Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Sáu, 4 tháng 8, 2023

TRẦN YÊN HÒA, NGƯỜI EM CẦM BÚT - Trần Thế Phong


(từ trái) trần yên hòa và trần thế phong
Gia đình tôi có hai anh em trai. Tôi và Trần Yên Hòa. - Hòa lì lợm, lanh lợi, gan dạ. Tôi nhút nhát, chậm chạp nên lúc nào cũng đi chơi chung để bạn bè ăn hiếp bảo vệ lẫn nhau, và bây giờ lớn rồi, ở gần nhà, vẫn đi chơi chung như ngày xưa nếu có dịp… Nhớ năm 1961 học đệ lục, Hòa đã làm thơ và viết thư tình giúp cho mấy anh lớn tuổi trong xóm gởi cho bạn gái và được trả công môt gói kẹo ú. Tôi cũng được chia mấy cục…Và suốt những năm học trung học Hòa viết văn và làm thơ đăng báo ở trường và những tờ báo ở Sài Gòn, với bút hiệu là Thùy Phương Linh (hơi cải lương).
<!>
Khí đậu tú tài vào Sài Gòn học đại học, Hòa ham làm thơ, viết văn sợ xao lãng viêc học nên cha tôi dặn chừng:
- Vào Sài Gòn con lo học hành để kiếm mảnh bằng ra làm kiếm tiền nuôi thân.

Nhưng có lẽ là cái nghiệp về văn chương, Hòa thành lập một thi văn đoàn lấy tên là Mây Trời Việt quy tụ những bạn làm thơ tứ xứ, có thẻ gia nhập, mỗi tháng in một tập thơ chung hoặc đăng báo. Tôi và Lương Quang Bình, Phan Tấn Lộc bạn học với tôi, đều tham gia và là hội viên.

Bạn bè cắm đầu học ra trường được chữ sĩ: kỹ sư, bác sĩ, dược sĩ, nha sĩ…Hòa chong đèn làm thơ, viết văn cũng được hai chữ sĩ: thi sĩ và văn sĩ. Có lẽ chữ sĩ của Hòa nhiều người biết hơn…

Khi Hòa đi dạy học được mấy năm, chiến tranh lại tràn về khốc liệt. Tất cả công chức, thầy gíao bị động viên vào trường bộ binh Thủ Đức. Mê văn chương chữ nghĩa nên Hòa tình nguyện vào trường Đại Học Chiến Tranh Chính Trị, Đà Lạt. Hai năm ở trong quân trường, Hòa tổ chức in chung một tập thơ với những người bạn, lấy tên là: Lời Ru Tình. Bút hiệu Trần Yên Hòa bắt đầu từ đó.

Bởi cái nghiệp văn chương, suốt những năm trong quân ngũ, ngày đêm dẫm nát những núi đồi trường sơn Quảng Nam, Quảng Ngãi, nhưng mỗi tháng một vài bài thơ ra đời. Thơ Trần Yên Hòa được đăng trên những tờ báo văn học Sài Gòn và Quân đội. Tôi rất thích bài thơ Trần Yên Hoa đăng trên nguyệt san Khởi Hành và được ngâm trên đài phát thanh quân đội:

Thầy trở về môt lần trong dáng nắng
Sấn trường xưa giờ đã đổi thay nhiều
Bầy chim sẻ không còn trên mái ngói
Trương xanh xao tiếng hát, lời ca dao

Thôi các em cũng đừng mong thầy kể
Nổi nhọc nhằn của tuổi trể hôm nay
Trước mặt ta đâu cũng là bãi chiến
Và lòng người bao cuồng vọng mê say.

Thôi các em cũng đừng câu chúc tụng
Thầy trở về với phấn trắng bảng đen
Bài chinh phụ ngâm một lầy thầy đã giảng
Thiên đường xưa vàng úa tự bao giờ

Xin hóa thân làm loài chim hút mật
Đậu trong vườn cho tuổi mộng em cao
Em cố giữ màu xanh trong mắt biếc
Với niền thương yêu một sớm mai nào

Thầy quay quả như sợ người níu giữ
Chút tình riêng trong đôi mắt học trò
Em cũng vậy đời làm em mệt lữ
Sân trường đang mù mịt khói tro bay.
(Ngày trở lại Tam Kỳ thăm trường Lý Tìn)

Rồi năm 1975 Miền Nam tang tác thương đau, Trần Yên Hòa bị đi ở tù hơn sáu năm. Khi ra tù ở quanh quẩn ở Sài Gòn kiếm miếng ăn nuôi bản thân và vợ con. Thơ văn chạy đâu mất. Có lẽ ấn núp trong lòng, chờ ngày bộc phát. Khi định cư ở Mỹ, đổi đời, được tự do sáng tác. Trần Yên Hòa cho ra đời một số tác phẩm, thơ, truyện ngắn, truyện dài...

Trong những tháng ngày lưu lạc, tôi cũng có làm thơ, viết văn để giết thì giờ. Làm thơ để nhớ cha, nhớ mẹ, nhưng Trần Yên Hòa đã làm mất rồi. Tôi chỉ đọc lại thơ Trần Yên Hòa để giải buồn:

Cha mẹ.

Cha là núi trong muôn trùng núi lớn
Che hồn con rợp mát quanh năm
Núi có lở nhưng lòng người vô lượng
Chắt chiu đời nâng dắt con ngoan

Mẹ là biển vô cùng biển rộng
Biển hiền hòa thầm thĩ ru con
Lời ru mẹ cho con yên cuộc sống
Để ngàn sau lời mẹ hóa nhiệm màu

Trăm nhánh sông cũng chảy xuôi về biển
Lòng con nay đà đậm đặc phú sa
Phù sa mẹ là một đời lầm lủi
Một đời dài gian khổ bên cha

Cha mẹ sống một đời hiền như đất
Mà con xa chưa đền đáp được gì
Xin tha lỗi con, như mẹ từng tha lỗi
Suốt đời nầy con còn thấy mẹ đâu.

Hai đoạn thơ đầu, tôi nhờ Họa sĩ Vũ Hối viết thư họa tôi để trên bàn thờ Cha Mẹ

Những tháng năm sống trên thành phố Seattle, mưa rả rích quanh năm, buồn, nhớ cha mẹ quá chừng. Nhớ những năm tháng chiến tranh hai đứa con trai biền biệt xa nhà. Rồi sau năm 1975 hai đứa đi ở tù không biết ngày về. Mẹ một mình thui thủi đợi con về. Tôi đọc bài Buồn Rơi của Trân Yên Hòa lại buồn hơn:

Mẹ ngóng con về hiu quạnh quá
Sân nhà đã đổ lá hôm qua
Sàn nước cầu ao đà xuống thấp
Mấy mùa con đã biệt mù xa

Bởi ngóng con về mà tóc trắng
Mấy năm mấy tháng mẹ mong chờ
Mộ cha mấy độ con chưa dẫy
Vạt nắng hanh vàng sao bơ vơ.

Ba năm, năm năm, rồi bảy năm
Con ở tù như án chung thân
Hắt hiu mẹ tựa vầng trăng mỏi
Không chiếu chăn cho một chỗ nằm

Mẹ ngóng con về sau đám khói
Mù khơi gió tạc cuối hiên khuya
Hiu hắt điêu tàn vầng trăng lạnh
Thân cò bao nắng sớm chiều mưa


Con xa nhớ mẹ lòng chát đắng
Như khói trâm khô thuở thiếu thời
Tượng đá quê nhà in dáng me
Suốt đời còn lại nỗi buồn rơi.

(Buồi Rơi)

Trong những tác phẩm truyện dài, truyên ngắn. Tôi thích nhất là tập truyên ngắn Rớt Xuống Tuổi Thơ, Tôi của Trần Yên Hòa vì có cả quê hương, Cha Mẹ, anh chị em, bạn bè và những người dân quê tôi chất phát, thật thà….

Tôi nghĩ, những tác phẩm của Trần Yên Hòa miệt mài ngồi viết, trong tủ sách gia đình của tôi, của bạn bè, của độc giả, cũng để sách của Trân Yên Hòa nhiều tác phẩm, và trong ký ức chúng ta những kỷ niệm, những hoàn cảnh rất giống mình. Khi nào rảnh mở ra đọc chắc là bồi hồi xúc động.

Hai chữ sĩ của Trân Yên Hòa chắc sẽ còn hoài với thời gian…

Trần Thế Phong
(bài viết trong tập sách "Bạn Văn Với TYH" sắp in)

Không có nhận xét nào: