họ được trả 50 Xu cho mỗi lời bình. 
Mười năm sau, vật giá leo thang, mức lương cũng gia tăng theo, nhưng thành 
phần dư luận viên vẫn còn được gọi là những đảng viên của Đảng 50 Xu. Các 
lãnh đạo bộ máy tuyên truyền Trung Cộng cho rằng danh từ Đảng 50 Xu là sản 
phẩm tuyên truyền của Mỹ, Nhật dùng để chế giễu các cơ quan thông tin Trung
 Cộng. 

Lịch sử đảng 50 Xu 

Sở giáo dục Trường Sa, tỉnh Hồ Nam được biết như là cơ
 quan sớm nhất tuyển dụng dư luận viên vào năm 2004. 
Theo Zhang Lei viết trên Global Times tháng 2 năm 2004, 
cơ quan giáo dục tỉnh Cam Túc, tuyển dụng bình luận viên
 một cách công khai. Lực lượng 650 dư luận viên tỉnh Cam 
Túc chỉ có một việc phải làm là ngồi đọc hết các bình luận 
của độc giả dưới các bài viết hay trong các diễn đàn Internet 
và phản biện lại đúng với đường lối của đảng, làm lạc đề hay 
nếu cần viết các nhận xét tiêu cực, chụp mũ, bêu xấu để 
chấmdứt dòng bình luận được độc giả trước đó đưa ra. 

Tháng Giêng, 2007, Hồ Cẩm Đào chỉ thị “tăng cường việc xây dựng mặt trận dư
 luận và tư tưởng” trong hội nghị Bộ chính trị lần thứ 38. Đáp lại chỉ thị của họ Hồ, 
một đội ngũ các “cán bộ có phẩm chất chính trị cao” tức đội ngũ dư luận viên được
 chính thức thành lập theo quyết định của Ban chấp hành Trung ương đảng và Hội
 Đồng Nhà Nước. Theo David Bandurski viết trong bài China’s Guerrilla War for the
 Web đăng trong Far Eastern Economic Review, số tháng Bảy, 2008, vào năm 2008
 con số dư luận viên toàn quốc được ghi nhận là 280,000 người. 

Năm 2011, trong một bài báo trên The Sydney Morning Herald, nhà báo Pascale 
Trouillaud tố cáo Trung Cộng tuyển dụng gần nửa triệu dư luận viên làm việc một
 cách xảo quyệt nhưng hữu hiệu để bảo vệ đảng CS. 

Đảng viên của đảng 50 Xu cũng phải hội đủ các điều kiện tuyển dụng, trong đó gồm 
lập trường chính trị, khả năng viết, trình độ lý luận và bén nhạy trước các vấn đề thời 
sự quốc tế cũng như tại lục địa Trung Cộng. Về tuổi tác, dư luận viên phần lớn là trẻ 
tuổi nhưng cũng có nhiều người đã về hưu hay các bà nội trợ. Dư luận viên có hai loại,
 loại làm việc toàn thời gian cho báo chí đảng như xinhuanet.com,people.com.cn and 
southcn.com và loại bán thời gian làm việc cho các cơ quan, ban ngành nhà nước, 
những nơi ít cần dư luận viên toàn thời gian. Trung Cộng là nước dân số khổng lồ 
nhiều làng có trên cả triệu dân nên dư luận viên cũng có mặt trên mọi hang cùng ngỏ
 hẻm, làng mạc xa xôi, tóm lại nơi nào có internet là nơi đó có dư luận viên hoạt động. 

Lương bổng và huấn luyện 

Một buổi huấn luyện dư luận viên
tại tỉnh Hắc Long Giang 2009
Theo tài liệu chính thức của ủy ban nhân dân thành phố Trường Sa, tỉnh Hồ Nam,
 năm 2004, lương căn bản của một dư luận viên là 600 yuan, tương đương với 88 
đô la một tháng và sau đó được trả thêm 50 Xu tương đương với 7 cent Mỹ, cho 
mỗi lời bình. Một dư luận viên cũng được thưởng thêm tiền nếu các lời bình của y 
được nhiều độc giả khen ngợi. 

Là công nhân viên của đảng và nhà nước, các bình luận viên cũng phải làm việc 
trong kỷ luật chứ không phải tự ý viết lời bình với nội dung sao cũng được, tùy ý 
viết ít hay nhiều, dài hay ngắn. Trước ngày quốc khánh 2008, các dư luận viên tỉnh
 Hồ Nam nhận chỉ thị phải viết 1,000 bài ngắn về “Tiến trình giải phóng nhận thức 
và phát triển của làng Hengyang”, một làng kiểu mẫu thuộc tỉnh Hồ Nam, trên các 
diễn đàn và chuẩn bị tinh thần để phản biện lại mọi lời bình được cho là tiêu cực. 
Thích hay không, các dư luận viên cũng phải tập trung chủ đề không mấy hấp dẫn này. 

Mỗi lời bình của dư luận viên không được dài quá 500 nét chữ Tàu, phải được biên
 tập kỹ lưỡng dựa theo các tài liệu tuyên truyền của đảng và góp ý trong nhóm trước
 khi gởi lên diễn đàn. Mỗi dư luận viên phải dùng nhiều tên internet (login) khác nhau
 để gây ấn tượng “phản biện từ quần chúng đông đảo” và được khuyến cáo không
 nên gởi quá năm lời bình cho mỗi tên internet được dùng. Các dư luận viên cũng 
được Ban Tuyên Truyền Trung Ương đảng huấn luyện về cách lý luận, cách phản
 biện, cách tuyển dụng các dư luận viên mới. 

Trách nhiệm của dư luận viên trong thời đại toàn cầu hóa không phải vào các trang
 mạng để hô “Mao chủ tịch muôn năm” hay “Đảng CSTQ quang vinh muôn năm” mà
 phải đóng vai tử tế, lịch sự, khách quan. Mỗi dư luận viên phải học thuộc lòng 5 điều
 nên và 5 điều không nên khi viết lời bình như được ghi rõ trong kim chỉ nam của 
một dư luận viên. 

Năm điều nên làm: 

- Nên viết chính xác theo chủ trương, đúng thời điểm và tỏ ra khách quan. 
- Nên dùng tựa ngắn và viết gọn. 
- Nên đáp ứng nhanh trước tin đồn. 
- Nên hướng dẫn dư luận thay vì đưa ra ý kiến mới. 
- Nên đọc kỹ bài trên baidu trước khi nhập vào máy. 

Năm điều không nên: 

- Đừng tạo ra tin giả hay lấy bài người khác. 
- Đừng lập lại tin tức hay thảo luận những chuyện lặt vặt như thức ăn hay sức khỏe. 
- Đừng sử dụng giọng điệu độc đoán khi thảo luận hay lộ cá tính xảo quyệt. 
- Đừng đụng đến các thông tin cá nhân. 
- Đừng gởi những lời bình không thích hợp về các vấn đề ngoại giao và quốc tế. 

Dư luận viên cấp cao 

Không phải dư luận viên nào cũng chỉ lảnh đồng 
hạng 50 Xu cho mỗi lời bình ngoài mức lương căn 
bản. Nhiều nhà báo, nhà văn, giáo sư đại học cũng
 được đảng CS tuyển dụng để viết những bài bình
 luận về các vấn đề quan trọng. 

Dư luận viên cấp cao có quyền chọn lựa giữa việc 
dùng tên hay bút hiệu chính thức của mình và cũng
 có quyền dùng một bút hiệu không ai biết ngoài
 chính tác giả. Đa số dư luận viên cấp cao có khuynh
 hướng chọn một bút hiệu chưa bao giờ dùng trước 
vì những vấn đề được đảng thuê viết thường đi ngược 
với lòng dân. Do đó, không lạ gì trong các báo, nhất
 là trang mạng lớn của đảng và nhà nước CS xuất
 hiện những bài viết có cách hành văn của một cây
 bút nhiều kinh nghiệm nhưng bút hiệu lạ. Tỉnh Quảng Đông có 20 dư luận viên làm 
việc toàn thời gian chuyên viết bài cho các báo đảng và nhà nước CS. 

Theo một nhà báo với 20 năm kinh nghiệm viết báo tại Trung Cộng cho biết, khi có 
một vấn đề lớn như việc Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan chẳng hạn, cơ quan tuyên
 truyền của đảng liên lạc với các nhà báo, nhà bình luận và yêu cầu họ viết bài nhận
 xét. Dĩ nhiên nhận xét theo chủ trương của đảng CS. Các nhà báo nhà văn này 
được trả lương hậu hỉ hơn là các dư luận viên 50 Xu mỗi lời bình. 

Khi có một biến cố xã hội hay chính trị bùng nổ mà đảng không giấu được bình luận
 viên cấp cao viết bài ủng hộ chính sách đảng và bình luận viên cấp thấp viết lời
 bình tán dương. Lời bình của các dư luận viên không phải luôn luôn phải đi đúng
 với chính sách dài hạn của đảng nhưng phải đúng với chủ trương của đảng trong
 mỗi thời kỳ. Chẳng hạn, trong khủng hoảng tại Libya, các dư luận viên cấp cao 
tung ra hàng loạt bài đả kích Mỹ cho rằng các cuộc không tập của Mỹ chỉ là hành
 động đạo đức giả che đậy dưới mục đích chiếm nguồn dầu hỏa Libya. Nhiều khi 
chỉ có tính cách chiến thuật như tập trung ca ngợi “anh hùng” Shen Hao, tỉnh An
 Huy để kích thích lòng dân nhân dịp nào sinh nhật của y. 

Chủ động trong tranh luận và phản luận 

Giống như CS Đông Đức trước đây khi 
Bruce Springsteen đến trình diễn vào ngày
 19 tháng Bảy 1988 để đo lường thái độ 
của tuổi trẻ Đông Đức, Ban Tuyên Truyền 
Trung Ương đảng CSTQ cũng luôn thả bóng
 thăm dò mức độ chống đối của người dân
 qua một số vấn đề do đảng chủ động đem 
ra tranh luận. 

Năm 2009, theo Viện Hàn Lâm Khoa Học Xã
 Hội Trung Cộng, trong tổng kết “Xã hội Trung
 Quốc: Phân tích và dự đoán cho năm 2010” có đến một phần ba các chủ đề được
 đem ra bàn trên các diễn đàn đã không được bàn chính thức trên các cơ quan
 truyền thông báo chí của đảng. Đây là cơ hội cho các dư luận viện cấp cao và cấp
 thấp cùng hoạt động sôi nổi, kẻ viết bài, người viết phê bình, nhận xét với mục đích
 chung là hướng nhận thức của người dân đi theo quan điểm và các chính sách của
 đảng năm 2010. 

Đảng không đưa một số vấn đề lên các cơ quan truyền thông của đảng vì hai lý do
, thứ nhất, một số vấn đề như môi trường, đổi mới có nhiều khía cạnh nhạy cảm và
thứ hai, độc giả thường có khuynh hướng thích tham gia thảo luận trên các diễn đàn
 hơn là báo đảng như Nhân Dân Nhật Báo. 

Chiến thuật “biển người ảo” 

Trung Cộng cũng sử dụng chiến thuật “biển
 người ảo” giống như chiến thuật biển người
 thật của Mao trong chiến tranh Triều Tiên
 mà CSVN sử dụng nhiều lần sau đó trong 
chiến tranh xâm lăng Việt Nam Cộng Hòa. 
Đối với những vấn đề nóng bỏng, ba ngày 
trước khi cuộc tranh luận được trang mạng
 của đảng tung ra, dư luận viên dưới nhiều 
tên ảo tràn ngập các diễn đàn để tạo ra một
 nhận thức chung hợp với ý đảng. Đến ngày
 thứ tư, khi vấn đề được đem ra thảo luận, thật khó cho một lời bình khách quan nào
 có thể làm thay đổi nhận xét của quần chúng vốn đã bị cuốn sâu vào nhận thức sai
 trong ba ngày trước đó. 

Phóng viên Michael Bristow của đài BBC đưa ra ví dụ một trường hợp “biển người ảo”
 khác. Một người dân đăng một tin trên một blog phê bình hành vi của công an giao
 thông sau khi ông ta bị phạt. Ban đầu một số độc giả ủng hộ ông. Mười phút sau,
 một dư luận viên đọc được tin và báo với cấp trên. Một đội dư luận viên gồm 120
 người được điều động đến để gởi lời bình. Hai mươi phút sau phần lớn người viết
 lời bình đồng ý với cách xử của viên công an giao thông và cho người dân than
 phiền không đúng. Xong việc, đội dư luận viên được điều động đi nơi khác. Với 
120 chục dư luận viên và hàng ngàn tên internet khác nhau, quan điểm của quần
 chúng bị lèo lái sang ngã khác một cách dễ dàng. Ngay cả người dân phàn nàn
 tên công an kia biết đâu sau đó cũng có thể cho rằng mình đã sai. 

Các quốc gia CS đều sợ internet. Trung Cộng
 với 642 triệu người, 45.8 phần trăm dân số, 
dùng Internet theo thống kê 2014, lại càng lo 
sợ hơn. Internet là môi trường duy nhất tại 
Trung Cộng mà người dân có thể gióng lên
 tiếng nói. Lực lượng dư luận viên tuy đông
 đảo không thể đương đầu với khối quần 
chúng mấy trăm triệu người muốn biết sự thật
 về xã hội mà họ đang sống. Kỹ thuật kiểm soát
 internet dù tinh vi bao nhiêu cũng không thể 
ngăn chận được hết người dân lên tiếng. Về 
lâu dài các dư luận viên cũng bị lộ nguyên 
hình là những đảng viên của Đảng 50 Xu vì 
giá trị nguồn tin từ một tên internet vô danh sẽ không được ai tin. Người đọc đâu 
có quá dại khi tin vào những tên internet không thể kiểm chứng được. 

Hồ Cẩm Đào đã thử điều này khi ngồi “chat online” với dân chúng đầu năm 2008. 
Y run sợ và tức khắc đưa việc kiểm soát internet lên ưu tiên hàng đầu. Ý thức sự
 đe dọa của internet, nhiều lãnh đạo đảng CS đề nghị thay vì che giấu tin tức, hãy
 công bố mọi tin tức dù tiêu cực và tìm cách giải thích phù hợp với chủ trương của
 đảng. Cuộc đấu tranh còn tiếp diễn và còn dài nhưng rõ ràng phần thắng từng bước
 đang nghiêng về phía người dân và sự thật. 





Tham khảo: 

- Anne-Marie Brady, Marketing Dictatorship: Propaganda and Thought Work in 
Contemporary China, China Perspectives, 2010/1 
50 Cent Party in China 
- Zhang Lei, Invisible footprints of online commentators, Global Times Feb., 2010 
- China’s Guerrilla War for the Web, Far Eastern Economic Review, July 2008 
Sydney Morning Herald 
- Michael Bristow, China's internet 'spin doctors', BBC News, Beijing 2008

Không có nhận xét nào: