Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Hai, 8 tháng 7, 2024

Sinh Hoạt Nổi Bật Nhất Tuần Này Tại San Jose: Kính Mời Tham Dự Đại Lễ Khánh Thành Tượng Đài Chiến Sĩ Việt & Mỹ Tại San Jose! Và Kính Chuyển Tin Thế Giới Đó Đây Theo Dòng Thời Cuộc - Lê Văn Hải


Sinh Hoạt Nổi Bật Nhất Tuần Này Tại San Jose: Kính Mời Tham Dự Đại Lễ Khánh Thành Tượng Đài Chiến Sĩ Việt & Mỹ Tại San Jose!
Tượng Đài Chiến Sĩ Việt-Mỹ, không chỉ vinh danh Người Lính VNCH, mà là biểu tượng của tinh thần yêu chuộng tự do của người Mỹ gốc Việt, của tất cả Cộng Đồng!
<!>
Kính thưa Quý Vị trong Cộng Đồng,
-Tượng Đài Chiến Sĩ Việt Mỹ (TDCSVM), biểu tượng của người Việt Quốc Gia, để tưởng niệm các chiến sĩ VNCH và Đồng Minh Hoa Kỳ đã hiến thân cho công cuộc đấu tranh vì tự do cho miền Nam Việt Nam trên 20 năm. Trong thời gian hơn 2 tháng qua, đã xây dựng xong, và được Cộng Đồng và Hội Đồng thành Phố San Jose, long trọng khánh thành tuần này. Ngày vui chung chờ đợi đã lâu của cả Cộng Đồng!
Nên Kính Mong Quý Hội Đoàn Cựu Quân Nhân VNCH, Quý Đồng Hương Tham Dự Thật Đông:

Đại Lễ Khánh Thành!
Lúc 11 Giờ Sáng Thứ Bảy, Ngày 13 Tháng 7 Năm 2024 (Tuần Này)
Tại Vườn Truyền Thống Việt. 1499 Robert Ave, San Jose, Ca 95112.


Do Ủy Ban Thúc Đẩy Xây Dựng Tượng Đài, phối hợp với Hội Đồng Thành Phố (Thị Trưởng Matt Mahan và Biên Đoàn, Nghị Viên Khu Vực 7) tổ chức.
Gồm nhiều tiết mục đặc biệt:

•Nghi Thức Thượng Kỳ - Rước Quốc Quân Kỳ HK và VNCH
•Khánh Thành Tượng Đài
•Lễ Truy Điệu. Cầu nguyện theo nghi thức tôn giáo
•Phần Phát Biểu
•Chụp Hình Lưu Niệm
•Dùng thức ăn nhẹ.
*Văn Nghệ

Sự hiện diện của Quý Vị, là niềm khích lệ lớn lao cho Ban Tổ Chức chúng tôi. (Quý Cựu Quân Nhân xin mặc Quân Phục nếu có thể)

Trân trọng kính mời.
Mọi chi tiết, xin liên lạc:
Queenie Ngô, Phụ tá NV Biên Đoàn: (408) 535-4921
Hoàng Thưởng, Phụ Tá Điều Hợp, Ủy Ban Thúc Đẩy Xây Dựng Tượng Đài: (408) 219-4334


Chiều Hội Ngộ Đặc Biệt Dành Cho “Người Lính Năm Xưa!” Với Chủ Đề “Chúng Ta Mất Hết, Chỉ Còn Có Nhau!” Nhân Dịp Khánh Thành Tượng Đài Chiến Sĩ Việt Mỹ Tại San Jose. Do Người Lính LVH Khoản Đãi. Hoàn Toàn Miễn Phí!
Lúc 5 Giờ Chiều Thứ Bảy, Ngày 13 Tháng 7 Năm 2024
Tại Nhà Hàng Cao Nguyên, 2549 S. King Rd, San Jose, Ca 95122
Trong Tình “Huynh Đệ Chi Binh” sống chết có nhau! Cùng nâng ly chúc mừng! gần nửa thế kỷ kể từ 75, qua thời gian dài kiên trì kiếm đủ cách, chúng ta mới có một Tượng Đài vinh danh Đồng Đội của chúng ta đã nằm xuống! Trả lại danh dự cho những hình ảnh anh hùng, đã bị CS và bọn phản chiến bôi bẩn!

*Xin mặc quân phục
*Vì chỗ ngồi có hạn, Xin Quý Hội Đoàn Cựu Quân Nhân báo trước số người tham dự với:
-Huỳnh Trịnh Phương,
Phone:(408) 799-8218 Email:phuong_54@yahoo.com
Danh sách Quân Binh Chủng đã ghi danh tham dự:
-Nhảy Dù 14
-CSQG 10
-Pháo Binh 10
-Nữ Quân Nhân 5
-Trường Bộ Binh Thủ Đức 20



Nhân Lễ Khánh Thành, Bản Tường Trình Tóm Tắt của Ủy Ban Thúc Đẩy, Xây Dựng Tượng Đài Chiến Sĩ Việt & Mỹ (Thank You America) Tại Thành Phố San Jose.

Kính Thưa Quý Đồng Hương Tị Nạn Cộng Sản
Nơi đâu có người Người Việt định cư tại Hải Ngoại, Cộng Đồng nơi đó, dù to hay nhỏ, đều kiếm mọi cách, xây dựng một tượng đài:
-Đó là Tượng Đài Chiến Sĩ Việt Mỹ, nhằm ghi nhớ công ơn Các Chiến Sĩ VNCH và Đồng Minh, đã nằm xuống, để bảo vệ cho Miền Nam dân chủ tự do, trong cuộc chiến trên 20 năm, chống quân CS xâm lược.
Rất nhiều các thành phố rất nhỏ, so với thành phố lớn như San Jose, (lại là thành phố có đông người Việt cư ngụ đông nhất tại hải ngoại), thì đã làm được chuyện này dễ dàng, còn San Jose thì không! Phải mất hơn cả thập niên, mới đạt được mục tiêu.
Tượng đài mà cả cộng đồng vận động trên 12 năm nay, bao nhiêu lần hội họp, chính quyền hứa lên hứa xuống, nhưng bao năm rồi, vẫn chưa thấy đâu?

Tại sao thế?
Câu trả lời chính xác, chỉ vì người Việt tại San Jose chưa tranh đấu đúng mức, đúng đường. Chưa kiếm được đúng chiếc chìa khóa vàng, để mở cánh cửa!
Các chính trị gia tại đây, đã dùng dự án Tượng Đài như cái mồi câu phiếu cho mỗi kỳ bầu cử: “Cứ bầu cho tôi đi, tượng đài sẽ có!” Khi họ có chức rồi, dự án lại được cất vào…tủ lạnh! Bao nhiêu lần cộng đồng người Việt tại San Jose, được cho uống nước đường, nghe những lời hứa ngọt như thế! Vườn Truyền Thống Việt, bao nhiêu năm vẫn chưa hoàn tất, cũng vì tin vào chiêu trò chính trị, “họ hứa” này.
Hiểu được nguyên do này, một số các Cựu Quân Nhân có lòng với biểu tượng ý nghĩa này, vì Tổ Quốc, vì Tình Đồng Đội, cách đây hơn 3 năm, đã ngồi lại với nhau, thành lập một Ủy Ban, nhằm kiếm mọi cách đẩy dự án, vào tiến trình phải thực hiện.


Thành viên trong Ủy Ban, hầu hết là Những Người Lính Năm Xưa, gồm có:

-Lê Văn Hải, Trưởng Ban
-Ngô Tôn, Kế Hoạch
-Nguyễn Minh Đường, Phó Ban Nội Vụ
-Triệu Ngọc Hà, Phó Ban Ngoại Vụ
-Hoàng Thưởng, Phụ Tá

Ngoài ra còn có sự góp sức của Phương, Kiến trúc sư Thuyên và nhiều ân nhân ẩn danh khác.
Đàng sau có rất nhiều các đoàn thể Cựu Quân Nhân yểm trợ như:
-Các Hội Đoàn Quân Đội Trong Liên Hội CQN VNCH Bắc Cali
-Tập Thể Chiến Sĩ VNCH
-Lực Lượng Sĩ Quan Thủ Đức
-Hội Địa Phương Quân và Nghĩa Quân
-Hội Truyền Thông Người Việt Bắc Cali.
Với mục tiêu, bằng mọi cách, thúc đẩy giới chính quyền đã hứa, thì phải thực hiện! Kiếm cách mở lại hồ sơ dự án xây dựng, đã bị “đông lạnh” nhiều lần.

Có bắt tay vào việc, mới thấy nhiêu khê!
Đầu tiên là ngân sách. Mới đầu tượng đài dự tính nằm trên đất Quận Hạt Santa Clara, nên ngân sách xây dựng do quận hạt nắm giữ, cuối cùng quyết định nằm trên đất thành phố San Jose, khu vực 7, trong Vườn Truyền Thống Việt. Việc chuyển ngân sách về thành phố, không ngờ phải qua rất nhiều giai đoạn khó khăn, chưa kể như tiền chùa, bị hao hụt cho nhiều mục đích khác. Có lần một giới chức chính quyền liên hệ từ chối: “Không đủ ngân sách thực hiện!” Ủy Ban đã đề nghị, ứng trước ngay 100 ngàn, để bắt tay tiến hành. Đủ để thấy, Ủy Ban với quyết tâm, sẵn sàng bỏ công, bỏ của, miễn là đạt được mục đích!
Rồi chuyện chi, qua một giai đoạn khó khăn khác, nào phải thông qua bản vẽ, mô hình tượng, phải thông qua nhiều ý kiến, cư dân quanh khu vực, nhất là ý kiến quần chúng. Hội đủ điều kiện rồi mới chuẩn chi!
Để đạt được mục đích này, Ủy Ban đã phải thực hiện, gần hàng chục bữa tiệc thân mật, với giới chức chính quyền liên hệ, để thúc đẩy cho công việc trôi chảy, qua từng giai đoạn một.
Một cửa không ngờ khó khăn cuối cùng phải đi qua, không qua được cửa này, coi như bế tắc! gần như lại phải thực hiện lại từ đầu! Đó là phải có được sự đồng ý của đa số thành viên của “Public Art” (Ban Nghệ Thuật Công Cộng của Thành Phố) Tượng ra sao? Điêu khắc gia nào thực hiện! đủ tiêu chuẩn mỹ thuật hay không…vv...

Qua được cửa này, thành phố mới bắt đầu chi tiền, điêu khắc gia mới bắt đầu có ngân quỹ thực hiện.
Nhân dịp Mừng Lễ Khánh Thành Tượng Đài, Ủy Ban xin được tường trình chút công tác đã làm, không phải kể công, mà như một bản báo cáo về sự đóng góp khiêm nhường của Ủy Ban, trong công tác hình thành tượng đài, là niềm hãnh diện chung của tất cả Cộng Đồng Người Việt Tị Nạn CS tại San Jose ra sao.


Một Lần Nữa: Chào Mừng Tượng Đài Chiến Sĩ Việt Mỹ (Thanks America) Hoàn Tất Khánh Thành Trong Tuần Này! Giấc mơ đã thành…hiện thực! Chúc Mừng Cộng Đồng!
San Jose, ngày 8 tháng 7 năm 2024
Thay mặt Ủy Ban

Người Lính Lê Văn Hải.


Tin Quốc Tế Đó Đây
Hezbollah Phóng Rocket Từ Lebanon Sang Do Thái, Khiến Một Người Bị Thương


(Ảnh AFP, minh họa: Một đợt pháo kích của Do Thái vào miền Nam Lebanon.)
-Một người Do Thái bị thương nặng và hỏa hoạn bùng phát khắp các cộng đồng biên giới phía Bắc của Do Thái, khi một loạt rocket được phóng từ Lebanon sang Do Thái hôm 7/7/2024.
Cơ quan y tế Do Thái cho biết, một người đàn ông 28 tuổi trong tình trạng nghiêm trọng đã được đưa đến bệnh viện để chữa trị thêm.

Trong khi đó, hỏa hoạn bùng phát ở nhiều địa điểm khác nhau, bao gồm cả Cao nguyên Golan, nơi người dân địa phương cùng với lính cứu hỏa cả trên mặt đất lẫn trên không cố gắng dập tắt các đám cháy lan trên những cánh đồng trồng trọt và các khu đất trống.
Hezbollah tuyên bố đã bắn rocket vào một căn cứ quân sự.
Một tuyên bố của phát ngôn viên quân đội Do Thái cho biết, khoảng 20 quả được xác định bay từ Lebanon tới khu vực Lower Galilee, và một số trong số đó đã bị Hệ thống phòng thủ trên không của IDF đánh chặn.

Nhóm được Iran hậu thuẫn và Do Thái đã giao tranh trong gần 9 tháng song song với cuộc xung đột ở Gaza, làm dấy lên lo ngại về một cuộc chiến toàn diện giữa các đối thủ được trang bị nhiều loại vũ khí.
Hezbollah tuyên bố rằng chiến dịch tấn công bằng phi đạn và máy bay không người lái của họ vào miền Bắc Do Thái là nhằm để hỗ trợ người Palestine chịu cảnh bắn phá của Do Thái ở Gaza.


Iran Bầu Một Nhà Cải Cách Làm Tổng Thống


(Hình AFP - Atta Kenare: Massoud Pezeshkian, chủ trương cải cách, đắc cử Tổng thống Iran trong cuộc bỏ phiếu ngày 5/7/2024.)
-Dân biểu cải cách Massoud Pezeshkian đã đắc cử Tổng thống Iran với hơn 16 triệu phiếu bầu ở vòng 2, được tổ chức ngày 5/7/2024. Đối thủ của ông là Saeed Jalili, thuộc phe siêu bảo thủ, kêu gọi những người ủng hộ "tôn trọng" kết quả và hứa "sẽ nỗ lực hết sức để giúp" Tổng thống tân cử.
Dân biểu 69 tuổi của thành phố Tabriz, tây bắc Iran, không thực sự được chú ý khi đơn ứng cử Tổng thống của ông được Hội đồng Giám hộ Iran chấp nhận, cùng với 5 ứng cử viên bảo thủ khác. Là Bác sĩ phẫu thuật tim, ông được người dân Iran biết đến khi giữ chức Bộ trưởng Y Tế trong nhiệm kỳ hai của Tổng thống cải cách Mohammad Khatami. Trong suốt quá trình vận động tranh cử, ông thường xuyên chỉ trích tình trạng phân biệt chủng tộc mà chính ông là nạn nhân vì có cha là người Azeri và mẹ là người Kurdistan. Ông cũng lên án tình trạng bạo lực và trấn áp đối với phong trào Phụ nữ-Cuộc sống-Tự Do, xuất phát từ tỉnh Kurdistan, quê của thiếu nữ Mahsa Amini bị chết trong lúc bị giam.

Ngay khi đắc cử, ông khẳng định sẽ theo đúng chỉ thị của lãnh tụ tinh thần tối cao nhưng cũng muốn hành động để mở cửa đất nước trở lại với cộng đồng quốc tế. Trên mạng X, ông cho biết "con đường trước mắt rất khó khăn và sẽ chỉ được dễ dàng với sự hợp tác, đồng cảm và tin tưởng" của người dân Iran. Tổng thống tân cử Iran sẽ phải đối mặt với những thách thức lớn nào? Thông tín viên Siavosh Gazhi của Đài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI)tại Tehran giải thích:
"Phe cải cách đã giành được chiến thắng đáng kể sau khi kêu gọi được những cử tri vắng mặt ở vòng 1 dồn phiếu để chặn đường của ứng viên siêu bảo thủ Saeed Jalili. Nhận được hơn 16 triệu phiếu bầu, so với 13 triệu của đối thủ, ông Massoud Pezeshkian có thể hài lòng về tất cả. Phe cải cách đã huy động được thành công một bộ phận cử tri truyền thống ở nhiều vùng vẫn thường xuyên tẩy chay bầu cử trong những năm gần đây.

Ông Massoud Pezeshkian hứa nới lỏng các quy định về mang khăn trùm đầu Hồi giáo, chấm dứt lực lượng cảnh sát đạo đức, đối thoại cởi mở với phương Tây để tìm cách dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt của Mỹ và Âu Châu đang tác động nặng nề đến nền kinh tế Iran.
Tuy nhiên, nhiệm vụ của ông được cho là khó khăn. Về mặt đối nội, ông phải phối hợp với những tổ chức lãnh đạo khác, trong đó có Quốc hội hiện do phe bảo thủ kiểm soát. Về đối ngoại, viễn cảnh ông Donald Trump trở lại nắm quyền ở Hoa Kỳ dập tắt cơ hội nối lại đối thoại để tái lập thỏa thuận nguyên tử 2015, trong khi đó Iran vẫn theo đuổi chương trình nguyên tử với tốc độ nhanh".


Nga Tuyên Bố Tấn Công 2 Hệ Thống Patriot của Ukraine


(Ảnh REUTERS, minh họa: Tổng thống Ukraine, ông Volodymyr Zelenskyy chụp ảnh với các binh sĩ trong chuyến thăm một cơ sở huấn luyện quân sự để tìm hiểu về việc huấn luyện lính Ukraine về hệ thống Patriot tại một địa điểm ở Đức hồi tháng 6/2023.)
-Hôm 7/7/2024, Nga tuyên bố đã tấn công hai hệ thống phòng không Patriot, nhưng Ukraine cho biết Mạc Tư Khoa đã bắn trúng các mục tiêu "mồi nhử", vốn được thiết kế để gây lãng phí các phi đạn đắt tiền của đối phương.

Bộ Quốc phòng Nga cho biết trong một tuyên bố rằng cuộc tấn công diễn ra ở khu vực cảng Yuzhne ở Biển Đen, đồng thời nói thêm rằng một trạm radar cũng bị phá hủy. Nga cho biết phi đạn-đạn đạo Iskander-M đã được sử dụng.
Bình luận về các video về cuộc tấn công lan truyền trên mạng xã hội, chỉ huy lực lượng không quân Ukraine Mykola O Meatchuk cho biết trong một bài đăng trên Telegram vào tối 6/7 rằng Nga đã tấn công các hệ thống Patriot "mồi nhử" của Ukraine.

Thông tấn xã Reuters không thể xác minh độc lập tuyên bố của hai bên.
Ukraine trước đây đã trưng bày các "mồi nhử" rẻ tiền được chế tạo trông giống như các hệ thống phi đạn và phòng không trị giá hàng triệu Mỹ kim của phương Tây mà Mạc Tư Khoa đang săn lùng ở Ukraine.
Hệ thống Patriot, vốn tỏ ra rất hiệu quả trong cuộc chiến này và Ukraine có rất ít hệ thống này, nằm trong danh sách mục tiêu hàng đầu của Mạc Tư Khoa.
Ông Oleshchuk nói thêm rằng Nga cũng đã tấn công các máy bay "mồi nhử" trong một cuộc tấn công bằng phi đạn vào phi trường quân sự Ukraine hôm 3/7.
Một đoạn video do Bộ Quốc phòng Nga công bố trên Telegram cho thấy các vụ nổ xảy ra vào ban ngày trên vùng đất không có người ở gần bờ biển, sau khi phóng to để xác định các vật thể.

Nga Gia Tăng Oanh Kích Phi trường, Ngăn Ukraine Nhận F-16


(Ảnh AP - Bo Amstrup, minh họa: Một chiến đấu cơ F-16 tại Vojens, Đan Mạch ngày 25/5/2023. Đan Mạch tham gia huấn luyện phi công Ukraine sử dụng F-16.)
-Ngày 7/7/2024, Mạc Tư Khoa khẳng định phi đạn Iskanders của Nga đã phá hủy hai giàn phóng phi đạn địa-đối-không Patriot ở khu vực cảng Youzhne, vùng Odessa, miền Nam Ukraine. Phi đạn Patriot và chiến đấu cơ F-16 được Kyiv kỳ vọng giúp củng cố hệ thống phòng không. Trong bối cảnh những chiếc F-16 đầu tiên chuẩn bị được giao cho Kyiv trong tháng 7, Nga không ngừng oanh kích các căn cứ không quân ở Ukraine.
Theo thông tin từ phía Nga cũng như phương Tây, được trang Le Monde ngày 6/7 trích dẫn, nhiều căn cứ của Ukraine đã bị oanh kích trên quy mô lớn. Bắt đầu từ Myrhorod, ở vùng Poltava, miền Trung Ukraine ngày 1 và 2/7, tiếp theo là phi trường Dolgintsevo, ở vùng Dnipropetrovsk, cách chiến tuyến 80 cây số, theo thông báo ngày 4/7 của Bộ Quốc phòng Nga. Phía Mạc Tư Khoa khẳng định đã phá hủy ít nhất 6 chiến đấu cơ của Ukraine. Chính quyền Kyiv không phủ nhận nhưng cố tìm cách giảm thiểu thiệt hại.

Đây không phải là lần đầu tiên quân Nga nhắm đến các căn cứ không quân của Ukraine nhưng những đợt oanh kích gần đây được tiến hành trên quy mô lớn và dày đặc hơn sau khi những chiếc F-16 đầu tiên đã được đưa đến Lỗ Ma Ni. Cũng tại nước láng giềng này, một trung tâm huấn luyện cho phi công Ukraine đã được thành lập vào cuối năm 2023.
Đầu năm 2023, các nước đồng minh phương Tây hứa cung cấp cho Kyiv 95 chiến đấu cơ do Mỹ sản xuất cho đến năm 2028, trong đó 30 chiếc đến từ Bỉ, 24 từ Hòa Lan, 20 từ Na Uy, 19 của Đan Mạch. Còn vào cuối tháng 5/2024, Thụy Điện cho biết sẽ gửi một máy bay loại Awacs để thu thập thông tin và điều phối hoạt động với chiến đấu cơ F-16.
Dù tiến chậm trên chiến trường, lần lượt trong hai ngày 6 và 7/7, Nga khẳng định chiếm được hai làng Sokil và Tchigari, ở tỉnh Donetsk, miền Đông Ukraine. Trong đêm 6-7/7, một kho chất nổ ở vùng biên giới Voronej của Nga đã phát nổ và bốc cháy do mảnh vỡ của drone Ukraine, bị hệ thống phòng không Nga bắn hạ.


Ukraine Dùng Drone Tấn Công Kho Đạn Bên Trong Lãnh Thổ Nga


(Ảnh REUTERS: Một máy bay không người lái (drone) của Ukraine.)
-Hôm 7/7/2024, nột nguồn tin an ninh cho biết các máy bay không người lái (drone) của Ukraine đã tấn công một kho đạn bên trong nước Nga trong đêm, và có "khả năng cao" xảy ra các vụ nổ tại các khu công nghiệp-quân sự của Nga trong tương lai gần.
Nguồn tin yêu cầu giấu tên nói với thông tấn xã Reuters rằng cơ sở lưu trữ đạn dược rộng 9.000 mét vuông nằm ở vùng Voronezh của Nga, giáp với một phần phía đông bắc Ukraine mà Nga chiếm đóng kể từ năm 2022.

Theo nguồn tin, Nga đã cất giữ các phi đạn đất đối đất và đất đối không, đạn chống tăng, đạn pháo và đạn tại kho này.
Theo nguồn tin, kho vũ khí nằm gần làng Sergeyevka, cách lãnh thổ do Kyiv kiểm soát gần nhất khoảng 85 dặm.
Kể từ khi Nga xâm chiếm nước này vào năm 2022, Ukraine đã xây dựng một đội máy bay không người lái tầm xa để có khả năng tấn công các mục tiêu sâu bên trong nước Nga.
Nguồn tin cho biết: "Trong tương lai gần nhất, vẫn có khả năng cao xảy ra các vụ nổ bất ngờ tại các cơ sở công nghiệp-quân sự của Nga, nơi đang hoạt động (để cung cấp) cho cuộc chiến chống Ukraine".


TT Putin Tái Khẳng Định Chỉ Ngừng Chiến Khi Ukraine Rút Hết Quân Khỏi 4 Vùng Bị Nga Chiếm Đóng


(Hình AP - Valeriy Sharifulin, Sputnik, Ðiện Cẩm Linh Pool: Tổng thống Nga Vladimir Putin (phải) tiếp Thủ tướng Hung Gia Lợi Viktor Orban tại Ðiện Cẩm Linh, Mạc Tư Khoa, ngày 6/7/2024.)
-Khi tiếp Thủ tướng Hung Gia Lợi Viktor Orban tại Ðiện Cẩm Linh ngày 5/7/2024, Tổng thống Vladimir Putin nhắc lại "Nga muốn chấm dứt hoàn toàn cuộc xung đột" với điều kiện "quân đội Ukraine phải rút hết khỏi các nước Cộng hòa (tự xưng) Donetsk và Lugansk, cũng như các vùng Zaporijjia và Kherson". Thủ tướng Viktor Orban cho rằng "còn phải vượt qua nhiều chặng" để "chấm dứt chiến tranh" và "thiết lập hòa bình".
Tuy nhiên, theo thông tấn xã AFP, chuyến công du Mạc Tư Khoa của ông Viktor Orban bị các nước đồng minh phương Tây của Ukraine chỉ trích mạnh mẽ. Ngày 5/7, Hoa Kỳ bày tỏ "quan ngại về lựa chọn công du Mạc Tư Khoa của Thủ tướng Orban". Phát ngôn viên Tòa Bạch Ốc Karine Jean-Pierre cho rằng "chuyến công du sẽ không giúp thúc đẩy tiến triển hòa bình và phản tác dụng đối với việc ủng hộ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và độc lập của Ukraine".

Về phía NATO, Tổng Thư ký Jens Stoltenberg cho biết Thủ tướng Hung Gia Lợi "có thông báo cho khối về chuyến thăm" nhưng ông "không đại diện cho Liên Minh Bắc Đại Tây Dương". Trước đó, Brussels khẳng định Thủ tướng Hung Gia Lợi, nước đang giữ chức Chủ tịch luân phiên của khối, không được Liên Hiệp Âu Châu "ủy quyền" và chuyến công du "chỉ nằm trong khuôn khổ quan hệ song phương giữa Hung Gia Lợi và Nga".
Theo thông tín viên Florence Labruyère của Đài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI)tại Budapest, ông Viktor Orban cố tình gây nhập nhằng khi thể hiện gần gũi với Tổng thống Putin trong thời gian đảm nhiệm chức Chủ tịch luân phiên Liên Hiệp Âu Châu từ ngày 1/7.
"Thêm một lần nữa, ông Viktor Orban lại thách thức Âu Châu. Ba ngày sau khi đến Kyiv để yêu cầu Tổng thống Ukraine chấp nhận ngừng bắn, lãnh đạo Hung Gia Lợi đến Mạc Tư Khoa gặp ông Vladimir Putin. Thế nhưng chức Chủ tịch luân phiên của Liên Hiệp Âu Châu chỉ giữ nhiệm vụ điều phối lịch hoạt động của các nước thành viên. Ông Viktor Orban vượt quá chức năng của mình. Chủ tịch Hội Đồng Âu Châu Charles Michel và người đứng đầu ngành ngoại giao Âu Châu Joseph Borrell nhắc lại là ông Viktor Orban không được ủy thác để nhân danh Liên Hiệp Âu Châu đối thoại với Putin.

Tuy nhiên, Thủ tướng Hung Gia Lợi tự trao quyền khi tuyên bố: "Tôi là một công cụ phục vụ Chúa và những người muốn hòa bình". Ông Viktor Orban cảm tưởng như được mọc thêm cánh vì ông đang thành lập một nhóm mới ở Nghị Viện Âu Châu, mang tên "Những người yêu nước". Liên minh này, gồm nhiều đảng cực hữu, trong đó có đảng Pháp Tập Hợp Dân Tộc của bà Marine Le Pen, có thể trở thành nhóm lớn thứ ba ở Nghị Viện Âu Châu.
Vừa mới ngồi vào ghế Chủ tịch luân phiên Liên Hiệp Âu Châu, ông Viktor Orban muốn áp đặt tầm nhìn của ông đối với các nhà lãnh đạo Âu Châu khác. Đó là lập trường của một người ủng hộ chủ quyền quốc gia, quyết tâm phá hủy chính sách đối ngoại của Âu Châu".


Đô Vật Nga Không Tham Dự Olympic Paris 2024


(Hình REUTERS - Yara Nardi: Vòng tròn biểu tượng Thế Vận Hội trên quảng trường Trocadero, Paris, phía xa là tháp Eiffel, ngày 3/7/2024.)
-Tại Thế Vận Hội Paris, diễn ra từ ngày 26/7 đến 11/08/2024, có 54 vận đông viên Nga và 28 vận động viên Belarus tham gia thi đấu dưới màu cờ trung lập. Tuy nhiên, các đô vật Nga, nổi tiếng mạnh nhất thế giới, sẽ không tham dự.
Ngày 6/7, Liên đoàn Đấu vật Nga đã nhất trí từ chối lời mời của Ủy Ban Thế Vận CIO gửi đến một số đô vật. Thông tín viên Julian Colling của Đài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) tại Mạc Tư Khoa cho biết thêm:
"Theo Liên đoàn Đấu vật Nga, quyết định không đến Paris đã được tất cả các đô vật Nga và huấn luyện viên nhất trí thông qua. Trong thông cáo ngày 6/7, Liên đoàn Đấu vật Nga cũng lên án hành động "chơi không đẹp" của Ủy Ban Thế Vận mà theo họ sẽ dẫn đến một "cuộc tranh tài giả tạo nực cười" vào cuối tháng 07.

Vấn đề đối với Nga là chỉ một phần đô vật trong đội tuyển Nga, cụ thể là chỉ có 10 trên 16 người, chứ không phải là toàn bộ, được phép đến Pháp. Và nhất là những đô vật được mời dường như lại không phải là những người có triển vọng giành được huy chương nhất. Ví dụ đô vật Abdulrashid Sadulaev, 2 lần giành huy chương Thế Vận Hội hoặc Zaur Uguev, 2 lần vô địch thế giới, đều không được ban tổ chức Thế Vận Hội mời.
Chủ tịch Liên đoàn Đô vật Nga Mikhaïl Mamiashvili chỉ trích "thế giới đấu vật công bằng đã đánh mất cơ hội cuối cùng để chứng kiến cuộc so tài giữa những võ sĩ giỏi nhất". Ông cũng cho rằng Ủy Ban Thế Vận "độc tài" khi tự cho quyền dàn xếp việc lựa chọn.
Cần nhắc lại là Liên đoàn Judo Nga cũng đưa ra quyết định tương tự hôm 28/6 và không cử bất kỳ võ sĩ judo nào đủ điều kiện đến Pháp".


Bầu Cử Hạ Viện: Cử Tri Pháp Được Mời Bỏ Phiếu Vòng II Cho Một Kỳ Bầu Cử Mấu Chốt


(Hình AFP - Ludovic Marin: Một điểm bỏ phiếu bầu Hạ viện Pháp vòng 2 ở Touquet, miền Bắc Pháp, ngày 7/7/2024.)
-Hôm 7/7/2024, hơn 43 triệu cử tri Pháp được kêu gọi bỏ phiếu vòng 2 cho kỳ bầu cử Lập pháp "lịch sử", bầu chọn 501 Dân biểu. Hạ viện mới sẽ gồm 577 Dân biểu nhưng có 76 Dân biểu đã đắc cử ngay từ vòng 1 hôm 30/6. Tỷ lệ tham gia bỏ phiếu, một trong những số liệu được theo dõi sát sao nhất, sẽ là chìa khóa xác định diện mạo chính trị Pháp.
Tại Pháp, các phòng phiếu mở cửa từ 8 giờ sáng và đóng cửa phần lớn vào lúc 18 giờ, riêng tại các thành phố sẽ là 20 giờ. Cử tri Pháp ở vùng lãnh thổ hải ngoại đã bỏ phiếu từ hôm 6/7. Các kiều dân Pháp ở ngoại quốc đã được gọi đi bầu sớm hơn, trong hai ngày 3 và 4/7/2024. Những kết quả đầu tiên và các ước tính sơ bộ sẽ được công bố từ 20 giờ tối nay 7/7.

Tỷ lệ tham gia bỏ phiếu là một trong các số liệu được theo dõi chặt chẽ nhất. Trong vòng một, tỷ lệ cử tri tham gia đi bầu là 66%, mức cao nhất tính từ năm 1997.
Theo kết quả vòng một, Tập hợp Dân Tộc RN và các đảng liên minh đã về đầu với 33,15% phiếu bầu, Mặt Trận Bình Dân Mới, quy tụ các đảng cánh tả và cực tả Nước Pháp Bất Khuất LFI về nhì khi thu được 28,06% số phiếu cử tri, bỏ xa đảng Đồng Lòng (Ensemble) của Tổng thống Macron, chỉ được 20,04% số phiếu ủng hộ.
Lực lượng an ninh cũng đã được báo động về nguy cơ xảy ra bạo động vào tối 7/7 sau khi kết quả bầu cử được công bố. Hơn 30 ngàn cảnh sát và hiến binh đã được huy động.

Các phòng phiếu ở vùng hải ngoại Nouvelle Calédonie, nam Thái Bình Dương, đã đóng cửa. Theo thông tấn xã AFP, khoảng 3.500 cảnh sát và hiến binh đã được huy động để bảo đảm cho cuộc bầu cử diễn ra an toàn. Mọi cuộc tụ tập bị cấm từ sáng 06 đến tối 7/7, lệnh giới nghiêm, có hiệu lực từ khi xảy ra bạo động cách đây 2 tháng, được triển hạn đến ngày 15/7. Thông tín viên Charlotte Mannevy của Đài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) tường trình từ Nouméa:
"Tỉ lệ tham gia bỏ phiếu ở Nouvelle Calédonie chạm ngưỡng kỉ lục. Đến giữa ngày 7/7, tại phần lớn 33 xã, khoảng 50-60% cử tri đã đi bỏ phiếu, cao gấp đôi so với kỳ bầu cử Hạ viện năm 2022. Đến tối nay (theo giờ địa phương), tỉ lệ này có thể lên đến 80%.
Cần phải nói là ở đây, cử tri đi bỏ phiếu trong bối cảnh rất đặc biệt: Hai tháng sau khi bạo động bùng nổ ở quần đảo khiến 9 người chết và gây thiệt hại 2,2 tỉ Euro, an ninh vẫn chưa hoàn toàn được bảo đảm ở một số nơi. Cuộc bầu cử còn làm trầm trọng thêm những chia rẽ trong xã hội và biến thành một cuộc trưng cầu dân ý "ủng hộ" hay "chống" nước Pháp. Hôm nay, cờ của phe đòi độc lập và quốc kỳ Pháp lại được treo trên đường phố thủ phủ.
Cũng cần lưu ý là trái với vòng 1, tất cả các phòng phiếu đã mở cửa được vào buổi sáng hôm nay. Tuần trước, các phòng phiếu ở Houailou bên bờ Đông đã phải đóng cửa vì bị những người phản đối cải cách cử tri đoàn chặn lại".


Hạ Viện và Vai Trò Trung Tâm Trong Nền Dân Chủ Pháp


(Hình REUTERS / Benoit Tessier: Trụ sở Hạ viện Pháp, tại thủ đô Paris, ngày 27/6/2024.)
-Ra đời từ ngày 17/6/1879, Hạ viện Pháp có 2 chức năng chính: Ra luật và giám sát hoạt động của chính phủ, được xem là có vị trí trung tâm trong nền Dân chủ Pháp. Kết quả bầu cử Hạ viện qua 2 vòng cho phép xác định đảng nào chiếm được đa số, và liệu có đảng nào chiếm được đa số tuyệt đối để giành được ví trí Thủ tướng hay không.
Hạ viện mới được bầu với nhiệm kỳ 5 năm, gồm 577 Dân biểu. Theo trang mạng của Hạ viện Pháp, mặc dù phương thức bầu cử là phổ thông đầu phiếu, các Dân biểu được bầu theo các đơn vị bầu cử, nhưng mỗi ứng viên đắc cử Dân biểu đều trở thành đại diện cho toàn bộ nhân dân chứ không phải chỉ cho các cử tri trong khu vực bầu cử của mình. Thế nên các Dân biểu không phải phát ngôn viên cho các cử tri của một khu vực bầu cử nhất định, họ hành động vì lợi ích chung của toàn thể quốc gia.

Các Dân biểu thường tập hợp thành từng nhóm chính trị tại Hạ viện (ít nhất 15 Dân biểu/nhóm). Điều này không bắt buộc, nhưng mang tính phổ thông bởi mang lại cho họ nhiều lợi thế, chẳng hạn tính đại diện chính trị, thời gian chất vấn chính phủ, hay tài chính. Các nhóm chính trị sẽ có đại diện tại Văn phòng Hạ viện và trong các ủy ban thường trực của Hạ viện, tương ứng với số Dân biểu của từng đảng phái.
Phiên họp đầu tiên của Hạ viện mới được bầu sẽ do Dân biểu lớn tuổi nhất chủ trì, để bầu chọn Chủ tịch Hạ viện qua phương thức bỏ phiếu kín. Nếu không Dân biểu nào đạt được đa số tuyệt đối trong hai vòng bỏ phiếu đầu tiên thì ở vòng bỏ phiếu thứ ba, chỉ cần đa số tương đối là đủ. Nếu những người về đầu bằng điểm nhau, thì người lớn tuổi nhất sẽ được chọn là Chủ tịch Hạ viện.
Chủ tịch Hạ viện có vai trò quan trọng trong đời sống chính trị Pháp. Không chỉ là người điều hành hoạt động của Hạ viện, Chủ tịch Hạ viện còn có quyền bổ nhiệm một số viên chức tại các định chế ngoài Quốc hội.... Chẳng hạn, Chủ tịch Hạ viện bắt buộc phải được Tổng thống tham vấn trong một số trường hợp như giải tán Hạ viện (theo điều 12 Hiến Pháp), trao cho Tổng thống thêm một số quyền hành đặc biệt (theo điều 16 Hiến Pháp).
Cùng với Tổng thống Pháp và Chủ tịch Thượng Viện, Chủ tịch Hạ viện đồng bổ nhiệm các thành viên của Hội Đồng Bảo Hiến. Chủ tịch Hạ viện cũng là người bổ nhiệm thành viên của một số hội đồng và các cơ quan hành chính độc lập quan trọng như Cơ quan điều phối truyền thông, nghe nhìn và kỹ thuật số, Ủy ban quốc gia về thông tin và các quyền tự do, Cơ quan cấp cao về minh bạch trong đời sống công...


Đức Chấp Nhận Hai Quốc Tịch

-Ngày 27/6/2024, chính phủ Đức vừa thông qua một cuộc cải cách có ý nghĩa lịch sử. Lần đầu tiên, những người có quốc tịch ngoài Âu Châu được phép có thêm quốc tịch Đức.
Đảng Dân chủ Thiên Chúa giáo tuyên bố sẽ đảo ngược lại quyết định này, nếu lên nắm quyền. Thông tín viên Pascal Thibaut của Đài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) tường trình từ Bá Linh:
"Đối với phía cánh tả, trước hết với đảng Xanh, đây là một thay đổi cách mạng triệt để, cho phép hiện đại hóa đất nước với việc khiến cho nước Đức trở nên rộng mở hơn với dân nhập cư. Ngược lại, đối với cánh hữu và cực hữu, với quyết định này chính quyền đã hạ giá quốc tịch Đức, và khuyến khích thêm nhiều người ngoại quốc đến Đức, trong lúc lẽ ra vào thời điểm hiện nay, cần kiểm soát chặt hơn việc nhập cư.

Như vậy, một trong các cuộc cải cách xã hội chủ chốt của chính phủ đương nhiệm chính thức có hiệu lực kể từ hôm nay. Cải cách này tạo thuận lợi cho việc cấp quốc tịch Đức với việc rút ngắn thời hạn xét duyệt, từ 8 năm trước đây rút còn 5 năm. Đối với những người hội nhập tốt - hoạt động tích cực về mặt xã hội, thời hạn này có thể rút xuống chỉ còn 3 năm.
Một thay đổi lớn khác, đó là quyền có hai quốc tịch giờ đây trở thành nguyên tắc chung, trong lúc nước Đức cho đến hiện tại, điều này chỉ được phép đối với các công dân thuộc Liên Hiệp Âu Châu và Thụy Sĩ.
Chính quyền Đức dự kiến sẽ có một làn sóng đơn xin nhập quốc tịch, bất chấp việc người nộp đơn sẽ phải xếp hàng chờ rất lâu. Khoảng 200.000 hồ sơ hiện đang chờ giải quyết, chỉ tính riêng tại các thành phố lớn, theo một thăm dò. Năm 2023, đã có 200.000 người nhận được quốc tịch Đức, số lượng cao nhất kể từ năm 2000".


Quân Đội Đức Bỏ Căn Cứ Không Quân ở Niger


(Hình AFP: Một máy bay của không quân Đức trên phi đạo phi trường Diori Hamani, Niamey, thủ đô của Niger, ngày 22/9/2023.)
-Kể từ ngày 31/8/2024, quân đội Đức ngừng khai thác căn cứ vận tải hàng không ở Niger. Ngày 6/7, Bộ Quốc phòng Đức cho biết là các cuộc đàm phán đã thất bại và quân đội Đức sẽ rút lực lượng còn lại. Niger, cùng với Mali và Burkina Faso, vừa thành lập hợp bang, chính thức tách khỏi Cộng Đồng Kinh Tế Tây Phi.
Cả ba quốc gia vùng Sahel hiện giờ đều do tập đoàn quân sự điều hành sau các cuộc đảo chính, cắt đứt quan hệ với Pháp và Mỹ để xích lại gần với Nga và Iran. Theo thông tấn xã AFP, cuối tháng 5, Đức và Niger đạt được một thỏa thuận tạm thời cho phép quân đội Đức tiếp tục khai thác căn cứ vận tải hàng không ở Niamey cho đến ngày 31/08.

Tuy nhiên, các cuộc đàm phán về triển hạn không mang lại kết quả, cho nên Bá Linh thông báo "ngừng hợp tác quân sự với Niger". Thực ra, chỉ còn khoảng 38 quân nhân Đức, cùng với 33 cộng tác viên của các công ty Đức và ngoại quốc còn hoạt động tại căn cứ. Đây cũng là địa điểm để tiến hành hiện hoạt động di tản công dân Đức ở Phi Châu.
Một dấu hiệu khác cho thấy ba nước vùng Sahel đoạn tuyệt với phương Tây và các đồng minh là quyết định thành lập hợp bang giữa Niger, Burkina Faso và Mali, được đưa ra trong cuộc họp thượng đỉnh đầu tiên ngày ngày 6/7 ở Niamey (Niger). Hợp bang này thay cho Liên minh các nước vùng Sahel (AES), được thành lập tháng 9/2023. Trong thông cáo chung, ba nước khẳng định việc thành lập hợp bang nhằm mục đích "vượt thêm một chặng để hướng đến hội nhập sâu rộng hơn giữa các nước thành viên".
Trước đó, phát biểu tại lễ khai mạc, lãnh đạo chế độ quân sự Niger, Abdourahamane Tiani khẳng định 72 triệu dân của 3 nước đã "hoàn toàn quay lưng lại với Cedeao" Cộng đồng Kinh tế Tây Phi. Vào tháng 01/2024, ba nước này đã thông báo rời khỏi khối. Tướng Tiani kêu gọi ba nước hình thành một "giải pháp thay thế", "một cộng đồng thoát khỏi sự kiểm soát của các thế lực bên ngoài".
Phía Cedeao cũng tổ chức họp thượng đỉnh ngày 7/7 tại Abuja (Nigeria). Mối quan hệ với ba nước Niger, Burkina Faso và Mali sẽ nằm trong chương trình nghị sự.


Nhật Bản: Song Đấu Giữa Hai Nữ ứng Viên Dành Quyền Lãnh Đạo Thành Phố Tokyo


(Hình AP / Eugene Hoshiko / Yuichi Yamazaki / Montage RFI: Nữ Thống đốc Tokyo mãn nhiệm Yuriko Koike (trái) và bà Renho là hai ứng viên cho cuộc bầu cử Thống đốc thủ đô Tokyo của Nhật Bản, ngày 7/7/2024.)
-Tại Nhật Bản hôm 7/7/2024, cử tri thành phố Tokyo được mời gọi đến phòng phiếu để bầu chọn Thống đốc của một trong số những thành phố lớn nhất thế giới. Số ứng viên tranh cử là 56 người, một con số kỷ lục.
Tuy nhiên, dẫn đầu cuộc đua năm nay là hai nữ ứng viên đầy tham vọng tại một nước Nhật Bản mà phụ nữ hầu như vắng bóng trên chính trường. Nữ Thống đốc mãn nhiệm, Yuriko Koike 71 tuổi, là phụ nữ đầu tiên đảm nhiệm vị trí này từ năm 2016, tái tranh cử cho nhiệm kỳ ba. Đối thủ của bà là nữ chính khách Renho, 56 tuổi, gương mặt tiêu biểu của phe đối lập.

Cả hai ứng viên đều hứa hẹn có những biện pháp để vực dậy tỷ lệ sinh sản nhưng lại bất đồng về kế hoạch tái quy hoạch một khu phố cổ của Tokyo. Từ thủ đô Tokyo của Nhật Bản, thông tín viên Frédéric Charles của Đài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) tường thuật:
Yuriko Koike và Renho là hai cựu xướng ngôn viên truyền hình. Cả hai bà đều không có một chương trình chính trị cụ thể. Yuriko Koike đã cho khai triển một ứng dụng hẹn hò để thúc đẩy tỷ lệ sinh đang giảm. Renho thì muốn xem xét lại dự án tái quy hoạch khu phố cổ Meiji Jingu đã được bà Yuriko Koike thông qua, cho phép đốn hạ hàng ngàn cây và phá hủy một sân vận động bóng chày lịch sử.
Trong tám năm lãnh đạo Tkoyo, thành tích của Yuriko Koike là gì? Renho đáp rằng "Con số Không". Nữ Thống đốc còn bị vướng vào tranh cãi liên quan đến bằng cấp đại học Cairo mà bà khẳng định là đã đạt được. Renho không đi sâu vào cuộc tranh cãi này vì quá trình học tập của bà cũng khá mù mờ.

Cả hai ứng viên cũng không đề cập đến những chủ đề mà cử tri quan tâm nhiều nhất. Cứ mỗi hè đến, Tokyo đều lo sợ tình trạng khan hiếm điện. Việc tái khởi động những lò phản ứng nguyên tử từng cung cấp điện cho Tokyo cho đến khi xảy ra tai nạn Fukushima đã trở nên cần thiết. Nhưng cả hai nữ ứng viên lại tỏ ra im lặng về chủ đề này.
Suy cho cùng, người điều hành thủ đô hàng ngày không phải là Thống đốc Tokyo mà là các viên chức cấp cao đầy quyền lực của thủ đô!


Đài Loan Điều Tra Viên chức Cao Cấp Phụ Trách Giao Dịch Với Trung Quốc


-Các công tố viên Đài Loan ngày thứ Bảy cho biết đang điều tra một viên chức cao cấp và thành viên của Đảng Dân Tiến cầm quyền phụ trách giao dịch với Trung Quốc về nghi ngờ hối lộ. Ông này nói rằng không làm gì sai.
Trịnh Văn Xán là người đứng đầu Hội Giao lưu Eo biển nằm dưới quyền của Hội đồng Đại lục hoạch định chính sách Trung Quốc, chuyên giải quyết các vấn đề hàng ngày như tai nạn liên quan đến người Đài Loan ở Trung Quốc.
Hội này về mặt kỹ thuật là của tư nhân vì chính phủ ở Bắc Kinh và Đài Bắc không công nhận lẫn nhau hoặc có bất cứ mối quan hệ chính thức nào.
Các công tố viên ở thành phố Đào Viên phía Bắc Đài Loan, nơi ông Trịnh làm thị trưởng từ năm 2014 đến 2022, nói ông đã bị triệu tập thẩm vấn hôm thứ Sáu vì nghi ngờ hối lộ và họ đã đệ đơn lên tòa án để câu lưu ông.

Nhà chức trách không cung cấp chi tiết về các cáo buộc nhắm vào ông.
Ông Trịnh, trong một phát biểu do Luật sư của ông đưa ra và được tổ chức này công bố, phủ nhận hành vi sai trái.
"Tôi không thực hiện bất kì hành vi vi phạm pháp luật nào và tôi sẽ hợp tác với cuộc điều tra Tư pháp. Tôi hi vọng có thể làm rõ sự thật và chứng minh sự vô tội của mình sớm nhất có thể", ông nói.
Văn phòng Tổng thống Đài Loan cho biết họ tôn trọng cơ quan Tư pháp và hi vọng các nhà điều tra sẽ làm rõ sự việc sớm nhất có thể.


Miến Điện: Nhân Vật Số Hai Tập Đoàn Quân Sự Thăm Chính Thức Trung Quốc


(Ảnh AP, minh họa: Tướng Soe Win, nhân vật số hai của tập đoàn quân sự cầm quyền ở Miến Điện, ngày 12/01/2021.)
-Ngày 6/7/2024, chính quyền quân sự Miến Điện thông báo là tướng Soe Win có chuyến thăm chính thức Bắc Kinh. Chuyến đi của nhân vật số hai tập đoàn quân sự Miến Điện diễn ra vào thời điểm giao tranh với các nhóm sắc tộc vũ trang ở phía Bắc diễn ra dữ dội, bất chấp lệnh ngưng bắn được đàm phán thông qua trung gian Bắc Kinh.
Thông tấn xã AFP dẫn thông cáo của tập đoàn quân sự Miến Điện cho biết, tướng Soe Win đã đến Thanh Đảo (phía Đông Trung Quốc) để tham dự "Diễn đàn Xanh" do tổ chức Hợp tác Thượng Hải tổ chức.
Mối quan hệ giữa tập đoàn quân sự Miến Điện và Bắc Kinh, đồng minh quan trọng và là bên cung cấp vũ khí cho Naypyidaw, đã trở nên căng thẳng do việc nở rộ các khu liên hợp, chủ yếu dùng cho các hoạt động lừa đảo trên mạng tại các vùng biên giới Miến Điện-Trung Quốc.

Những khu vực này do các công dân ngoại quốc chiếm đóng, chủ yếu là người Trung Quốc. Số người này thường là nạn nhân của nạn buôn người và bị cưỡng ép thực hiện các hoạt động lừa gạt đồng bào.
Trung Quốc đã nhiều lần đề nghị quân đội Miến Điện có những biện pháp nghiêm trị những hoạt động này, tập trung chủ yếu ở tỉnh bang Shan (Tây-Bắc), với mức doanh thu nhiều tỉ Mỹ kim mỗi năm, theo nhiều nhà phân tích.
Chuyến thăm Bắc Kinh của ông Soe Win diễn ra sau hơn một tuần chiến sự căng thẳng ở tỉnh bang Shan giữa quân đội Miến Điện và các nhóm sắc tộc vũ trang, gây khó khăn cho thỏa thuận ngừng bắn đạt được dưới sự chủ trì của Trung Quốc.
Hôm qua, Quân đội Giải phóng Quốc gia người Ta'ang khẳng định với thông tấn xã AFP rằng các binh sĩ của tổ chức này đang "bao vây" thành phố Lashio, nơi trú đóng một bộ chỉ huy Đông Bắc của tập đoàn quân sự Miến Điện.


Thử Nghiệm của NASA: Bốn Nhà Khoa Học Hoàn Thành Một Năm "Sống Thử Trên Hỏa Tinh"


(Hình AP, trích từ video của NASA: Một viên chức của NASA phát biểu, phía sau là các nhà khoa học Kelly Haston, Ross Brockwell, Nathan Jones và Anca Selariu (từ trái sang), sau khi họ rời khỏi khu thử nghiệm ngày 6/7/2024, tại Trung tâm Vũ trụ Johnson ở Houston, Texas, Mỹ.)
-Sau 378 ngày sống trong điều kiện như trên Hỏa Tinh, ngày 6/7/2024, bốn nhà khoa học tình nguyện đã bước ra khỏi "Mars Dune Alpha", một cấu trúc được thiết kế riêng để sống thử trong điều kiện như trên Hành tinh Đỏ. Đây là thử nghiệm đầu tiên trong ba thử nghiệm của dự án Analogue khám phá sức khỏe và sức chịu đựng của phi hành đoàn do NASA tiến hành.

Bốn nhà khoa học - Anca Selariu, Ross Brockwell, Nathan Jones và trưởng nhóm Kelly Haston - đã bước ra trong tiếng vỗ tay của đồng nghiệp ở NASA sau 378 ngày sống trong "ngôi nhà Hỏa Tinh" được xây bằng máy in 3 chiều và được đặt ở Houston (Mỹ). Cả bốn nhà khoa học không giấu được xúc động và niềm vui được ra bên ngoài. Trưởng nhóm và là nhà sinh vật học Kelly Haston "thấy quá tuyệt vời vì đơn giản là có thể nói với mọi người là 'xin chào'".
"Mars Dune Alpha" rộng 160 m2, có nhiều phòng ngủ, một phòng tập thể thao, khu vực sinh hoạt chung và một trang trại treo thẳng đứng để tự cung tự cấp rau. Theo thông tấn xã AFP, trong suốt hơn một năm, họ tự trồng rau, làm việc trong "những yếu tố gây thêm căng thẳng" như sống cô lập, tách biệt và trao đổi bị chậm lại với Trái Đất và gia đình. Ở một khu vực khác được phủ đầy cát đỏ và tách khỏi khu nhà ở, các nhà khoa học phải thử "đi trên Hỏa Tinh".

Ông Steve Koerner, trợ lý Giám đốc của Trung tâm Vũ trụ Johnson của NASA, cho biết nhóm có nhiệm vụ "tiến hành những nghiên cứu khoa học quan trọng, chủ yếu dựa trên dinh dưỡng và xác định những tác động của dinh dưỡng đến hiệu suất của họ (...) trong khi chúng tôi chuẩn bị đưa người đến Hành tinh Đỏ".
Một thí nghiệm tương tự, kéo dài một năm, đã được tiến hành trong giai đoạn 2015-2016 trong một "khu nhà ở" dựng tại Hawaii. Dù NASA tham gia nhưng không chỉ đạo dự án. Trong khuôn khổ chương trình Artemis, Hoa Kỳ dự kiến đưa người trở lại Mặt Trăng để tìm hiểu thêm khả năng sống xa Trái Đất trong thời gian dài, cũng như chuẩn bị cho chuyến du hành lên Hỏa Tinh, có thể vào cuối những năm 2030.

Không có nhận xét nào: