Liên minh Châu Âu lên án Nga tấn công vào kho lương thực toàn cầu
Pháp đã lên án Nga cố tình gây bất ổn lương thực trên thế giới sau khi oanh kích các cảng biển và kho ngũ cốc ở vùng Odessa, miền nam Ukraina. Trong một bức thư của người đứng đầu ngành ngoại giao châu Âu – ông Borrell cáo buộc Nga tiếp cận các nước đang gặp khó khăn để gạ bán ngũ cốc giá rẻ và tự nhận là vị cứu tinh giải quyết vấn đề lương thực mà thực chất do chính họ gây ra.
Tờ Rfi đưa tin, một vụ tấn công của Nga hôm 2/8, đã phá hủy khoảng 40.000 tấn ngũ cốc của Ukraina.
Trong khi đó, Liên minh Châu Âu cảnh báo các nước đang phát triển rằng: Nga đề xuất tặng ngũ cốc nhằm tạo ra những phụ thuộc mới, và làm trầm trọng tình trạng bấp bênh về kinh tế và mất an ninh lương thực toàn cầu.
Trong thông cáo hôm 2/8, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Pháp – Anne-Claire Legendre lên án việc Nga cố tình đánh phá các công trình hạ tầng trọng yếu xuất khẩu ngũ cốc cho thấy, Matxcơva chỉ tìm lợi ích riêng mà không màng đến những dân tộc bị khó khăn, bằng cách làm tăng giá nông phẩm, cố tình cản trở một trong những đối thủ xuất khẩu nông sản.
Phía Pháp khẳng định, sẽ tiếp tục hỗ trợ lương thực cho những nước bị tác động nặng nhất về an ninh lương thực do cuộc xâm lược của Nga đối với Ukraina gây ra.
Trước đó, Liên minh Châu Âu cũng cam kết tương tự và khẳng định khối này sẽ tiếp tục ủng hộ những nỗ lực bền bỉ của Liên Hiệp quốc và Thổ Nhĩ Kỳ để tái khởi động thỏa thuận ngũ cốc Biển Đen.
Người đứng đầu ngành ngoại giao châu Âu, ông Josep Borrell, kêu gọi các nước đang phát triển và thành viên nhóm G20 cùng có tiếng nói rõ ràng và đoàn kết để buộc Nga phải trở lại thỏa thuận xuất khẩu ngũ cốc ở Biển Đen.
Hôm 2/8, ông Borrell chia sẻ một bức thư với các đồng nghiệp châu Âu. Trong thư, ông Borrell cáo buộc Nga tiếp cận các nước đang gặp khó khăn để gạ bán ngũ cốc giá rẻ và tự nhận là vị cứu tinh giải quyết vấn đề lương thực mà thực chất do chính họ gây ra.
Theo các quan chức Châu Âu: đây là một cách làm đáng xấu hổ của Maxcơva, họ cố tình dùng thực phẩm để o ép khiến các quốc gia yếu thế bị lệ thuộc, làm trầm trọng thêm tình trạng mất an ninh lương thực toàn cầu.
Ukraina khẳng định đang dần tiến về Bakhmut
Vào ngày 3/8, chỉ huy Lực lượng Mặt đất của Lực lượng Vũ trang Ukraina Oleksandr Syrskyi cho biết, quân đội nước này đang dần tiến về phía Bakhmut.
Ông cho biết trên kênh Telegram: “Ở hướng Bakhmut, việc tiến công dần dần về phía trước vẫn tiếp tục”.
Theo ông, đội súng cối của Lữ đoàn xung kích riêng biệt số 77 của Lực lượng Vũ trang Ukraina đang hoạt động và tiêu diệt quân Nga. Chỉ huy khẩu đội pháo, Vitaly, cho biết phát súng chiến lợi phẩm của họ đã bắn trúng căn hầm mà quân Nga đang ẩn náu.
Bộ Tổng tham mưu báo cáo rằng, Lực lượng vũ trang Ukraina trong các chiến dịch tấn công theo hướng Avdiivka, đã đánh bật quân Nga khỏi vị trí của họ ở khu vực phía nam Avdiivka.
Trước đó, New York Times đưa tin rằng, một giai đoạn phản công mới của Ukraina đã bắt đầu, đòn tấn công chính là ở phía đông nam, nơi các binh sĩ của Lực lượng vũ trang Ukraina đang dần tiến qua các bãi mìn và dưới sự tấn công của máy bay Nga.
Theo Financial Times, Ukraina đã thay đổi chiến thuật sau “sự hỗn loạn” khi bắt đầu cuộc phản công, hiện Lực lượng vũ trang nước này đã tập trung chú ý vào việc tấn công các vị trí phòng thủ của Nga bằng pháo hạng nặng và đang đạt được kết quả rõ rệt.
Một ngày trước đó, Bộ Tổng tham mưu các Lực lượng Vũ trang Ukraina thông báo rằng, quân đội nước này đang ngăn chặn quân Nga chiếm lại các vị trí đã mất ở phía đông bắc làng Robotyne, cách Tokmak 20km và cũng đang thành công gần Staromayorskyi.
Thủ tướng Ba Lan: Chiến binh Wagner tìm cách quấy rối sườn phía đông của NATO
Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki ngày 3/8 nói rằng: các chiến binh thuộc lực lượng lính đánh thuê tư nhân Wagner của Nga, đang được đưa đến gần sườn phía đông của NATO để phá rồi khối liên minh quân sự này.
Ông nói sau cuộc gặp với Tổng thống Litva Gitanas Nauseda ở miền đông Ba Lan: “Chúng ta cần lưu ý rằng số lượng các hành động khiêu khích sẽ tăng lên. Nhóm Wagner cực kỳ nguy hiểm và họ đang được đưa đến sườn phía đông để gây bất ổn”.
Lực lượng Wagner đã bắt đầu huấn luyện quân đội quốc gia Belarus, khiến Ba Lan bắt đầu điều động hơn 1.000 binh sĩ đến gần biên giới. Trước đó vào ngày 1/8, Ba Lan cáo buộc trực thăng quân sự của Belarus vi phạm không phận.
Hai nhà lãnh đạo của Ba Lan và Litva gặp nhau ở Suwalki Gap, một khu vực dân cư thưa thớt nhưng có tầm quan trọng chiến lược của lãnh thổ Ba Lan nằm giữa Belarus và vùng đất Kaliningrad của Nga, nơi nối liền các quốc gia Baltic với các thành viên NATO khác.
Theo Tổng thống Nauseda, số lượng các chiến binh Wagner ở Belarus có thể vượt 4.000 người.
Ông nói: “Chúng ta không được phép chỉ nói về các biện pháp ở cấp quốc gia mà còn phải tính xem sẽ làm gì nếu tình hình này trở nên phức tạp hơn, bao gồm cả việc đóng cửa biên giới với Belarus. Điều này cần phải được phối hợp thực hiện giữa Ba Lan, Litva và Latvia.
Belarus từng cho phép Nga sử dụng lãnh thổ làm bàn đạp cho cuộc xâm lược Ukraina, nhưng không đưa quân đội của mình trực tiếp vào tham chiến.
Tòa Bạch Ốc: Nga đang tìm cách tăng cường hợp tác quân sự với Triều Tiên
Người phát ngôn Hội đồng An ninh quốc gia Mỹ John Kirby cho biết, dựa trên thông tin tình báo, Washington lo ngại rằng – Triều Tiên đang xem xét cung cấp vũ khí sát thương cho Nga.
Ông Kirby nói rằng: “Thông tin của chúng tôi cho biết Nga đang tìm cách tăng cường hợp tác quân sự với (Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên), chẳng hạn như thông qua việc CHDCND Triều Tiên để mua đạn pháo”.
Thông tin trên được đưa ra sau khi Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu gần đây đã đến thăm Triều Tiên, nhân dịp kỷ niệm 70 năm đình chiến trong Chiến tranh Triều Tiên.
Ông Kirby nói thêm: “Đây là một ví dụ khác cho thấy ông Putin đang trở nên tuyệt vọng như thế nào, bởi vì cỗ máy chiến tranh của ông ấy đang bị ảnh hưởng bởi các biện pháp trừng phạt và kiểm soát xuất khẩu”.
Cũng theo vị quan chức Tòa Bạch Ốc, giới chức Nga cũng đang tiếp cận với Iran và Trung Quốc.
Trong chuyến thăm của ông Shoigu vào tuần trước, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un đã cho vị quan chức Nga tham quan một cuộc triển lãm quốc phòng ở Bình Nhưỡng. Hình ảnh từ truyền thông Triều Tiên cho thấy, họ đi ngang qua một loạt vũ khí, từ tên lửa đạn đạo có khả năng mang đầu đạn hạt nhân đến máy bay không người lái mới nhất của Bình Nhưỡng.
Tại tiệc chiêu đãi cấp nhà nước dành cho ông Shoigu và phái đoàn Nga, khi đề cập đến cuộc chiến ở Ukraina, Bộ trưởng Quốc phòng Triều Tiên Kang Sun Nam bày tỏ sự ủng hộ hoàn toàn của Bình Nhưỡng đối với Matxcova.
Ông Medvedev: Nga tuyển thêm hơn 230.000 quân
Phó chủ tịch Hội đồng An ninh Quốc gia Nga Dmitry Medvedev cho biết: “Theo Bộ Quốc phòng, từ ngày 1/1 đến 3/8, hơn 231.000 người đã nhập ngũ theo diện ký hợp đồng với quân đội”.
Hồi tháng 5, ông Medvedev thông báo, quân đội đã tuyển được 120.000 người. Ông không nói rõ những tân binh này cần trải qua thời gian huấn luyện bao lâu trước khi được điều đến các đơn vị ở mặt trận.
Ông cho biết, trong thời gian tại ngũ, những quân nhân này sẽ được bảo lưu công việc mà họ từng làm trước khi gia nhập quân đội, các khoản nợ ngân hàng cũng sẽ được đóng băng.
Giới chức chưa công bố mục tiêu tuyển quân, nhưng nhiều ước tính cho thấy Nga có thể đang tìm cách tuyển mộ 400.000 lính tình nguyện để phục vụ cuộc chiến ở Ukraina.
Putin : chi tiêu quân sự và tiêu dùng đang thúc đẩy nền kinh tế Nga
CNN đưa tin, Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 3/8 nói rằng: sự kết hợp giữa chi tiêu quân sự và nhu cầu trong nước đang thúc đẩy nền kinh tế Nga, với việc làm trong lĩnh vực sản xuất ổn định ở mức 10 triệu người — bằng với năm 2021.
Ông cho biết trong cuộc họp với các nhà lãnh đạo ngành tại Điện Kremlin hôm thứ Năm rằng, 2/3 mức tăng trưởng trong sản xuất công nghiệp là do quốc phòng đảm nhận, và nhu cầu của người tiêu dùng chiếm 1/3 còn lại.
Trong khi đó, “khi tiền lương tăng lên – chúng đã vượt quá mức của năm ngoái hơn 20%, đó là do tình trạng thiếu lao động”, ông nói thêm.
Putin cũng nói rằng, năng suất lao động đang tăng lên khoảng 5% — mặc dù ông không nói rõ trong khoảng thời gian nào.
Putin nói rằng, việc mở rộng sản xuất đặc biệt đáng chú ý đối với máy tính và các sản phẩm luyện kim thành phẩm.
Nga đã rớt khỏi top 10 nền kinh tế hàng đầu thế giới, với tổng sản phẩm quốc nội gần bằng Úc, nhưng nước này vẫn là một trong những nhà cung cấp năng lượng lớn nhất cho thị trường toàn cầu — bao gồm cả Trung Quốc và Ấn Độ — bất chấp các biện pháp trừng phạt của phương Tây được áp đặt sau cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraina vào tháng 2 năm 2022.
Các nhà phân tích cho biết, trong khi nền kinh tế Nga khó có thể suy giảm trong năm nay, thì sự yếu kém của đồng rúp có thể gây ra rủi ro. Theo Eurasia Group, sự mất giá của đồng rúp “sẽ làm tăng sự bất ổn tài chính và chắc chắn sẽ làm tăng nguy cơ lạm phát vốn đã gia tăng trong những tháng tới.”
Theo các nhà phân tích, sự gia tăng trong tăng trưởng tiền lương có thể gây ra áp lực lạm phát.
Các chuyên gia dự đoán thâm hụt ngân sách trong năm 2023 của Nga sẽ vào khoảng từ 2% đến 2,5% GDP, với giá dầu Nga mua của các khách hàng châu Á phục hồi.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét