Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Hai, 7 tháng 8, 2023

Kính Chuyển Tin Nóng Việt Nam Hôm Nay Theo Dòng Thời Sự - Lê Văn Hải


Tin Nóng Việt Nam Hôm Nay (Hình: (Ông Nguyễn Trường Chinh điểm chỉ thỉnh nguyện thư bằng máu, xin Chủ tịch Việt Nam tạm hoãn thi hành án tử hình của con là Nguyễn Văn Chưởng, 6/8/2023.}
Luật rừng dưới XHCN: Cả gia đình, cùng rất đông công chúng, đang thỉnh cầu Chủ tịch Việt Nam hoãn tử hình Nguyễn Văn Chưởng, thì được thông báo chuẩn bị nhận xác! (An Tôn) *Nhiều nghi vấn chưa được sáng tỏ: Vào lúc 9 giờ tối ngày ngày 14/7/2007 đã xảy ra vụ án sát hại thiếu tá công an ở Đình Vũ, thành phố Hải Phòng. Cùng thời điểm này, Nguyễn Văn Chưởng đang có mặt ở xã Bình Dân, Kim Thành, tỉnh Hải Dương, cách nơi xảy ra vụ án gần 40km, và có rất nhiều người biết, sẵn sàng làm nhân chứng!
<!>
-Cha mẹ của tử tù Nguyễn Văn Chưởng và hàng nghìn người khác trong 4 ngày nay gửi lời thỉnh cầu đến Chủ tịch nước Việt Nam xin tạm hoãn thi hành án tử hình của Chưởng, nhưng chưa có hồi đáp từ nhà lãnh đạo. Một luật sư nắm rõ vụ án nói nếu thi hành án sẽ là “sai lầm đặc biệt nghiêm trọng”, ảnh hưởng lớn đến niềm tin của dân vào Đảng, Nhà nước.

Đưa thông tin lên internet, cha mẹ của ông Chưởng cho biết Tòa án Nhân dân thành phố Hải Phòng gửi công văn đề ngày 4/8 thông báo cho gia đình biết họ “có quyền làm đơn xin nhận tử thi, tro cốt người đã bị thi hành án tử hình” và cần gửi đơn trong vòng 3 ngày làm việc.

Ngay sau khi nhận thông báo, ông Nguyễn Trường Chinh, người cha của ông Nguyễn Văn Chưởng, đã làm đơn gửi Chủ tịch Võ Văn Thưởng của Việt Nam “kêu cứu hoãn thi hành án tử hình”, đồng thời ông Chinh và gia đình cũng kêu gọi công chúng Việt Nam lên tiếng cùng. Đã 16 năm qua, ông Chinh không ngừng kêu oan cho con, kể cả dùng máu viết thư gửi các nhà lãnh đạo.

Ông Chưởng, sinh năm 1983, bị bắt ngày 2/8/2007 vì bị tình nghi là chủ mưu một vụ đâm chém, cướp của làm chết một thiếu tá cảnh sát hình sự ở Hải Phòng. Hai người khác bị xác định là đồng phạm của ông Chưởng. Các phiên tòa sau đó tuyên ông có tội và phải chịu án tử hình, hai người kia chịu án 23 năm tù giam và chung thân.

Cha mẹ ông, các luật sư, báo chí nhiều lần nêu ra những chứng cứ cho thấy ông ngoại phạm, bị bức cung và bị kết án oan, nhưng các cơ quan có thẩm quyền không thay đổi phán quyết.

Trong đơn kêu cứu mới nhất, với điểm chỉ bằng máu bên dưới chữ ký, người cha Nguyễn Trường Chinh một lần nữa khẳng định những điều như sau: Nguyễn Văn Chưởng là người vô tội, bị cán bộ điều tra thuộc công an Hải Phòng tạo dựng hồ sơ hãm hại; Chưởng không có mặt ở nơi xảy ra vụ án; không có nhân chứng, vật chứng chính xác, cụ thể; có sự vi phạm nghiêm trọng luật tố tụng.

Đồng hành, tiếp sức cho lời kêu cứu của ông Chinh và gia đình là gần 3.500 người ký vào một thỉnh nguyện thư trên trang Avaaz.org và hàng nghìn người khác gửi tin nhắn đến số điện thoại của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đề nghị hãy tạm hoãn thi hành án.

Đến chiều 7/8, vẫn chưa rõ ông Thưởng đưa ra quyết định gì cũng như tình hình của tử tù Nguyễn Văn Chưởng ra sao. Trong ngày 7/8, mẹ của ông Chưởng là bà Nguyễn Thị Bích cho VOA biết rằng chồng bà, ông Nguyễn Trường Chinh, bị đột quỵ khi đang kêu cứu trước Trụ sở Tiếp dân Trung ương tại Hà Đông thuộc Hà Nội.

Trong số những tiếng nói thúc giục Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng tạm hoãn thi hành án đối với ông Chưởng có luật sư Lê Văn Hòa, người nắm rõ vụ án.

Luật sư Hòa cho VOA biết ông từng là Tổ trưởng Kiểm tra án oan của Ban Nội chính Trung ương, thuộc Đảng Cộng sản, và trực tiếp được giao nhiệm vụ xem xét lại đơn kêu oan về vụ án của ông Nguyễn Văn Chưởng trong giai đoạn 2012-2014.

Sau đó, ông Hòa có thời gian làm luật sư tư vấn, hỗ trợ pháp lý cho ông Nguyễn Trường Chinh kêu oan cho con.

Từ những thông tin nắm được, luật sư Hòa nói với VOA rằng ông “kêu gọi các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan chức năng, đặc biệt là Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao, hãy chỉ đạo Chánh án Tòa án Nhân dân thành phố Hải Phòng dừng việc thi hành án đối với Nguyễn Văn Chưởng”.

Vẫn vị luật sư khẳng định rằng “Nguyễn Văn Chưởng bị kết án tử hình oan, vì rất nhiều vi phạm tố tụng ở cấp sơ thẩm, phúc thẩm chưa được làm rõ!” và ông đề nghị các cơ quan liên quan “kiểm tra, làm rõ các kiến nghị của tôi trong 10 năm qua”.

Ông Hòa dành hơn 30 phút với VOA để tóm tắt lại vụ án, tập trung nhấn mạnh các điểm gồm: lời khai của các bị cáo và nhân chứng có nhiều mâu thuẫn; Chưởng có bằng chứng ngoại phạm là ở xa hiện trường vụ án khoảng 40 kilomet ở thời điểm xảy ra án mạng; có vi phạm nghiêm trọng về bảo vệ hiện trường nên các dấu vết, vật chứng bị mất, bị xáo trộn; ảnh chụp và kết quả khám nghiệm tử thi cho thấy ngoài vụ đâm chém lúc 21h ngày 14/7/2007, thiếu tá cảnh sát hình sự Nguyễn Văn Sinh có thể đã bị tấn công ở địa điểm khác, bằng vũ khí khác trước đó; bản chất vụ án có thể là ông Sinh bị giết vì lý do khác chứ không phải vì bị cướp của.

Giờ đây, khi tính mạng của ông Nguyễn Văn Chưởng hết sức mong manh và có nhiều lời kêu cứu của gia đình và công chúng, luật sư Hòa mong điều đó có thể làm lay động nguyên thủ của đất nước:

“Tôi cũng hy vọng Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng sẽ có chỉ đạo để cho Chánh án Tòa án Nhân dân thành phố Hải Phòng sẽ ra quyết định tạm hoãn thi hành án tử hình đối với Nguyễn Văn Chưởng. Các thông tin đến với Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng rồi, tôi không nghĩ rằng Chủ tịch nước sẽ vô tâm mà lặng im không có động thái gì để ngăn chặn việc thi hành án Chưởng trong thời điểm này”.

VOA cố gắng liên lạc với người đứng đầu nhà nước Việt Nam để tìm hiểu xem ông cân nhắc, quyết định ra sao nhưng không kết nối được.

Vẫn luật sư Hòa lưu ý rằng sinh mạng con người là vẫn đề hết sức to lớn và ông bình luận:

“Nếu thi hành tử hình Nguyễn Văn Chưởng, nếu điều đó xảy ra, tôi cho rằng đây là sai lầm đặc biệt nghiêm trọng mà không có bất cứ cơ hội nào để các cơ quan tố tụng vụ án này, đặc biệt là ông chánh án Tòa án Nhân dân thành phố Hải Phòng có cơ hội để sửa sai”.

Ông Hòa cho biết ông tin một lúc nào đó vụ án Nguyễn Văn Chưởng sẽ được kiểm tra, làm rõ, lật lại. Khi đó, giả định rằng án tử hình đã thi hành, ông Chưởng đã chết rồi, “ai sẽ là người đền mạng cho Nguyễn Văn Chưởng?”, luật sư Hòa đặt câu hỏi.

Một lần nữa, vị luật sư nhấn mạnh cần phải tránh để xảy ra “sai lầm đặc biệt nghiêm trọng” vì đó không chỉ là sai lầm của riêng tòa án Hải Phòng mà còn là trách nhiệm của nền tư pháp Việt Nam.

Điều rõ ràng là nếu những người có thẩm quyền vẫn dấn tới với quyết định thi hành án, gia đình ông Nguyễn Trường Chinh sẽ phải chịu mất mát rất lớn lao không gì có thể bù đắp là mất con, luật sư Hòa nói với VOA, đồng thời đưa ra cảnh báo về hệ lụy to lớn cho đất nước và những người cầm quyền:

“Tôi cho là có mất mát còn lớn hơn thế nữa, đó là niềm tin của người dân Việt Nam vào nền tư pháp này, vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước sẽ ảnh hưởng rất nghiêm trọng. Đấy mới là mất mát lớn nhất trong vụ án này, nếu như sau này vụ án được lật lại, được kiểm tra và kết luận Nguyễn Văn Chưởng bị oan, thì đó là cái mất lớn nhất là đối với đất nước Việt Nam này, đối với uy tín của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, cũng như uy tín của các cơ quan tố tụng Việt Nam”.

Chủ tịch nước Việt Nam ông Võ Văn Thưởng hồi cuối tháng 3 từng lưu ý với ngành tòa án của đất nước rằng “không được để xảy ra oan, giảm tối đa tình trạng sai” khi ông họp với giới lãnh đạo Tòa án Tối cao.

Trong cuộc họp với Ban Cán sự Đảng và lãnh đạo Tòa án Nhân dân Tối cao, Chủ tịch Thưởng nêu bật nhiệm vụ trọng tâm của ngành tòa án Việt Nam là đẩy mạnh cải cách tư pháp, bảo đảm tính độc lập của tòa án theo thẩm quyền xét xử.

Chủ tịch Thưởng khi đó nhấn mạnh rằng mỗi phán quyết, quyết định của tòa án liên quan đến sinh mạng chính trị và thậm chí là sinh mạng con người, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức và công dân, vì thế không được để xảy ra oan, giảm tối đa tình trạng sai hoặc với yêu cầu cao là không được để xảy ra sai.


Bàng hoàng! Gia đình tử tù Nguyễn Văn Chưởng được thông báo chuẩn bị nhận xác Tử tù Nguyễn Văn Chưởng!


-Luật sư Đặng Đình Mạnh kêu gọi: “Võ Văn Thưởng, dù chưa bao giờ thấy chú thể hiện tài cán gì cho đến khi leo đến chức chủ tịch nước, nhưng chú vẫn có thể lưu danh thiên cổ bằng quyết định hoãn thi hành án với Nguyễn Văn Chưởng.”

Tòa án thành phố Hải Phòng vừa ra quyết định thi hành án tử hình đối với Nguyễn Văn Chưởng. Giấy báo nhận tử thi đã được gửi đến gia đình ông Nguyễn Trường Chinh, bố của tử tù, ngày 4/8 và hạn cuối nộp đơn nhận tử thi là ba ngày, kể từ lúc nhận thông báo.

Vào lúc 9 giờ tối ngày ngày 14/7/2007 đã xảy ra vụ án sát hại thiếu tá công an ở Đình Vũ, thành phố Hải Phòng. Cùng thời điểm này, Nguyễn Văn Chưởng đang có mặt ở xã Bình Dân, Kim Thành, tỉnh Hải Dương, cách nơi xảy ra vụ án gần 40km, và có rất nhiều người biết.

Nhưng công an, tòa án, viện kiểm sát vẫn kết án tử hình anh Nguyễn Văn Chưởng mà không đưa ra được một bằng chứng xác thực cụ thể nào chính xác anh Chưởng là hung thủ giết người.

Facebooker Thịnh Nguyễn viết: “Đây là một vụ án còn thiếu quá nhiều bằng chứng để kết tội, cả gia đình bị cáo và bị cáo đã kêu oan trong nhiều năm, rất nhiều báo đã đưa tin về những bất cập trong việc tòa định tội Nguyễn Văn Chưởng vội vàng.

Quyết định tử hình đối với Nguyễn Văn Chưởng là một sai lầm không thể sửa đổi với lịch sử tư pháp và hành pháp.”

Hồi năm 2014, trong đơn kêu oan cho con trai, ông Nguyễn Trường Chinh viết: “Công an, tòa án, viện kiểm sát vẫn kết án tử hình con tôi mà không đưa ra được một bằng chứng xác thực cụ thể nào chính xác Chưởng là hung thủ giết người, mà chỉ dựa vào lời khai của Vũ Toàn Trung và Phương.


Cơ quan Cảnh sát điều tra và tòa án cố tình bỏ qua những chứng cứ ngoại phạm của con tôi như: Không cho các nhân chứng mới đối chất tại tòa phúc thẩm dù đã được các luật sư đề nghị nhiều lần. Không nghe lời kêu oan thảm thiết của các nghi phạm.

Trong suốt những năm qua, gia đình tôi và Chưởng đã làm đơn kêu oan lên các cơ quan Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội rất nhiều lần kể cả đơn viết bằng máu cho chủ tịch nước nhưng không được tiếp nhận điều tra làm đúng sự thật.”


Tội nghiệp! Không cần nhà nước ban thưởng, nhưng liệu $30,000 của FIFA có đến tay cầu thủ Việt Nam sau World Cup Nữ?


(Hình: Cô Huỳnh Như cùng các cầu thủ nữ Việt Nam chào khán giả sau khi chia tay World Cup Nữ 2023)

-“Thậm chí có cán bộ còn được đề nghị nhận thưởng cao hơn cả cầu thủ. Việc này đã từng tạo ‘sóng ngầm’ trong đội tuyển nữ Việt Nam sau giải đấu,” báo đảng viết nhưng không nêu cụ thể danh tính những người liên quan.

Giới chức Liên Đoàn Bóng Đá Việt Nam (VFF) xác nhận đến nay, họ chưa nhận được số tiền thưởng $690,000 từ FIFA (Liên Đoàn Bóng Đá Thế Giới) cho việc cử đội tuyển nữ tham gia World Cup Nữ 2023.

Số tiền nêu trên được tính theo định mức mỗi cầu thủ tham dự giải đấu này sẽ nhận được $30,000 và đội tuyển nữ Việt Nam có 23 cầu thủ.

Điều công luận quan tâm là liệu khoản tiền thưởng của FIFA khi đến tay các cầu thủ nữ, thì có bị “xà xẻo” hay không và khoản cuối cùng mà họ được nhận là bao nhiêu.

Theo tờ Tuổi Trẻ hôm 6 Tháng Tám, ông Dương Nghiệp Khôi, tổng thư ký VFF, cho biết: “Chúng tôi vẫn chưa nhận được bất cứ khoản nào của FIFA. Tôi nghĩ rằng phải sau khi kết thúc World Cup Nữ 2023, FIFA mới bắt đầu chi thưởng cho các đội tuyển và các liên đoàn đã tham dự giải đấu năm nay.”

Ông Khôi hứa hẹn số tiền thưởng $30,000 cho mỗi cầu thủ sẽ được VFF “chi trả đúng theo yêu cầu của FIFA sau khi nhận được và trừ thuế thu nhập cá nhân.”

“Nhiều người cứ nói về chuyện khuất tất trong chia thưởng mà không hiểu rõ. Bởi FIFA dù không thể chuyển khoản trực tiếp cho từng cầu thủ, nhưng VFF khi nhận tiền để chia cho từng cầu thủ đều phải nộp biên lai chuyển tiền và báo cáo lại cho FIFA,” ông Khôi nói thêm.

Tuy vậy, phần cuối bản tin của tờ Tuổi Trẻ nhắc lại “thông lệ” chia tiền thưởng cho đội tuyển nữ “là câu chuyện chưa hề êm ả từ trước đến giờ.”

Theo báo này, mỗi khi kết thúc một giải đấu mà đội tuyển đạt được thành tích cao, đội tuyển nữ Việt Nam thường nhận được các khoản thưởng từ VFF, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân…

Căn cứ trên số tiền được thưởng, ban huấn luyện “sẽ phân chia các mức thưởng khác nhau dựa trên đóng góp của mỗi thành viên.”

Trên lý thuyết, các cầu thủ và thành viên ban huấn luyện là “trung tâm” của đội tuyển và là những người xứng đáng được thưởng cao nhất.

Tuy vậy, thực tế cho thấy việc chia thưởng được áp dụng cả với những nhân viên VFF đi cùng đội để làm nhiệm vụ hậu cần. Thế thì còn được bao nhiêu?

“Thậm chí có cán bộ còn được đề nghị nhận thưởng cao hơn cả cầu thủ. Việc này đã từng tạo ‘sóng ngầm’ trong đội tuyển nữ Việt Nam sau giải đấu,” bản tin viết nhưng không nêu cụ thể danh tính những người liên quan.


Bệnh lạ! Nhiễm liên cầu khuẩn lợn, nam bệnh nhân nhập viện trong tình trạng nguy kịch
(Thạch Lam)


(Hình: Ảnh ban hoại tử chân do liên cầu khuẩn lợn)

-Nam bệnh nhân nhập viện cấp cứu trong tình trạng sốt cao, buồn nôn, đau bụng đi ngoài, rất nặng và nguy kịch. Xét nghiệm cho thấy bệnh nhân bị nhiễm liên cầu khuẩn lợn.

Ngày 3/8, tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, các bác sĩ cho biết nam bệnh nhân M.T (SN 1978) được gia đình đưa cấp cứu tại bệnh viện trong tình trạng huyết áp tụt, sốc nhiễm khuẩn, viêm cơ tim, suy gan, suy thận và rối loạn đông máu nặng, đau bụng, buồn nôn và đi ngoài phân lỏng 10 ngày kèm theo sốt cao liên tục 39-40 độ, có gai rét, có cơn rét run, hoa mắt chóng mặt. Tình trạng rất nặng và nguy kịch.

Tại đây, các xét nghiệm khẳng định bệnh nhân bị nhiễm liên cầu khuẩn lợn. Gia đình cho biết trước đó, nam bệnh nhân có ăn tiết canh và thịt lợn.

Vào viện, bệnh nhân được điều trị bằng kháng sinh, hỗ trợ hô hấp, hỗ trợ tuần hoàn, lọc máu liên tục, truyền huyết tương, khối tiểu cầu và các biện pháp điều trị tích cực khác.

Sau 21 ngày điều trị tại bệnh viện, bệnh nhân đã thoát cơn nguy kịch, khỏi bệnh và đã được ra viện.

Phó chủ nhiệm khoa Bệnh lây đường hô hấp và Hồi sức truyền nhiễm – TS.BS.Nguyễn Trọng Thế cho biết đây là một bệnh truyền nhiễm cấp tính lây từ động vật cho người.

Bệnh do một loại vi khuẩn có tên là liên cầu khuẩn lợn, tên khoa học là Streptococcus suis gây ra.

Vi khuẩn này chủ yếu gây ra bệnh ở loài lợn, nhưng cũng có thể lây truyền và gây bệnh cho người. Chưa có bằng chứng bệnh lây từ người sang người.

Người bị nhiễm liên cầu khuẩn lợn và mắc bệnh chủ yếu là do tiếp xúc với lợn bị bệnh hoặc ăn các sản phẩm chế biến từ lợn bị bệnh chưa được nấu chín như tiết canh lợn, ăn thịt tái, nem, thịt nấu chưa chín kỹ.

Thông thường, thời gian ủ bệnh (từ khi phơi nhiễm đến khi phát bệnh) là từ vài giờ đến 3 ngày, nhưng cũng có thể lâu hơn, kéo dài đến 7-10 ngày.

Cũng theo bác sĩ Thế, bệnh thường có các biểu hiện chính gồm: sốt cao, có những cơn rét run; nôn và buồn nôn, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy; đau đầu dữ dội.

Trường hợp bệnh nặng, nguy kịch sẽ xuất hiện các rối loạn tâm thần kinh; rối loạn tuần hoàn; rối loạn hô hấp; suy chức năng gan; suy chức năng thận; xuất huyết dưới da toàn thân dưới dạng mảng bầm tím; xuất huyết niêm mạc; xuất huyết nội tạng và nhiều rối loạn khác. Nếu không được phát hiện, cấp cứu, điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong.

Những người có tiền sử tiếp xúc thường xuyên với lợn hoặc ăn tiết canh, thịt lợn, khi phát hiện có một trong những triệu chứng trên, cần khẩn trương đến các cơ sở y tế để khám và điều trị.

Theo khuyến cáo của BS Thế, những người chăn nuôi và giết mổ, chế biến thịt lợn cần thực hiện tốt các biện pháp vệ sinh chăn nuôi, vệ sinh chuồng trại, vệ sinh khi tiếp xúc, giết mổ, chế biến thịt lợn như mặc quần áo bảo hộ, đi ủng, đeo găng tay, thường xuyên phun khử khuẩn chuồng trại, nơi giết mổ.

Không giết mổ, không ăn thịt lợn bệnh, lợn chết. Phải tiêu hủy, chôn, phun thuốc khử trùng đúng cách theo quy định đối với lợn bệnh, lợn chết.

Người dùng nên lựa chọn mua thịt lợn đã qua kiểm định của cơ quan thú y. Dùng riêng các dụng cụ chế biến thịt sống và thịt chín; luôn ăn thức ăn nấu chín, hợp vệ sinh.

Tương tự, ngày 31/7, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 cũng tiếp nhận 1 trường hợp bị điếc đột ngột do mắc liên cầu lợn.

Ngày 1/8, Bệnh viện Bãi Cháy (tỉnh Quảng Ninh) cũng đã điều trị cho một bệnh nhân bị nhiễm trùng nặng, suy đa tạng do nhiễm liên cầu lợn.

Tiếp đến, sáng cùng ngày (3/8), Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cũng điều trị cho một bệnh nhân nữ bị sốc nhiễm khuẩn – nhiễm khuẩn huyết có viêm màng não do liên cầu lợn.

Cả 3 trường hợp này trước đó đều đã từng ăn món lòng lợn, tiết canh, cũng như mua và chế biến thịt lợn bị nhiễm bệnh.


Phá hại mùa màng, đất đai trồng cấy: Miền Bắc nở rộ nạn ‘kích giun đất’, lấy giun bán cho Trung Hoa!
(Phạm Toàn)


(Ảnh: Hàng chục phên giun đất đã được sấy khô tại cơ sở chế biến giun tại xã Trung Trực (huyên Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang)

-Giun bắt về được loại bỏ nội tạng, sấy khô và bán cho những đầu mối đưa qua Trung Quốc. Khoảng 13kg giun sống sẽ cho 1kg khô, bán khoảng 600.000 đồng.

Nạn kích điện giun đất xuất hiện nhiều từ năm 2019, sau đó lắng xuống. Khoảng một tháng gần đây, tình trạng này rộ lên ở Hòa Bình, Bắc Giang, Sơn La, Tuyên Quang, Bắc Giang…

Máy kích giun gồm hai que nhọn nối với bình ắc quy điện công suất lớn, hoặc sử dụng pin. Khi cắm que sắt xuống đất, chỉ một phút sau giun trong khoảng một mét vuông sẽ chui lên.

“Việc sử dụng kích điện để tận diệt giun đất sẽ như con dao chặt đứt chu trình cải tạo đất trong tự nhiên, ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sinh thái cũng như chất lượng đất sản xuất nông nghiệp”, TS Lương Hữu Thành, Viện Môi trường Nông nghiệp, nói, theo báo Vnexpress.

Tại huyện Cao Phong, Hòa Bình – là vùng trồng cam nổi tiếng, việc kích điện giun khiến đất không tơi xốp, ảnh hưởng tới sự sinh trưởng của cây cam. Nhiều cây vàng lá do hỏng rễ, không thể phục hồi xanh tốt như ban đầu.

Tương tự, tại huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang, nơi có gần 30.000 ha cây ăn quả các loại, cũng bị tình trạng nhiều người sử dụng thiết bị kích điện để đánh bắt giun trong vườn cây ăn quả và cả trên đồng ruộng, làm ảnh hưởng đến độ phì nhiêu của đất, sự sinh trưởng, phát triển của cây trồng.

Ông Nguyễn Như Cường, Cục trưởng Cục Trồng Trọt, Bộ NN&PTNT, cho biết đã có công văn gửi một số địa phương yêu cầu “rà soát, báo cáo tình trạng kích giun đất.”

Nghị định 91/2019 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai đã xác định những hành vi hủy hoại đất, nhưng “kích điện giun đất chưa được quy định rõ ràng, chưa có chế tài xử phạt”.

GS Đỗ Kim Chung, giảng viên Học viện Nông nghiệp Việt Nam, cho rằng “cơ quan chức năng cần nghiêm cấm kích giun, thậm chí phải xem đây là loại tội phạm hủy hoại môi trường”.


Dân Thủ Thiêm về dựng nhà tạm, lãnh đạo hứa không giật sập nhưng nuốt lời!


(Hình: Người dân đến UBND phường An Khánh đòi lại đồ bị chính quyền lấy sau khi giật sập nhà dân)

Nhà tạm bị giật sập

-“Bà con ở đó nói lại là họ xuống cũng đông người lắm, có cả công an, dân quân… giật chòi tôi sập rồi lấy hết nồi cơm, bếp ga, bàn ghế của tôi và của các bà con dân oan Thủ Thiêm rồi chở đồ của chúng tôi đi hết. Lúc đó là 1 giờ 30”

Đó là lời của ông Thịnh, một người dân oan Thủ Thiêm có nhà nằm trong khu vực “5 khu phố 3 phường” kể lại với RFA về vụ việc chính quyền thành phố Thủ Đức giật sập các căn chòi tạm do bà con Thủ Thiêm cất lại trên đất của mình.

Như RFA đã đưa tin, hồi đầu tháng Bảy, sau nhiều lần lãnh đạo TPHCM không giữ lời hứa giải quyết khiếu nại của dân, gần một trăm người Thủ Thiêm đã quyết định quay trở về dựng nhà tạm trên khu đất cũ của mình, nằm ở khu vực phía Bắc thuộc phạm vi “5 khu phố 3 phường”. Người dân khẳng định khu vực này nằm ngoài ranh quy hoạch nhưng vẫn bị chính quyền cưỡng chế thu hồi.

Ông Thịnh cho biết, ông về dựng lại chòi để buôn bán kiếm sống qua ngày. Từ đó, ông ngủ luôn tại chòi để giữ đồ, đề phòng trộm cắp. Đến tối ngày thứ bảy, 29/7, ông Thịnh về nhà ngủ thì chính quyền thành phố Thủ Đức cho người xuống giật sập căn chòi này của ông:

“Cái chòi của tôi giữ được là do tôi ngủ lại cũng được mười mấy ngày. Còn mấy người kia cứ dựng lên đó rồi không có người ngủ lại là họ đi giật sập vào ban đêm, buổi khuya lúc 1 - 2 giờ, rồi nó chở đồ đi. Họ đã giật hết ba căn.”

Bốn giờ sáng Chủ nhật, khi quay trở lại khu đất của mình thì căn nhà tạm của ông Thịnh đã bị tháo dỡ, đồ đạc bị mang đi hết. Các lực lượng chức năng có cả trăm người đứng bao quanh, ngăn cản người dân Thủ Thiêm vào khu vực này:

“Lúc sáng tôi xuống tới thì tôi thấy nguyên một bãi tha ma luôn. Họ đã lấy đi hết đồ của tôi không còn cái gì hết trơn. Rồi hàng trăm người xuống, đứng với nhau như một hàng rào khống chế không cho chúng tôi vô.”

Ông Thịnh bất mãn cho biết, sau khi về dựng lại chòi, chính các lãnh đạo phường An Khánh, bao gồm cả chủ tịch và bí thư phương có ký biên bản cho ông, hứa rằng sẽ không tháo dỡ, mà bây giờ họ lại “nuốt lời”:

“Họ bao vây tụi tôi không cho ai vô hết trơn. Băng rôn, biểu ngữ họ lấy đi hết.

Họ nói là nó không có tháo dỡ. Tôi mới hỏi lại ai vô đây mà tháo dỡ. Tại sao mấy anh không tháo dỡ mà năm sáng mấy anh lại xuống đây, mà ngày đó lại là ngày nghỉ của bên văn phòng, sao lại kéo xuống đây bao vây tôi?”

Sau đó, hơn chục người dân Thủ Thiêm kéo lên UBND phường An Khánh đề đòi tài sản thì được hứa là sẽ trả lại sau năm ngày.

Một người dân oan Thủ Thiêm, về dựng lại nhà tạm và cũng đã bị giật sập, nói với RFA trong điều kiện giấu danh tính cho biết:

“Nhà tôi đã bị cưỡng chế lâu rồi. Bây giờ muốn lên đó để che cái chòi lại giữ đất nhưng mà phường xuống cưỡng chế một lần nữa thì tụi tui xúm nhau lên để đòi đồ lại, đòi lại tài sản.”

Hiện nay, chính quyền thành phố Thủ Đức tiếp tục cho người canh gác, ngăn cản bà con về dựng lại nhà lần nữa.

Phóng viên RFA gọi điện tới UBND phường An Khánh nhưng không có ai nghe máy. Chúng tôi tiếp tục gọi đến công an phường này thì được yêu cầu đến trực tiếp trụ sở để làm việc.

Mất bản đồ gốc, chính quyền dựa vào đâu đập nhà dân?

Vướng mắc hiện nay trong vụ khiếu kiện của người dân Thủ Thiêm thuộc “5 khu phố 3 phường” là nằm ở “ranh quy hoạch”. Trong khi người dân ở đây khẳng định khu đất của mình nằm ngoài ranh quy hoạch dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm thì chính quyền lại xác định khu đất này trong ranh, do đó, việc thu hồi đất là đúng pháp luật.

Người dân yêu cầu chính quyền TPHCM trưng bằng chứng chứng minh khu đất này trong ranh quy hoạch thì lãnh đạo thành phố viện lý do là “mất bản đồ quy hoạch gốc”. Ông Thịnh bất mãn phản bác:

“Chính quyền nói là tìm không thấy bản đồ gốc bị thất lạc, mà nếu tìm không thấy thì tại sao lấy đất của người dân.

Trong khi đó, bản quy hoạch gửi đi 13 nơi mà tất cả các nơi đều mất hết thì là điều vô lý, và lấy đất của tôi là không công bố được bản đồ quy hoạch và không có giấy thu hồi đất.”


Người dân Thủ Thiêm giấu tên cũng cùng quan điểm:

“Tôi họp đã nhiều lần chính quyền. Chính quyền nói là mất bản đồ, vậy thì tại sao lại đập nhà của tôi, thì từ chỗ đó người dân mới bức xúc. Tôi khẳng định “5 khu phố 3 phường” là nằm ngoài ranh quy hoạch, mà họ đập tan nát hết từ năm 2011 cho tới giờ.”

Để giải quyết dứt điểm vụ kiện kéo dài này, ông Thịnh cho biết người dân rất chia sẻ với chính quyền. Trước tiên, chính quyền cần xác định chính thức “5 khu phố 3 phường” nằm ngoài hay trong ranh quy hoạch với các bằng chứng rõ ràng. Sau đó, yêu cầu doanh nghiệp vào trực tiếp thương lượng với người dân:

“Trước tiên phải làm rõ là đất trong ranh hay ngoài ranh. Thanh tra chính phủ đã đối thoại với chúng tôi năm lần mà cũng không trả lời được thì coi như đất chúng tôi nằm ở ngoài ranh quy hoạch. Chúng tôi chia sẻ với thành phố, chỉ yêu cầu thành phố cho chủ đầu tư vào thương lượng với chúng tôi mà thôi, thuận mua vừa bán mà thôi."

Dân quá ngán với những lời “hứa lèo”

Sáng ngày 1/8, Chủ tịch TP.HCM Phan Văn Mãi cho biết thành phố đã báo cáo Thủ tướng là cuối tháng Bảy sẽ ban hành đề án xử lý khiếu nại một số vụ việc nổi cộm, trong đó có vụ việc ở Thủ Thiêm. Đến quý ba sẽ cơ bản phải dứt điểm các vụ khiếu nại, khiếu kiện, cần tập trung các trường hợp khiếu kiện đông người, dai dẳng, phức tạp.

Người dân Thủ Thiêm giấu tên cho biết, chỉ tính riêng ông Mãi, đây là lần thứ ba ông này hứa mà không thực hiện được:

“Ông Mãi đã hứa hai lần mà không giải quyết thì người dân mới làm ồn ào lên, thì ổng mới giải quyết thêm cho những người đã lãnh tiền rồi, còn như tụi tui thì họ không giải quyết. Bởi vậy cho nên người dân mới đứng lên, dựa theo lời hứa của ổng, người dân phải đòi lại nhà.

Rồi ông Mãi mới hứa thêm lần này nữa là lần thứ ba, là trong trong quý ba này sẽ giải quyết dứt điểm, nhưng mà không biết có giải quyết hay không, cũng không tin tưởng lắm.”

Ông Thịnh cũng “ngán ngẩm” với lời hứa của chính quyền TPHCM qua các thời kỳ:

“Bây giờ tôi không có tin lãnh đạo TPHCM, bởi vì ông Mãi đã nói giải quyết dứt điểm vào tháng Sáu.

Hồi đó là ông Phong cũng xin lỗi người dân rồi cũng không giải quyết; rồi tới ông Nhân về cũng khóc lóc, mà toàn “nước mắt cá sấu” không à. Ông Nhân nói này nói kia là sẽ giải quyết dứt điểm vụ Thủ Thiêm, sẽ đeo đuổi cho tới cùng; rồi bà Tâm cũng vậy…

Những người đó bây giờ làm mất lòng tin của nhân dân hết trơn rồi. Bây giờ, chừng nào giải quyết được rồi thì bà con mới hay thôi chứ bây giờ ông Mãi nói cũng không ai tin nữa.”

Ông Nguyễn Thành Phong là Chủ tịch UBND TPHCM từ năm 2015 đến 2021. Ông Nguyễn Thiện Nhân là Bí thư TPHCM từ năm 2017 đến 2020. Bà Nguyễn Thị Quyết Tâm giữ chức Chủ tịch Hội đồng Nhân dân TPHCM từ năm 2011 đến 2018.

Hồi giữa tháng Bảy, bà Lê Thị The, một người dân Thủ Thiêm đấu tranh đòi đất suốt gần 20 năm, đã qua đời khi tâm nguyện đòi lại đất vẫn chưa được toại nguyện.


Việt Nam và Hoa Kỳ Thống Nhất Tiếp Tục Đào Sâu Hơn Nữa Mối Quan Hệ


(Hình: Ngoại trưởng Blinken trong một cuộc gặp với Thủ tướng Phạm Minh Chính ở Hà Nội.)

-Hôm 3/8/2023, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng cho biết như vậy về quan hệ Việt-Mỹ nhân kỷ niệm 10 năm xác lập quan hệ đối tác toàn diện giữa hai nước.

Trong cuộc họp báo thường kỳ, theo báo Lao Động, bà Hằng nói rằng thời gian qua, quan hệ đối tác toàn diện Việt-Mỹ "đã phát triển sâu rộng, hiệu quả, thực chất trên tất cả các lĩnh vực quan hệ song phương cũng như các cơ chế đa phương".

Bà Hằng cũng được trích lời nói rằng "lãnh đạo cấp cao 2 nước đã nhất trí tiếp tục làm sâu sắc hơn nữa quan hệ hợp tác theo hướng ổn định, thực chất và lâu dài, hướng tới tầng mức quan hệ mới khi điều kiện phù hợp, đóng góp vào hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển tại khu vực và trên thế giới".

Phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Việt Nam lên tiếng như vậy ít ngày sau khi tin nói rằng Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden cho biết rằng lãnh đạo của Việt Nam muốn gặp và hội đàm với ông tại hội nghị thượng đỉnh G20 vào tháng 9 ở Tân Ðề Ly để thảo luận về việc nâng tầm quan hệ Việt-Mỹ.

"Tôi nhận được cuộc gọi từ người đứng đầu Việt Nam, rất muốn gặp tôi khi tôi tới G20", ông Biden nói với hàng chục nhà tài trợ ủng hộ chiến dịch tái tranh cử năm 2024 của ông tại một sự kiện ở Freeport, tiểu bang Maine, theo thông tấn xã Reuters.

"Ông ấy muốn nâng tầm chúng tôi thành một đối tác lớn, ngang hàng Nga và Trung Quốc", ông Biden nói tiếp, nhưng không cho biết cụ thể về nhà lãnh đạo này.

Tin cho hay, trong một cuộc gặp hồi tháng 4, Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính và Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken đã bày tỏ mong muốn làm sâu sắc thêm mối quan hệ của hai nước vào lúc Hoa Thịnh Ðốn tìm cách củng cố quan hệ với các đối tác ở Á Châu để đối trọng lại một Trung Quốc ngày càng lấn át.

Theo hãng tin Reuters, ông Blinken bày tỏ hy vọng rằng việc đó có thể diễn ra "trong những tuần và tháng tới".

Như VOA tiếng Việt đã đưa tin, trong điện mừng gửi Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken nhân kỷ niệm 10 năm xác lập quan hệ đối tác toàn diện, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Bùi Thanh Sơn nói rằng "Việt Nam coi Mỹ là một trong những đối tác quan trọng hàng đầu, sẵn sàng phối hợp chặt chẽ với Mỹ để thúc đẩy quan hệ hai nước phát triển sâu rộng, thực chất, đạt tầm cao mới".


Việt Nam-Phi Luật Tân Lần Đầu Tiên Tổ Chức Kỳ Họp Tham Khảo Chính Trị


(Hình: Quang cảnh Kỳ họp Tham khảo Chính trị Việt Nam-Phi Luật Tân.)

-Kỳ họp Tham khảo chính trị lần đầu tiên giữa Bộ Ngoại giao Việt Nam và Phi Luật Tân đã diễn ra trong ngày 1/8/2023 tại Nhà khách Chính phủ Việt Nam.

Kỳ họp, được truyền thông nhà nước loan trong ngy 3/8, được diễn ra nhằm thực hiện thoả thuận của Kỳ họp lần thứ 9 Ủy ban hỗn hợp về Hợp tác song phương (JCBC) Việt Nam-Phi Luật Tân năm 2019.

Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt và Thứ trưởng Ngoại giao Phi Luật Tân Theresa P. Lazaro đồng chủ trì Kỳ họp Tham khảo chính trị lần đầu tiên giữa Bộ Ngoại giao hai nước.

Tại cuộc họp, Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt nhấn mạnh hợp tác biển đóng vai trò then chốt trong quan hệ Đối tác chiến lược giữa hai nước. Hai bên nhất trí sẽ tiếp tục mở rộng các hoạt động hợp tác trên biển, tăng cường chia sẻ thông tin và phát huy hơn nữa vai trò của các cơ chế hiện có cũng như phối hợp chặt chẽ trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến ngư dân, tàu thuyền trên tinh thần Đối tác chiến lược và đoàn kết ASEAN.

Hai bên cũng trao đổi về tình hình quốc tế và khu vực cùng quan tâm; cam kết tiếp tục phối hợp chặt chẽ và tích cực ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn khu vực và quốc tế như Liên Hiệp Quốc, Hiệp hội các Quốc gia Ðông Nam Á (ASEAN )…; nhất trí rằng việc gia tăng tin cậy chính trị và quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam-Phi Luật Tân trên cả bình diện song phương và đa phương sẽ giúp hai nước ứng phó hiệu quả hơn với các thách thức, hướng tới phát triển bền vững, góp phần mang lại hòa bình, ổn định trong khu vực.

Hai bên cũng đồng ý sẽ kiến nghị Bộ trưởng Ngoại giao hai nước trao đổi sâu rộng tại kỳ họp JCBC lần thứ 10 về các lĩnh vực hợp tác cùng quan tâm; trong đó có hợp tác chính trị, quốc phòng, an ninh, kinh tế, thương mại, đầu tư, hợp tác biển và các lĩnh vực khác.


Tưởng Mình Là Ông Trời Con: Việt Nam Yêu Cầu Phi Luật Tân Xử Nghiêm Vụ Biểu Tình Xé Cờ Đỏ-Sao Vàng!


(Hình: Lính Hải quân Việt Nam tại Trường Sa.)

-Vào ngày 3/8/2023, phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Việt Nam, bà Phạm Thu Hằng đưa ra yêu cầu phía chức năng Phi Luật Tân giải quyết nghiêm việc một nhóm người bản xứ biểu tình trước Tòa Ðại sứ Hà Nội ở quận Malate, thủ đô Manila và có hành vi xé cờ đỏ-sao vàng, hiện là cờ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

Bà Phạm Thu Hằng trong trả lời truyền thông tại cuộc họp báo thường kỳ vào ngày 3/8 cho rằng: "Lá cờ đỏ-sao vàng là quốc kỳ thiêng liêng của Việt Nam. Hành động phá hoại quốc kỳ của Việt Nam là xúc phạm tình cảm của nhân dân Việt Nam và cần phải bị lên án nghiêm khắc".


(Hình: Các thành viên nhóm Makabansa của Phi Luật Tân xé giấy in hình cờ đỏ sao vàng của Việt Nam khi biểu tình trước cửa Tòa Ðại sứ Việt Nam ở Manilia, thủ đô của Phi Luật Tân, vào ngày 1/8/2023.)

Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Việt Nam, bà Phạm Thu Hằng còn yêu cầu Phi Luật Tân có biện pháp ngăn chặn hữu hiệu, không để tái diễn việc xé cờ đỏ-sao vàng, gây ảnh hưởng đến quan hệ đối tác chiến lược giữa hai phía mà bà này đánh giá đang phát triển tốt đẹp.

Vào ngày 1/8 vừa qua, một nhóm hàng chục người Phi Luật Tân thuộc nhóm chiến binh Makabansa tiến hành biểu tình trước Tòa Ðại sứ Việt Nam tại quận Malate, thủ đô Manila.

Mạng báo STAR của Phi Luật Tân lúc đó loan tin cho biết nhóm biểu tình lên án hành động bị cho "quân sự hóa" của phía Việt Nam tại Biển Tây Phi Luật Tân, mà Việt Nam gọi là Biển Đông. Nhóm biểu tình cũng kêu gọi Việt Nam ngưng đánh bắt cá dọc theo bờ biển của Nhóm đảo Kalayaan (Trường Sa).

Hình ảnh ghi lại cuộc biểu tình cho thấy nhóm người tham gia đã xé cờ đỏ sao vàng in trên giấy bìa cứng. Họ cũng mang theo những biểu ngữ bắng tiếng Anh và tiếng Phi với nội dung "Việt Nam ngừng ngay quân sự hóa nhóm đảo Kalayaan (Trường Sa)", "Hòa bình chức không chiến tranh", "Bảo vệ và phòng thủ nhóm đảo Kalayaan (Trường Sa)….


Việt Nam-Phi Luật Tân Kỳ Vọng Kim Ngạch Thương Mại 10 Tỉ Mỹ Kim; Hợp Tác Chống Khai Thác IUU


(Hình: Phi Luật Tân là khách hàng lớn nhất về nhập cảng gạo Việt Nam.)

-Việt Nam đề nghị hợp tác thương mại gạo, phấn đấu đạt kim ngạch thương mai hai chiều 10 tỉ Mỹ kim với Phi Luật Tân và đẩy mạnh hợp tác kinh tế số, cùng các lĩnh vực khác.

Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính phát biểu như trên trong ngày 2/8/2023 tại buổi tiếp Bộ trưởng Ngoại giao Phi Luật Tân Enrique A. Manalo nhân dịp ông thăm chính thức Việt Nam và đồng chủ trì Kỳ họp lần thứ 10 Ủy ban hỗn hợp về Hợp tác song phương Việt Nam-Phi Luật Tân (JCBC-10). Truyền thông nhà nước loan tin trên trong cùng ngày.

Bộ trưởng Manalo nói tại cuộc gặp, Việt Nam là đối tác chiến lược duy nhất của Phi Luật Tân trong Hiệp hội các Quốc gia Ðông Nam Á (ASEAN) và hai nước chia sẻ nhiều điểm tương đồng và lợi ích chiến lược.

Tại buổi gặp, Thủ tướng Việt Nam bày tỏ hài lòng trước sự phát triển mạnh mẽ của quan hệ Đối tác chiến lược giữa hai nước, đặc biệt đánh giá cao việc hai bên duy trì hiệu quả tiếp xúc, trao đổi cấp cao....

Ông Chính đề nghị hai bên duy trì phối hợp chặt chẽ để bảo đảm tiến độ thực hiện các mục tiêu đề ra tại kỳ họp JCBC-10. Trong đó, đẩy mạnh xúc tiến thương mại kinh tế-thương mại, bao gồm hợp tác thương mại gạo, xem xét gỡ bỏ rào cản không cần thiết và hỗ trợ nhau bảo đảm an ninh lương thực.

Hai nước cần phấn đấu sớm đạt kim ngạch thương mại hai chiều 10 tỉ Mỹ kim và đẩy mạnh hợp tác lĩnh vực tiềm năng như kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh, năng lượng tái tạo, chống biến đổi khí hậu, giải quyết các vấn đề trên biển, hỗ trợ nhau phát triển kinh tế biển.

Trong năm 2022, tổng kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và Phi Luật Tân đạt gần tám tỉ Mỹ kim, cao nhất từ trước đến nay.

Trong sáng 2/8, tại kỳ họp thứ 10 Uỷ ban hỗn hợp về Hợp tác song phương Việt Nam-Phi Luật Tân, hai bên đã thống nhất nhiều biện pháp cụ thể nhằm tiếp tục thúc đẩy hợp tác. Trong đó có nêu vấn đề tăng cường chia sẻ thông tin và phối hợp giải quyết kịp thời vấn đề phát sinh trên biển; nâng cao hiệu quả hợp tác phòng chống hoạt động đánh bắt hải sản không hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU)


Hèn Với Giặc! Việt Nam Lại Phản Ứng Yếu Ớt Cho Có! Việc Trung Quốc Đưa Một Phần Hoàng Sa Vào Khu Vực Tập Trận!


(Hình: Lính Trung Quốc đi tuần ở đảo Phú Lâm, quần đảo Hoàng Sa, năm 2016.)

-Việt Nam cho rằng việc Trung Quốc đưa một phần quần đảo Hoàng Sa vào khu vực tập trận từ ngày 29/7 đến 2/8/2023 là xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo này và đi ngược lại tinh thần Tuyên bố chung về ứng xử của các bên tại Biển Đông (DOC).

Tuyên bố vừa nêu do Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng đưa ra khi được báo chí hỏi về sự việc tại cuộc họp báo thường kỳ ở Hà Nội ngày 3/8.

Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Chính phủ Hà Nội còn nói thêm hoạt động tập trận bao trùm một khu vực quần đảo Hoàng Sa như thế của phía Bắc Kinh là gây phức tạp tình hình, không có lợi cho quá trình đàm phán hiện nay giữa khối Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Trung Quốc về Bộ quy tắc ứng xử giữa các bên tại Biển Đông (COC); cũng như việc duy trì môi trường hòa bình, ổn định và hợp tác ở khu vực Biển Đông.

Hôm 28/7, Trung Quốc thông báo sẽ tiến hành cuộc huấn luyện quân sự trên Biển Đông từ ngày 29/7 đến 2/8 tại khu vực từ đảo Hải Nam đến một phần Biển Đông bao gồm quần đảo Hoàng Sa và bãi ngầm Macclesfield.

Tuyên bố chung về ứng xử của các bên tại Biển Đông (DOC) được ký kết giữa ASEAN và Trung Quốc hồi năm 2002. Một trong những điểm được ký là giữ nguyên hiện trạng lúc bấy giờ.

Tuy vậy, Trung Quốc sau đó tiến hành xây dựng, biến một số đá mà phía Bắc Kinh chiếm được thành đảo nhân tạo, quân sự hóa các nơi đó thành đảo tiền tiêu. Trung Quốc ngày càng trở nên quyết đoán, hiếu chiến tại Biển Đông. Vào năm 2016, Bắc Kinh tuyên bố không chấp nhận phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực Quốc tế ở The Hague về đường đứt khúc chín đoạn mà Trung Quốc đơn phương vạch ra để tuyên bố chủ quyền gần trọn Biển Đông.

Đối với quần đảo Hoàng Sa, Trung Quốc hoàn tất cưỡng chiếm toàn bộ từ phía Việt Nam Cộng Hòa vào tháng 1/1974.


Việt Nam Lặp Lại Quan Điểm Giải Quyết Tranh Chấp Tại Biển Đông Bằng Biện Pháp…Hòa Bình!


(Hình: Hội nghị Viên chức Quốc phòng ASEAN mở rộng (ADSOM+) tại Jakarta, thủ đô của Nam Dương, ngày 3/8/2023.)

-Việt Nam luôn kiên trì nguyên tắc giải quyết tranh chấp ở Biển Đông bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và lợi ích chính đáng của các quốc gia, tuân thủ pháp luật quốc tế trong đó có Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS 1982).

Đó là phát biểu của Thứ trưởng Quốc phòng Việt Nam, Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến, vào ngày 3/8 tại Hội nghị Viên chức Quốc phòng Hiệp hội các Quốc gia Ðông Nam Á (ASEAN) mở rộng (ADSOM+) tại Jakarta, Nam Dương.

Đại diện Việt Nam tại ADSOM+ thừa nhận bất đồng tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông đang tồn tại. Vị này cho rằng đây là tuyến đường biển huyết mạch trong giao thương khu vực và thế giới, bất ổn tại khu vực Biển Đông tất yếu sẽ kéo theo những bất ổn về chính trị, quốc phòng và an ninh. Ông Hoàng Xuân Chiến nói giải quyết các tranh chấp, bất đồng đó là vấn đề khó khăn, thách thức và lâu dài.

Thứ trưởng Quốc phòng Việt Nam Hoàng Xuân Chiến cho rằng Việt Nam ủng hộ việc thực thi đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố chung về ứng xử của các bên tại Biển Đông (DOC), và sớm kết thúc đàm phán, ký kết Bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC) mang tính thực chất, hiệu quả phù hợp luật pháp quốc tế.

ADSOM+ có sự tham dự của viên chức quốc phòng cấp cao các nước ASEAN, Ban Thư ký ASEAN và các nước đối tác gồm Trung Quốc, Nga, Nhật Bản, Nam Hàn, Úc Ðại Lợi, Tân Tây Lan, Ấn Độ.


Đàn Áp Tôn Giáo: Một Số Nhóm Tin Lành Truyền Giảng Phúc Âm Tại Gia ở Đắc Lắc Bị Đàn Áp


(Hình: Các hội thánh Tin Lành độc lập ở Đắc Lắc nhiều lần bị công an quấy nhiễu khi đang làm lễ.)

-Chính quyền tỉnh Đắc Lắc đàn áp các nhóm tôn giáo Tin Lành Truyền giảng Phúc âm tại gia ở địa phương, không cho họ hoạt động độc lập và ép họ phải gia nhập Hội Thánh Tin Lành Việt Nam Miền Nam (CMA).

Theo một video đăng trên trang Facebook của Người Thượng Vì Công Lý (MSFJ), ngày 26/7/2023 vừa qua, một nhóm công an mặc cảnh phục và thường phục đến nhà của ông Y Lép Niê ở buôn Êmăp, thị trấn Ea Pôk, huyện Cư Mgar, để buộc người này phải lên đồn công an làm việc về vấn đề tôn giáo.

Một người không mặc cảnh phục đưa ra một tờ giấy và nói đây là "giấy mời" và trấn an, "Cứ bình tĩnh thôi, anh em nó mời lên làm việc rồi cho về chứ đâu có giữ luôn đâu mà".

Tuy nhiên, người này từ chối cho xem giấy mời với lý do đương sự không mặc áo và đang cầm điện thoại quay phim.

Theo đại diện Người Thượng Vì Công Lý, công an giữ ông này trong cùng ngày và tra khảo trong hai ngày một đêm vì nghi ông có liên quan đến vụ nổ súng ở huyện Cư Kuin ngày 11/6.

Ông Y Lép Niê là tín đồ của nhóm Tin Lành Truyền giảng Phúc âm tại gia, phóng viên gọi điện cho ông này để xác minh nhưng ông từ chối trả lời.

Tổ chức Người Thượng Vì Công Lý bao gồm những thành viên đang tị nạn tại Thái Lan cung cấp một văn bản họp giáo hạt Trung Đắc Lắc của Tin Lành Truyền giảng Phúc âm vào ngày 23/7 cho biết, có năm nhóm Tin Lành ở huyện Krong Ana và xã Ea Drongo, thuộc thị xã Buôn Hồ bị công an buộc phải gia nhập Hội Thánh Tin Lành Việt Nam Miền Nam (CMA).

Theo văn bản không có chữ ký, trong quá trình làm việc với các quản nhiệm, công an có đánh đập và nói các nhóm tôn giáo này không được đi truyền giáo ngoài buôn làng mình đang sinh sống.

Phóng viên gọi điện cho ông Đoàn Trung Tín, Mục sư trưởng của Hội Thánh Tin Lành Truyền giảng Phúc âm, có trụ sở ở quận Bình Thạnh (Sài Gòn). Tuy nhiên, vị Mục sư này từ chối trả lời phỏng vấn.

Phóng viên cũng gọi điện cho ông Đặng Tuấn Cường, trưởng ban tôn giáo của Sở Nội vụ tỉnh Đắc Lắc, nhưng ông này không nghe máy. Chúng tôi có gửi email để đề nghị ông bình luận về cáo buộc đàn áp nhóm Tin Lành tại gia nhưng chưa nhận được phản hồi.

Mục sư Nguyễn Hồng Quang, cựu Chủ tịch Ban Điều hành Lâm thời Hội Thánh Tin Lành Mennonite Việt Nam và từng là Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Hiệp Hội Thông Công Tin Lành Việt Nam, cho biết ông nhận được thông tin về việc xảy ra với các nhóm Tin Lành tại gia ở Đắc Lắc từ Hội Thánh Tin Lành Truyền giảng Phúc âm.

Ông nói với Ðài Á Châu Tự Do (RFA) trong ngày 3/8 về các nhóm tôn giáo bị sách nhiễu ở trên:

"Dù ở Hội Thánh Truyền giảng Phúc âm nhưng họ vẫn có những quan hệ với các tổ chức tôn giáo bên ngoài, có liên hệ với ngoại quốc. Họ (chính quyền Cộng sản Việt Nam - PV) cho rằng đó là những tổ chức tôn giáo lợi dụng chống phá cho nên họ giải quyết như Hội Thánh Tin Lành Đấng Christ hoặc anh em bên Thái Lan. Tức là nếu không ở Hội Thánh Truyền giảng Phúc âm hay CMA thì họ sẽ giải quyết. Quan hệ với bên ngoài là điểm mà chính quyền không kiểm soát được".

Ông giải thích:

"Cái lằn ranh đỏ mà nhà nước họ đặt ra, họ giám sát và họ triệt tiêu nếu bất cứ một tổ chức nào mà liên hệ với cộng đồng xã hội dân sự hay cộng đồng tôn giáo độc lập bên ngoài.

Vì chính quyền là họ ngán nhất là những tổ chức Tin Lành dính với bên ngoài, cái gì cũng báo cáo bên ngoài".

Cũng theo văn bản họp giáo hạt Trung Đắc Lắc, công an còn đến tận nhà các tín đồ buộc họ phải viết cam kết không được nhóm họp, nói rằng "Hội thánh Tin Lành Truyền giảng Phúc âm chưa được nhà nước công nhận pháp nhân và nếu họ còn tiếp tục sinh hoạt theo hội thánh này sẽ bị bắt đi tù 2-3 tháng".

Phía chính quyền nói sẽ xóa bỏ Hội Thánh Tin Lành Truyền giảng Phúc âm tại tỉnh Đắc Lắc, chỉ cho phép duy nhất Hội Thánh Tin Lành Việt Nam Miền Nam hoạt động.

Thêm nữa, khi Hội Thánh Tin Lành ở buôn Ea Sút (thị trấn Ea Pốk, huyện Cư Mgar) tổ chức Thánh Kinh Hè, công an địa phương đến bắt cam kết không làm hai ngày, chỉ cho tổ chức một ngày.

Mục sư Nguyễn Hồng Quang nói thêm rằng, chính quyền Đắc Lắc và các tỉnh lân cận đang tìm cách kiểm soát chặt các nhóm tôn giáo của người Thượng ở Tây Nguyên, đặc biệt sau vụ nổ súng ở huyện Cư Kuin ngày 11/6 vừa qua.

Trước đó như tin RFA đã loan, vào tháng 12/2022, nhiều chức sắc của Hội thánh Tin Lành Truyền giảng Phúc âm ở Buôn Mê Thuột cũng bị quấy nhiễu, thậm chí là bị "bắt cóc" đưa lên đồn công an.

Các nạn nhân, trong đó có Mục sư Y el Nie ở xã Ea Kao, bị công an yêu cầu không được tiếp tục hoạt động trong hội thánh này vì tổ chức tôn giáo này chưa được chính quyền địa phương công nhận.


Việt Nam Sắp Xuất Cảng 2 Triệu Liều Vắc-Xin Tả Heo Phi Châu Sang Phi Luật Tân


(Hình: Nhân viên y tế phun khử trùng tại trên một con heo chết tại một trang trại ở Hà Nội, trước khi chôn tại một hố cách ly để ngăn chặn dịch bệnh tả heo lan rộng năm 2019.)

-Việt Nam sẽ xuất cảng 2 triệu liều vắc-xin tả heo Phi Châu sang Phi Luật Tân vào tháng 10 tới. Chính phủ Việt Nam thông báo tin này, một tuần sau khi phê duyệt việc lưu hành loại vắc-xin phòng chống tả heo Phi Châu đầu tiên trên thế giới.

Tả heo Phi Châu trong nhiều năm đã gây khó khăn cho chị trường thịt heo toàn cầu trị giá 250 tỉ Mỹ kim. Trong giai đoạn 2018-2019 khi dịch bùng phát mạnh nhất, khoảng nửa số heo ở Trung Quốc đã chết, đây cũng là quốc gia sản xuất nhiều thịt lớn nhất thế giới.Dịch bệnh đã gây tổn hại ước tính hơn 100 tỉ Mỹ kim.

Thông tấn xã Reuters dẫn nguồn tin từ Chính phủ Việt Nam cho biết vắc-xin được sản xuất bởi Công ty Cổ phần AVAC Việt Nam (AVAC Vietnam JSC) sẽ được xuất sang Phi Luật Tân, đồng thời cho biết thêm là công ty này đã chuyển 300.000 liều sang Phi Luật Tân sau khi vắc-xin được phê duyệt.


(Hình: Việt Nam giới thiệu vắc-xin ngừa tả heo Phi Châu ở Hà Nội hôm 3/6/2022.)

Hồi tháng trước, Việt Nam đã chấp thuận việc lưu hành thương mại hai lại vắc-xin phòng tả heo Phi Châu là NAVET ASFVAC và AVAC ASF LIVE. Đây là các lại vắc-xin được hai công ty Việt Nam sản xuất với sự giúp đỡ từ Mỹ.

Theo thông tin từ Chính phủ, đến tháng 7/2023, đã có hơn 650.000 liều vắc-xin được kiểm soát chất lượng đạt 100%. Vắc-xin AVAC ASF LIVE của Công ty cổ phần AVAC Việt Nam đã được sử dụng để chích cho các đàn heo và đánh giá thận trọng tại Phi Luật Tân. Cơ quan có thẩm quyền của Phi Luật Tân đã công bố kết quả đánh giá vắc-xin đạt an toàn, 100% heo được chích vắc-xin AVAC ASF LIVE có đáp ứng miễn dịch sinh kháng thể.


Nhãn Hàng May Mặc Lớn của Âu Châu Chuyển Đơn Đặt Hàng Từ Phi Luật Tân Sang Việt Nam

(Hình: Công nhân làm việc trong một xưởng may ở Hà Nội năm 2019.)

-Một nhãn hàng quần áo lớn của Âu Châu vừa rút các đơn đặt hàng từ Phi Luật Tân và chuyển sang Việt Nam vì Việt Nam có Hiệp định Thương mại Tự do với Âu Châu.

Trang tin chuyên về may mặc Apparel Resource dẫn nguồn tin từ Hiệp hội các nhà xuất cảng hàng may mặc Phi Luật Tân (Conwep) cho biết như vậy. Tuy nhiên, nguồn tin không cho biết nhãn hàng nào của Âu Châu.

Theo giới chức của Conwep, việc nhãn hàng của Âu Châu chuyển đơn hàng sang Việt Nam và Cam Bốt là do Hiệp định Tự do Thương mại (FTA) và vì vậy Phi Luật Tân cần sớm nối lại các đàm phán về FTA với Liên Hiệp Âu Châu.

Theo ước tính của Conwept, việc chuyển dịch đơn hàng này có thể gây tổn hại ước tính khoảng từ 200 đến 300 triệu Mỹ kim mỗi năm cho xuất cảng của Phi Luật Tân.


Quỹ Đầu Tư Mạo Hiểm của Việt Nam Gọi Vốn Lần Thứ Hai Vào Các Doanh Nghiệp Khởi Nghiệp Kỹ Thuật Cao


(Hình: Bộ trưởng Tài chánh Mỹ Janet Yellen đến thăm hãng xe điện Selex Motors ở Hà Nội hôm 20/7/2023.)

-Quỹ đầu tư mạo hiểm của Việt Nam có tên Touchstone Partners đang kêu gọi một khoản vốn đầu tư thứ hai để tiếp tục đầu tư vào hệ thống sinh thái kỹ thuật đang phát triển tại Việt Nam. Trang tin Nikkei dẫn thông tin từ hồ sơ của hãng nộp Uỷ ban Giao dịch và Chứng khoán Mỹ (SEC) cho biết như vậy.

DealStreetAsia trích lời của đại diện hãng là Tu Ngo cho biết Touchstone Partners đã có những thảo luận ban đầu với một loạt các nhà đầu tư quan tâm đến hướng tiếp cận của quỹ.

Trước đó, Touchstone Partners đã có được nguồn vốn đầu tư đầu tiên là 50 triệu Mỹ kim để đầu tư vào các doanh nghiệp khởi nghiệp vào năm 2021, thu hút các nhà đầu tư như Pavilion Capital, Cercano Management (trước đó là Vulcan Capital) và các nhà đầu tư khác.

Hồ sơ nộp tại SEC không cho biết độ lớn cụ thể của lần gọi vốn lần này là bao nhiêu.

Touchstone Partners chủ yếu đầu tư từ 500.000 đến hai triệu Mỹ kim một dự án và cho đến nay đã đầu tư vào 23 dự án khởi nghiệp trong một loạt các lĩnh vực từ kỹ thuật tài chánh, sức khoẻ, giáo dục đến kỹ thuật blockchain.

Hồ sơ đầu tư cho các công ty khởi nghiệp kỹ thuật cao của hãng bao gồm chế tạo (Eureka Robotics), thiết bị tự động (Alpha Asimove), kỹ thuật nông nghiệp (Forte Biotech) và xe điện (Selex).

Trong một phỏng vấn gần đây với DealStreetAsia, đại diện hãng là Tu Ngo cho biết quỹ này đang tìm kiếm cơ hội đầu tư vào các doanh nghiệp khởi nghiệp kỹ thuật cao và phần cứng vì hãng thấy có nhiều tiềm năng và kỹ năng ở mảng này trong nước.


Tổng Thống Phi Luật Tân Sẽ Thăm Việt Nam Vào Đầu Năm 2024


(Hình: Tổng thống Phi Luật Tân Ferdinand Marcos (giữa) sẽ thăm Việt Nam.)

-Vào ngày 2/8/2023, tờ Philstar.com cho biết Bộ Ngoại giao (DFA) Phi Luật Tân hôm thứ Tư thông báo rằng Tổng thống Ferdinand Marcos Jr. sẽ thăm Việt Nam vào tháng 1 năm sau.

Chuyến thăm năm 2024 được nói sẽ kết thúc Kế hoạch hành động năm năm của Phi Luật Tân với Việt Nam và tiếp tục hướng tới mục tiêu tăng cường quan hệ giữa hai nước.

Bộ trưởng Ngoại giao Enrique Manalo cho biết chuyến thăm sẽ tạo cơ hội cho Tổng thống Marcos và Chủ tịch Việt Nam Võ Văn Thưởng "thảo luận về cách nâng quan hệ song phương Việt Nam-Phi Luật Tân lên tầm cao hơn".

Trong cuộc gặp bên lề tại Hội nghị cấp cao Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) lần thứ 42, Thủ tướng Phi Luật Tân và Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính đã nhất trí tăng cường quan hệ đối tác giữa hai nước. Điều này bao gồm quan hệ đối tác trong thương mại và quốc phòng.

Vào tháng 11 năm 2022, Tổng thống Marcos cũng được cựu Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc mời sang thăm Việt Nam bên lề Hội nghị các nhà lãnh đạo kinh tế hợp tác kinh tế Á Châu-Thái Bình Dương.

Việt Nam là một trong những nước xuất cảng gạo lớn nhất thế giới và Phi Luật Tân là một trong những khách hàng lớn nhất của Việt Nam.

Phi Luật Tân và Việt Nam cũng đang trong cuộc tranh chấp hàng hải với Trung Quốc sau những tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với Biển Đông.

Trong chuyến thăm cấp nhà nước của ông Marcos vào năm 2024 tới, DFA cho biết Phi Luật Tân hy vọng sẽ tăng cường hợp tác hàng hải với Việt Nam, thúc đẩy thương mại và đầu tư, giao lưu nhân dân và hợp tác trong ASEAN và các diễn đàn đa phương khác.

Trong một diễn biến liên quan, hôm 2/8, tờ GMA News cho biết, trong bài phát biểu trước Học viện Ngoại giao Việt Nam, Ngoại trưởng Enrique Manalo nhấn mạnh tầm quan trọng của quan hệ đối tác chiến lược giữa hai quốc gia trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị gia tăng, bao gồm cả những tranh chấp kéo dài ở vùng biển giàu tài nguyên.

"Địa lý và vị thế của chúng ta với tư cách là các quốc gia ven biển và có tuyên bố chủ quyền lớn ở Biển Đông khiến hợp tác hàng hải trở thành một điểm tương tác quan trọng giữa hai nước chúng ta, với tư cách là đối tác kinh tế và an ninh", Manalo, được tờ GMA News dẫn lời.

Phía Phi Luật Tân cho biết họ phải đẩy mạnh hợp tác hàng hải với Việt Nam theo một Hiệp định đối tác chiến lược quan trọng khi cả hai quốc gia đều đối mặt với các mối đe dọa an ninh hàng hải ở Biển Đông.

Trong dịp này, ông Manalo khẳng định Manila và Hà Nội "phải thúc đẩy hơn nữa trong việc khám phá các phương thức hợp tác mới về an toàn hàng hải, tìm kiếm cứu nạn, nghiên cứu khoa học biển và bảo vệ môi trường biển. Đạt được an ninh hàng hải là một động lực mạnh mẽ cho Quan hệ Đối tác Chiến lược của chúng ta", tờ GMA News trích lời ông Manalo.


Việt Nam-Phi Luật Tân Cần Ưu Tiên Gì Để Giúp Nhau Tốt Nhất Về An Ninh Trên Biển Đông
(Quốc Phương)

(Hình: Ngoại trưởng Phi Luật Tân Enrique Manalo (trái) bắt tay Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Bùi Thanh Sơn ở Hà Nội hôm 2/8/2023.)

-"Trước sự "hung hăng" của Trung Quốc ở Biển Đông, Phi Luật Tân có thể cùng Việt Nam thúc đẩy đoàn kết trong Hiệp hội các Quốc gia Ðông Nam Á (ASEAN) về một lập trường chung về lợi ích tại Biển Đông chống lại sự đe dọa từ phía Trung Quốc" - luật gia, nhà nghiên cứu Hoàng Việt, thành viên Ban nghiên cứu luật Biển và Hải đảo, thuộc Liên đoàn Luật sư Việt Nam, nói với Ban tiếng Việt của Ðài Á Châu Tự Do (RFA) hôm 3/8/2023 từ Sài Gòn.

Cùng Hợp Tác, Tương Trợ

Nhà nghiên cứu Hoàng Việt cho rằng để có thể tương trợ vững chắc trên Biển Đông về mặt an ninh Việt Nam và Phi Luật Tân cần sớm ký Hiệp định riêng để phân định những vùng chồng lấn với nhau trên biển, tạo nền tảng đoàn kết làm cơ sở thắt chặt hơn các hợp tác an ninh, quốc phòng trên biển Đông, từ tuần tra chung cho tới hợp tác công nghiệp quốc phòng, đóng góp cho bảo vệ an ninh khu vực.

"Việt Nam và Phi Luật Tân có nhiều điểm để hợp tác và đương nhiên Phi Luật Tân đóng một vai trò quan trọng. Chúng ta biết thứ nhất rằng Phi Luật Tân là một đồng minh của Mỹ tại khu vực Biển Đông hay là ở cả khu vực Đông Nam Á luôn, sự hiện diện của quân Mỹ ở đó cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc kiềm chế Trung Quốc. Ngoài ra, Phi Luật Tân là một quốc gia có quan điểm mạnh mẽ trong vấn đề Biển Đông", nhà nghiên cứu Hoàng Việt, nói.

Theo ông Hoàng Việt, trong bối cảnh lập trường của các nước khu vực trong khối ASEAN không đồng nhất về vấn đề Biển Đông, Phi Luật Tân thuộc khối các nước có lợi ích, quan tâm trực tiếp đến vấn đề này, mà Việt Nam nên tận dụng thắt chặt hợp tác, ông nói:

"Trong bối cảnh trong hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) có rất nhiều ý kiến khác nhau và đặc biệt trong vấn đề Biển Đông, trong đó các quốc gia như Lào, Miến Ðiện và đặc biệt là Cam Bốt có lập trường hướng về Trung Quốc và họ không có lợi ích trực tiếp đối với Biển Đông, còn ngược lại những quốc gia như Mã Lai Á, Phi Luật Tân, Việt Nam và thêm nữa là Nam Dương, đều có những mối lo ngại chung trước những hành động hung hăng của Trung Quốc đe dọa tại Vùng đặc quyền Kinh tế của bốn quốc gia này. Cho nên đối với Việt Nam, Phi Luật Tân đóng một vai trò quan trọng, bởi vì Phi Luật Tân có những vị trí đặc biệt, Phi Luật Tân là một đồng minh quan trọng của Mỹ, Phi Luật Tân có thể cùng Việt Nam thúc đẩy đoàn kết trong ASEAN về một lập trường chung về lợi ích tại Biển Đông chống lại sự đe dọa từ phía Trung Quốc".

Củng Cố Quan Hệ Đôi Bên

Trước việc Trung Quốc được cho là đang tỏ ra lấn lướt và là một mối đe dọa thực tế về chủ quyền, với tham vọng và sức mạnh quân sự, Hải quân đáng quan ngại, trước câu hỏi Việt Nam và Phi Luật Tân cần làm gì để bảo đảm lợi ích chung; và với riêng Việt Nam, Việt Nam cần làm gì để đạt được những mục đích chính đáng của mình tại Biển Đông, trong đó có bảo đảm, giữ vững an ninh, chủ quyền ở khu vực, nhà nghiên cứu Hoàng Việt trả lời, trên quan điểm riêng:

"Phi Luật Tân mới đây tuyên bố đã trao cho Mỹ sử dụng thêm 4 căn cứ tại Phi Luật Tân, và nâng lên khoảng 9 căn cứ của Mỹ sẽ có quân đồn trú tại vùng này, đây cũng là một điều quan trọng, vì nếu xảy ra một chiến trận trên Biển Đông, với sức mạnh của Hải quân của Trung Quốc như bây giờ, gần như không có một quốc gia nào của ASEAN có thể chống lại được, và thậm chí kể cả mười quốc gia của ASEAN cũng không đủ sức mạnh so với Hải quân của Trung Quốc. Chính vì vậy, người ta vẫn lo rằng, nếu xảy ra một cuộc chiến trên Biển Đông chớp nhoáng, mà không có lực lượng mạnh như là của Mỹ can thiệp, có lẽ nó sẽ rơi vào 'tình trạng đã rồi' xảy ra".

Ông Hoàng Việt nhắc lại sự kiện xảy ra ở Ukraine, khi Nga tràn quân vào Ukraine, khoảng 48 tiếng đồng hồ sau phương Tây mới có thể can thiệp được. Qua đó, ông nhấn mạnh: "Nếu trong thời gian kéo dài như vậy, chắc chắn là Trung Quốc đã giải quyết xong tất cả những mục tiêu mà họ muốn. Chính vì vậy, sự hiện diện của quân đội Mỹ ở Biển Đông rất quan trọng. Tuy nhiên, Việt Nam là một quốc gia mà thứ nhất với Mỹ đã từng là cựu thù, và thứ hai là Việt Nam có một chính sách 'bốn không và một tùy', trong đó Việt Nam không thể chấp nhận có căn cứ quân sự của một quốc gia nào khác ở trên đất nước của mình; một mặt Việt Nam muốn duy trì sự độc lập của mình, nhưng mặt thứ hai Việt Nam nhìn thấy sự lo ngại trên khu vực Biển Đông với sức mạnh càng ngày càng lên, cũng như sự đe dọa càng ngày càng lớn về phía Trung Quốc, chính vì vậy, việc Việt Nam có thể hợp tác với Phi Luật Tân, chúng ta thấy có rất nhiều lợi ích".

Chính sách 'bốn không và một tùy' mà nhà nghiên cứu đề cập ở đây của Việt Nam, theo truyền thông của Việt Nam có nội dung chính là Việt Nam chủ trương không tham gia liên minh quân sự; không liên kết với nước này để chống nước kia; không cho ngoại quốc đặt căn cứ quân sự hoặc sử dụng lãnh thổ Việt Nam để chống lại nước khác; không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế…. Và tùy theo diễn biến của tình hình và trong những điều kiện cụ thể, Việt Nam sẽ cân nhắc phát triển các mối quan hệ quốc phòng, quân sự cần thiết với mức độ thích hợp trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của nhau cũng như các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, hợp tác cùng có lợi, vì lợi ích chung của khu vực và cộng đồng quốc tế.

Phân tích tiếp về vấn đề Việt Nam cần làm gì để đạt được những mục đích chính đáng của mình tại Biển Đông, nhà nghiên cứu Hoàng Việt cho rằng kể từ năm 2020, Phi Luật Tân đã lên tiếng ủng hộ Việt Nam khi tàu Trung Quốc đâm chìm tàu đánh cá của Việt Nam gần Hoàng Sa. Điều đó cho thấy, ông Hoàng Việt nói tiếp: "Ít nhất về mặt ngoại giao, về mặt lập trường, Việt Nam và Phi Luật Tân đều luôn có thể ủng hộ cho nhau trong vấn đề về Biển Đông, duy trì Vùng đặc quyền Kinh tế và thềm lục địa, quyền của quốc gia ven biển đối với vùng đặc quyền EEZ và thềm lục địa, cũng như nêu cao luật pháp quốc tế và Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển, cũng như là hướng tới một Bộ Quy tắc ứng xử ở trên Biển Đông viết tắt là COC mà có hiệu lực ràng buộc pháp lý đối với các quốc gia tham gia ký kết".

Vẫn theo nhà nghiên cứu Hoàng Việt: "Việt Nam và Phi Luật Tân mặc dù cũng có những yêu sách chồng lấn với nhau, trong đó có những khu vực hai bên cùng yêu sách, điều này một mặt dẫn tới việc là Việt Nam và Phi Luật Tân cần phải có những Hiệp định riêng để phân định những vùng chồng lấn với nhau; mà chúng ta đã thấy rằng Việt Nam cũng đã có những nỗ lực trong thời gian vừa qua, khi Việt Nam đã tiến hành cùng với Nam Dương và cuối năm vừa rồi, hai bên đã thông báo rằng đã hoàn tất phân định Vùng đặc quyền Kinh tế chồng lấn giữa hai quốc gia này. Và mới đây, Nam Dương và Mã Lai Á cũng đã thỏa thuận phân định một vùng biển cũng chồng lấn của họ".

Theo ông Hoàng Việt, điều này cho thấy rằng nếu các quốc gia ASEAN có thể giải quyết được các vấn đề về những vùng chồng lấn như trên với nhau, việc này sẽ có ý nghĩa tích cực, ông phân tích tiếp:

"Bởi vì tranh chấp Biển Đông rất rộng, có nhiều tranh chấp khác nhau, nếu giải quyết được những vấn đề đó, thì đó là một điều rất tốt, thêm nữa việc Việt Nam và Phi Luật Tân có thể thắt chặt những hoạt động trên biển, phối hợp trên biển, trong đó chúng ta đã thấy trước đây lực lượng của Phi Luật Tân khá yếu, đặc biệt là lực lượng Cảnh sát biển, hiện nay lực lượng này của Phi Luật Tân đã được trang bị mạnh hơn rất nhiều, còn trước kia thì khá yếu nến mới dẫn đến sự kiện Scarborough năm 2012.

Chính vì vậy, nếu Việt Nam và Phi Luật Tân có thể phối hợp nhau, lực lượng Cảnh sát biển của hai bên có thể phối hợp được với nhau, phối hợp kinh nghiệm và cùng có thể tuần tra, cũng như các việc trao đổi khác, thì sẽ dẫn tới việc hợp tác tốt hơn trên khu vực Biển Đông, đặc biệt trong khu vực chồng lấn giữa hai quốc gia này, cũng như trong việc đoàn kết các nước ASEAN trong lập trường chung ở khu vực Biển Đông".

Hợp Tác Công Nghiệp Quốc Phòng, Tại Sao Không?

Nhân dịp này, nhà nghiên cứu cũng đề cập vấn đề hai nước cần cân nhắc hợp tác trong lĩnh vực công nghiệp quốc phòng, ông Hoàng Việt nói thêm:

"Về mặt công nghiệp quốc phòng, Việt Nam cũng đang có những bước đi, nhưng thực ra ở lĩnh vực này, Việt Nam vẫn chưa phải là một quốc gia có tiềm năng mạnh về công nghiệp quốc phòng, và Phi Luật Tân cũng tương tự như vậy. Tuy nhiên, chúng ta thấy rằng việc thúc đẩy công nghiệp quốc phòng đóng một vai trò quan trọng, Việt Nam và Phi Luật Tân nếu có thể gia tăng được sức mạnh công nghiệp quốc phòng của mình, thì điều ấy là một điều cần thiết. Báo chí đưa tin rằng Việt Nam vẫn muốn mua phi đạn Brahmos mà là một sản phẩm hợp tác giữa Ấn Độ và Nga, được cho là một phi đạn siêu thanh, có sức mạnh rất lớn.

Phi Luật Tân đã mua được một số phi đạn Brahmos này. Và việc nếu Việt Nam và Phi Luật Tân có thể nâng cao hợp tác trong vấn đề công nghiệp quốc phòng, sản xuất vũ khí, điều ấy là một điều hết sức tốt đẹp, tuy tôi chắc chắn rằng tiềm năng để hai quốc gia này sản xuất công nghiệp quốc phòng cần phải rất nhiều cố gắng hơn".


Hủ Tiếu Cá Nam Lợi: Hương Vị Ngon 60 Năm Của Sài Gòn!


-Trong quyển Sài Gòn Tạp Pín Lù, học giả Vương Hồng Sển đã có so sánh về ẩm thực Hoa và Pháp như sau: “Người Pháp lập tiệm ăn, bếp giấu sau nhà. Chú Ba Tàu, bếp dọn trước cửa, vừa chiêu hàng, vừa khoe con cá tươi, cọng rau vui mắt, trái ớt thấy bắt thèm…”.

Qua đó ta thấy được những khác biệt thú vị trong văn hóa ẩm thực Âu và Á. Bên thì chậm rãi và kín đáo, bên thì “có gì làm đó”, phô trương tất cả ra. Đó có lẽ cũng là mẫu số chung của những hàng quán của người Hoa thường thấy, đằng trước lúc nào cũng là một xe mì hay hủ tiếu nghi ngút khói. Bàn ghế thì trong ngoài đủ cả, khách muốn ngồi đâu thì tùy, thậm chí ngồi ăn chung cũng chẳng sao. Rồi dần dần người Sài Gòn cũng “áp dụng” cách bán đó, tiệm cơm bún cháo phở gì cũng phải trưng ra bên ngoài cho khách nhìn qua cái đã. Riết rồi thành một thói quen, một văn hóa hàng quán đặc trưng.

Người sành ăn món Hoa ở Sài Gòn không ai là không biết quán hủ tiếu cá Nam Lợi lâu đời này. Quán nằm trên con đường yên tĩnh Tôn Thất Đạm khúc gần với Hàm Nghi (ngó sang bên kia là Chợ Cũ), mở đã hơn 60 năm nay. Hủ tiếu cá đúng điệu cọng bánh phải gần gấp đôi cọng bánh phở, cá phải là loại cá lóc tươi ngon xắt lát. Khác với các phiên bản hủ tiếu cá thường thấy, nước lèo ở đây lại mờ mờ đục đục nhìn thoáng qua như một làn sương mờ, có lẽ một phần tỏa ra từ tóp mỡ được chan ở phía trên. Vị ngọt ngào mà thanh đạm của nước lèo hầm từ xương heo cùng những miếng cá tươi ngon sẽ dễ dàng chinh phục những thực khách khó tính nhất.

Một món khác cũng khá ngon là mì khô gà. Cách ăn mì hay hủ tiếu khô của ẩm thực Trung Hoa có thể cũng là “nguồn cơn” khiến món hủ tiếu Nam Vang của Campuchia cũng có 2 phiên bản khô và nước. Tôi thích ăn khô hơn vì với cách này ta mới thấy hết cái ngon của tóp mỡ, cái ngọt của miếng thịt gà xé sợi cũng như vị béo của cọng mì. Đó là chưa kể đến cái vị “tổng hợp” độc đáo của tất cả các thứ trên hợp lại. Để ăn món này chỉ cần nêm nhẹ một chút dấm đỏ, một chút nước tương tùy theo khẩu vị là ổn.

Nhưng đến quán Nam Lợi mà chưa ăn… bánh patêsô thì kể như là chưa đến. Mà hình như loại bánh này cũng không bán nhiều trong các quán ăn mà chủ yếu là ở các tiệm bánh tươi (fresh bakery – các loại bánh làm và bán trong ngày, khác với bánh đóng gói để được nhiều ngày). Patêsô ((paté chaud) thực ra khởi nguồn từ món bánh Pháp thường gọi là “hot pastry pie” hay “hot meat pie”. Có tài liệu cho rằng, người Hải Nàm (gốc đảo Hải Nam) thường đi tàu biển, làm bồi cho Tây nên khi mở tiệm nước thường có bán kèm bánh tây như pátê chaud, soux cream… Cùng với bánh mì và pátê, bánh patêsô đã “ở lại” Việt Nam với nhiều thay đổi so với nguyên bản cho phù hợp với khẩu vị địa phương. Phần vỏ bánh patêsô của Nam Lợi giòn mà không quá dày, còn phần nhân thì không quá nhiều nhưng cũng đủ cho người ăn cảm nhận được vị đậm đà đặc trưng. Để ý kỹ mới thấy cách nêm nếm phần nhân món bánh này khá giống với bánh bao. Một sự trùng hợp thú vị trong quan điểm ẩm thực Á Âu chăng?

Không gian của Nam Lợi, từ bàn ghế cho đến cách trang trí dễ gợi nhớ ta về những ngày tháng cũ. Đôi khi nhìn dòng người tấp nập ra vào, tôi tự hỏi họ đến đây vì điều gì? Vì tô hủ tiếu ngon, cái bánh nóng giòn kia, hay chỉ đơn giản là những cảm xúc xưa cũ?

Không có nhận xét nào: