Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Năm, 11 tháng 7, 2024

Ngày Vui Cộng Đồng Chờ Đợi Đã Lâu! Tin Về Lễ Khánh Thành Tượng Đài Chiến Sĩ Việt Mỹ Tại San Jose! và Kính Chuyển Tin Thế Giới Đó Đây Theo Dòng Thời Sự - Lê Văn Hải


Sinh Hoạt Mới Lạ: Quảng Cáo Tượng Đài Chiến Sĩ Việt & Mỹ Trong Bữa Cơm Phục Vụ Khách Không Nhà (Homeless) -Sáng nay, Thứ Năm, ngày 11 tháng 7, năm 2024. Trong bữa ăn phục vụ khách không nhà hàng tuần, bền bỉ trên cả chục thập niên qua. Lê Văn Hải là trưởng Nhóm Mõ Nhân Ái, cũng là Trưởng Nhóm trong Ủy Ban Thúc Đẩy Xây Dựng Tượng Đài, đã có những giây phút giới thiệu Tượng Đài Chiến Sĩ Việt Mỹ, sẽ được khánh thành vào Thứ Bảy tuần này, tại Vườn Truyền Thống Việt. Mọi người được chiêm ngưỡng “poster”, hình của Bức Tượng, ai cũng trầm trồ khen ngợi, thích thú về ý nghĩa và khía cạnh nghệ thuật.
<!>
Vui hơn nữa Tượng Đài đặt không xa, nơi lều họ, khách không nhà tạm trú, đi bộ vài phút là tới!
Nhiều khách không nhà tâm sự: “Cả tháng vừa rồi, tôi đã đi qua đó, thấy họ đào đất xây cất, giờ mới biết để đặt tượng! Thích thú quá, nơi đây sẽ thành một địa điểm, ghi dấu ấn Lịch Sử của Người Việt Tị Nạn CS tại San Jose!”
Người khác tâm sự: “Cha tôi, là một Cựu Chiến Binh Hoa Kỳ, có chiến đấu tại Việt Nam, nhìn tượng tôi sẽ nhớ đến người Cha anh dũng của tôi!”

Ngoài những giây phút giới thiệu về Tượng Đài, trước khi lãnh thực phẩm khô để ra về, mọi người còn được BTC tặng một bao thư lì xì, ăn mừng Tượng Đài, có chút tiền mặt để chi tiêu.
Khách không nhà, trước khi chia tay, đều có lời: “Chúc Buổi Lễ Khánh Thành Tượng Đài Thành Công!” và tuần nào tôi cũng đến thăm Địa điểm Lịch sử lý thú này!


Tất cả thành viên của Nhóm Mõ Nhân Ái, cũng nhận được chút quà kỷ niệm, có hình Tượng Đài, sẽ được khánh thành Thứ Bảy tuần này!
Nên Thứ Bảy này, sẽ là ngày vui của cả Cộng Đồng. Đừng quên tham dự! và cũng là ngày Ủy Ban Thúc Đẩy Xây Dựng Tượng Đài sẽ giải tán! vì nhiệm vụ đã hoàn tất!


Đại Lễ Khánh Thành Tượng Đài Chiến Sĩ Việt Mỹ Đầu Tiên Tại San Jose!



Lời Mời

Kính thưa Quý Vị Đồng Hương trong Cộng Đồng Người Việt tại San Jose,
-Tượng Đài Chiến Sĩ Việt Mỹ (TDCSVM), biểu tượng của người Việt Quốc Gia, để tưởng niệm các chiến sĩ VNCH và Đồng Minh Hoa Kỳ đã hiến thân cho công cuộc đấu tranh vì tự do cho miền Nam Việt Nam trên 20 năm. Trong thời gian hơn 2 tháng qua, đã xây dựng xong, và được Cộng Đồng và Hội Đồng thành Phố San Jose, long trọng khánh thành tuần này.
Ngày vui chung chờ đợi đã lâu của cả Cộng Đồng!
Nên Kính Mong Quý Hội Đoàn Cựu Quân Nhân VNCH, Quý Đồng Hương Tham Dự Thật Đông:
Đại Lễ Khánh Thành!
Lúc 11 Giờ Sáng Thứ Bảy, Ngày 13 Tháng 7 Năm 2024 (Tuần Này)
Tại Vườn Truyền Thống Việt. 1499 Robert Ave, San Jose, Ca 95112.
Do Ủy Ban Thúc Đẩy Xây Dựng Tượng Đài, phối hợp với Hội Đồng Thành Phố tổ chức.

Gồm nhiều tiết mục đặc biệt:
•Nghi Thức Thượng Kỳ - Rước Quốc Quân Kỳ HK và VNCH
•Khánh Thành Tượng Đài
•Lễ Truy Điệu. Cầu nguyện theo nghi thức tôn giáo
•Phần Phát Biểu
•Chụp Hình Lưu Niệm
•Dùng thức ăn nhẹ.
*Văn Nghệ

Sự hiện diện của Quý Vị, là niềm khích lệ lớn lao cho Ban Tổ Chức chúng tôi. Sau ngày này, Ủy Ban Thúc Đẩy Xây Dựng Tượng Đài sẻ giải tán! Vì đã hoàn tất nhiệm vụ! (Quý Cựu Quân Nhân xin mặc Quân Phục nếu có thể)
Trân trọng kính mời.
Mọi chi tiết, xin liên lạc:
Queenie Ngô, Phụ tá NV Biên Đoàn: (408) 535-4921
Hoàng Thưởng, Phụ Tá Điều Hợp, Ủy Ban Thúc Đẩy Xây Dựng Tượng Đài: (408) 219-4334



Chiều Hội Ngộ Đặc Biệt Dành Cho “Người Lính Năm Xưa!” Với Chủ Đề “Chúng Ta Mất Hết, Chỉ Còn Có Nhau!” Nhân Dịp Khánh Thành Tượng Đài Chiến Sĩ Việt Mỹ Tại San Jose.
Do Người Lính LVH Khoản Đãi. Hoàn Toàn Miễn Phí!
Lúc 5 Giờ Chiều Thứ Bảy, Ngày 13 Tháng 7 Năm 2024
Tại Nhà Hàng Cao Nguyên, 2549 S. King Rd, San Jose, Ca 95122
-Trong Tình “Huynh Đệ Chi Binh” Sống Chết Có Nhau! nâng ly ăn mừng San Jose có Tượng Người Lính VNCH! gần nửa thế kỷ kể từ 75, qua thời gian dài kiên trì kiếm đủ cách, chúng ta mới có một Tượng Đài vinh danh Đồng Đội của chúng ta đã nằm xuống! Anh dũng hy sinh bảo vệ tự do no ấm cho Miền Nam trên 20 năm, qua cuộc chiến. Trả lại danh dự cho những hình ảnh, đã bị CS và bọn phản chiến bôi bẩn! dìm xuống bùn đen!
*Xin mặc quân phục và không nhận thêm người, vì đã đạt có số dự tính! Chân Thành Cảm Tạ Quý Quân Binh Chủng đã ghi danh!


Tin Quốc Tế Đó Đây

Thượng Đỉnh NATO Khai Mạc: Hậu Thuẫn Ukraine Chống Nga Xâm Lược Là Chủ Đề Trọng Tâm


(Tổng thống Mỹ Joe Biden phát biểu tại thượng đỉnh NATO, Hoa Thịnh Ðốn, Hoa Kỳ, ngày 9/7/2024. AP - Evan Vucci.)
-Thượng đỉnh của Liên Minh Bắc Đại Tây Dương (NATO) khai mạc hôm 9/7/2024, tại Hoa Thịnh Ðốn, Hoa Kỳ, đúng vào dịp khối này kỷ niệm 75 năm thành lập. Tổng thống Mỹ Joe Biden có bài diễn văn tái khẳng định sự hậu thuẫn mạnh mẽ của NATO giúp Ukraine chống Nga xâm lược.
Thông tín viên Guillaume Naudin tường trình từ Hoa Thịnh Ðốn:
"Như mọi nguyên thủ quốc gia, Tổng thống Joe Biden coi trọng các biểu tượng. Ông đã có bài diễn văn tại chính nơi mà Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương được ký kết năm 1949. Mục tiêu là để nhấn mạnh rằng NATO giờ đây hùng mạnh hơn xưa và liên minh cần có Hiệp ước này để đối mặt với các thách thức hiện tại, như trong việc hậu thuẫn đối tác Ukraine. Kyiv sẽ nhận được thêm 5 hệ thống phòng không để chống xâm lược Nga.

Tổng thống Biden nói: "Putin không muốn gì hơn là Ukraine bị khuất phục hoàn toàn, là kết liễu nền dân chủ tại Ukraine, hủy diệt nền văn hóa Ukraine, xóa Ukraine khỏi bản đồ thế giới. Chúng ta cũng biết là chế độ Putin sẽ không dừng lại ở Ukraine. Nhưng quý vị đừng lầm, Ukraine có thể và sẽ chặn đứng được bước tiến của Putin".
Phát biểu của Tổng thống Biden có mục tiêu trấn an các đồng minh về cam kết của Mỹ. Nhưng ông Biden cũng hiểu rằng các đồng minh lo ngại về khả năng nếu đắc cử Donald Trump có thể đầu tư ít hơn cho liên minh. Về vấn đề này, Tổng thống Mỹ tìm cách trấn an: "Trong lưỡng đảng Hoa Kỳ, đại đa số hiểu rằng NATO giúp chúng ta được bảo đảm hơn về mặt an ninh. Việc các đại diện của các đảng Dân Chủ và Cộng Hòa có mặt tại đây là minh chứng cho điều này".
Ông Biden cũng cho biết khi ông kế nhiệm Donald Trump, mới chỉ có 9 quốc gia đạt được mục tiêu dành 2% GDP cho chi phí quân sự như đòi hỏi của Tổng thống Mỹ tiền nhiệm, nhưng hiện tại đã có 23 nước".
Tối 9/7, Tổng thống Mỹ cùng các lãnh đạo Đức, Ý Ðại Lợi, Hòa Lan và Lỗ Ma Ni đã ra một thông cáo chung, cho biết cấp thêm cho Kyiv nhiều hệ thống phòng không mới, trong đó có 5 hệ thống Patriot, loại vũ khí đặc biệt hiệu quả trong việc đánh chặn các phi đạn-đạn đạo của Nga. Theo Reuters, như vậy phương Tây đã cung cấp đủ số lượng hệ thống phi đạn phòng không Patriot tối thiểu cần thiết, theo yêu cầu của Kyiv.


Mỹ, Đồng Minh Công Bố Cấp Thêm Hệ Thống Phòng Không Cho Ukraine


(REUTERS: Tổng thống Joe Biden phát biểu tại hội nghị NATO ở thủ đô Hoa Thịnh Ðốn, ngày 9/7/2024.)
-Trong một tuyên bố chung tại hội nghị thượng đỉnh NATO, lãnh đạo các nước trong khối cho biết Mỹ và các đồng minh sẽ chuyển thêm cho Ukraine 5 hệ thống phòng không, bao gồm cả hệ thống phi đạn Patriot và các bộ phận của Patriot.
Các nhà lãnh đạo nói thêm rằng trong những tháng tới họ có ý định cung cấp cho Ukraine hàng chục hệ thống phòng không chiến thuật.
Nga đã phát động cuộc chiến xâm lược Ukraine vào tháng 2/2022.
Hoa Kỳ, nước ủng hộ to lớn nhất cho Ukraine, đã cung cấp hơn 50 tỉ Mỹ kim viện trợ quân sự kể từ năm 2022. Nhưng viện trợ quân sự của Mỹ đã bị trì hoãn tại Quốc hội trong nhiều tháng trong mùa đông 2023 và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy nói rằng tình trạng thiếu vũ khí bên phía Ukraine đã giúp Nga chiếm thế thượng phong.

Sau khi các chiến tuyến phần lớn vẫn bất di bất dịch kể từ đầu cuộc xung đột, Mạc Tư Khoa đã tiến quân được một chútở miền đông Ukraine trong những tháng gần đây. Ông Zelenskyy kêu gọi các chính phủ phương Tây tăng cường và tăng tốc viện trợ quân sự cho các lực lượng của Kyiv.
Đạo luật của Mỹ đã được thông qua vào tháng 4, cung cấp viện trợ 61 tỉ Mỹ kim cho Ukraine. Hồi tuần trước, ông Zelenskyy nói ông muốn tăng gấp đôi năng lực phòng không của Ukraine trong mùa hè này.
Tổng thống Joe Biden đưa ra thông báo nêu trên trong bài phát biểu tại hội nghị thượng đỉnh NATO. Một tuyên bố chung sau đó đã được các nhà lãnh đạo Mỹ, Hòa Lan, Lỗ Ma Ni, Ý Ðại Lợi, Đức và Ukraine đưa ra.

"Chúng tôi sẽ cung cấp thêm cho Ukraine các hệ thống phòng không chiến lược, bao gồm các khẩu đội Patriot bổ sung do Hoa Kỳ, Đức và Lỗ Ma Ni tài trợ; các bộ phận Patriot do Hòa Lan và các đối tác khác tài trợ để đưa thêm một khẩu đội Patriot vào hoạt động; và một hệ thống SAMP-T do Ý Ðại Lợi tài trợ", tuyên bố chung viết.
Từ trước đến nay, Ukraine đã nhiều lần kêu gọi các đối tác hỗ trợ thêm về phòng không khi nước này phải đối mặt với các cuộc tấn công từ Nga vào các thành phố và cơ sở hạ tầng năng lượng.


Đan Mạch, Hòa Lan Viện Trợ Chiến Đấu Cơ F-16 Cho Ukraine


(AP: Chiến đấu cơ F16 do Mỹ sản xuất rất được quân đội Ukraine mong muốn.)
-Lô máy bay chiến đấu F-16 đầu tiên do Mỹ chế tạo đã được Đan Mạch và Hòa Lan chuyển giao cho Ukraine và sẽ bay trên bầu trời Ukraine vào mùa Hè này, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cho biết hôm 10/7/2024.
Phát biểu tại một sự kiện bên lề hội nghị thượng đỉnh NATO ở Hoa Thịnh Ðốn, Ngoại trưởng Blinken cho biết một gói hỗ trợ lớn cho Ukraine sẽ được công bố trong vài ngày tới nhằm xây dựng cầu nối rõ ràng và vững chắc cho Ukraine tiến đến gia nhập NATO.
"Tôi vui mừng thông báo rằng khi chúng ta đang nói chuyện ở đây, việc chuyển giao máy bay phản lực F-16 đang diễn ra. Các máy bay đến từ Đan Mạch, đến từ Hòa Lan", ông Blinken cho biết.
"Và những máy bay này... sẽ bay trên bầu trời Ukraine vào mùa hè này để bảo đảm Ukraine có thể tiếp tục tự vệ hiệu quả trước cuộc xâm lược của quân Nga".

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy hồi tuần trước cho biết ông muốn tăng gấp đôi năng lực phòng không của Ukraine trong mùa hè và đất nước của ông cần thêm ít nhất bảy hệ thống Patriot bổ sung để tự phòng vệ.
Các nước thành viên NATO đã thông báo chuyển giao thêm năm phi đạn Patriot và các hệ thống phòng không chiến lược khác để giúp Ukraine. Sẽ còn có thêm nhiều thông báo viện trợ dự kiến sẽ được công bố tại hội nghị thượng đỉnh NATO trong tuần này ở Hoa Thịnh Ðốn để đánh dấu kỷ niệm 75 năm thành lập liên minh quân sự.
Tuyên bố chung của các lãnh đạo của Mỹ, Đan Mạch và Hòa Lan cho biết chính phủ Đan Mạch và Hòa Lan đang trong quá trình tặng chiến đấu cơ F-16 do Mỹ sản xuất cho Ukraine, với sự hỗ trợ của Mỹ.


Thượng đỉnh ở Hoa Thịnh Ðốn: Ukraine hy vọng NATO hứa kết nạp trong tương lai


(Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky phát biểu tại Viện Ronald Reagan, bên lề thượng đỉnh NATO tại Hoa Thịnh Ðốn, Hoa Kỳ, ngày 9/7/2024. AP - Jose Luis Magana.)
-Hôm 9/7/2024, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã tới Hoa Thịnh Ðốn để tham dự hội nghị thượng đỉnh NATO, kỷ niệm 75 năm thành lập Liên Minh Bắc Đại Tây Dương, kéo dài đến ngày mai 11/7.
Nguyên thủ Ukraine hy vọng các quốc gia thành viên NATO đưa ra những cam kết cụ thể về việc kết nạp Kyiv, cũng như tăng cường viện trợ vũ khí cho Ukraine để chống quân Nga xâm lược. Từ Kyiv, thông tín viên Stéphane Siohan tường trình:

Gia nhập Liên Minh Bắc Đại Tây Dương (NATO) một ngày nào đó là mục tiêu chiến lược của Nhà nước Ukraine, nhưng triển vọng này vẫn không có gì chắc chắn và các nhà lãnh đạo Ukraine hy vọng rằng vào cuối hội nghị thượng đỉnh, các nước thành viên NATO sẽ đưa ra lời hứa rằng kết nạp Ukraine trong tương lai là một điều "không thể đảo ngược được".
Ngoài ra, một ngày trước khi khởi hành đến Hoa Thịnh Ðốn, Volodymyr Zelensky đã nêu ra các ưu tiên của Ukraine trong hội nghị thượng đỉnh này. Trước hết, Ukraine sẽ kêu gọi các đối tác cung cấp cho Kyiv thêm nhiều hệ thống phòng không để bảo vệ các thành phố Ukraine và cơ sở hạ tầng quan trọng bị hư hại do các cuộc không kích liên tục.
Sau đó, Zelensky cũng sẽ kêu gọi các đồng minh trong NATO cung cấp thêm chiến đấu cơ F-16 trong 2 năm tới. Những chiếc F-16 đầu tiên dự kiến từ Hòa Lan sắp tới Ukraine, nhưng quân đội Ukraine sẽ cần thêm F-16 nếu muốn chống lại ưu thế trên không của Nga.
Cuối cùng, hơn bao giờ hết, phái đoàn Ukraine sẽ tìm cách thuyết phục phương Tây cho phép quân đội Ukraine tấn công các mục tiêu quân sự trên lãnh thổ Liên Bang Nga bằng vũ khí phương Tây, giải pháp duy nhất để Kyiv ngăn chặn những cuộc oanh kích không ngừng nghỉ như hôm thứ Hai vừa qua.


Hội Đàm Với Tổng Thống Nga, Thủ Tướng Ấn Độ Modi Cho Rằng Chiến Tranh Không Giải Quyết Được Các Vấn Đề


(Tổng thống Nga Vladimir Putin (P) và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi tại dinh thự Novo-Ogaryovo, gần Mạc Tư Khoa, ngày 8/7/2024. via REUTERS - Sergei Bobylyov.)
-Sáng 10/7/2024, Thủ tướng Ấn Độ rời Mạc Tư Khoa, kết thúc chuyến thăm Nga trong hai ngày. Chưa bao giờ lên án Nga xâm lược Ukraine nhưng khi hội đàm với nguyên thủ Nga Vladimir Putin, ngày 9/7, ông Narendra Modi gián tiếp chỉ trích loạt oanh kích của Nga khiến 43 người chết ở Ukraine và cho rằng "tất cả những người có niềm tin vào nhân loại chỉ có thể đau buồn khi nhiều người thiệt mạng, hơn nữa là những trẻ em vô tội, thì càng đau lòng và đó là nỗi đau khủng khiếp".
Ông Modi cũng nêu vấn đề công dân Ấn Độ bị Nga đưa ra chiến đấu ở Ukraine và được Tổng thống Putin hứa sớm cho "hồi hương". Tân Ðề Ly không nêu con số cụ thể nhưng có thể có từ 35 đến 50 người, thậm chí nhiều hơn theo thẩm định của một số truyền thông Ấn Độ.

Thông tín viên RFI Anissa El Jabri tại Mạc Tư Khoa tổng kết chuyến công du của Thủ tướng Ấn Độ:
"Ông Narendra Modi lên máy bay đến Áo, đầu máy bay được trang trí cờ của Nga và Ấn Độ. Đó là hình ảnh cuối cùng được bộ phận truyền thông của Ðiện Cẩm Linh đăng tải về chuyến công du mang đầy ý nghĩa biểu tượng xích lại gần nhau.
Cái ôm, vỗ vai thắm thiết của hai nhà lãnh đạo, ông Modi được tiếp riêng, với các cuộc trao đổi thân mật, tại tư dinh của Tổng thống Putin. Việc Thủ tướng Ấn Độ được trao tặng huân chương Thánh Andrew danh giá nhất của Nga, mà chỉ có 25 người được trao, trong đó có Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Tổng thống Nga Putin ca ngợi Ấn Độ là "đối tác chiến lược đặc biệt quan trọng", có nghĩa chỉ thấp hơn một bậc so với "tình bạn vô bờ bến" với Trung Quốc.
Về chiến tranh tại Ukraine, Thủ tướng Ấn Độ chưa từng lên án cuộc xâm lược của Nga mà chỉ đưa ra những tuyên bố mơ hồ. Thông cáo chung chỉ nhắc đến "cần phải có một giải pháp hòa bình cho cuộc xung đột liên quan đến Ukraine và thông qua con đường đối thoại". Cuối cùng, cũng không có gì cụ thể về nhiều hồ sơ nhạy cảm như hợp tác quốc phòng và giao vũ khí Nga, hiện bị chậm trễ, hoặc về cách để Mạc Tư Khoa tiếp nhận tiền thanh toán từ những hợp đồng với Ấn Độ, bằng rupi và bị kẹt ở Ấn Độ do các biện pháp trừng phạt tài chánh của quốc tế".


Nga Phát Lệnh Truy Nã Vợ Nhà Đối Lập Quá Cố Alexei Navalny


(AP - Gian Ehrenzeller: Bà Yulia Navalnaya, vợ góa của nhà đối lập Nga Alexei Navalny, tại Thụy Sỹ, ngày 3/5/2024.)
-Hôm 9/7/2024, Chính quyền Nga, thông báo đã phát lệnh bắt giam nhà đối lập lưu vong Yulia Navalnaya, góa phụ của Alexei Navalny, thiệt mạng vào tháng 2. Bà Navalnaya bị buộc tội "tham gia vào một tổ chức cực đoan".
Tòa án Basmanny ở thủ đô Mạc Tư Khoa, đã xử vắng mặt và phát lệnh truy nã bà Navalnaya, đang sống lưu vong ở Đức. Bộ phận phụ trách truyền thông của tòa án Mạc Tư Khoa, được AFP trích dẫn, cho biết "Yulia Borisovna (Navalnaya) đã bị đưa vào danh sách truy nã".

Trên mạng X, bà Navalnaya viết rằng "Vladimir Putin là một kẻ giết người và là tội phạm chiến tranh". Bà đã thề sẽ tiếp nối sự nghiệp chồng bà, người từng là kẻ thù số một của Vladimir Putin, trước khi chết một cách bí ẩn trong một nhà tù ở Bắc Cực vào tháng 02/2024. Bà cũng liên tục kêu gọi phe đối lập không nên mất hy vọng và tích cực lên án Ðiện Cẩm Linh về những hành động nhắm vào những người bất đồng chính kiến ở Nga.
Đức, quốc gia bà Navalnaya cư trú, coi lệnh bắt giữ do Nga ban hành là phi dân chủ. Thủ tướng Olaf Scholz lập luận đó là "lệnh bắt giữ chống lại khát vọng tự do và dân chủ".
Vẫn về tình hình nhân quyền ở Nga, tòa án nước này đã kết án 6 năm tù đạo diễn Evguenia Berkovitch, 39 tuổi, và nhà viết kịch Svetlana Petriitchouk, 44 tuổi. Hai nghệ sĩ bị buộc tội "thúc đẩy khủng bố" thông qua một vở kịch dàn dựng vào năm 2020.
Phong trào đàn áp ở Nga trong những năm gần đây đã khiến hầu hết các nhà đối lập bị bỏ tù hoặc buộc họ phải sống lưu vong. Hàng ngàn thường dân Nga cũng bị bắt vì hành vi phản đối hoặc chỉ trích cuộc chiến ở Ukraine và nhiều người đã phải lĩnh mức án rất khắc nghiệt.


Trang Mạng Cực Hữu Đặt Tại Nga Kêu Gọi Sát Hại Nhiều Chính Trị Gia Cánh Tả Pháp


(AFP - Ludovic Marin: Thượng nghị sĩ Cộng Sản Pháp Ian Brossat (T), Dân biểu cánh tả Pháp Alexis Corbiere (G) trong một cuộc họp vận động tranh cử tại quảng trường Jean-Jaures, Montreuil, Pháp, ngày 17/6/2024.)
-Một tuần sau khi công bố danh sách 98 Luật sư Pháp cần sát hại, trang mạng cực hữu Réseau Libre, đặt tại Nga, lại bổ sung 4 chính trị gia cánh tả Pháp, cùng một Luật sư nổi tiếng về các nỗ lực chống bạo lực cảnh sát, vào danh sách đối tượng cần triệt hạ.
Theo trang mạng của Thượng viện Pháp hôm 9/7/2024, 4 chính trị gia nói trên bao gồm thượng nghị sĩ đảng Cộng Sản Ian Brossat và ba chính trị đảng cực tả Nước Pháp Bất Khuất Manuel Bompard, Rachel Kéké và Alexis Corbière. Luật sư Yassine Bouzrou bị nhắm đến là người bảo vệ gia đình của Nahel Merzouk, người thanh niên bị chết do đạn của cảnh sát mùa hè năm 2023.
Theo thượng nghị sĩ Ian Brossat, người bị trang mạng Réseau Libre kêu gọi sát hại, "điều này cho thấy bộ mặt thực sự của cực hữu", "cả trăm Luật sư là mục tiêu đe dọa do các hoạt động chống lại đảng cực hữu Tập Hợp Dân Tộc". Trên mạng X, Bộ trưởng Tư pháp Éric Dupond-Moretti nhấn mạnh: "Những kẻ muốn tiêu diệt tự do của chúng ta luôn luôn bắt đầu bằng việc tấn công vào các Luật sư. Tôi sẽ không để cho họ làm như vậy".

Với thượng nghị sĩ Ian Brossat, các đe dọa này được đưa ra sau hai vòng bầu cử Quốc hội, ngày 30/06 và 7/7, cho thấy một số người "đã không chấp nhận các kết quả bầu cử, và thay vì có thể giành thắng lợi bằng biện pháp ôn hòa, họ lại tin rằng có thể dùng bạo lực". Trên mạng X, lãnh đạo đảng Xã Hội Olivier Faure nhấn mạnh: "Phe cực hữu không chấp nhận thất bại. Họ kêu gọi giết người. Kiên quyết ủng hộ các nạn nhân là đích ngắm của các phần tử tội phạm này".
Luật sư Yassine Bouzrou cho biết đã khiếu kiện lên Viện Công tố chống khủng bố quốc gia (Pnat). Còn theo thượng nghị sĩ Ian Brossat, thành phố Paris, nơi ông đắc cử, cũng đã có biện pháp tương tự.
Các hành động kỳ thị, kích động thù hận, bài Do Thái là điều được ghi nhận khá phổ biến trong số các ứng cử viên đảng cực hữu Mặt Trận Dân Tộc - RN trong cuộc tranh cử vừa qua. Điển hình như vụ Ludivine Daoudi, ứng viên ở đơn vị bầu cử số 1 của tỉnh Calvados, vùng Normandie, đã phải thông báo rút khỏi tranh cử, do bị phát giác bức ảnh chụp cách nay vài năm, trong đó bà đội mũ của Không quân Đức, với hình chữ thập ngoặc của Đức Quốc xã.
Hôm nay, Chủ tịch đảng cực hữu Jordan Bardella đã kêu gọi các Dân biểu đảng này vừa đắc cử có các hành động "không thể chê trách" trong suốt nhiệm kỳ tại Quốc hội mới, và cam kết đảng RN sẽ "tự kiểm điểm" các sai lầm trong thời gian tranh cử vừa qua.


Hậu Bầu Cử: Chính Trường Pháp Rắc Rối Hơn Trước Khi Giải Tán Quốc hội


(Ảnh AP - Michel Euler, minh họa: Toàn cảnh phiên họp Quốc hội Pháp tại Paris, ngày 11/12/2023 trong cuộc bỏ phiếu bác bỏ Dự luật nhập cư của chính phủ.)
-Chính trường Pháp hậu bầu cử Quốc hội tiếp tục chiếm phần lớn các trang báo ra hôm nay, với các cuộc mặc cả sôi động giữa các đảng phái, chủ yếu bên cánh tả, nhằm tìm kiếm liên minh giành quyền lãnh đạo chính phủ trong bối cảnh Quốc hội mới không có phe nào chiếm đa số quá bán.
Nhật báo Le Monde chạy tựa lớn "Cánh tả đi tìm Thủ tướng". Le Monde cho biết, lãnh đạo các đảng phái bên cánh tả từ hôm thứ Hai hối hả với các cuộc họp để cố gắng thỏa hiệp với nhau tìm ra một người lãnh đạo chính phủ. Tổng thống Macron vẫn chưa hề đưa ra tín hiệu gì cho thấy ông sẽ chỉ định ai bên cánh tả đứng ra thành lập chính phủ, khiến các lãnh đạo trong liên minh Mặt Trận Bình Dân Mới lo ngại rằng Tổng thống đang cố tình kéo dài thời gian, chờ cơ hội lôi kéo liên minh về đảng của mình. Bên cạnh đó, nội bộ đảng cực hữu Tập Hợp Dân Tộc RN, bắt đầu bị chia rẽ vì thất cử, về thứ 3 trong cuộc bầu cử.

Trong khi liên minh cánh tả loay hoay mặc cả thì Le Monde nhận thấy Tổng thống "Macron đi tìm một liên minh khó có", tựa bài báo. Tờ báo ghi nhận, sau cuộc bầu cử Lập pháp vừa rồi, không có đảng nào chiếm đa số tuyệt đối, khiến cho tình hình chính trường Pháp trở nên phức tạp hơn cả trước khi giải tán Quốc hội, mà theo ông Macron là nhằm làm "sáng rõ" tình hình chính trị Pháp. Nhưng rõ ràng là hiện tại chính trường Pháp trở nên rắc rối hơn. Chính trị Pháp sẽ còn rơi vào bất trắc, nếu không muốn nói là hỗn loạn trong nhiều tháng tới, thậm chí trong suốt nhiệm kỳ Tổng thống còn lại của ông Macron, theo nhận định của Le Monde.
Trong bối cảnh khả năng liên minh Mặt Trận Bình Dân Mới, trong đó đảng cực tả Nước Pháp Bất Khuất (LFI) chiếm số đông, lãnh đạo chính phủ, nhật báo le Figaro tỏ lo ngại đảng cực tả LFI sẽ áp dụng chương trình kinh tế như hứa hẹn tranh cử. Tờ báo tập trung mổ xẻ chương trình kinh tế của cánh tả, với tựa chính trang nhất: "Thuế, phí, hưu bổng, lương tối thiểu... dự án đáng báo động của cánh tả".

Dẫn đầu trong cuộc bầu cử vừa qua, khối cánh tả giành được 182 trên 577 ghế ở Quốc hội. Sau chiến thắng thủ lĩnh của đảng cực tả, Jean-Luc Mélanchon khẳng định sẽ áp dụng toàn bộ chương trình trong tranh cử, như trở lại giới hạn tuổi về hưu 60 tuổi, tăng thuế, tăng lương tối thiểu... Đây là những hứa hẹn là mang tính mị dân và gây tốn kém công quỹ. Hậu quả là nước Pháp có thể thâm thủng ngân sách cả trăm tỉ mỗi năm, sức cạnh tranh, sản xuất bị sụt giảm và thất nghiệp gia tăng. Các nhà kinh tế và giới chuyên gia liên tục đưa ra những tín hiệu báo động kinh tế Pháp sẽ bị sụp đổ nhanh chóng nếu chương trình này được áp dụng. Tiêu đề của bài xã luận Le Figaro đánh giá đó là sự "tự tử kinh tế".
Nhật báo kinh tế Les Echos có bài: "Căng thẳng giữa cánh tả và Tổng thống Macron tăng thêm một nấc". Bài báo cho hay Mặt Trận Bình Dân Mới gia tăng áp lực với Tổng thống, để một đại diện cánh tả phải được chỉ định làm Thủ tướng và đứng ra thành lập chính phủ mới. Ông Olivier Faure, lãnh đạo đảng Xã Hội, lực lượng thứ 2 trong liên minh cánh tả, tuyên bố "sẵn sàng đảm nhiệm chức Thủ tướng". Nhưng Les Echos nhận thấy từ Chủ Nhật qua, ông Emmanuel Macron tìm cách kéo dài thời gian để tìm một lối thoát chính trị mà đến giờ lối thoát đó chưa thấy đâu. Ông vẫn đợi xem cơ cấu phe phái cụ thể của Quốc hội mới ra sao. Trong khi đó, ngày 18/7 tới, theo lịch trình Quốc hội mới sẽ họp phiên khai mạc.

Vẫn liên quan đến cuộc bầu cử Quốc hội Pháp, Le Monde có bài: "Trong Liên Hiệp Âu Châu, chờ đợi sau khi thở phào nhẹ nhõm". Tờ báo ghi nhận, trừ Ý Ðại Lợi, hàng loạt các nước trong Liên Hiệp Âu Châu như Đức, Tây Ban Nha, Ba Lan đã tỏ vui mừng trước kết quả đảng cực hữu Tập Hợp Dân Tộc bị chặn ở vòng bầu cử hôm Chủ Nhật. Nhưng rất nhiều người lo lắng về nguy cơ nước Pháp bị tê liệt vì cuộc khủng hoảng hậu bầu cử. Tờ báo có bài viết, "tại Bruxelle, nỗi sợ đầu tàu Pháp bị hỏng", trước viễn cảnh nước Pháp có thể rơi vào hỗn loạn chính trị hay khủng hoảng kinh tế. Giới chính trị trong Liên Hiệp Âu Châu giờ đây hiểu rằng ở Pháp giờ quyền lực thực sự nằm ở Quốc hội chứ không phải trong phủ Tổng thống. Trong khi đó, lối thoát khỏi rối ren chính trường Pháp cho đến lúc này chưa thấy đâu.


Âu Châu Phóng Thành Công Hỏa Tiễn Ariane 6



(AFP / Jody Amiet: Hỏa tiễn Ariane 6 được Cơ quan Không gian Âu Châu (ESA) phóng đi từ Trung tâm không gian Kourou, Guyane (Pháp), ngày 9/7/2024.)
-Hôm 9/7/2024, hỏa tiễn Ariane 6 của Âu Châu lần đầu tiên cất cánh thành công vào không gian, và sẽ đưa các vệ tinh lên quỹ đạo, khôi phục khả năng tiếp cận không gian của lục địa già.
Ariane 6 đã được phóng từ phi trường không gian của Âu Châu ở Kourou, Guyana, thuộc Pháp, lúc 4 giờ chiều, giờ địa phương. Hỏa tiễn này sẽ đưa các vệ tinh vào quỹ đạo địa tĩnh cách Trái đất 36.000 cây số, cũng như các chòm sao vệ tinh cách đó vài trăm cây số.

Người đứng đầu Cơ quan Không gian Âu Châu, Josef Aschbacher, phấn khởi nói rằng "đây là một ngày lịch sử đối với Âu Châu". Philippe Baptiste, người đứng đầu cơ quan không gian CNES của Pháp, thì tuyên bố "Âu Châu đã trở lại".
Theo AFP, những nỗ lực về không gian của Âu Châu đã hứng chịu nhiều vố đau trong thời gian gần đây, bao gồm cả sự chậm trễ kéo dài 4 năm đối với Ariane 6, khiến lục địa này mất sự tự chủ trong việc thực hiện các chương trình khám phá không gian trong những năm qua. Kể từ lần phóng Ariane 5 cách đây một năm, Âu Châu đã phải phụ thuộc vào tập đoàn SpaceX của tỉ phú Mỹ Elon Musk.
Nhưng điều đó không khiến các nhà lãnh đạo không gian Âu Châu nhụt chí, những người luôn có mục tiêu đưa vệ tinh vào quỹ đạo. Với vụ phóng thành công hỏa tiễn Ariane 6, các viên chức về không gian Âu Châu giờ đây còn muốn tiến xa hơn nữa.


Nam Hàn: Công Đoàn Samsung Electronics "Tổng Đình Công Vô Thời Hạn"


(Hình REUTERS - Soo-hyeon Kim: Cuộc đình công của nhân viên tập đoàn Samsung Electronics do nghiệp đoàn NSEU phát động, phía trước khu sản xuất của Samsung Electronics Nano, tại Hwaseong, Nam Hàn, ngày 8/7/2024.)
-Sau 3 ngày đình công nhưng không đạt được thỏa thuận với ban Giám đốc về tăng lương và phúc lợi xã hội, một công đoàn tại Samsung Electronics tuyên bố "tổng đình công vô thời hạn kể từ ngày 10/7". Sự kiện chưa từng có trong lịch sử Samsung là một bước tiến mới trong hoạt động công đoàn tại Nam Hàn, sau nhiều thập niên không được công nhận.
Khoảng 5.200 nhân viên đã ngừng làm việc hôm 8/7/2024 và dự kiến đình công 3 ngày để gây sức ép với ban Giám đốc đàm phán về cải cách phúc lợi cho nhân viên. Tuy nhiên, do lãnh đạo "không sẵn sàng thảo luận", công đoàn đại diện cho hơn 30.000 công đoàn viên, chiếm 1/5 tổng số nhân viên của Samsung Eletronics, đã ra thông cáo tổ chức "cuộc tổng đình công thứ hai vô thời hạn".

Samsung Eletronics là một trong những nhà sản xuất điện thoại thông minh hàng đầu thế giới và là một trong số hiếm hoi nhà sản xuất thẻ nhớ sử dụng trí thông minh nhân tạo. Trả lời AFP ngày 10/7, phát ngôn viên của tập đoàn Samsung khẳng định "sẽ giám sát để không xảy ra bất kỳ rối loạn nào trong chuỗi sản xuất" và "doanh nghiệp sẵn sàng đàm phán với công đoàn".
Tuy nhiên, phía công đoàn lên án ban Giám đốc "cản trở" cuộc đình công và không muốn thương lượng. Họ tin rằng sớm muộn gì thì ban Giám đốc "sẽ phải ngồi vào bàn đàm phán" vì "hoạt động sản xuất sẽ bị xáo trộn", đình công càng kéo dài thì "ban Giám đốc càng phải chịu đựng".
Vào tháng 1/2024, công đoàn đã đàm phán với ban Giám đốc về cải thiện đời sống của nhân viên nhưng hai bên không đạt được kết quả. Nhân viên đã từ chối đề nghị tăng thêm 5,1% lương, trong khi nghiệp đoàn đòi cải thiện quyền nghỉ phép hàng năm và minh bạch về tiền thưởng dựa trên năng lực, hiệu suất.
Trong suốt 50 năm, tập đoàn Samsung sử dụng những biện pháp thô bạo để cấm nhân viên thành lập công đoàn, đặc biệt dưới thời nhà sáng lập Lee Byung Chul (mất năm 1987). Phải chờ đến cuối những năm 2010, công đoàn đầu tiên ở Samsung Electronics mới được ra đời.


Nhóm Tác Chiến Hàng Không Mẫu Hạm Sơn Đông của Trung Quốc Diễn Tập Tại Biển Phi Luật Tân


(Ảnh AP - An Ni, minh họa - Tân Hoa Xã: Chiến đấu cơ J-15 cất cánh từ hàng không mẫu hạm Sơn Đông trong một đợt tập trận xung quanh đảo Đài Loan của quân đội Trung Quốc, ngày 19/04/2023.)
-Hôm 10/7/2024, Bộ Quốc phòng Đài Loan ghi nhận 37 phi cơ quân sự Trung Quốc bay qua phía nam Đài Loan hướng về phía tây Thái Bình Dương để tham gia một cuộc diễn tập. Theo trang mạng của Viện Hải quân Mỹ UNSI, đây là lần đầu tiên nhóm tác chiến hàng không mẫu hạm Sơn Đông (Shandong) của Trung Quốc diễn tập bên ngoài Biển Đông tính từ đầu năm đến nay. Địa điểm diễn tập là biển Phi Luật Tân.
Theo thông cáo của Bộ Quốc phòng Đài Loan đưa vào lúc 9 giờ 30, giờ địa phương, vào lúc hơn 5 giờ sáng, 36 trên tổng số 37 oanh tạc cơ, chiến đấu cơ, drone Trung Quốc đã vượt qua "đường trung tuyến" giữa đảo Đài Loan và Hoa lục. Về nhóm tác chiến hàng không mẫu hạm Trung Quốc, trả lời báo giới, Bộ trưởng Quốc phòng Đài Loan Cố Lập Hùng (Wellington Koo) cho biết tàu Sơn Đông không đi qua kênh Ba Sĩ, sát cực nam đảo Đài Loan, tuyến đường mà tàu Trung Quốc thường sử dụng để đi ra Thái Bình Dương, mà chọn qua kênh Balingtan, nằm sát hơn với đảo lớn Luzon của Phi Luật Tân.

Theo Lực Lượng Phòng Vệ Nhật Bản, hôm qua, nhóm tác chiến hàng không mẫu hạm có mặt tại khu vực cách đảo Miyako (Nhật) hơn 520 cây số về phía đông nam, ngoài hàng không mẫu hạm Sơn Đông, còn có tàu tuần dương CNS Yan'an (106), khu trục hạm CNS Guilin (164) và khinh hạm CNS Yuncheng(571). Lực lượng phong vệ Nhật Bản cho biết nhiều bài tập cất cánh và hạ cánh phi cơ chiến đấu và trực thăng đã được tiến hành trên hàng không mẫu hạm Sơn Đông.
Trong những năm gần đây, Bắc Kinh liên tục gia tăng sức ép lên hòn đảo. Hôm nay, Tổng thống Đài Loan Lại Thanh Đức đã gặp Raymond Greene, tân lãnh đạo Viện Mỹ, cơ quan đại diện ngoại giao trên thực tế của Hoa Kỳ ở Đài Loan. Ông Raymond Greene khẳng định Hoa Thịnh Ðốn "kiên định hậu thuẫn Đài Loan tự vệ" trước Trung Quốc.

Không có nhận xét nào: