Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Sáu, 3 tháng 3, 2023

Kính Chuyển Tin, Ông Võ Văn Thưởng, Trở Thành Chủ Tịch Nước! Và Tin Thế Giới Đó Đây, Theo Dòng Thời Sự - Lê Văn Hải


Không Ngoài Dự Đoán: Khuôn Mặt Thân Trung Quốc Nhất, Không Khác Gì Tổng Trọng, Ông Võ Văn Thưởng. Chính Thức Trở Thành Chủ Tịch Nước! CSVN, Hoàn Toàn Thuần Phục, Đảng CS Trung Quốc! Tình Hàng Xóm, Đổi Thành Tình Thầy Trò Đã Từ Lâu! HCM Từng Tuyên Bố “Không Cần Suy Nghĩ Gì Cả, Vì Có Bác Mao Nghĩ Dùm Chúng Ta!” Giờ Thì Có Bác Tập! Khỏe Ru! Tình Cảm Thắm Thiết: “Bên Kia Biên Giới Là Nhà! Bên Đây Biên Giới, Cũng Là…Cha Con!” Ôi! “Việt Nam Tôi Đâu?” Về Đâu?
<!>

(Hình: Thường trực Ban Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Võ Văn Thưởng tại họp báo kết thúc Đại hội 13 ĐCSVN ở Hà Nội hôm 1/2/2021.)
- Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam hôm 1/3/2023 đã nhất trí chọn Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng làm Chủ tịch Nước theo đề nghị của Bộ Chính trị. Thông tấn xã Reuters trích dẫn các nguồn tin giấu tên biết rõ về vấn đề này cho biết như vậy.

Ông Võ Văn Thưởng, 52 tuổi, là người sẽ thay thế Chủ tịch Nước Nguyễn Xuân Phúc, người vừa xin từ chức vào hồi tháng 1 vừa qua vì những sai phạm của cấp dưới.
Trang thông tin báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam và các báo Nhà nước khác hiện chỉ mới đưa tin về quyết định giới thiệu nhân sự để bầu giữ chức Chủ tịch Nước nhiệm kỳ 2021-2026 nhưng chưa có thông tin nào về việc ông Thưởng được bầu vào vị trí này.

Theo thủ tục, sau khi được Ban Chấp hành Trung ương bầu chọn, ông Thưởng vẫn phải được Quốc hội phê chuẩn chính thức trong một phiên họp bất thường dự định diễn ra vào ngày 2/3
Hiện tại, quyền Chủ tịch Nước do bà võ Thị Ánh Xuân – Phó Chủ tịch Nước đảm nhận cho đến khi Quốc hội bầu ra Chủ tịch Nước mới.

Ngay trước khi có tin về quyết định nhân sự mới của Đảng Cộng sản Việt Nam, các nguồn tin ngoại giao và chuyên gia ngoại quốc đã xác nhận về việc ông Thưởng sẽ là Chủ tịch Nước sau khi Bộ trưởng Công an Tô Lâm - ứng viên nặng ký cho chức vụ này – xin rút lui và bày tỏ mong muốn hoàn tất hai nhiệm kỳ trong cương vị hiện tại.
Giáo sư Carl Thayer thuộc Học viện Quốc phòng Úc Ðại Lợi nhận xét với Đài Á Châu Tự Do rằng ông Thưởng thích hợp với vị trí này vì “ông ta là một phần của bộ máy, ông ta sống và hít thở nó”
Vị chuyên gia về an ninh và chính trị Việt Nam nhận xét: “Sự nghiệp chính trị của ông ấy là làm công tác xây dựng Đảng, công tác quản lý cán bộ, lý luận, tuyển dụng, giảm quan liêu…”.

Ông Võ Văn Thưởng bắt đầu sự nghiệp từ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, sau đó được đề bạt là Bí thư Đoàn. Ông cũng có bằng về Chủ nghĩa Mác-Lenin, triết học và học ở Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.
Cũng trong ngày 1/3, Ban Chấp hành Trung ương đã quyết định bầu bổ sung ba Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương khóa XIII là các ông: Nguyễn Mạnh Hùng, Vụ trưởng Vụ Địa bàn I, Cơ quan Ủy ban Kiểm tra Trung ương; Đinh Hữu Thành, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Quảng Bình; Lê Văn Thành, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Cần Thơ.


“Thượng Tầng” Ba Đình Với Hai Phiên Họp Đặc Biệt!
(Hai Lúa, từ thành phố Sài Gòn)


(Hình: Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng - người vừa được Đảng chọn làm Chủ tịch Nước
-Ngày 1/3/2023, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Ban chấp hành Trung ương khoá 13 đã họp để xem xét và cho ý kiến về công tác cán bộ. Ban chấp hành Trung ương đã quyết định giới thiệu nhân sự để bầu giữ chức Chủ tịch Nước nhiệm kỳ 2021-2026. Lại một kỳ họp đặc biệt nữa, lần thứ ba trong vòng ba tháng, cả Trung ương lẫn Quốc hội. Các hãng thông tấn “vỉa hè” đã thi nhau đưa tin về nghị trình của sự kiện “hai trong một” này từ cả chục ngày nay.
_______________

Những Diễn Viên Đóng Thế (Cascadeurs)

Đảng cử, Quốc hội bấm nút! Dù báo chí “mậu dịch” vẫn giấu tên “ứng cử viên”, nhưng cả bàn dân thiên hạ đều đã biết, ông Võ Văn Thưởng sẽ là tân Chủ tịch Nước, còn các Uỷ viên Uỷ ban Kiểm tra Trung ương bổ sung thì chẳng mấy ai để ý. Ngày khai mạc hai cuộc họp nói trên, những tin tức về nhân sự đã trở nên lạc hậu. Vấn đề nóng bỏng mà dư luận quan tâm, đó là liệu Tổng Bí thư có giải quyết tiếp Thủ tướng Phạm Minh Chính như đã giải quyết nguyên Chủ tịch Nguyễn Xuân Phúc hay không và ông Trọng sẽ chuẩn bị phóng những “chưởng” nào để chế ngự “cơn sóng thần” bất chợt có thể ập đến giữa các hội nghị bất thường này? Trước hai kỳ họp lần này, các trang mạng “lề phải” đua nhau đăng các bức ảnh chụp đám mây tỏa ánh hào quang trên đỉnh núi Bà Đen (Tây Ninh là quê ông Trần Lưu Quang – Phó Thủ tướng). Không biết đấy có phải là quầng mây chiếu sáng dương trần mang lại nhiều phước lành cho xứ sở như cách giải thích của dân chúng ở địa phương?

Ngày 20/2/2023, Giáo sư Carl Thayer, Học viện Quốc Phòng Úc Ðại Lợi, đã đưa ra một số nhận định về các chuyển động trên thượng tầng chính trị Ba Đình trong bài “Việt Nam sẽ chỉ định tân Chủ tịch Nước”. Tuy nhiên, bài viết này có một số dữ liệu cần “chấn chỉnh”. Thứ nhất, nếu Ban chấp hành Trung ương Đảng chấp thuận sự chỉ định ông Thưởng, thì việc Quốc hội bấm nút để ông Thưởng ngồi vào chiếc ghế Chủ tịch Nước có thể sẽ được tiến hành chóng vánh hơn, chứ không nhất thiết phải chờ đến ngày 20/5/2023, tên của ông Thưởng mới chính thức được đệ trình lên Cơ quan Lập pháp. Thứ hai, việc ông Võ Văn Thưởng sẽ vào “Tứ trụ” và ông Trần Lưu Quang trở thành Phó Thủ tướng thường trực tuy không phải là bước ngoặt về đường lối, nhưng liệu có thể hy vọng mở ra một thời kỳ “hưu chiến” trong cuộc đấu giành ghế trên thượng tầng chính trị của Hà Nội, để xã hội được yên ổn làm ăn hay không?

Dẫu sao, việc nổi lên hai thành viên mới trong elites lãnh đạo ở Ba Đình có gốc gác từ Nam Bộ sẽ củng cố vững chắc thêm cơ cấu vùng miền, để cánh miền Nam đỡ thắc mắc như lâu nay. Nhưng kể cả khi Võ Văn Thưởng là vị Chủ tịch Nước đầu tiên trẻ nhất của Việt Nam, ở độ tuổi 52 (Xưa nay hiếm), thì dư luận xã hội vẫn cho rằng, cả Thưởng lẫn Quang vẫn chưa thể có ảnh hưởng lớn; cả hai chỉ là những “cascadeurs” – những “diễn viên đóng thế” – không hơn không kém. Theo lý lịch, Võ Văn Thưởng có học vị Thạc sĩ Triết học, Cao cấp Lý luận chính trị. Cho nên dư luận không mấy ngạc nhiên khi truyền thông tường thuật lời huấn dụ nhân danh Thường trực Ban Bí thư rằng: “Nói… như Bác Hồ thì cán bộ phải gương mẫu, phải đi trước để làng nước theo sau. Phải biết lo trước cái lo của dân, vui sau cái vui của dân”. Nhưng than ôi, câu này ông Hồ cũng chỉ nhắc lại; gốc gác sấm truyền này là từ Phạm Trọng Yêm (989-1052) – nhà văn, nhà quân sự, nhà giáo dục thời Bắc Tống.

Ở vị trí gần với ngôi “Nguyên thủ Quốc gia”, thiết nghĩ ông Võ Văn Thưởng nên đưa ra những khuyến nghị có viễn kiến thay cho việc cóp nhặt tư tưởng Đông-Tây từ tâm thế ngộ nhận quyền lực. Lãnh đạo ngày nay không chỉ là tiên liệu. Thời đại kỹ thuật số, lãnh đạo nhất thiết phải là những nhà kỹ trị (technocrats), nhưng không đơn thuần biết kỹ năng quản trị, mà còn phải là một chuyên gia trong lĩnh vực của mình. Lãnh đạo hiện đại càng cần phải có kỹ trị, tức là sự hiểu biết và kỹ năng trong mối liên kết đa ngành mình chịu trách nhiệm. Riêng Việt Nam còn cần phải có thêm mưu mô, thế giới thì gọi là mưu lược! Nhớ lại thời trị vì của Chủ tịch Lê Đức Anh, ông đã “ngồi xổm” lên trên cả Tổng Bí thư lẫn Thủ tướng để điều hành quốc gia (Chí ít, quân thần hồi ấy còn sợ). Đằng này cứ hô to mãi khẩu hiệu chính trị suông như Thưởng, chỉ tổ đẩy người dân “nhạt Đảng, khô Đoàn, xa rời chính trị” (Nỗi lo được thốt ra bằng lời của chính Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng). Cứ dựa mãi vào “Tứ thư Ngũ kinh” bên Tàu, làm thế nào tạo dựng được động lực cho mọi tầng lớp xã hội, tạo dựng các năng lượng tích cực và đầy cảm hứng, cũng như phát triển và nâng cao kỹ năng cho môi trường xung quanh mình?


Các “Phản Đòn” Chống Lại Tổng Trọng

Võ Văn Thưởng sở dĩ được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lựa chọn, vì ông đạt được một tiêu chí ít ai sánh kịp. Đó là sống chết thề trung thành với chủ tướng, ít nhất là cho đến thời điểm bây giờ. Thưởng cùng với bộ sậu đã giúp ông Trọng ra được ba bộ sách “lớn”. Cùng với Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương Nguyễn Xuân Thắng, ông Thưởng cúc cung tận tụy xây dựng hình ảnh ông Trọng vượt lên trên các bậc đàn anh Lê Duẩn, Phạm Văn Đồng, Trường Chinh về lý luận Mác-Lênin (Hậu duệ như Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười, Lê Khả Phiêu… không chấp). Nói “vượt lên trên” là vì các các đồng chí Ba (Duẩn)-Đồng-Chinh-Bằng-Tôn (Nguyễn Lương Bằng và Tôn Đức Thắng) chỉ dám ra “sách đỏ” (Tuyển tập các bài do Thư ký viết) sau khi các vị ấy đã “băng hà”. Ngược lại, “trước tác” của ông Trọng (dĩ nhiên cũng là do Ban Thư ký chấp bút) ra đời khi ông còn tại chức, dù lết không vững!

Tuy nhiên, gần đây có “lực lượng thù địch” nào đấy đang “chọc ngoáy” và “phản đòn” chống lại Tổng Bí thư. Các phiên bản điện tử của báo chí “mậu dịch” mất cảnh giác cách mạng đến mức, gần đây đã công khai một số tin tức có mức “rung lắc” cao đối với chế độ: Thứ nhất, đưa tin các ngư dân Quảng Nam cho tàu vô Hoàng Sa tránh bão, bị Trung Quốc tịch thu hải sản, phá hoại ngư cụ. Không giúp người hoạn nạn, Trung Quốc còn giở trò cướp bóc dã man! Qua đó cho thấy mấy chữ vàng bốn tốt cũng như cái huân chương “đầy những đầu lâu” mà ông Trọng vừa nhận, chỉ là “trò mèo” chính trị. Thứ hai, Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ cho biết, trong 20 ngàn chi tiết làm nên chiếc xe hơi, Việt Nam chỉ sản xuất được con ốc vít gắn biển số xe. Từ điều này suy ra, nguyên cả chiếc xe VinFast bán trên thị trường là do nước khác làm chớ không phải của Việt Nam. Sau nửa thế kỷ tiến lên CNXH, trí tuệ Việt ngày nay tệ hại đến thế này sao? Thứ ba, Hiệu trưởng Đại học Bách khoa Đà Nẵng bị bắt, không phải vì đòi tự do học đường, tự do học thuật, mà vì liên quan đến biển thủ tiền bạc. Báo chí “cách mạng” thế này thì làm thế nào thể hiện được “ý chỉ” của Tổng Bí thư: “Đất nước ta chưa bao giờ có được tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay”. Nghiêm trọng hơn, bọn “lề trái” mấy ngày nay đang hô hào Tổng Bí thư là kẻ tham nhũng lớn nhất nước, đề nghị phải xử phạt! Bọn này học mót đâu ra, nói tham nhũng chính trị, tham những quyền lực là trọng tội!!!

Nói đến tự do học đường và học thuật cho thanh niên và sinh viên, Tổng Bí thư Trọng có thể không biết, vả lại ông cũng chẳng thèm quan tâm. Nhưng các đồng chí “bò đỏ” (nhung nhúc hàng vạn hồng vệ binh A47) và Ban Tuyên giáo thì đã canh rất kỹ, không cho lọt bất cứ một dòng tin, chứ chưa nói tới hình ảnh về “phong trào Hoa Hướng Dương” ở Đài Loan tháng 3/2014. Giới trẻ “Dâu Tây” đã thực sự bùng nổ khi một nhóm các nhà hoạt động dũng cảm đã chiếm giữ Lập pháp viện (Nhà Quốc hội) trong 23 ngày. Đồng chí Tổng Bí thư biết không, vào thời điểm đó, hơn 20 Hiệu trưởng các Trường Đại học nổi tiếng nhất Đài Loan đã gửi Khuyến cáo lên Tổng thống Mã Anh Cửu, yêu cầu cấm công an đàn áp sinh viên. Sinh viên được nhà trường cho nghỉ học, Giáo sư và giáo viên nhiều trường tình nguyện tiếp tế thực phẩm cho các em những ngày tuổi trẻ Đài Loan yêu cầu chính quyền không được lệ thuộc quá sâu vào Trung Hoa đại lục. Phải tay Tổng Bí thư, chắc đồng chí đã lệnh cho Đại tướng Tô Lâm phải “tắm máu” ngay đối với hàng vạn sinh viên ấy, đồng chí nhỉ?

Cho nên rồi đây, lịch sử sẽ “vinh danh” Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng bên cạnh các tên tuổi như: Chủ tịch Tập Cận Bình, Tổng thống Putin, Thống chế Than Shwe và cha con Kim Chính Nhật – Kim Chính Ân (Kim Jong-Il và Kim Jong-Un)… Không biết lúc bấy giờ các “sử quan” xứ Đông Lào có dám viết lại việc đồng chí đã “hạ bệ” Chủ tịch Nước Nguyễn Xuân Phúc một cách ngoạn mục như thế nào vào thời điểm “năm cùng tháng tận” Tết Nhâm Dần không nhỉ? Dù sao, hình như Ban Cố vấn của Tổng Bí thư cũng sáng suốt, tuy không còn “Hòa thân” Hỗ Mẫu Ngoạt bên cạnh. Có tin là Trung ương tới đây chưa “đàn hặc” Thủ tướng Phạm Minh Chính như đã xử phạt Bảy Phúc. Tỷ lệ các đồng chí phản đối công khai việc “hất ghế” Bảy Phúc khiến Tổng Trọng giật mình! Vì vậy, nay ông đang lo phải đối mặt với “cơn sóng thần” bất chợt có thể ập đến giữa các hội nghị đặc biệt kỳ này. Việc cựu Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang “quay xe”, không thèm ra Ba Đình gặp gỡ nguyên lãnh đạo các thế hệ, khiến ông Trọng phải đề phòng nguy cơ bất ổn ngay trên “thượng tầng”.


Màn Kịch Bầu Bán! Ông Võ Văn Thưởng Được ‘Giới Thiệu’ Để Bầu Làm Chủ Tịch Nước Việt Nam


(Hình: Đại biểu biểu quyết tại một cuộc họp bất thường của Ban chấp hành Trung ương Đảng ở Hà Nội hôm 1/3/2023. Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng được cho là được chọn làm ứng viên cho chức Chủ tịch Nước.)
-Hôm 1/3/2023, Đảng Cộng sản Việt Nam đã quyết định giới thiệu nhân sự để bầu giữ chức Chủ tịch Nước nhưng không nêu cụ thể ai trong khi các nguồn tin của Ðài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) và thông tấn xã Reuters cho biết người được đề cử thay thế ông Nguyễn Xuân Phúc là ông Võ Văn Thưởng.

Trong một tuyên bố ngắn gọn, Ban chấp hành Trung ương Đảng cho biết họ đưa ra quyết định này trong một cuộc họp bất thường tại trụ sở Trung ương Đảng hôm 1/3, gần 6 tuần sau việc từ chức bất ngờ của Chủ tịch Phúc giữa lúc chiến dịch chống tham nhũng do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dẫn dắt ngày càng quyết liệt.

Tuyên bố được Báo Điện tử Chính phủ đăng tải cho biết Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa 13 “đã họp để xem xét và cho ý kiến về công tác cán bộ” và “quyết định giới thiệu nhân sự để bầu giữ chức Chủ tịch Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2021-2026. Tuyên bố không cho biết ai đã được giới thiệu cho chức vụ được xem là mang nhiều tính lễ nghi mà trước đây ông Trọng từng kiêm nhiệm sau khi Chủ tịch Trần Đại Quang qua đời năm 2018.

Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp của viện nghiên cứu Đông Nam Á ISEAS-Yusof Ishak, có trụ sở ở Tân Gia Ba, cho biết Đảng “đã chọn ông Võ Văn Thưởng” để phiên họp bất thường của Quốc hội Việt Nam vào ngày 2/3 “sẽ ‘bầu’ ông ấy làm Chủ tịch Nước”.

Hai nguồn tin của thông tấn xã Reuters cũng cho biết ông Thưởng, 52 tuổi và là thành viên trẻ nhất trong Bộ Chính trị – cơ quan quyền lực nhất của Việt Nam, được chọn là ứng viên cho chức vụ này.

Trong một tuyên bố khác đưa ra trên trang Facebook chính thức, Chính phủ Việt Nam cho biết Quốc hội sẽ tiến hành cuộc họp bất thường vào ngày 2/3 “để kiện toàn nhân sự Chủ tịch Nước”.


(Hình: Thường trực Ban bí Trung ương Đảng thư Võ Văn Thưởng.)

Bà Võ Thị Xuân Ánh hiện giữ quyền Chủ tịch Nước theo sự phân công của Bộ Chính trị kể từ khi ông Phúc bàn giao cho bà hôm 4/2 sau gần 21 tháng đảm nhiệm chức vụ này.
Ông Phúc được cho là bị buộc từ chức với lý do được công bố là “chịu trách nhiệm chính trị với tư các là người đứng đầu với các sai phạm của cấp dưới” trong vụ bê bối kit xét nghiệm Việt Á. Tuy nhiên, ông Phúc, trong buổi lễ bàn giao hôm 4/2, lên tiếng bảo vệ gia đình và người thân trước vụ tai tiếng này. Trần tình của ông Phúc sau đó bị các trang mạng chính thống trong nước gỡ bỏ.

Ông Phúc là viên chức cấp cao nhất đã bị buộc thôi chức trong chiến dịch chống tham nhũng, còn được gọi là “đốt lò” mà ông Trọng phát động từ khi giành nhiệm kỳ Tổng Bí thư Đảng lần thứ 2 vào năm 2016. Ngoài ông Phúc, hàng trăm viên chức đã bị điều tra và nhiều người cũng đã bị bãi nhiệm, trong đó có hai Phó Thủ tướng từng dưới quyền ông, Phạm Bình Minh và Vũ Đức Đam.

Thông tin việc ông Thưởng, hiện đang là Thường trực Ban Bí thư Đảng, sẽ được chọn làm người kế nhiệm ông Phúc trong cương vị Chủ tịch Nước đã được lan truyền trên mạng xã hội trong nhiều ngày qua.

Theo Tiến sĩ Hợp, nhà nghiên cứu liên kết cấp cao của ISEAS hiện đang sinh sống ở Hà Nội, các thông tin nội bộ này được đưa ra qua “các tuyên truyền viên của Đảng ở cả trong và ngoài nước” với mục đích “thăm dò dư luận”. Tuy nhiên, nhà nghiên cứu này cho rằng cách thăm dò dư luận này “không nhằm điều chỉnh” và “làm cho người dân Việt Nam và quốc tế thấy hoạt động của Đảng và nhà nước Việt Nam hoàn toàn không minh bạch”.

Tiến sĩ Hợp cho biết ông không ngạc nhiên về việc ông Thưởng được chọn ứng cử cho chức Chủ tịch Nước khi người từng là trưởng ban Tuyên giáo Trung ương là một trong những người thân tín với ông Trọng, người có quyền lực nhất trong các lãnh đạo ở Việt Nam.

Các nhà ngoại giao ở Hà Nội nói với thông tấn xã Reuters rằng họ xem quyết định chọn ông Thưởng làm Chủ tịch Nước của Đảng Cộng sản là một nỗ lực nhằm thăng tiến một thế hệ lãnh đạo mới và củng cố quyền lực trong trường hợp ông Trọng, vị Tổng Bí thư 78 tuổi, quyết định từ chức trước khi kết thúc nhiệm kỳ thứ 3 chưa từng có tiền lệ vào năm 2026.

Theo một nhà ngoại giao không được nêu danh tính cho thông tấn xã Reuters biết, chức vụ Tổng Bí thư thường được chọn từ các nhà lãnh đạo “tứ trụ” và ông Trọng “đang muốn bảo đảm rằng ông ấy sẽ có một người kế nhiệm phù hợp trong số đó”.


Chức vị Chủ tịch Nước dù chỉ có quyền lực lễ tân nhưng điều quan trọng là Chủ tịch Nước sẽ là một ứng cử viên sáng giá cho vị trí Tổng Bí thư Đảng, theo Tiến sĩ Hợp. Tuy nhiên nhà nghiên cứu này lại cho rằng điều này khó mà đúng với ông Thưởng vì “ông Thưởng chưa thể đủ kinh nghiệm làm Tổng Bí thư” và “có năng lực hạn chế” mặc dù “trong sạch hơn một số người khác”.


Theo Quy định của Bộ Chính trị được VnExpress trích dẫn về tiêu chuẩn chức danh và tiêu chí đánh giá cán bộ diện Trung ương, Bộ Chính trị thì Chủ tịch Nước “cần có uy tín cao, là trung tâm đoàn kết trong Trung ương, Bộ Chính trị, toàn Đảng và nhân dân; có năng lực nổi trội, toàn diện trên các mặt công tác, nhất là lĩnh vực đối nội, đối ngoại, an ninh, quốc phòng; hiểu biết sâu rộng”. Vẫn theo các tiêu chí này, người được chọn làm Chủ tịch Nước còn phải là “trung tâm đoàn kết các lực lượng xã hội và các cộng đồng dân tộc trong, ngoài nước” cũng như “đã kinh qua và hoàn thành tốt nhiệm vụ” đồng thời “tham gia Bộ Chính trị trọn một nhiệm kỳ trở lên”.
Ông Thưởng, một trong 16 ủy viên Bộ Chính trị, từng phát biểu tại một cuộc họp của Ban chấp hành Trung ương Đảng hồi tháng trước rằng “lợi ích hợp pháp chính đáng của nhân dân phải là điểm xuất phát quan trọng của mọi đường lối chủ trương và chính sách pháp luật”.


Tuyết Vẫn Rơi Dày ở Nhiều Nơi Tiểu Bang California
(Hình: Người dân tại công viên Mount Diablo State Park ở Walnut Creek, California, hôm 27/2/2023.)
Thông tấn xã AFP cho hay hôm 24/2/2023, tuyết rơi dày ở miền Nam California khi trận bão tuyết đầu tiên trong 100 năm rơi xuống những ngọn đồi xung quanh Los Angeles, trong khi những cơn mưa lớn đe dọa gây ra lũ lụt ở những nơi khác.

Hãng tin Pháp đưa tin rằng những người dẫn chương trình thời tiết trên truyền hình vốn quen với việc đưa ra dự báo nắng ấm gần như hàng ngày, giờ ngập trong tuyết tới đầu gối khi khu vực này phải vật lộn với cơn bão mùa đông tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ.
Các con đường chính bị đóng lại do băng và tuyết khiến không thể đi qua, bao gồm các đoạn của tuyến Interstate 5, đường cao tốc chính Bắc-Nam nối Mễ Tây Cơ, California, Tây Bắc Thái Bình Dương và Gia Nã Ðại. Chính quyền cho biết không có ước tính khi nào nó sẽ được mở lại, theo thông tấn xã AFP.

Tin cho hay, Cơ quan Dự báo Thời tiết Quốc gia (NWS) cho biết: “Các tác động nguy hiểm và có khả năng đe dọa tính mạng liên quan đến tuyết có thể xảy ra đối với các con đường trên núi, sa mạc và chân đồi ở miền Nam California”.
“Nhiều đợt tuyết rơi dày cùng với gió mạnh sẽ dẫn đến tình trạng bão tuyết trên một số địa hình cao hơn và vùng núi. Các khu vực rất gần Bờ biển Thái Bình Dương và cả trong các thung lũng bên trong không quen nhìn thấy tuyết, có thể thấy một số tuyết rơi tích tụ”, NWS cho biết, theo thông tấn xã AFP.

Ông Phúc Trần, Thư ký của Cộng đồng người Việt ở Nam California, cho VOA tiếng Việt biết rằng “mấy ngày qua thời tiết rất là khắc nghiệt”.
Ông nói thêm: “Bây giờ giống như có thay đổi. Nam Cali bây giờ có tuyết ở thành phố Riverside. Cái điều này mình thấy lâu nay chưa có. Và nay thì lại thấy là thời tiết rất là lạnh và mưa do ảnh hưởng của bão rất là nhiều. Nhiệt độ khác rất là nhiều. Thường thường thì nó không có lạnh lắm mà năm nay nó xuống nhiệt độ thấp nhất mà giống như ở Orange County xuống tới 30 độ [F] [khoảng – 1 độ C] thì điều này lâu rồi mới thấy lại một lần”.

Ông Phúc Trần cho biết thêm rằng người Việt, nhất là những người cao tuổi, “theo dõi tình hình thời tiết trên đài”, “sưởi ấm và ở trong nhà nhiều hơn trong thời gian này”.

Theo poweroutage.us, tuyết và gió lớn đã làm đứt đường dây điện, làm hơn 100.000 khách hàng ở California mất điện.
Các đài truyền hình cử người dẫn chương trình của họ đến các vùng núi, nơi một số đưa tin về tình trạng giao thông tắc nghẽn và những người khác trò chuyện với những đứa trẻ vui vẻ chơi đùa vì được nghỉ học, theo thông tấn xã AFP.

Các trang mạng truyền thông xã hội tràn ngập hình ảnh về lượng tuyết khác nhau tại các khu vườn ở những khu vực nằm trên cao hơn, và người dân ngạc nhiên trước thời tiết mùa đông như vậy.
Ông Phúc Trần nói với VOA tiếng Việt rằng ở khu vực miền Nam California có nhiều người vô gia cư, trong đó có nhiều người Việt, và thời tiết lạnh giá như vậy khiến họ gặp khó khăn.

Ông cho biết thêm về việc giúp đỡ họ: “Mình được biết là cũng có nhiều hội đoàn khác và một số mạnh thường quân họ nấu cơm, họ phát mấy cái túi ngủ cho những người vô gia cư. Mình có thấy người ta đem tới giao cho mấy người vô gia cư những cái lều và những cái túi ngủ để qua mùa lạnh này”.

Ông Daniel Swain, một nhà khí tượng học tại Đại học UCLA nói rằng khí hậu ấm lên - do con người đốt nhiên liệu hóa thạch không kiểm soát trong thời đại công nghiệp - đã thay đổi bản chất của lượng tuyết rơi vào mùa đông trong khu vực, theo thông tấn xã AFP.

Ông nói rằng thế kỷ trước, nhiều nơi nữa có thể đã thấy tuyết trong một cơn bão như thế này.

Ông được dẫn lời nói: “Vào những năm 1940, có những ghi nhận về tuyết rơi dày ở thành phố Los Angeles và tất nhiên điều đó ngày nay dường như không thể tưởng tượng được. Thực tế là khí hậu ở California ấm hơn vài độ so với trước đây khiến việc tuyết rơi ở những vùng độ cao thấp ít xảy ra hơn”.

Đối với những người ở độ cao thấp hơn, mưa lớn hôm 24/2 đã làm dấy lên cảnh báo về lũ lụt và sạt lở đất, theo thông tấn xã AFP.
Tin cho hay, cảnh báo lũ lụt đã được đưa ra tại các khu vực của các Địa hạt Ventura, Los Angeles và Santa Barbara, nơi dự kiến sẽ có lượng mưa lên đến một inch (2,5 cm) trong 1 tiếng đồng hồ.


Giám Đốc FBI: Có Thể Rò Rỉ Phòng Thí Nghiệm Trung Quốc, Là Nguyên Nhân Gây Ra Đại Dịch COVID-19!


(Hình: Giám đốc FBI Christopher Wray.)
-Giám đốc Cơ quan Điều tra Liên bang Hoa Kỳ (FBI) Christopher Wray hôm thứ Ba (28/2/2023) cho biết FBI đánh giá rằng một vụ rò rỉ từ một phòng thí nghiệm ở Vũ Hán, Trung Quốc, có khả năng đã gây ra đại dịch COVID-19, theo thông tấn xã Reuters. Tuy nhiên, phát biểu này ngay lập tức bị phía Trung Quốc lên án.

Ông Wray nói với đài Fox News: “Từ lâu FBI đã đánh giá rằng nguồn gốc của đại dịch rất có thể là một sự việc tiềm ẩn trong phòng thí nghiệm ở Vũ Hán”
Phát biểu của ông Wray được đưa ra tiếp theo sau một bản tin của tờ Wall Street Journal vào ngày 26/2 nói rằng Bộ Năng lượng Hoa Kỳ đã đánh giá với độ tin cậy thấp về nguyên nhân đại dịch là do rò rỉ ngoài ý muốn từ phòng thí nghiệm ở Trung Quốc.

Bản tin cho biết có bốn cơ quan khác, cùng với cộng đồng tình báo quốc gia Hoa Kỳ, vẫn đánh giá rằng đại dịch có khả năng là kết quả của sự lây truyền tự nhiên và còn hai cơ quan vẫn chưa đi đến kết luận.
Phát ngôn viên an ninh quốc gia của Tòa Bạch Ốc John Kirby hôm 27/2 cho biết chính phủ Hoa Kỳ vẫn chưa có kết luận chắc chắn và sự đồng thuận về nguồn gốc của đại dịch.

Ông Wray cho biết ông không thể chia sẻ nhiều chi tiết về đánh giá của FBI vì chúng là tài liệu mật.
Ông cáo buộc chính phủ Trung Quốc “đã cố hết sức mình để ngăn chặn và gây hoang mang” cho những nỗ lực tìm hiểu về nguồn gốc của đại dịch của Hoa Kỳ và những nước khác.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm thứ Tư (1/3) kêu gọi Hoa Kỳ ngừng chính trị hóa việc truy xuất nguồn gốc COVID-19 và nguồn gốc của đại dịch.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mao Ninh nói trong một cuộc họp báo thường kỳ ở Bắc Kinh rằng “Cộng đồng tình báo Hoa Kỳ khét tiếng về gian lận và lừa dối, kết luận mà họ đưa ra không có chút uy tín nào”.

Bà Mao nói thêm: “Chúng tôi kêu gọi phía Hoa Kỳ tôn trọng khoa học và sự thật, ngừng chính trị hóa vấn đề truy xuất nguồn gốc của virus Covid-19”.


Tin Quốc Tế Đó Đây

Theo Iaea, Iran Sắp Chạm Ngưỡng Đủ Uranium Sản Xuất Vũ Khí Nguyên Tử

- Ngày 1/3/2023, Đài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) đưa tin cho hay trong báo cáo mới nhất của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) được công bố hôm 28/2/2023, Iran đang tiếp tục phát triển chương trình làm giàu uranium ở tốc độ cao.
Vẫn theo IAEA, mức uranium được làm giàu lên đến 83,7%, một ngưỡng gần với mức 90% được sử dụng để sản xuất vũ khí nguyên tử. Tehran đã phủ nhận cáo buộc trên. Từ Tehran, thông tín viên Siavosh Ghazi của Đài RFI cho biết cụ thể:

Theo báo cáo của IAEA, trữ lượng uranium được làm giàu ở Iran hiện nay cao gấp 18 lần giới hạn cho phép trong thỏa thuận nguyên tử năm 2015. Đáng chú ý là Tehran sở hữu 87 kg uranium được làm giàu tới 60%. Ngoài ra, cơ quan thuộc Liên Hiệp Quốc đã phát giác các phân tử uranium được làm giàu ở mức gần 90%, ngưỡng cần thiết để sản xuất bom nguyên tử.

Những chỉ số mới này làm cho các nước phương Tây lo lắng. Theo người đứng đầu CIA, trong vài tuần nữa, Iran có thể sản xuất đủ lượng uranium được làm giàu ở mức độ cao để chế tạo bom nguyên tử.

Iran đã bác bỏ những cáo buộc này. Phát ngôn viên chương trình nguyên tử của Iran Behrouz Kamalvandi cho biết chỉ có hai hoặc ba phân tử uranium có độ làm giàu lên đến gần 84% được phát giác tại cơ sở Fordo, và đó là chuyện bình thường. Ông Kamalvandi nói thêm: “Nếu chúng tôi muốn làm giàu uranium cao hơn 60%, chúng tôi sẽ nói điều đó một cách công khai”.

Báo cáo của IAEA được công bố khi người đứng đầu cơ quan này, ông Rafael Grossi sẽ đến Tehran trong những ngày tới. Iran đã khẳng định rõ ràng là sẽ không hạn chế chương trình nguyên tử của mình cho đến khi Hoa Kỳ đồng ý dỡ bỏ các lệnh trừng phạt nhắm vào Tehran được ban hành trong những năm gần đây.


Nga Tăng Cường Bảo Vệ Biên Giới Sau Các Vụ Tấn Công Bằng Drone

- Đài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) đưa tin cho hay hôm 28/2/2023, trong một bài phát biểu tại Mạc Tư Khoa, Tổng thống Vladimir Putin đã ra lệnh tăng cường bảo vệ biên giới nước Nga sau khi xảy ra nhiều vụ tấn công bằng drone, trong đó có một chiếc rơi gần thủ đô Mạc Tư Khoa.

Từ Mạc Tư Khoa, thông tín viên Julian Colling của Đài RFI tường trình

“ Đây là lần đầu tiên các drone, rất có thể được phóng từ Ukraine, vào sâu bên trong lãnh thổ Nga đến như thế. Một chiếc đã rơi xuống ở nơi chỉ cách Mạc Tư Khoa 75 cây số, gần một trạm khí đốt của Gazprom và cách không xa một cơ sở quân sự. Nhà chức trách Nga đã xác nhận đó là một drone “ngoại quốc” và chiếc này đã không phát nổ khi rơi xuống.

Có thể đây là một chiến dịch có phối hợp, bởi vì nhiều drone đã rơi xuống cùng một lúc ở miền Nam nước Nga, gần các cơ sở chiến lược. Vùng Belgorod, thường xuyên bị nhắm tới, một lần nữa là mục tiêu tấn công của 3 chiếc drone. Đặc biệt, một kho nhiên liệu bị oanh kích chỉ nằm cách một tư dinh sang trọng của Tổng thống Putin có 70 cây số.
Đáng ghi nhận hơn nữa là không phận bên trên thành phố Saint-Petersburg đã bị đóng trong nhiều tiếng đồng hồ sáng qua. Theo nhiều nhân chứng, một vật thể bay không xác định dường như đã được nhìn thấy tại khu vực thành phố lớn thứ hai của Nga, cách Kyiv đến hơn 1.000 cây số.

Một số drone này không có mang theo các khối chất nổ. Cho nên, nhiều chuyên gia quân sự cho rằng đây có thể là các chuyến bay do thám cho bộ tư lệnh Ukraine, hoặc chỉ nhằm trắc nghiệm phản ứng của hệ thống phòng không Nga.

Rõ ràng là các drone của Ukraine nay chứng tỏ khả năng bay càng ngày càng sâu vào lãnh thổ Nga. Đối với trang mạng độc lập Meduza, những vụ xâm nhập này có thể đánh dấu khởi đầu một giai đoạn mới trong cuộc chiến Ukraine”.

Theo thông tấn xã AFP, quân đội Nga hôm 1/3 vừa thông báo đã bắn hạ 10 drone của Ukraine định tấn công vào các cơ sở ở vùng Crimea, vùng của Ukraine đã bị sát nhập vào Nga năm 2014.

Trong khi đó, theo nhật báo Pháp Le Monde, nhiều nguồn tin trên mạng Telegram cho biết là phi trường quân sự Ieisk, trên bờ phía Đông của vùng biển Azov, dường như cũng đã là mục tiêu tấn công của các drone. Căn cứ hải quân này cũng được Không quân Nga sử dụng và là nơi trú đóng của trung đoàn oanh tạc cơ 959.


Chiến Tranh Ukraine: Nga Oanh Kích Dồn Dập Bakhmout

- Đài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) đưa tin cho hay chiến sự khốc liệt để giành quyền kiểm soát thành phố Bakhmout, ở miền Đông Ukraine vẫn tiếp diễn và hôm 28/2/2023, Tổng thống Ukraine, ông Volodymyr Zelensky cáo buộc Nga hoàn toàn không quan tâm đến những binh lính Nga bỏ mạng hàng loạt tại các khu vực giao tranh. Cách đó 15 cây số, người dân ở khu vực Tchassiv Yar, gần Bakhmout, đang cảm thấy tuyệt vọng và dường như đã chấp nhận số phận.
Từ Tchassiv Yar, đặc phái viên Vincent Souriau và Julien Boileau của Đài RFI gửi về bài phóng sự:

Chỉ có những người tóc bạc ở đây. Hàng chục người già, tay cứ nắm chặt và giật nảy mình mỗi khi nghe tiếng nổ. Họ không có lựa chọn nào khác. Họ tới căn phòng 50 mét vuông này ở trung tâm Tchassiv Yar vì đạn pháo của Nga đã phá hủy nhà của họ.

Vadim nói: “Họ hầu hết là người về hưu, bị mất điện, họ cần sạc điện thoại và phục hồi sức khỏe vì họ không còn lò sưởi trong nhà”.
Công việc của Vadim là tiếp đón những người này, đốt củi và phục vụ trà, như thể không có chuyện gì xảy ra. Anh cũng cho chúng tôi xem một danh sách, đó là danh sách những cuộc di tản. Anh nói rằng những người đi ngang qua đây có thể đăng ký và được các tình nguyện viên di dời trong những ngày tiếp theo. Nhưng đối với cụ bà hoảng loạn đang lẩm bẩm một mình trên băng ghế, đây là giọt nước tràn ly.

Bà nói: “Vậy tôi sẽ đi đâu? Tôi sẽ đến nhà ai? Như thế nào? Tôi thà chết ở đây. Dù sao thì họ cũng bắn phá mọi nơi, ở mọi nơi! Tôi đã mất con trai, tôi sẽ không đi đâu cả, họ muốn làm gì cũng được, tôi sẽ không đi đâu cả. Tại sao anh chị bắt tôi phải đi chết ở nơi khác như một con chó? Thần kinh của tôi đang rối loạn, tôi không thể chịu đựng được nữa, lúc nào cũng “di tản, di tản, di tản”“.
Không còn một ai sống ở bên ngoài cả. Thành phố bị bỏ hoang. Và bầu không khí tràn ngập bởi những trận pháo kích của Ukraine dội xuống vùng ngoại ô Bakhmout, cách đó 15 cây số.

Tại Hoa Kỳ, một viên chức cấp cao của Ngũ Giác Đài hôm qua cho biết rằng Mỹ không nghĩ Nga sẽ giành được thêm vùng lãnh thổ đáng kể nào của Ukraine trong thời gian tới.


Nga Có Thể Sẽ Điều Chiến Hạm Trang Bị Phi Đạn Siêu Thanh Zircon Đến Biển Đen

- Ngày 1/3/2023, Đài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) đưa tin cho hay khu trục hạm Đô đốc Gorshkov trang bị phi đạn siêu thanh Zircon có thể được huy động để hỗ trợ hạm đội Nga tại Biển Đen, trong bối cảnh chiến tranh leo thang ở Ukraine. Chiến hạm Gorshkov, nằm trong đội tàu trong đó có tàu chở dầu Kama, tiếp tục nhiệm vụ ở vùng biển mới sau khi kết thúc đợt tập trận với hải quân Trung Quốc và Nam Phi ở thành phố Cap Town hôm 27/2.

Theo chuyên gia Trung Quốc, được báo mạng Hồng Kông South China Morning Post trích dẫn ngày 28/2, có rất nhiều khả năng khu trục hạm Đô đốc Gorshkov sẽ được điều đến hỗ trợ hạm đội Nga ở Biển Đen, “nơi năng lực chiến đấu đã bị suy yếu sau vụ tàu soái hạm Moskva bị chìm (vào tháng 4/2022)”. Tuy nhiên, ông Song Zhongping, nguyên giảng viên quân đội Trung Quốc, tỏ ra thận trọng về khả năng phi đạn Zircon có thể giúp quân Nga vượt qua khó khăn trên chiến trường Ukraine hiện nay.

Khu trục hạm Đô đốc Gorshkov được chuyên gia hàng hải Lie Jie tại Bắc Kinh, đánh giá “là một trong những chiến hạm hiện đại hiếm hoi của hải quân Nga kể từ khi tàu Moskova bị chìm”, có thể hỗ trợ hạm đội Biển Đen phòng không hoặc chống tàu ngầm. Máy bay trực thăng Ka-27 trên tàu, cũng tham gia đợt tập trận hải quân ở Nam Phi, được cho là có thể giúp ngăn chặn các chiến hạm của NATO ở Biển Đen.

Cuộc tập trận hải quân cách xa Nga 16.000 cây số cũng nhằm trắc nghiệm khả năng khai triển xa của tàu Đô đốc Gorshkov. Tuy nhiên, Hạm đội Phương Bắc, được hãng tin TASS trích dẫn, không cho biết phi đạn siêu thanh Zircon có được bắn thử trong đợt tập trận ở Nam Phi hay không.

Vụ thử phi đạn Zircon đầu tiên được thực hiện từ khu trục hạm Đô đốc Gorshkov, ở biển Barents vào tháng 10/2020. Phi đạn đã đạt độ cao 28 cây số, tốc độ 9.800 cây số/giờ. Ngay từ năm 2015, tàu Đô đốc Gorshkov cùng với ba khu trục hạm khác được hải quân Nga chọn để thử phi đạn Zircon.


Các Ngoại Trưởng Nhóm G20 Họp Tại Ấn Độ, Vẫn Bị Chia Rẽ Về Chiến Tranh Ukrain
- Đài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) trích thuật tin của thông tấn xã AFP cho hay hôm 1/3/2023, các Ngoại trưởng của nhóm G20 khai mạc cuộc họp 2 ngày tại Tân Ðề Ly, Ấn Độ, trong bối cảnh các nước thành viên của nhóm này vẫn bị chia rẽ về chiến tranh Ukraine.

Cuộc họp các Ngoại trưởng G20, quy tụ 19 nền kinh tế hàng đầu thế giới và Liên Hiệp Âu Châu, diễn ra vài ngày sau cuộc họp các Bộ trưởng Tài chánh của nhóm này, kết thúc hôm thứ Bảy tuần trước mà không đưa ra được một thông cáo chung do các bất đồng về cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine.

Theo hãng tin AFP, Trung Quốc và Nga là hai nước duy nhất trong nhóm G20 đã không phê chuẩn các đoạn nói đến chiến tranh Ukraine trong bản thông cáo chung.

Tham dự cuộc họp hôm 1/3 ở Tân Ðề Ly có Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken và đồng nhiệm Nga Sergei Lavrov. Đây là lần đầu tiên kể từ cuộc họp lần trước của nhóm G20 ở Bali, Nam Dương, lãnh đạo ngoại giao Nga-Mỹ có mặt trong cùng một phòng họp, nhưng không dự trù gặp riêng với nhau tại thủ đô Ấn Độ.

Theo một thông cáo của bộ Ngoại Giao Nga, được công bố hôm qua, ông Lavrov sẽ nhân cuộc họp G20 để lên án Hoa Kỳ và các đồng minh phương Tây đã “đẩy thế giới đến bên bờ thảm họa”.

Theo thông tấn xã AFP, Ngoại trưởng Blinken cũng không chắc sẽ gặp riêng đồng nhiệm Trung Quốc Tần Cương, do quan hệ giữa Hoa Thịnh Ðốn và Bắc Kinh hiện đang rất căng thẳng, nhất là do vụ chiến đấu cơ Mỹ bắn rơi khinh khí cầu Trung Quốc bị nghi là được sử dụng để do thám Hoa Kỳ. Vụ này đã khiến Ngoại trưởng Blinken vào giờ chót đã đình hoãn vô thời hạn chuyến đi Bắc Kinh, được dự trù vào đầu tháng 2, nhằm làm dịu căng thẳng Mỹ-Trung.
Là Chủ tịch luân phiên của nhóm G20, Ấn Độ đã đề ra mục tiêu cho nhiệm kỳ này là giảm nghèo đói và gia tăng tài trợ để giúp các nước nghèo đối phó với tác động của biến đổi khí hậu. Nhưng chiến tranh Ukraine làm xáo trộn việc thực hiện các mục tiêu đó. Cuộc xung đột khiến Tân Ðề Ly lâm vào thế khó xử, vì Ấn Độ mua rất nhiều vũ khí của Nga và từ một năm nay đã gia tăng nhập cảng dầu hỏa từ Nga.


Ngoại Trưởng Mỹ ‘Không Có Kế Hoạch’ Gặp Ngoại Trưởng Nga, Trung Quốc Tại Các Cuộc Họp G-20 ở Ấn Độ


(Hình: Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken phát biểu tại Tashkent, Uzbekistan.)
- Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken cho biết hôm thứ Tư (1/3/2023) rằng ông không có kế hoạch gặp Ngoại trưởng Nga hay Ngoại trưởng Trung Quốc trong cuộc họp G-20 tại Tân Ðề Ly, theo thông tấn xã Reuters.

Ông Blinken đang có chuyến công du ngắn tới Kazakhstan và Uzbekistan và sẽ tới thủ đô của Ấn Độ để tham dự cuộc họp G-20, nơi có nghị trình phần quan trọng thảo luận về cuộc xâm lược Ukraine của Mạc Tư Khoa.

Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov và Ngoại trưởng Trung Quốc Qin Gang sẽ tham dự cuộc họp này.

Ông Blinken nói với các phóng viên ở thủ đô của Uzbekistan: “Không có kế hoạch gặp (các Ngoại trưởng Trung Quốc hay Nga) tại G-20, mặc dù tôi dự trù rằng chúng tôi chắc chắn sẽ cùng tham gia các phiên nhóm dưới hình thức này hay hình thức khác”.
Một viên chức Bộ Ngoại giao Nga cho biết ông Lavrov dự định gặp ít nhất 7 Bộ trưởng ngoại giao trước khi Ấn Độ tổ chức bữa tối chào mừng vào ngày 1/3 cho các đại biểu đến từ 40 quốc gia. Các cuộc họp chính của G-20 sẽ được tổ chức vào 2/3.

Trong chuyến công du tới Kazakhstan và Uzbekistan, ông Blinken gặp gỡ các giới chức đồng cấp từ cả 5 quốc gia Trung Á từng bị Mạc Tư Khoa cai trị và có mối liên hệ thương mại chặt chẽ với Bắc Kinh, trước cuộc họp của các Ngoại trưởng G-20.

Hoa Kỳ đang tham gia vào các hoạt động ngoại giao liên tục để tập hợp thế giới phản đối cuộc xâm lược Ukraine của Nga bắt đầu từ hơn một năm trước.


Quốc Hội Phần Lan Thông Qua Dự Luật Gia Nhập NATO Với Đa Số Phiếu Thuận


(Hình: Một phiên họp của Quốc hội Phần Lan.)
- Quốc hội Phần Lan hôm thứ Tư (1/3/2023) ủng hộ áp đảo nỗ lực gia nhập NATO, hãng tin Reuters dẫn lời Chủ tịch Quốc hội cho biết.

Việc phê chuẩn các Hiệp ước và đơn của Phần Lan xin gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) được thông qua với 184 trong tổng số 200 thành viên của Quốc hội bỏ phiếu thuận, có 7 phiếu chống và một phiếu trắng.

Để đối phó với cuộc xâm lược Ukraine của Nga bắt đầu một năm trước, Phần Lan vào tháng 5 năm 2022 đã nộp đơn xin gia nhập NATO. Cho đến nay Phần Lan chỉ dựa vào lực lượng vũ trang của mình để bảo vệ biên giới dài 1.300 cây số giáp với Nga.
Những nước mới tham gia NATO cần phải được tất cả các thành viên hiện có của liên minh quân sự này chấp thuận và sự ủng hỗ cho đơn gia nhập của Phần Lan vẫn đang chờ Thổ Nhĩ Kỳ và Hung Gia Lợi chấp thuận.

Sau khi thông qua các văn kiện gia nhập NATO, Phần Lan sẽ tiến trước nước láng giềng Thụy Điển, quốc gia cũng đã nộp đơn xin gia nhập nhưng bị Thổ Nhĩ Kỳ chặn lại.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan cho biết nước ông sẵn sàng chấp nhận cho Phần Lan gia nhập NATO nhưng cáo buộc Thụy Điển chứa chấp những người mà ông coi là thành viên của các nhóm khủng bố.

Thụy Điển cũng vẫn đang chờ sự chấp thuận từ Hung Gia Lợi. Quốc hội Hung Gia Lợi đã bắt đầu tranh luận về việc phê chuẩn vào thứ Tư (1/3) và có thể tổ chức một cuộc biểu quyết trong tháng này.

Người đứng đầu NATO Jens Stoltenberg tuần trước cho biết ông mong muốn cả hai quốc gia Bắc Âu này trở thành thành viên kịp thời cho hội nghị thượng đỉnh dự kiến vào tháng 7 năm nay.


Phần Lan Bắt Đầu Xây Tường Dọc Biên Giới Với Nga

- Đài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) trích thuật tin của thông tấn xã AFP cho hay ngày 28/2/2023, Phần Lan khởi công xây tuyến hàng rào mới dài 200 cây số dọc biên giới với Nga. Quyết định được Helsinki đưa ra năm 2022 sau khi Nga tấn công Ukraine và để bảo vệ biên giới, hiện được ngăn cách bằng các hàng rào gỗ, chủ yếu để ngăn gia súc chạy sang.
Theo lực lượng biên phòng Phần Lan, công trình bao gồm một dự án trọng điểm dài 3 cây số gần thành phố Imatra. Thêm 70 cây số hàng rào được dự kiến xây trong năm 2023-2025, chủ yếu ở tây nam Phần Lan. Để thực hiện dự án, “nhiều cánh rừng bị chặt, sau đó một con đường sẽ được xây và dựng hàng rào”.

Theo thông tấn xã AFP, mục tiêu của Helsinki là dựng được 200 cây số hàng rào kiên cố cột sắt cao 3 mét, có dây kẽm gai phía trên. Những khu vực được cho là nhạy cảm còn được lắp thêm camera hồng ngoại, đèn cao áp và loa phóng thanh. Dự án có tổng ngân sách 380 triệu Euro và dự kiến hoàn thiện giai đoạn cuối vào năm 2026.

Sau khi Ðiện Cẩm Linh phát động cuộc chiến tại Ukraine, Phần Lan, nước có đến 1.340 cây số đường biên giới với Nga, lo ngại Mạc Tư Khoa có thể sử dụng di dân để gây sức ép chính trị nên đã sửa đổi luật về lực lượng biên phòng vào tháng 7/2022 nhằm tạo thuận lợi cho việc xây hàng rào biên giới kiên cố hơn.

Tháng 9/2022, đông đảo người dân Nga đã tràn sang Phần Lan sau khi Tổng thống Vladimir Putin ban hành lệnh động viên một phần để bổ sung lực lượng cho cuộc chiến ở Ukraine. Trước làn sóng di dân đông đảo này, chính quyền Helsinki đã thắt chặt kiểm soát ở biên giới, hạn chế nhập cảnh đối với công dân Nga.


Tổng Thống Belarus Thăm Trung Quốc Để Tăng Cường Quan Hệ Song Phương

- Đài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) đưa tin cho hay Tổng thống Belarus, Alexander Lukashenko đã tới Bắc Kinh vào tối 28/2/2023 và sẽ ở lại Trung Quốc đến ngày 2/3.

Ông Lukashenko đã gặp Chủ tịch Tập Cận Bình để tăng cường quan hệ song phương - thương mại, và để trao đổi về “những thách thức quốc tế”. Ngoài ra, lãnh đạo Belarus cũng tuyên bố hoàn toàn ủng hộ đề xuất hòa bình 12 điểm của Trung Quốc dành cho Ukraine. Từ Bắc Kinh, thông tín viên Stéphane Lagarde của Đài RFI tường trình:

Giống như Vladimir Putin, Alexander Lukashenko sẵn sàng sử dụng các quy tắc và thuật ngữ ngoại giao của Trung Quốc khi đến Bắc Kinh. Như các nhà lãnh đạo Trung Quốc thường làm khi nói chuyện với các vị khách quý của mình, 3 ký tự 老朋友 “Lǎo péngyǒu”, “người bạn lâu năm” trong tiếng Quan Thoại được Tổng thống Belarus sử dụng để mô tả đồng nhiệm Trung Quốc. Hai người đã gặp nhau vào tháng 9 năm 2022 tại Samarkand bên lề hội nghị thượng đỉnh của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải. Lúc đó, hai bên cam kết sẽ biến quan hệ song phương thành một “quan hệ đối tác chiến lược toàn diện”. Cách gọi này gợi nhớ tới “mối quan hệ đối tác Trung-Nga không giới hạn”.

Là một đồng minh thân cận của Mạc Tư Khoa, Minsk đã cho phép quân đội Nga trung chuyển tại lãnh thổ của mình trong cuộc xâm lược Ukraine. Kết quả là Belarus lại càng bị cô lập ở Âu Châu. Mục tiêu chính trong chuyến thăm Bắc Kinh lần này của Tổng thống Lukashenko là tăng cường quan hệ kinh tế với Trung Quốc, và ông cho biết: “Do phải chịu áp lực từ các biện pháp trừng phạt của phương Tây, người dân chúng tôi cảm thấy rất thân tình với người dân Trung Quốc”.

Thương mại giữa hai nước đã tăng hơn 30% trong năm 2022. Và về mặt chính trị, Minsk hoan nghênh đề xuất hòa bình 12 điểm của Trung Quốc dành cho Ukraine – đề xuất được coi là một “giai đoạn mới và độc đáo có tác động rất lớn”, theo lời Tổng thống Belarus.


Đài Loan: 19 Máy Bay của Không Quân Trung Quốc Bay Vào Vùng Phòng Không của Hòn Đảo



(Hình: Bản đồ Đài Loan.)

- Bộ Quốc phòng Đài Loan hôm thứ Tư (1/3/2023) cho biết họ phát giác 19 máy bay của Không quân Trung Quốc trong vùng nhận dạng phòng không của họ trong 24 giờ qua. Đài Bắc gọi là đó hành vi quấy rối thường xuyên của Bắc Kinh, theo thông tấn xã Reuters
Trung Quốc nói các hoạt động của họ trong khu vực này là hợp pháp để bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ của mình và cảnh báo Hoa Kỳ chớ “thông đồng” với Đài Loan.

Bộ Quốc phòng Đài Loan cho biết 19 máy bay chiến đấu J-10 đã bay vào góc tây nam của vùng nhận dạng phòng không của hòn đảo (còn gọi là ADIZ), mặc dù vùng này gần bờ biển Trung Quốc hơn là bờ biển Đài Loan theo bản đồ mà bộ này công bố.
Bộ này cho biết thêm rằng các lực lượng của Đài Loan đã theo dõi tình hình, bao gồm cả việc điều chiến đầu cơ của họ lên, và phát các thông báo như thường lệ trong phản ứng trước các cuộc xâm nhập như vậy của Trung Quốc.

Tuy nhiên, các máy bay Trung Quốc không vượt qua đường ranh giới nhạy cảm trên eo biển Đài Loan, nơi trước đây đóng vai trò là rào cản không chính thức giữa hai bên, nhưng lực lượng Không quân của Trung Quốc đã bay qua gần như hàng ngày kể từ Bắc Kinh tổ chức các cuộc tập trận gần Đài Loan vào tháng 8 năm 2022.

Chưa có phát súng nào được bắn ra và máy bay Trung Quốc chỉ bay trong vùng ADIZ của Đài Loan, chưa phải trong không phận lãnh thổ của Đài Loan.
ADIZ là một khu vực rộng lớn hơn mà Đài Loan giám sát và tuần tra nhằm có thêm thời gian để đối phó với bất kỳ mối đe dọa nào.


Tin Việt Nam Hôm Nay
Bộ Y Tế Cảnh Báo Cúm Gia Cầm Lan Sang Người


(Hình: Người đi xe gắn máy qua tấm biển cảnh báo cúm gia cầm ở Sài Gòn hồi năm 2009.)

- Bộ Y tế Việt Nam vừa có công điện gửi Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố, cảnh báo tình trạng cúm gia cầm A (H5N1) lây lan sang người.
Trang thông tin điện tử của Bộ Y tế hôm 1/3/2023 nêu hai trường hợp nhiễm cúm gia cầm A (H5N1) được phát giác từ ngày 22/2 vừa qua ở Cam Bốt, trong đó có một trường hợp đã chết.

“Trong điều kiện giao lưu thương mại ngày càng rộng mở giữa Việt Nam và các nước trên thế giới, nguy cơ cúm gia cầm có thể xâm nhập vào nước ta và lây nhiễm sang người là rất lớn, đặc biệt là các tỉnh có đường biên giới với các quốc gia đang có dịch”. – Công điện của Bộ Y tế Việt Nam viết.

Bộ Y tế cảnh báo hoạt động vận chuyển và buôn bán gia cầm tại Việt Nam có thể gia tăng do các lễ hội sau Tết Nguyên đán vẫn tiếp tục, trong khi thời tiết chuyển mùa và thay đổi bất thường, thuận lợi cho vi-rút cúm gia cầm phát triển.
Theo Bộ Y tế, vào cuối năm 2022, Việt Nam cũng ghi nhận một ca nhiễm cúm gia cầm trên người tại tỉnh Phú Thọ. Đây là ca đầu tiên ở Việt Nam kể từ năm 2014.

Bộ Y tế yêu cầu các tỉnh, thành tăng cường giám sát chặt chẽ người nhập cảnh nhằm phát giác sớm các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh, nhất là người giết mổ, buôn bán gia cầm, sản phẩm gia cầm sống, người có tiền sử đến từ khu vực đang có dịch (gồm dịch trên gia cầm và ở người), kịp thời lấy mẫu xét nghiệm gửi về các Viện Vệ sinh dịch tễ/Pasteur xét nghiệm chẩn đoán xác định; quản lý ca bệnh (nếu có) và giải quyết không để bệnh lây lan ra cộng đồng.


Chủ Tịch Xã Nấu Cao Hổ Bị Tuyên Án Tù 3 Năm


(Hình: Công an khám xét hiện trường nhà ông Ngô Văn Quân ở Thái Nguyên hồi tháng 1/2022.)
- Nguyên Chủ tịch xã Tiên Phong, thành phố Phổ Yên (tỉnh Thái Nguyên) vừa bị Tòa án Nhân dân tỉnh tuyên án 3 năm tù về tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm.

Ông Ngô Văn Quân (52 tuổi) bị công an tạm giữ hồi tháng 1 năm 2022 sau khi Phòng Cảnh sát môi trường Công an tỉnh Thái Nguyên và Công an thị xã Phổ Yên phát giác và bắt quả tang gia đình ông này đang giết mổ một con hổ.
Ngoài ra, công an cũng phát giác trong bếp ăn của nhà ông này có một bộ xương hổ, hai bộ da hổ, một đầu sơn dương đông lạnh và các loại xương, thịt động vật.

Tòa án Nhân dân thành phố Phổ yên cũng tuyên án 2 đồng phạm khác là Nguyễn Văn Nam (28 tuổi, ngụ huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên) nhận mức án 15 tháng tù cho hưởng án treo và Nguyễn Văn Thắng (43 tuổi, ngụ thành phố Phổ Yên) 12 tháng tù cho hưởng án treo.

Sách Đỏ của Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế xác định hổ gần như tuyệt chủng ở Việt Nam. Thống kê của tổ chức này vào năm 2015 cho thấy số lượng hổ ngoài tự nhiên ở Việt Nam hiện chỉ còn dưới năm cá thể.


Gia Lai: Khởi Tố Vụ Án Phá Gần 150 Cây Gỗ Tại Tiểu Khu 792


(Hình: Cơ quan Kiểm lâm kiểm tra hiện trường vụ 149 cây gỗ rừng bị đốn hạ.)
- Hạt Kiểm lâm huyện Kông Chro (Gia Lai) đã khởi tố vụ án chặt phá 149 cây rừng với khối lượng khoảng 32 mét khối xảy ra tại tiểu khu 792.

Hạt kiểm lâm cho truyền thông hay trong ngày 1/3/2023 đã xác định có 2 người liên quan đến vụ phá rừng tại tiểu khu 792 (thuộc lâm phần Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Kông H’de, địa phận xã Sơ Ró, huyện Kông Chro) và đang củng cố hồ sơ để khởi tố bị can.
Trước đó, Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Kông H’de phát giác tại lô 7, khoảnh 7 và lô 1, khoảnh 10, tiểu khu 792 xảy ra tình trạng khai thác rừng trái phép.

Sau đó, lực lượng chức năng huyện Kông Chro kiểm tra hiện trường, phát giác rừng bị khai thác là 125 cây. Tại hiện trường, phần lớn thân cây đã bị đưa ra khỏi hiện trường, chỉ còn lại bìa gỗ, cành nhánh cây và mùn cưa.
Mở rộng hiện trường, lực lượng chức năng ghi nhận thêm nhiều cây gỗ khác bị cưa hạ, tổng số gốc gỗ đo đếm được là 149 cây, với hơn 32 mét khối.

Chi cục Kiểm lâm tỉnh Gia Lai đã vào cuộc, yêu cầu Hạt Kiểm lâm huyện Kông Chro phối hợp với Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Kông H’de cùng với Công an huyện, VKSND huyện khẩn trương điều tra, xác minh và củng cố hồ sơ, giải quyết theo quy định.


Tp. HCM Muốn Sử Dụng ChatGPT Vào Quản Lý Nhà Nước, Dịch Vụ Công Trực Tuyến


(Hình: Logo của ứng dụng ChatGPT.)
- Sở Thông tin-Truyền thông Tp. HCM vừa đặt hàng nghiên cứu ứng dụng ChatGPT vào quản lý nhà nước và dịch vụ công trực tuyến.

Truyền thông Nhà nước hôm 1/3/2023 cho biết Sở Thông tin-Truyền thông Tp. HCM đã đặt hàng các chuyên gia, doanh nghiệp nghiên cứu, ứng dụng rí tuệ nhân tạo (AI), nhất là ChatGPT vào công tác quản lý và phục vụ người dân.
Quyết định này được công bố trong một tọa đàm do Sở Thông tin và Truyền thông thành phố phối hợp cùng với các đơn vị khác tổ chức vào cùng ngày.

Các nội dung mà lãnh đạo thành phố đông dân nhất Việt Nam muốn ứng dụng ChatGPT thực hiện bao gồm: trả lời tiến độ thực hiện thủ tục hành chính cho người dân, doanh nghiệp, ứng dụng ChatGPT vào Tổng đài 1022 nhằm ghi nhận và trả lời kiến nghị của người dân, doanh nghiệp.

Thành phố cũng “đặt hàng” các chuyên gia nghiên cứu ChatGPT trong việc thiết lập hệ thống Phụ tá ảo, đăng ký và kiểm tra lịch làm việc qua ChatGPT, tóm tắt hồ sơ, tài liệu qua ChatGPT, các nội dung liên quan việc hỗ trợ công việc….

ChatGPT là ứng dụng chat thông minh được một công ty ở Mỹ giới thiệu vào tháng 11 năm 2022. Chỉ khoảng hai tháng sau khi ra mắt, ứng dụng này đã có khoảng 100 triệu người dùng trên toàn cầu.

ChatGPT cũng gây cơn sốt tại Việt Nam. Nhiều người đăng ký sử dụng ứng dụng này đã đặt những câu hỏi về văn hóa, lịch sử, chính trị. Một số chuyên gia về kỹ thuật thông tin cảnh báo về mức độ khả tín của ứng dụng này vì ứng dụng vẫn còn trong quá trình hoàn thiện, cần thêm dữ liệu thông tin.

Trong khi đó, cũng có những cảnh báo lo ngại rằng Chính phủ có thể sử dụng ứng dụng này để đưa các thông tin có lợi cho Đảng cầm quyền, dẫn dắt dư luận.


Đồng Nai: Truy Tố 32 Bị Can Trong Đại Án Buôn Lậu Xăng Dầu


(Hình: Lực lượng chức năng lấy mẫu xăng trên xe vận chuyển xăng trong vụ án.)

- Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Đồng Nai đã hoàn tất cáo trạng, chuyển hồ sơ sang Tòa án Nhân dân cùng cấp truy tố 32 người trong vụ án đại buôn lậu 200 triệu lít xăng về tội trốn thuế.
Truyền thông Nhà nước loan tin trên trong ngày 1/3/2023, đồng thời cho biết hiện cơ quan điều tra tiến hành kê biên bốn tàu thủy, tạm giữ 22 tỉ đồng cùng nhiều tang vật liên quan.

Các bị can bị xác định chủ mưu vụ án gồm: Mai Thị Dần (57 tuổi), Nguyễn Đức Chuyên (62 tuổi, chồng Mai Thị Dần) và Nguyễn Đức Dần (37 tuổi) cùng ngụ tại thành phố Vũng Tàu (tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu).
Cơ quan điều tra xác định, đường dây buôn lậu xăng dầu của nhóm Mai Thị Dần đã trốn thuế với tổng số tiền hơn 15,2 tỉ đồng.

Theo cáo trạng, trong khoảng thời gian từ ngày 6/7/2020 đến ngày 8/10/2021, Nguyễn Đức Dần đã mua tổng cộng hơn 7,4 triệu lít xăng và hơn 2,1 triệu lít dầu DO không có hóa đơn, chứng từ nhập vào kho xăng, dầu của Cty Hà Lộc.

Sau khi nhập xăng, dầu không có hóa đơn, chứng từ vào kho, nhóm của Dần không thực hiện ghi chép vào sổ sách kế toán nhằm mục đích trốn thuế. Công ty Hà Lộc đã bán nguồn xăng này với giá rẻ hơn giá thị trường theo chỉ đạo của Mai Thị Dần. Số xăng, dầu nhập lậu đã được bán cho bảy đầu mối khác nhau ở các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Đắc Nông, Đắc Lắc, Khánh Hòa.


Hà Nội: Bắt 2 Phó Giám Đốc Trung Tâm Đăng Kiểm 29-21D


(Hình: Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 29-21D ở Hà Nội.)

- Hai Phó giám đốc Trung tâm đăng kiểm 29-21D tại Hà Nội vừa bị tạm giữ hình sự để điều tra về các hành vi nhận hối lộ và giả mạo trong công tác.
Truyền thông Nhà nước cho biết, vào ngày 1/3/2023, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Hoài Đức (Hà Nội) đã ra lệnh khám xét khẩn cấp Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới 29-21D và quyết định tạm giữ hình sự với ba người thuộc Trung tâm này.

Những người bị tạm giữ gồm: Hoàng Ngọc Quý (SN 1987, Phó Giám đốc trung tâm), Nguyễn Văn Định (SN 1992, Phó Giám đốc trung tâm) và Trần Văn Doanh (SN 1996, nhân viên của trung tâm).
Điều tra của công an xác định Phó giám đốc Nguyễn Văn Định đã tiếp nhận hồ sơ và tự ký khống vào mục ghi “cán bộ kỹ thuật” trong “Biên bản nghiệm thu xuất xưởng xe cơ giới cải tạo” và mục “Đại diện đơn vị thi công” trong “Biên bản kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới cải tạo”. Mỗi bộ hồ sơ, ông Định thu khoảng một triệu đồng.

Công an cũng phát giác đăng kiểm viên thông đồng với đơn vị thiết kế xe cơ giới cải tạo để đơn vị này ký khống trước phần “Đại diện đơn vị thi công” để trống giấy trắng ở phần trên, sao cho vừa nội dung của “Biên bản nhiệm thu xuất xưởng xe cơ giới cải tạo” rồi in chèn thông tin chủ xe và phương tiện đến đăng kiểm.
Ông Trần Văn Doanh bị xác định là người trực tiếp nhận chỉ đạo thu tiền cao hơn thực tế của các xe ô tô “hoán cải” để đăng ký.

Việc điều tra hàng loạt các trung tâm đăng kiểm trên cả nước trong thời gian qua đã khiến hơn 300 người bị khởi tố với các cáo buộc “Hối lộ”, “Nhận hối lộ”, “Môi giới hối lộ” và “Giả mạo trong công tác”.

Theo Cục Đăng kiểm việt Nam, tính đến ngày 1/3, cả nước có 59 trung tâm đăng kiểm phải tạm dừng hoạt động (51 đơn vị bị dừng do phục vụ điều tra và tám đơn vị dừng do không đủ điều kiện hoạt động).
Cục Đăng kiểm cảnh báo tình trạng ùn tắc tại các trung tâm đăng kiểm trong tháng tư do tình trạng thiếu nhân viên.

Trên thực tế, báo chí những ngày qua đã đưa tin và hình ảnh về tình trạng ùn tắc tại các trung tâm đăng kiểm ở các thành phố lớn như Tp. HCM và Hà Nội.


Khởi Tố Vụ Án Chuyển Sân Golf Phan Thiết Thành Khu Đô Thị


(Hình: Một góc Khu đô thị du lịch biển Phan Thiết
- Bộ Công an khởi tố vụ án hình sự vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí, xảy ra tại Dự án Khu đô thị du lịch biển Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận.

Trung tướng Đỗ Văn Hoành, Phó Thủ trưởng thường trực Cơ quan Cảnh sát điều tra-Bộ Công an, người ký quyết định khởi tố, cho truyền thông hay tin trên trong ngày 1/3/2023.

Theo Bộ Công an, vụ án mới này được phát giác khi nhà chức trách điều tra mở rộng vụ án liên quan đến ông Nguyễn Ngọc Hai, cựu Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận (đã bị bắt giam và sắp ra tòa xét xử) và nhiều cán bộ UBND tỉnh do vi phạm các quy định về quản lý đất đai xảy ra tại Dự án khu thương mại Tân Việt Phát 2 và một số dự án khác tại tỉnh Bình Thuận.

Đây là vụ án liên quan việc quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí, xảy ra tại Dự án khu đô thị du lịch biển Phan Thiết do Công ty Cổ phần Rạng Đông làm chủ đầu tư có quy mô hơn 62 hecta.
Trước đó, vào tháng 3/2022, Cơ quan CSĐT Bộ Công an phối hợp với VKSND Tối cao cùng một số sở, ngành liên quan của tỉnh Bình Thuận đã kiểm tra hiện trạng dự án trên cơ sở xác minh thông tin tố giác của công dân tại dự án này.

Hiện trạng khu đất này trước đây là sân golf diện tích hơn 62 hecta, do một tỉ phú người Mỹ xây dựng và đưa vào hoạt động năm 1997. Khu đất này có vị trí đắc địa nằm ngay trung tâm thành phố Phan Thiết và sát biển.

Đến giữa tháng 11/2013, sân golf này được sang nhượng cho Tập đoàn Rạng Đông, sau quá trình chuyển đổi công năng, khu đất này đã chuyển sang thành đất ở đô thị và được tiến hành phân lô bán nền, xây dựng nhiều nhà, biệt thự cao cấp.
Ngoài dự án này, tháng 9/2021, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã có có văn bản đề nghị UBND thành phố Phan Thiết cung cấp hồ sơ, tài liệu liên quan đến chín dự án bất động sản trên địa bàn tỉnh Bình Thuận.

Liên quan vụ án này, theo truyền thông, năm 2022, Bộ Chính trị đã cảnh cáo Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Thuận nhiệm kỳ 2010-2015, 2015-2020, Ban cán sự đảng UBND tỉnh Bình Thuận nhiệm kỳ 2011-2016, 2016-2021.

Cùng với đó, ông Huỳnh Văn Tí, cựu Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận (nhiệm kỳ 2005-2010, 2010-2015) bị khiển trách; ông Nguyễn Mạnh Hùng, cựu Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận (nhiệm kỳ 2015-2020), bị cảnh cáo; ông Lê Tiến Phương, cựu Phó Bí thư - Chủ tịch UBND tỉnh (nhiệm kỳ 2011-2016), bị cách hết tất cả chức vụ trong trong đảng.


Việt Nam: Hơn Nửa Triệu Công Nhân Bị Cắt Giảm Giờ Làm, Cắt Hợp Đồng


(Hình:Công nhân làm việc tại một dây chuyền nhà máy may mặc Singlun Star của Tân Gia Ba ở ngoại thành Hà Nội. 75% lao động bị cắt giảm giờ làm hoặc bị mất việc là công nhân may mặc, da giày và chế biến gỗ ở các doanh nghiệp FDI.)

- Ngày 1/3/2023, Ðài Tiếng Nói Hoa Kỳ đưa tin cho hay gần 550.000 công nhân bị cắt giảm giờ làm trong vòng 5 tháng qua do đơn hàng bị cắt hoặc giảm đi, theo một báo cáo mới được công bố của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
Báo cáo cho biết 546.835 công nhân của 1.300 doanh nghiệp tại 50 tỉnh, thành phố trên cả nước đã bị giảm giờ làm. Trong số này, hơn 491.000 người đã bị giảm giờ làm, bị sa thải tạm thời hoặc bị hoãn hợp đồng lao động; khoảng 50.000 công nhân bị cắt hợp đồng lao động.

Đa số những lao động bị ảnh hưởng (chiếm khoảng 75%) là từ các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp ngoại quốc (FDI) chuyên về dệt may, da giày và chế biến gỗ ở các tỉnh phía Nam, bao gồm Sài Gòn, Long An, Tây Ninh, Đông Nai, Bình Dương, An Giang.

Báo cáo cho biết thêm rằng 36 doanh nghiệp ở 16 tỉnh, thành phố đang thiếu nợ đến 74 tỉ đồng tiền lương của 5.979 công nhân. Đến nay, mới chỉ có 486 công nhân được chi trả, còn hơn 5.400 công nhân khác vẫn bị nợ lương.
Trước đó trong tháng, Công ty Pouyuen tại Sài Gòn, một trong những công ty sản xuất giày lớn nhất của Việt Nam cho các thương hiệu lớn như Nike và Adidas, thông báo sẽ không gia hạn hợp đồng lao động với 3.000 công nhân hết hạn hợp đồng. Công ty của Đài Loan cũng sa thải khoảng 3.000 công nhân trong tháng 2.

Trong khi bị sa thải hàng loạt, hàng ngàn công nhân của Pouyuen hôm 1/3 cho báo chí biết họ vẫn phải đóng 10% thuế thu nhập cá nhân trong số tiền hỗ trợ 0,8% tháng lương cho mỗi năm làm việc.
Tình hình việc làm trên toàn cầu năm 2023 được cho là sẽ bị ảnh hưởng bởi tình trạng tăng trưởng kinh tế toàn cầu giảm, lãi suất tăng và lạm phát.

Trong báo cáo Triển vọng Kinh tế Thế giới công bố vào tháng 10/2022 của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Việt Nam được dự báo có tỷ lệ thất nghiệp 2,3% trong năm 2023.


Tin Người Việt Khắp Nơi
Nhiều Tổ Chức Xã Hội Dân Sự Kêu Gọi Quốc hội Âu Châu Gây Sức Ép Mạnh Hơn Lên CSVN Về Vấn Đề Nhân Quyền


(Hình: Quang cảnh hội thảo về EVFTA tại Brussels ngày 28/2/2023.)

-Nhiều tổ chức Xã hội dân sự kêu gọi Quốc hội Âu Châu gây sức ép mạnh hơn lên Nhà nước Việt Nam về vấn đề nhân quyền và quyền của người lao động.
Lời kêu gọi được đưa ra trong cuộc hội thảo ở Brussels, Bỉ ngày 28/2 dưới sự chủ toạ của Nghị viên Quốc hội Âu Châu Marianne Vind - Phó Chủ tịch Đoàn Nghị sĩ phụ trách quan hệ với các quốc gia Đông Nam Á và ASEAN của Nghị viện EU.

Trong cuộc hội thảo được tổ chức hơn hai năm sau khi Liên Hiệp Âu Châu và Việt Nam phê chuẩn Hiệp định Thương mại Tự Do (EVFTA), các tổ chức Việt Tân, Hội Bảo vệ Người Lao động Việt Nam (Vietnam Workers’ Defenders), Phóng viên Không Biên giới (RSF), và Uỷ ban Thụy sĩ –Việt Nam (Cosunam) đã lên tiếng báo động về tình trạng nhân quyền ngày càng tồi tệ ở Việt Nam.

Các diễn giả đã tập trung phân tích về vi phạm của nhà nước độc đảng ở Việt Nam trong các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, và quyền của người lao động.

Gia Tăng Đàn Áp Quyền Tự Do Ngôn Luận

Bà Helena Hương Nguyễn, thành viên của Việt Tân tại Đan Mạch, và là người tham gia tổ chức buổi hội thảo, nói với Đài Á Châu Tự Do (RFA) ngay sau sự kiện này:
“Sau khi ký kết Hiệp định Thương mại (EVFTA- PV) thì vấn đề nhân quyền của Việt Nam tồi tệ hơn bất cứ lúc nào hết.

Trước kia, chỉ có những người bất đồng chính kiến bị bỏ tù nhưng trong những năm gần đây, người hoạt động xã hội dân sự, người hoạt động môi trường, người hoạt động có quan tâm đến Hiệp định Thương mại cũng bị bỏ tù.

Những phản kháng trên mạng đều bị nhà nước Việt Nam càn quét”.
Trong hội thảo, một diễn giả tham gia trực tuyến từ trong nước (ẩn danh vì lý do an ninh) cho biết, ông cùng nhiều nhà hoạt động nhân quyền khác ở Việt Nam từng có hy vọng cùng với các lợi ích về kinh tế mà EVFTA mang lại cho Việt Nam là các giá trị nhân quyền của EU.

Tuy nhiên, ông thừa nhận rằng hy vọng này không xảy ra và tình hình nhân quyền xấu đi trong 2 năm qua, với việc đàn áp gia tăng về quyền tự do ngôn luận và tự do báo chí.

Ông cho biết Luật An ninh mạng 2018 cho phép nhà chức trách phạt hành chính những bài viết được cho là có nội dung độc hại hoặc xuyên tạc chủ trương của đảng và chính sách pháp luật của nhà nước trong khi Bộ luật Hình sự 2015 hà khắc hơn với việc chính quyền lạm dụng hai điều 117 và 331 để bịt miệng giới bất đồng chính kiến.
Diễn giả này cũng đưa ra các con số người bất đồng chính kiến và người hoạt động nhân quyền bị bắt giữ trong thời gian gần đây: 40 người bị bắt trong năm 2019, 60 trong năm 2020, và 25 người trong 2 năm vừa qua.

Giải thích về số người bị bắt giữ thấp trong hai năm qua, ông cho rằng không phải vì nhà cầm quyền nới lỏng việc đàn áp mà là tại vì những người nổi trội đã bị bắt giữ và những người khác thận trọng hơn.

Tự Do Báo Chí ở Việt Nam Ngày Càng Suy Giảm

Đại diện của RSF, bà Julie Majerczak cho biết tự do báo chí ở Việt Nam suy giảm hai năm sau khi EVFTA được phê chuẩn, Việt Nam xếp thứ 174 trong tổng số 180 quốc gia tham gia khảo sát về tự do báo chí năm 2022 và trở thành nhà tù lớn thứ tư thế giới đối với các nhà báo sau Bắc Hàn, Miến Ðiện và Trung Quốc.
Gần đây số nhà báo bị bắt giữ và kết tội có giảm nhưng tại vì đa số nhà báo độc lập đã bị cầm tù, bà nói.

Ở Việt Nam không còn blog như thập niên trước trong khi nhà báo thì sợ hãi và nhà nước ngày càng kiểm duyệt chặt báo chí truyền thống.
Bà cũng nêu trường hợp bắt giữ và kết án nhà báo Phạm Đoan Trang, người được RSF trao giải Ảnh hưởng năm 2019, với bản án chín năm tù giam về tội danh “tuyên truyền chống nhà nước”.

Trong khi đó, điều kiện giam giữ hà khắc trong nhà tù khiến nhà báo công dân Đỗ Công Đương bị chết trong khi đang thi hành án tù, bà nói.
“EU không nên hợp tác kinh tế với chế độ Việt Nam cho đến khi Hà Nội cải thiện hồ sơ nhân quyền.

EU nên sử dụng EVFTA để buộc Hà Nội phải trả tự do cho các nhà báo và cải thiện điều kiện giam giữ các nhà bảo vệ nhân quyền”, bà Majerczak kết thúc bài phát biểu của mình.

Vi Phạm Công Ước ILO và Quyền của Người Lao Độ

Thay mặt Hội Bảo vệ Người Lao động (Vietnam Workers’ Defenders), một tổ chức có trụ sở ở Hoa Kỳ tập hợp những người hoạt động bảo vệ quyền của người lao động Việt Nam, ông Huy Nguyễn cho biết đại đa số công nhân Việt Nam không hiểu về quyền của người lao động nên thường sợ bị mất việc trong khi nhà nước áp dụng nhiều biện pháp để ngăn cản người lao động thành lập nghiệp đoàn độc lập.
Bộ luật Lao động hiện nay của Việt Nam vi phạm Công ước ILO khi chứa các quy định về thành lập công đoàn, ông nói.

Ông cũng tố cáo chính phủ Việt Nam vi phạm quy định của EVFTA về thành lập nhóm tư vấn trong nước (Domestic Advisory Group - DAG).
Ông cho biết trong tháng 7/2021, lực lượng an ninh Việt Nam bắt giữ hai nhà hoạt động xã hội, nhà báo Mai Phan Lợi và Luật sư Đặng Đình Bách khi hai tổ chức xã hội dân sự của hai ông là Trung tâm Truyền thông Giáo dục Cộng đồng (MEC) và Trung Tâm Nghiên cứu Pháp luật và Chính sách Phát triển Bền vững (LPSD) đăng ký làm thành viên của DAG Việt Nam. Một thời gian ngắn sau đó, Việt Nam thành lập DAG gồm 3 thành phần trong đó hai thành phần nằm dưới sự kiểm soát của nhà nước.

Tháng 1 năm 2022, Việt Nam lại đưa ra thêm ba thành viên nữa cho nhóm DAG của Việt Nam, trong đó có một nhóm rõ ràng là không có sự độc lập cần thiết như quy định của EVFTA. Cũng trong thời gian này, Hà Nội kết án ông Mai Phan Lợi bốn năm tù giam và ông Đặng Đình Bách năm năm tù về tội danh nguỵ tạo “trốn thuế”, ông nhấn mạnh.
EU cần yêu cầu Việt Nam quy định lại thành phần của DAG và cho phép các thành viên xã hội dân sự độc lập thực sự tham gia đồng thời hối thúc Hà Nội trả tự do cho hai nhà hoạt động Mai Phan Lợi và Đặng Đình Bách, ông nói.

Việt Nam Cần Sửa Đổi Bộ Luật Hình Sự

Đại diện Uỷ ban Thụy sĩ-Việt Nam (Cosunam), ông Sébastien Desfayes kêu gọi Việt Nam, với tư cách là thành viên mới được bầu vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc khoá 2023-2025, cần có những hành động cụ thể để cải thiện hồ sơ nhân quyền, bao gồm trả tự do cho các nhà hoạt động, tổ chức bầu cử tự do, tôn trọng các quyền cơ bản của con người và quyền tiếp cận Tư pháp độc lập.

Ông cũng kêu gọi Việt Nam xoá bỏ các điều khoản 117, 118, và 331 trong Bộ luật Hình sự dùng để đàn áp quyền tự do ngôn luận.

Bà Helena Hương Nguyễn cho rằng các tổ chức xã hội dân sự của người Việt Nam ở trong nước và trên thế giới cần tiếp tục thông tin về tình hình nhân quyền ở Việt Nam và vận động các chính khách trên thế giới để họ quan tâm hơn.
“Vai trò của các tổ chức người Việt rất là quan trọng, chúng ta cần vận động chính giới, tiếp xúc với họ thông tin cho họ về sự thật xảy ra ở trong nước, tạo ra sự quan tâm của họ cho vấn đề nhân quyền ở Việt Nam.

Khi mà họ biết những trường hợp cụ thể như thế, ít nhiều họ sẽ lên tiếng đẩy mạnh hơn để EU có thể can thiệp mạnh hơn về vấn đề đàn áp nhân quyền ở Việt Nam”.

Phóng viên gọi điện nhiều lần cho Bộ Ngoại giao Việt Nam để đề nghị bình luận nhưng không ai nghe máy. Chúng tôi cũng chưa nhận được phản hồi của cơ quan này qua email.


Dịch Giả Huyền Thoại Dương Tường Được Nhiều Người Tưởng Nhớ Sau Khi Qua Đời


(Hình: Nhà thơ-dịch giả Dương Tường (trái) và nhà văn Vũ Thư Hiên trong một cuộc gặp ở Paris, Pháp. Người từng biên dịch hàng chục tác phẩm văn học của thế giới ra tiếng Việt qua đời hôm 24/2/2023, thọ 91 tuổi.)
-Dịch giả và nhà thơ danh tiếng Dương Tường, người có công chuyển ngữ nhiều tác phẩm văn học lớn của thế giới như “Cuốn theo Chiều gió” cũng như mang văn hóa Việt ra thế giới, được người thân, bạn bè và những độc giả hâm mộ ông tiễn đưa lần cuối trong lễ tang của ông tại Hà Nội hôm 1/3/2023.

Ông Dương Tường, người cũng đã dịch Truyện Kiều của thi hào Nguyễn Du ra tiếng Anh, qua đời ngày 24/2 sau khi dành hơn hai tháng cuối đời tại Bệnh viện Quân y 108 ở Hà Nội, để lại người vợ và 3 người con. Ông mất sau một thời gian điều trị do tuổi cao, sức yếu, thọ 91 tuổi.

Chị Vũ My Lan, người gọi ông Dương Tường là bố nuôi và là con gái ruột của nhà văn Vũ Thư Hiên, cho biết lễ tang của ông diễn ra tại Nhà tang lễ Quốc gia ở Trần Thánh Tông với hàng trăm người, chủ yếu là giới văn sĩ, đến viếng. Chị My Lan cùng bố đẻ chị mang theo vòng hoa tiễn biệt với dòng chữ “Vũ Thư Hiên khóc Dương Tường” tới lễ tang hôm 1/3.

Trên trang Facebook cá nhân, nhà văn Vũ Thư Hiên, tác giả cuốn hồi ký “Đêm giữa ban ngày” bị cấm lưu hành ở Việt Nam, bày tỏ nỗi buồn khi biết tin người mà ông gọi là “bạn ruột” ra đi hôm 24/2. Nhà văn từng bị chính quyền Việt Nam bỏ tù trong vụ án “Xét lại chống Đảng” cuối thập niên 1960 đầu thập niên 1970, viết rằng “Dương Tường ơi! Thế là mày đã bỏ bạn bè mà nhẹ bước ra đi rồi…Tao gạt nước mắt vẫy tay tiễn mày lên đường”.


(Hình: Vòng hoa của nhà văn Vũ Thư Hiên mang tới viếng ở lễ tang dịch giả Dương Tường hôm 1/3/2023.)
Nhiều người trong giới văn sĩ cũng bày tỏ cảm xúc của mình trên mạng xã hội khi biết tin dịch giả Dương Tường ra đi.

Nhà văn Phạm Thị Hoài, người đang sống lưu vong ở Đức, gọi ông là “bạn văn đầu tiên” và “nhà phê bình đầu tiên” của bà. “Vĩnh biệt ông, Dương Tường, nhà thơ, dịch giả, người bạn đường và người bạn lòng của văn nghệ sĩ nhiều thế hệ”, bà viết trong một đăng tải trên trang Facebook cá nhân hôm 24/2.

Trong cuộc đời của mình, ông Dương Tường, người tự học tiếng Anh và tiếng Pháp khi trong quân ngũ, dịch hơn 50 tác phẩm từ nhiều thứ tiếng của nhiều nền văn học, trong đó có Mỹ, Nga, Đức và Nhật Bản. Một số tác phẩm nổi tiếng mà ông biên dịch còn gồm có “Đồi gió hú” của Emily Bronte, Anna Kerenina của Lev Tolsstoy và nhiều vở kịch của văn hào Shakespeare.

Nhà thơ và dịch giả Dương Tường, có tên thật là Trần Dương Tường, sinh ra và lớn lên ở Nam Định rồi sau đó học trung học ở Hà Nội. Ông theo kháng chiến và tham gia cùng quân Bắc Việt năm 1949. Sau khi giải ngũ năm 1955, ông trở thành phóng viên của Thông tấn xã Việt Nam. Từ năm 1967 đến khi về hưu năm 1979, ông làm biên dịch tại “Ủy ban điều tra tội ác chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam” của chính quyền Hà Nội. Sau khi nghỉ hưu, ông tiếp tục theo đuổi sự nghiệp văn chương của mình.

Chị My Lan cho biết điều mà chị nhớ nhất về bố nuôi của chị là “khát khao được làm việc, được cống hiến” của ông. Trong những năm cuối đời, ông Dương Tường gần như không nhìn thấy gì, theo chị My Lan cho biết và nói rằng ông vẫn tiếp tục cố gắng để hoàn tất việc dịch Truyện Kiều.
“Để dịch Kiều phần cuối, bố (Dương Tường) phải nhờ một bạn trẻ đọc từng đoạn Kiều và ghi âm lại, từ đó bố dịch từng đoạn theo trí nhớ sau khi nghe đoạn nghi âm”, chị My Lan nói và cho biết ông “cũng phải học viết lại từng chữ, nối các chữ thành từ và viết sao cho thẳng hàng khi mắt hầu như không còn nhìn thấy gì”.

Chị My Lan ca ngợi ông là “tấm gương về vượt lên số phận, nhích từng chút một qua khó khăn, tha thiết với đời, tha thiết với người”.
Phiên bản Truyện Kiều bằng tiếng Anh của ông Dương Tường được ca ngợi là đã góp công đưa văn học Việt Nam ra thế giới.

Ông sáng tác gần 40 bài thơ tình, trong đó nổi tiếng nhất là “Tình khúc 24”.
Ngoài giới văn nghệ sĩ, những người biết và ngưỡng mộ nhà thơ-dịch giả Dương Tường cũng bày tỏ nỗi buồn trước tin ông ra đi.
“Con người này, khi sống không phải kẻ quảng giao, không quá nhiều bằng hữu, nhưng tôi tin trong lòng mỗi độc giả Việt Nam vẫn giữ lại hình ảnh ông, con người tần tảo/tận tụy mang tới cho cuộc đời này nhiều nhứt có thể những gì tinh sạch đẹp đẽ trong chọn lựa của ông”, cựu phóng viên báo Thanh Niên Ngô Thị Kim Cúc viết trên trang Facebook cá nhân.

Không có nhận xét nào: