Giới Thiệu: Chiều Ca Nhạc Đặc Biệt Tưởng Niệm 48 Năm Tháng Tư Đen! (1975-2023) *Do Hội Truyền Thông Người Việt Bắc Cali Tổ Chức Kính thưa Quý vị - Bằng giây phút này 48 năm về trước, từ giữa tháng 3, của những thời điểm của đau thương, khốn khổ! Cả đất nước Việt Nam yêu dấu, sắp rơi vào tay Cộng Sản! 30 tháng 4 năm 1975, mãi mãi là vết thương đau đớn trong lòng hàng triệu, triệu, người dân trong nước và ngoài nước. Vết hằn đau thương, mãi mãi không bao giờ lành! không bao giờ quên!
“Bên chiến thắng” là phe ác, chỉ biết quyền lợi của mình, của Đảng, (còn Đảng, còn Mình!) nên gần nửa thế kỷ qua, đã đưa dân tộc Việt xuống tận đáy bùn đen, và còn có nguy cơ trước mắt, mất nước vào tay ngoại bang! (CS gọi nước lạ!)
Ngày nào khi quê hương chưa có tự do dân chủ, ngày ấy, vẫn còn là Tháng Tư đau thương! Người Việt vẫn còn trách nhiệm đấu tranh, để quê hương chóng có sự thay đổi. Để tương lai Việt Nam được tươi sáng hơn, sánh vai với những quốc gia văn minh trên thế giới hiện nay.
Ngày nào quê hương, phải không còn bóng ma Cộng sản! ngày ấy, bình minh hạnh phúc, tự do, mới lại thực sự trở về trên quê hương yêu dấu của chúng ta!
Trong mục đích “giữ lửa” này, kính mời những trái tim còn thổn thức “theo mệnh nước nổi trôi!” cùng tham dự:
Chiều Nhạc Tưởng Niệm 48 Tháng Tư Đen!
Do Hội Truyền Thông Người Việt Bắc Cali Tổ Chức
Lúc 3 giờ chiều Chủ nhật, ngày 23 tháng 4 năm 2023.
Tại Quán cà phê Lover, số 1855 Aborn Rd, San Jose, Ca 95121.
*Đây là buổi Ca Nhạc Tưởng Niệm truyền thống mỗi Tháng Tư về, đã được tổ chức liên tục hàng chục năm nay, do người Lính LVH và Bạn Hữu văn nghệ thực hiện.
Đặc biệt năm nay, do Anh Chị Em trong Hội Truyền Thông Người Việt Bắc Cali đứng ra Tổ Chức.
*Với những giọng ca truyền cảm, những nhạc phẩm đau thương, khóc cho quê hương đặc sắc nhất, Vùng Thung Lũng Hoa Vàng và những giọng ca Anh Chị Em nghệ sĩ độc đáo hay lạ, không ngờ của Hội.
*Nhiều người đánh giá Buổi Ca Nhạc Tưởng Niệm Tháng Tư Đen hàng năm, luôn luôn đổi mới, đặc biệt nhất, độc đáo, ý nghĩa nhất, đưa hồn người nghe, trở lại giây phút hấp hối của một Miền Nam Tự do, trước khi lọt vào tay kẻ ác! vào mỗi Mùa Đau Thương, Đen Tối nhất của Đất Nước.
*Khá đặc biệt hơn nữa, là nước giải khát, được quán phục vụ, hoàn toàn miễn phí! vào cửa tự do!
Hội Truyền Thông Người Việt Bắc Cali và Quý Nghệ Sĩ Thân Hữu
Trân trọng kính mời
Hoa Kỳ, Vài Tin Đang Được Chú Ý Nhất!
Hôm Nay: Lốc Xoáy và Giông Bão Mạnh Vừa Quét Qua Mississippi, Làm Thiệt Mạng Ít Nhất 23 Người!
Các mảnh vỡ che phủ một cấu trúc bị hư hại ở Rolling Fork, bang Mississippi, Mỹ, ngày 25 tháng 3 năm 2023.
-Ít nhất 23 người thiệt mạng và hàng chục người bị thương khi một cơn lốc xoáy và giông bão mạnh quét qua bang Mississippi vào cuối ngày thứ Sáu, cơ quan quản lý tình trạng khẩn cấp của bang này cho biết.
Bốn người mất tích khi các đội tìm kiếm và cứu hộ lục lọi trong đống đổ nát để tìm những người sống sót sau khi cơn bão quét qua Silver City, một thị trấn 200 dân ở phía tây Mississippi, Cơ quan Quản lý Tình trạng Khẩn cấp Mississippi cho biết trong một loạt dòng tin trên Twitter.
“Thật không may, những con số này dự kiến sẽ thay đổi,” cơ quan này nói, nhắc đến số người chết.
Thống đốc Mississippi Tate Reeves xác nhận số người chết.
"Chúng tôi biết rằng còn nhiều người nữa bị thương," ông Reeves viết trên Twitter. "Các đội tìm kiếm và cứu hộ vẫn đang làm việc. Sự mất mát sẽ được cảm nhận ở những thị trấn này mãi mãi."
CNN đưa tin các đội tìm kiếm và cứu hộ cũng đã có mặt tại Rolling Fork, thị trấn 1.700 dân chịu ảnh hưởng nặng nề vì lốc xoáy.
"Thành phố của tôi đã biến mất, nhưng chúng tôi vẫn kiên cường," Thị trưởng Rolling Fork Eldridge Walker nói trên CNN. "Chúng tôi sẽ trở lại mạnh mẽ."
Theo ông Walker, 12 trong số những người thiệt mạng là ở Rolling Fork. Ông nói thêm rằng một số người bị mắc kẹt trong nhà của họ. "Các nỗ lực cứu hộ đang diễn ra khi chúng ta đang nói chuyện, các nỗ lực tiếp tục vào sáng sớm nay."
Lốc xoáy để lại cảnh tượng tan hoang kéo dài 160 km. Hình ảnh chiếu trên truyền hình cho thấy cây cối bật gốc, nhà cửa bị xé toạc và xe cộ hư hỏng. Nhiều khu vực không có điện.
Ít nhất 24 báo cáo về lốc xoáy đã được gửi đến Cơ quan thời tiết Quốc gia vào đêm ngày thứ Sáu và sáng ngày thứ Bảy bởi những người theo dõi và quan sát bão.
Các báo cáo trải dài từ rìa phía tây của Mississippi về phía bắc qua trung tâm của tiểu bang và sang đến tiểu bang Alabama.
Những bức ảnh chụp cảnh tàn phá do các mạng tin tức đăng tải cho thấy toàn bộ các tòa nhà chỉ còn lại đống đổ nát và những chiếc xe hơi bị lật úp, trong khi người dân trèo qua đống đổ nát trong bóng tối.
Con Người Bắt Đầu Phải Làm Quen Sống Với Thế Giới Ảo! Mạng Xã Hội Tràn Ngập Ảnh Ảo “Hư Cấu” Do AI Tạo Ra! Ít Nhất Trên Hàng Triệu Người Theo Dõi Mà Cứ Bị Lừa…Tưởng Thật!
(Phan Anh)
-Hình ảnh giật gân, chi tiết cảnh cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump bị cảnh sát thành phố New York bắt giữ đã tràn ngập trên Twitter và nhiều mạng xã hội khác trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, những bức ảnh hư cấu này chỉ là sản phẩm của công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI), theo tờ AP News.
Các chuyên gia cảnh báo những hình ảnh này là báo hiệu của một thực tế mới: làn sóng ảnh và video giả tràn ngập mạng xã hội sau các sự kiện tin tức lớn, làm xáo trộn giữa sự thật và hư cấu ở những thời điểm quan trọng đối với xã hội.
Giáo sư Jevin West tại Đại học Washington cho rằng những bức ảnh này cũng làm tăng mức độ hoài nghi. Ông cho biết: “Bạn bắt đầu mất niềm tin vào hệ thống và thông tin mà bạn đang tiếp nhận”.
Mặc dù khả năng chỉnh sửa ảnh và tạo ảnh giả không phải là mới, nhưng các công cụ AI tạo ảnh của Midjourney, DALL-E đang ngày càng dễ sử dụng hơn. Chúng có thể nhanh chóng tạo ra những hình ảnh thực tế hoàn chỉnh với hình nền chi tiết trên quy mô lớn chỉ với một văn bản gợi ý đơn giản từ người dùng.
Midjourney trong tháng này còn được ra mắt phiên bản mới có thể chuyển văn bản thành ảnh. Nó hiện có thể tạo ra những hình ảnh bắt chước phong cách ảnh của hãng thông tấn.
Ông Eliot Higgins, người sáng lập Bellingcat – tổ chức báo chí điều tra có trụ sở tại Hà Lan, đã sử dụng phiên bản mới nhất của Midjourney để tạo ra hình ảnh hư cấu về vụ bắt giữ cựu Tổng thống Mỹ Trump. Những hình ảnh này được chia sẻ và thu về hàng chục nghìn lượt thích. Trong ảnh là một đám đông cảnh sát túm lấy ông Trump và kéo ông xuống vỉa hè một cách thô bạo.
Ông Higgins cho hay rằng những bức ảnh không hoàn hảo bởi trong một số ảnh, ông Trump đeo thắt lưng cảnh sát. Trong bức ảnh khác, các khuôn mặt và tay bị biến dạng rõ ràng.
Dẫu bà Shirin Anlen tại tổ chức nhân quyền Witness ở New York nhận định rằng mặc dù những người dùng như ông Higgins nêu rõ trong bài đăng rằng hình ảnh do AI tạo ra và chỉ để giải trí nhưng đó là chưa đủ. Những hình ảnh hư cấu này nhanh chóng được người sử dụng mạng xã hội chia sẻ nhưng không kèm theo nội dung quan trọng đó. Một tài khoản Instagram chia sẻ hình ảnh hư cấu về cựu Tổng thống Trump của ông Higgins như thể chúng là ảnh thật và thu về hơn 79.000 lượt thích.
Trong một ví dụ khác gần đây, người dùng mạng xã hội đã chia sẻ hình ảnh được cho là chụp Tổng thống Nga Vladimir Putin quỳ gối và hôn tay Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Hình ảnh được lan truyền khi nhà lãnh đạo Nga chào đón ông Tập Cận Bình đến Điện Kremlin trong tháng 3 này. Không rõ ai đã tạo ra hình ảnh hoặc họ đã sử dụng công cụ gì, nhưng một số manh mối cho thấy nó là ảnh giả mạo. Chẳng hạn, đầu và giày của hai nhà lãnh đạo hơi méo mó, nội thất phòng trong bức ảnh không tương thích với căn phòng diễn ra cuộc họp thực tế.
Các chuyên gia cho biết rằng trong bối cảnh các hình ảnh AI tạo ra ngày càng trở nên khó phân biệt với thực tế, cách tốt nhất để chống lại thông tin sai lệch từ hình ảnh là nâng cao nhận thức và giáo dục cộng đồng. “Việc tạo ra những hình ảnh này đang trở nên quá dễ dàng và quá rẻ nên chúng ta cần làm bất cứ điều gì có thể để công chúng nhận thức được công nghệ này đã phát triển đến mức nào”, Giáo sư West cho hay.
Tin Ồn Ào Nhất Tuần Qua: Chuyện Gì Xảy Ra Giữa Stormy Daniels và Donald Trump?
(Mattea Bubalo & Robin Levinson King)
(Hình: Trump – Daniels)
-Cựu Tổng thống Donald Trump có khả năng chịu án hình sự sau cáo buộc ông đã che giấu sự thật về khoản tiền trả cho cựu diễn viên khiêu dâm Stormy Daniels.
Bà Daniels nói bà và ông Trump đã có quan hệ tình dục, và bà đã nhận khoản 130.000 USD từ cựu luật sư của ông trước kỳ bầu cử 2016 để giữ im lặng về quan hệ này.
Vị cựu luật sư của ông Trump, Michael Cohen, sau đó bị đi tù vì nhiều tội khác nhau.
Kể từ khi cáo buộc xuất hiện hồi 2018, cựu tổng thống Trump phủ nhận ông có bất kỳ mối quan hệ tình dục nào với bà Daniels.
Bà Stormy Daniels công khai cáo buộc ông Trump ngoại tình
Bà Daniels, người có tên thật là Stephanie Clifford, nói trong các cuộc phỏng vấn với truyền thông rằng bà gặp ông Trump tại một giải golf từ thiện hồi tháng 6/2006.
Bà cáo buộc rằng hai người đã có quan hệ tình dục trong phòng khách sạn của ông Trump tại Hồ Tahoe, một khu nghỉ dưỡng giữa California và Nevada. Một luật sư của ông Trump “kịch liệt” phủ nhận điều này tại thời điểm đó.
"Ông ta có vẻ không lo lắng về chuyện đó. Ông ta khá là ngạo mạn,” bà Daniels đáp lại câu hỏi của một phóng viên rằng liệu ông Trump có dặn bà phải im lặng về đêm mà hai người được cho là bên nhau.
Ở thời điểm đó, vợ ông Trump, bà Melania Trump, không có mặt tại giải đấu golf và bà mới sinh con.
Đe dọa và khoản tiền để giữ im lặng
Năm 2016, chỉ ít ngày trước kỳ bầu cử Mỹ, bà Daniel nói luật sư của ông Trump, Michael Cohen, đã trả bà khoản tiền “bịt miệng” 130.000 USD để giữ yên lặng về vụ ngoại tình này.
Bà nói bà nhận tiền vì bà lo ngại cho an toàn của gia đình bà.
Bà Daniels kể bà bị đe dọa cả về pháp lý và thân thể để giữ im lặng.
Năm 2011, không lâu sau khi bà đồng ý trả lời phỏng vấn tạp chí In Touch về vụ ngoại tình, bà nói một người đàn ông không quen biết tiếp cận bà và con gái sơ sinh của bà tại một bãi đỗ xe ở Las Vegas và bảo bà “để ông Trump yên”.
"Bé gái thật xinh đẹp. Sẽ thật đáng tiếc nếu có chuyện gì xảy ra với mẹ của bé," bà kể lại lời ông nói trong một phỏng vấn hồi 2018 với chương trình 60 Minutes của đài CBS.
Cuộc phỏng vấn với tạp chí In Touch không được đăng cho tới tận năm 2018.
Trước khi phỏng vấn với chương trình 60 Minutes được phát, một công ty vỏ bọc có liên quan tới ông Cohen đe dọa bà Daniels với một vụ kiện 20 triệu $, tranh cãi rằng bà đã vi phạm điều khoản không tiết lộ hay “thỏa thuận im lặng”.
Bà Daniels nói trong chương trình của đài CBS rằng bà chịu rủi ro bị phạt hàng triệu đô la khi trả lời phỏng vấn trên truyền hình quốc gia, nhưng “điều rất quan trọng với tôi là tôi có thể tự bảo vệ mình.”
(Hình: Stormy Daniels)
Bà Daniels nói bà nhận tiền từ luật sư của ông Trump vì lo ngại cho an toàn của gia đình mình
Trả tiền giữ im lặng có phi pháp không?
Trả tiền cho ai đó để đổi lấy một thỏa thuận không tiết lộ không phải là hành vi phi pháp.
Nhưng vì khoản này được trả chỉ một tháng trước kỳ bầu cử tổng thống, những người chỉ trích ông Trump cho rằng khoản tiền này có thể là hành vi vi phạm trong chiến dịch vận động tranh cử.
Tháng 8/2018, ông Cohen nhận tội trốn thuế và vi phạm các quy định tài chính về vận động tranh cử, một phần liên quan tới khoản tiền ông trả cho bà Daniels và một người khác được cho là tình nhân của ông Trump.
Mặc dù lúc đầu ông Cohen nói ông Trump không dính líu gì đến các khoản tiền này, sau đó ông Cohen lại nói trước tòa, dưới lời tuyên thệ, rằng ông Trump đã chỉ đạo cho ông trả khoản tiền giữ im lặng 130.000 USD trước kỳ bầu cử 2016.
Ông Cohen cũng kể là vị tổng thống đã trả lại khoản tiền đó cho ông.
Ông Trump xác nhận đã hoàn lại khoản tiền, điều không hề phi pháp, nhưng ông phủ nhận quan hệ ngoại tình và có hành vi sai trái liên quan tới luật vận động tranh cử.
Ông Cohen bị bỏ tù vì nhiều tội sau khi ông nhận đã vi phạm luật pháp trong kỳ bầu cử tổng thống 2016.
Liệu ông Trump có bị truy tố?
Hồi cuối tuần, ông Trump nói ông tin rằng ông sẽ bị bắt vào thứ Ba. Một người phát ngôn của ông sau đó giải thích rằng họ chưa được thông báo về việc ông sắp bị truy tố.
Hồi đầu năm nay, Luật sư cấp Quận New York City Alvin Bragg lập một bồi thẩm đoàn để điều tra liệu có đủ bằng chứng để theo đuổi một vụ truy tố vị cựu tổng thống về khoản tiền được trả cho bà Daniels hay không.
Ông Bragg sẽ là người quyết định sẽ truy tố ông Trump hay không.
Nếu bản án được đưa ra, đây sẽ là vụ án hình sự đầu tiên đối với một cựu tổng thống Hoa Kỳ.
Trên mạng xã hội Truth Social của chính mình, ông Trump gọi cuộc điều tra này là một vụ săn phù thủy, mang tính chính trị bởi một “hệ thống tư pháp tham nhũng, đồi bại và bị dùng làm vũ khí.”
Truyện dài chính trị nhiều tập, chưa thấy có đoạn kết.
Khủng Hoảng Tài Chánh: 11 Ngân Hàng Bơm 30 Tỷ Đô La Giải Cứu First Republic Bank Của Mỹ!
-Ngày 17/3, 11 ngân hàng lớn của Mỹ trong đó có Citigroup đã cùng nhau bơm 30 tỷ USD vào Ngân hàng First Republic để ngăn chặn sự hoảng loạn lan rộng trong giới tài chính sau sự sụp đổ của Ngân hàng Silicon Valley và Ngân hàng Signature. Bộ Tài chính Mỹ và Cục Dự trữ Liên bang hoan nghênh động thái này.
(Ảnh: Một chi nhánh của Ngân hàng First Republic tại Khu Tài chính của San Francisco, California)
Các ngân hàng như Bank of America, Citigroup, Wells Fargo và JPMorgan Chase cho biết trong các tuyên bố rằng mỗi bên sẽ bơm 5 tỷ đô la tiền gửi không có bảo hiểm vào First Republic Bank. Goldman Sachs Group và Morgan Stanley mỗi ngân hàng sẽ đóng góp 2,5 tỷ, ngoài ra, 5 ngân hàng, bao gồm PNC Financial Services Group, Bank of New York Mellon, và State Street Corporation, mỗi ngân hàng sẽ bơm 1 tỷ.
Bộ Tài chính Mỹ, Cục Dự trữ Liên bang, Công ty Bảo hiểm Tiền gửi Liên bang (FDIC) và Văn phòng Kiểm soát Tiền tệ hoan nghênh khoản viện trợ này, và cho biết khoản viện trợ này thể hiện khả năng phục hồi của hệ thống ngân hàng Mỹ.
Sau khi SVB sụp đổ vào ngày 10/3, khách hàng đã nhanh chóng rút hàng tỷ đô la tiền gửi từ First Republic Bank, ngân hàng này đã thông báo vào ngày 12/3 rằng họ đã đảm bảo thanh khoản khả dụng lên tới 70 tỷ đô la từ Cục Dự trữ Liên bang và JPMorgan Chase & Co. Trong số đó, việc sử dụng cửa sổ tiền khấu đổi (đổi séc định kỳ trước thời hạn) của Cục Dự trữ Liên bang là một chương trình cho vay ngắn hạn mà các ngân hàng có thể sử dụng để có được thanh khoản khẩn cấp. Chương trình này được gọi là người cho vay cuối cùng trong ngành tài chính và sẽ không được sử dụng một cách dễ dàng trừ khi đó là phương sách cuối cùng
Mặc dù First Republic Bank cho biết dòng tiền gửi chảy ra đã chậm lại đáng kể trong tuần qua, nhưng S&P Global Ratings đã hạ xếp hạng trái phiếu của ngân hàng xuống tình trạng rác vào thứ Tư (ngày 15/3), khiến các nhà đầu tư tiếp tục bán tháo cổ phiếu của ngân hàng này. Cổ phiếu của ngân hàng này trong tuần này giảm hơn 60% và giá trị thị trường giảm từ 21 tỷ đô la Mỹ đô la vào ngày 8/3 xuống dưới 5 tỷ đô la Mỹ.
Theo nguồn tin nói với Wall Street Journal, những ngày gần đây, giám đốc điều hành của nhiều ngân hàng đã cùng nhau xây dựng một kế hoạch giải cứu chung và đã thảo luận kế hoạch này với Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen, các quan chức và cơ quan quản lý của chính quyền Biden.
Sau sự sụp đổ của Silicon Valley Bank và Signature Bank, các ngân hàng lớn đã nhận được hàng tỷ đô la tiền gửi vào trong tuần qua từ những người cho vay cỡ trung bình như First Republic. Thực tế là JPMorgan và các ngân hàng khác hiện đang trả lại một số khoản tiết kiệm mà họ nhận được cho First Republic Bank.
Sự hào phóng của 11 ngân hàng đã tạm thời làm hòa hoãn tình trạng mất khách hàng và giảm giá cổ phiếu mà First Republic Bank phải đối mặt, nhưng môi trường kinh doanh tương lai không hề lạc quan. Bởi vì Cục Dự trữ Liên bang tiếp tục tăng lãi suất, người gửi tiền đã nhận ra những nguy cơ tiềm ẩn của các khoản tiền gửi lớn không được bảo hiểm.
Yellen đã làm chứng trước Quốc hội Mỹ hôm thứ Năm (ngày 16/3) rằng hệ thống ngân hàng Mỹ vẫn ổn định và vững chắc. Bà nói: “Người Mỹ có thể yên tâm rằng họ có thể rút tiền gửi khi cần”.
First Republic Bank chủ yếu phục vụ các cá nhân và doanh nghiệp giàu có vùng duyên hải, ngân hàng này đã cho những khách hàng như CEO Facebook Mark Zuckerberg vay những khoản vay mua nhà khổng lồ. Ngân hàng có khoảng 213 tỷ đô la tài sản và 176 tỷ đô la tiền gửi vào cuối năm ngoái.
Giới ngân hàng ngày càng lo lắng rằng sự sụp đổ của các ngân hàng khu vực ở Mỹ sẽ dẫn đến sự lan rộng của tình trạng hỗn loạn trong thế giới tài chính. Vào ngày 15/3, Credit Suisse đã yêu cầu Ngân hàng Quốc gia Thụy Sĩ cung cấp khoản vay hơn 50 tỷ đô la Mỹ trong nỗ lực cứu vãn số phận phá sản, giá cổ phiếu của công ty đã giảm xuống mức thấp kỷ lục.
Tẩy Chay Hàng Loạt! Hoa Kỳ và Những Quốc Gia Đã Cấm TikTok của Trung quốc!
(Hình: Giám đốc Điều hành TikTok Shou Zi Chew điều trần trước uỷ ban Năng lượng và Thương mại Hạ viện Mỹ ngày 23/3/2023.)
-Ngày càng có nhiều quốc gia ở Bắc Mỹ, Châu Âu và Châu Á-Thái Bình Dương cấm ứng dụng chia sẻ video phổ biến TikTok khỏi các thiết bị của chính phủ do lo ngại về quyền riêng tư và an ninh mạng gia tăng. Một số nước đã cấm hoàn toàn ứng dụng này.
Giám đốc điều hành của công ty, ngày 23/3, đã phải đối mặt với những chất vấn gay gắt từ các nhà lập pháp Hoa Kỳ. TikTok, thuộc sở hữu của công ty công nghệ Trung Quốc Bytedance, từ lâu đã khẳng định rằng họ không chia sẻ dữ liệu với chính phủ Trung Quốc.
Công ty chỉ ra một dự án mà họ đang thực hiện để lưu trữ dữ liệu người dùng Mỹ tại Hoa Kỳ, dự án mà họ cho biết sẽ đưa nó ra khỏi tầm với của Trung Quốc. Công ty cũng bác bỏ các cáo buộc rằng công ty thu thập nhiều dữ liệu người dùng hơn các công ty truyền thông xã hội khác và khẳng định rằng công ty được điều hành độc lập bởi chính ban quản lý của công ty.
Nhưng nhiều chính phủ vẫn thận trọng về nền tảng này và mối quan hệ của nó với Trung Quốc. Dưới đây là những nơi đã thực hiện lệnh cấm một phần hoặc toàn bộ TikTok:
Hoa Kỳ
Hoa Kỳ vào đầu tháng 3 đã cho các cơ quan chính phủ 30 ngày để xóa TikTok khỏi các thiết bị và hệ thống liên bang do lo ngại về an ninh dữ liệu. Lệnh cấm chỉ áp dụng cho các thiết bị của chính phủ, mặc dù một số nhà lập pháp Hoa Kỳ đang ủng hộ lệnh cấm hoàn toàn. Trung Quốc đả kích Hoa Kỳ vì cấm TikTok, mô tả lệnh cấm này là lạm dụng quyền lực nhà nước và đàn áp các công ty từ các quốc gia khác. Hơn một nửa trong số 50 tiểu bang của Hoa Kỳ cũng đã cấm ứng dụng này khỏi các thiết bị chính thức, cũng như Quốc hội và lực lượng vũ trang Hoa Kỳ.
Afghanistan
Lãnh đạo Taliban của Afghanistan đã cấm TikTok và trò chơi PUBG vào năm 2022 với lý do bảo vệ những người trẻ tuổi khỏi “lầm đường lạc lối”.
Bỉ
Bỉ tạm thời cấm TikTok khỏi các thiết bị do chính phủ liên bang sở hữu hoặc trả tiền, với lý do lo ngại về an ninh mạng, quyền riêng tư và thông tin sai lệch. Thủ tướng Alexander de Croo nói lệnh cấm kéo dài 6 tháng dựa trên các cảnh báo từ cơ quan an ninh nhà nước và trung tâm an ninh mạng của cơ quan này.
Canada
Canada tuyên bố các thiết bị do chính phủ cấp không được sử dụng TikTok, nói rằng nó gây ra rủi ro “không thể chấp nhận được” đối với quyền riêng tư và an ninh. Nhân viên cũng sẽ bị chặn tải xuống ứng dụng này trong tương lai.
Đan Mạch
Bộ Quốc phòng Đan Mạch đã cấm nhân viên của mình có TikTok trên điện thoại làm việc, đồng thời yêu cầu những nhân viên đã cài đặt ứng dụng này xóa ứng dụng khỏi thiết bị càng sớm càng tốt. Bộ cho biết lý do của lệnh cấm bao gồm cả “những cân nhắc nghiêm trọng về an ninh” cũng như “nhu cầu sử dụng ứng dụng rất hạn chế liên quan đến công việc”.
Liên hiệp châu Âu
Nghị viện châu Âu, Ủy ban châu Âu và Hội đồng EU, ba tổ chức chính của khối gồm 27 thành viên, đã áp đặt lệnh cấm TikTok trên các thiết bị của nhân viên. Theo lệnh cấm của Nghị viện Châu Âu, có hiệu lực vào 20/3, các nhà lập pháp và nhân viên cũng được khuyên nên xóa ứng dụng TikTok khỏi thiết bị cá nhân của họ.
Ấn Độ
Ấn Độ đã áp đặt lệnh cấm trên toàn quốc đối với TikTok và hàng chục ứng dụng khác của Trung Quốc, bao gồm cả ứng dụng nhắn tin WeChat, vào năm 2020 do lo ngại về quyền riêng tư và an ninh. Lệnh cấm được đưa ra ngay sau cuộc đụng độ giữa quân đội Ấn Độ và Trung Quốc tại biên giới tranh chấp trên dãy Himalaya khiến 20 binh sĩ Ấn Độ thiệt mạng và hàng chục người khác bị thương.
Các công ty được cho cơ hội trả lời chất vấn liên quan các yêu cầu về quyền riêng tư và an ninh nhưng lệnh cấm có hiệu lực vĩnh viễn vào tháng 1 năm 2021.
New Zealand
Các nhà lập pháp ở New Zealand và nhân viên tại Quốc hội sẽ bị cấm cài đặt ứng dụng TikTok trên điện thoại cơ quan của họ, theo lời khuyên từ các chuyên gia an ninh mạng của chính phủ. Theo lệnh cấm có hiệu lực vào cuối tháng 3, ứng dụng sẽ bị xóa khỏi tất cả các thiết bị có quyền truy cập vào mạng quốc hội, mặc dù các quan chức có thể sắp xếp đặc biệt cho bất kỳ ai cần TikTok để thực hiện các nghĩa vụ dân chủ của họ.
Na Uy
Quốc hội Na Uy hôm 13/3 đã cấm Tiktok trên các thiết bị làm việc, sau khi Bộ Tư pháp nước này cảnh báo không nên cài đặt ứng dụng này trên điện thoại cấp cho nhân viên chính phủ. Chủ tịch Quốc hội nói TikTok không nên có trên các thiết bị có quyền truy cập vào hệ thống của quốc hội và phải bị xóa càng nhanh càng tốt. Thủ đô Oslo của đất nước và thành phố lớn thứ hai Bergen cũng kêu gọi nhân viên thành phố xóa TikTok khỏi điện thoại cơ quan của họ.
Pakistan
Chính quyền Pakistan đã tạm thời cấm TikTok ít nhất bốn lần kể từ tháng 10 năm 2020, với lý do lo ngại rằng ứng dụng này quảng bá nội dung trái đạo đức.
Đài Loan
Vào tháng 12 năm 2022, Đài Loan đã áp đặt lệnh cấm khu vực công dùng TikTok sau khi FBI cảnh báo rằng TikTok gây ra rủi ro an ninh quốc gia. Các thiết bị của chính phủ, bao gồm điện thoại di động, máy tính bảng và máy tính để bàn, không được phép sử dụng phần mềm do Trung Quốc sản xuất, bao gồm các ứng dụng như TikTok, Douyin tương đương của Trung Quốc hoặc Xiaohongshu, một ứng dụng của Trung Quốc có nội dung nói về lối sống.
Vương quốc Anh
Chính quyền Anh vào giữa tháng 3 đã cấm TikTok khỏi điện thoại di động được sử dụng bởi các bộ trưởng và công chức chính phủ có hiệu lực ngay lập tức. Các quan chức cho biết lệnh cấm là một “động thái phòng ngừa” vì lý do an ninh và không áp dụng cho các thiết bị cá nhân. Quốc hội Anh đã tiếp nối điều đó hôm 23/3 bằng cách tuyên bố cấm TikTok khỏi tất cả các thiết bị chính thức và “mạng lưới quốc hội rộng lớn hơn”. Chính phủ Scotland bán tự trị cũng nói vào ngày 23/3 rằng họ đã cấm TikTok khỏi các thiết bị chính thức, có hiệu lực ngay lập tức.
Trung Quốc Tố Tàu Chiến Mỹ Xâm Nhập Trái Phép ở Biển Đông!
(Tàu khu trục phi đạn dẫn đường USS Milius của Mỹ đi vào vùng biển xung quanh quần đảo Hoàng Sa ở Biển Đông ngày 23/3/2023.)
-Quân đội Trung Quốc ngày 23/3 tuyên bố đã theo dõi và xua đuổi một tàu khu trục của Hoa Kỳ xâm nhập trái phép vùng biển xung quanh quần đảo Hoàng Sa ở Biển Đông.
Trong một tuyên bố, quân đội Trung Quốc cho biết tàu khu trục phi đạn dẫn đường USS Milius đã xâm phạm lãnh hải của Trung Quốc, phá hoại hòa bình và ổn định trong tuyến đường thủy bận rộn này.
“Các lực lượng của quân khu sẽ luôn duy trì tình trạng cảnh giác cao độ và thực hiện mọi biện pháp cần thiết để kiên quyết bảo vệ chủ quyền và an ninh quốc gia cũng như hòa bình và ổn định ở Biển Đông”, ông Tian Junli, phát ngôn viên Bộ Tư lệnh Quân khu phía Nam của Trung Quốc cho biết.
Hải quân Hoa Kỳ ngày 23/3 đã bác bỏ tuyên bố của quân đội Trung Quốc, nói rằng tàu khu trục đang tiến hành “các hoạt động thường lệ” ở Biển Đông và không bị xua đuổi.
“Hoa Kỳ sẽ tiếp tục bay qua, cho tàu đi ngang và hoạt động ở bất cứ nơi nào luật pháp quốc tế cho phép”, một tuyên bố từ Hạm đội 7 của Hải quân Hoa Kỳ nói.
Căng thẳng giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc đang gia tăng trong khu vực.
Hoa Kỳ đã củng cố các liên minh ở châu Á-Thái Bình Dương để tìm cách chống lại sự hung hăng của Trung Quốc ở Biển Đông và Eo biển Đài Loan, trong lúc Bắc Kinh tìm cách thúc đẩy các yêu sách lãnh thổ của mình.
Tin Quốc Tế Đó Đây
Tổng Thống Zelensky Thị Sát Khu Vực Gần Bakhmut, Tuyên Bố Chắc Chắn Sẽ "Giành Chiến Thắng!"
-Hôm 22/3/2023, Tổng thống Zelensky đã thị sát mặt trận miền Đông và đến một khu vực gần thành phố Bakhmut, nơi đã trở thành biểu tượng cho sức kháng cự của quân đội Ukraine. Khích lệ binh lính, ông Zelensky cam kết sẽ "giành được chiến thắng" trước các hành vi "khủng bố" của Nga, khẳng định Mạc Tư Khoa sẽ "thua trong trận chiến này".
Quân đội Ukraine sáng 23/3 tổng kết:Trong 24 giờ qua, Nga đã tiến hành hơn 80 vụ tấn công vào lãnh thổ Ukraine, với mục đích chiếm được từ Lyman đến Bakhmut, Avdivka hay Chakhtarsk trong vùng Donetsk ở miền Đông Ukraine. Nhưng điểm nóng vẫn là Bakhmut. Thành phố này gần như đang bị quân đội Nga bao vây theo như giải thích từ phe thân Mạc Tư Khoa được AFP trích dẫn. Điều đó không cấm cản Tổng thống Ukraine đến thị sát tình hình trong vùng.
Trên mạng Telegram, Volodymyr Zelensky công bố video cho thấy ông trao tặng huy chương cho một số binh sĩ đang cầm cự trước đà tiến của quân Nga và cam kết "chắc chắn sẽ đáp trả các đợt tấn công của Nga nhắm vào các thành phố trên lãnh thổ Ukraine". Hãng thông tấn Pháp AFP hôm nay cho biết các đoàn chiến xa của Ukraine, trong đó có thiết giáp của Anh và Pháp, đang "rầm rập" tiến về Bakhmut.
Chuyến thị sát nói trên diễn ra vào lúc, sau khi tiễn Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình về lại Bắc Kinh, Nga đã oanh kích vào nhiều thành phố trên lãnh thổ Ukraine, từ khu vực chung quanh thủ đô Kyiv đến Zaporijjia (trung đông Ukraine), làm nhiều người thiệt mạng. Trong khi đó Cơ Quan Năng Lượng Nguyên Tử Quốc Tế (AIEA) báo động về mức độ an toàn "mong manh" của nhà máy điện nguyên tử Zaporijjia,do đường dây điện cuối cùng của nhà máy đã bị hư hại từ hôm 01/3/2023. Đây là nguồn điện duy nhất cho hệ thống làm nguội các lò phản ứng. Hiện tại hệ thống này còn hoạt động là nhờ các bình điện chạy bằng dầu diesel. Giám đốc AIEA cho rằng các bên đang "đùa với lửa".
Phía Nga hôm 23/3 cho biết đã đẩy lùi một vụ tấn công bằng drone nhắm vào cảng Sebastopol hướng ra Hắc Hải. Cảng Sebastopol, trong vùng Crimea bị Nga sáp nhập, từ đầu cuộc chiến đến nay đã nhiều lần bị tấn công bằng drones biển. Vào lúc cộng đồng người Tatars Hồi Giáo tại Crimea bắt đầu mùa chay Ramadan hôm nay, ông Volodymyr Zelensky cam kết đây là "lần cuối mà cộng đồng này phải trải qua một mùa Ramadan dưới ách đô hộ của Nga".
Hôm 22/3, Hoa Thịnh Ðốn xác nhận Trung Quốc chưa vượt qua lằn ranh đỏ giao vũ khí sát thương cho Mạc Tư Khoa. Điều trần trước Thượng viện, Ngoại trưởng Antony Blinken khẳng định "cho đến hiện nay, Bắc Kinh chưa vượt quá giới hạn" đồng thời ghi nhận việc Trung Quốc "hỗ trợ Nga về mặt ngoại giao, chính trị và trong một chừng mực nào đó,về mặt vật chất, đều trái ngược với lợi ích của Hoa Kỳ liên quan đến chiến tranh Ukraine", một cuộc chiến phải được "kết thúc".
Quân Đội Ukraine Chuẩn Bị Phản Công Vào Lúc Cường Độ Tấn Công của Quân Nga Giảm Dần
-Sau nhiều tháng ở thế phòng thủ, quân đội Ukraine sắp tới đây mở chiến dịch phản công do sức tấn công của quân Nga đang yếu dần, theo tuyên bố của một Tư lệnh Ukraine sáng nay, 24/3/2023, được hãng tin Reuters trích dẫn.
Theo quân đội Ukraine, trong vòng 24 tiếng đồng hồ qua, 1.020 lính Nga đã tử trận trong các cuộc tấn công bất thành vào những thị trấn Lyman, Avdiivka, Mariinka, và Shakhtarske. Quân Nga vẫn tập trung lực lượng để cố đánh chiếm thành phố Bakhmut nhằm mở rộng quyền kiểm soát ở miền Đông Ukraine, nhưng quân Ukraine vẫn chống trả quyết liệt.
Tư lệnh Bộ binh Ukraine, Oleksandr Syrskyi, tuyên bố với hãng tin Reuters là lực lượng của ông sắp mở một cuộc phản công, tranh thủ lợi thế hiện nay. Theo viên Tư lệnh này, lực lượng tập đoàn lính đánh thuê Wagner của Nga, trên tuyến đầu trong các cuộc tấn công ở miền Đông và miền Nam Ukraine, đang suy yếu dần. Các phóng viên của Reuters gần mặt trận phía bắc thành phố Bakhmut cũng ghi nhận cường độ tấn công của quân Nga có vẻ đang giảm bớt.
Cũng về tình hình chiến sự Ukraine, chính quyền Kyiv hôm nay thông báo đã có 5 người thiệt mạng trong một cuộc oanh kích của Nga vào một trung tâm hỗ trợ nhân đạo tại một thành phố ở vùng Donetsk, miền Đông Ukraine.
Phát biểu qua video tại thượng đỉnh Liên Hiệp Âu Châu hôm qua, sau khi đi thăm vùng Kherson gần mặt trận phía nam trở về, Tổng thống Volodymyr Zelensky đã cám ơn các nước Âu Châu về trợ giúp quân sự, nhưng một lần nữa cảnh báo là nếu phương Tây không cấp chiến đấu cơ và phi đạn tầm xa cho Ukraine thì chiến tranh có nguy cơ kéo dài nhiều năm. Cho tới nay, nhiều nước phương Tây vẫn ngần ngại, không muốn giao cho Kyiv những vũ khí có thể được sử dụng đến tấn công nước Nga và làm xung đột leo thang.
Trẻ Em Ukraine Mất Tích Khi Đi Trại Hè
-Báo Le Monde ra ngày 24/3/2023 dành tranh nhất nói các trẻ em Ukraine bị mất tích sau khi đi trại hè. Việc di dời một cách bất hợp pháp những đứa trẻ Ukraine vào những khu vực do Nga kiểm soát hoặc thậm chí là sang hẳn lãnh thổ Nga đã khiến Tòa án Hình sự Quốc tế ra lệnh bắt giữ Tổng thống Vladimir Putin. Dường như số trẻ bị di dời bất hợp pháp có thể lên tới hơn 16.000.
Chúng đã lặng lẽ biến mất giữa hỗn loạn chiến tranh. Vào một ngày, hàng trăm đứa trẻ ở vùng Kherson đã không trở về nhà. Các hiệu trưởng trường học đã thông báo với cha mẹ các bé rằng chúng sẽ tham gia một trại hè kéo dài hai tuần ở Crimea. Tuy nhiên, không có đứa trẻ nào trở về sau khi kỳ nghỉ kết thúc. Đây dường như là một chiến dịch lớn của Nga nhằm di dời và "Nga hóa" trẻ em Ukraine.
Đã có 17 đứa trẻ được tổ chức nhân đạo Save Ukraine cho hồi hương hôm 22/3. 15 em trong số đó đã được chuyển đi theo một kịch bản khá phổ biến. Chúng không bị di dời một cách thô bạo hay bị bắt cóc sau khi cha mẹ bị ám sát hoặc bắt giữ. Thay vào đó, chúng là nạn nhân của một hệ thống quỷ quyệt, thông qua việc trường học mời chúng tham gia trại hè và sau đó không trả các trẻ về với gia đình.
Đây là biện pháp Nga dùng để di chuyển trẻ em từ Kherson đến Crimea hôm 7/10/2022. Hiệu trưởng sẽ thông báo với phụ huynh rằng thời gian ở trại hè được kéo dài theo lệnh của chính quyền quân sự để bảo vệ những đứa trẻ do chiến sự đang diễn ra khốc liệt. Còn Giám đốc trại hè có những lập luận rất khác, khi nói rằng bố mẹ những đứa trẻ này không cần chúng nữa, nên chúng không thể về nhà.
Genia, 15 tuổi, cho biết: "Họ nói với chúng cháu rằng cha mẹ không muốn chúng cháu ở Ukraine nữa. Họ cũng bắt chúng cháu phải đi học trường Nga, còn không có thể sẽ phải ngồi tù". Taya thì nói: "Chúng cháu phải tháo bỏ các biểu tượng liên quan đến Ukraine, chẳng hạn như lắc tay màu xanh và vàng, và chúng cháu phải hát quốc ca Nga mỗi ngày". Vitaly thì nghẹn ngào: "Khi cháu thấy bọn cháu chỉ được phát một tấm nệm và cái gối, cháu đã xin thêm một cái chăn và ga trải giường. Giám đốc trại hè lập tức quát cháu: "Này! Đừng quên là chúng mày đến từ Ukraine! Bố mẹ đã quên bọn mày rồi, nên bọn mày không được đòi hỏi gì ở đây cả!"". Genia than thở: "Cháu sợ rằng mình sẽ phải ở lại Nga mãi mãi, vì nếu bố mẹ không đón bọn cháu trước khi năm học kết thúc, chúng cháu sẽ bị gửi đến trại trẻ mồ côi ở Nga".
Giám đốc của Save Ukraine, Mykola Kuleba, là viên chức thay mặt Tổng thống Ukraine bảo vệ quyền lợi trẻ em, hiểu rất rõ quy trình khiến "trẻ mất tích". Sau khi tới trại hè, trại mồ côi là nơi xác nhận việc một đứa trẻ chính thức không còn cha mẹ. Sau đó, nhà nước có thể dễ dàng cấp quốc tịch Nga cho các bé - thủ tục này được đơn giản hóa sau khi sắc lệnh của Tổng thống Vladimir Putin được chính thức thông qua hôm 30/3/2022. Ông Kuleba giải thích: "Khi một đứa trẻ thay đổi quốc tịch, chúng thường thay đổi họ tên và ngày sinh, và Ukraine sẽ không thể tìm thấy chúng nữa".
Liên Hiệp Âu Châu Thông Qua Thỏa Thuận Cung Cấp Đạn Cho Ukraine
-Tại cuộc họp thượng đỉnh Hội Đồng Âu Châu ngày 23/3/2023 tại Brussels, 27 thành viên của Liên Hiệp Âu Châu đã nhất trí phê chuẩn thỏa thuận về việc cung cấp đạn dược cho Ukraine, được thông qua 3 ngày trước tại hội nghị cấp Bộ trưởng.
Theo Juliette Gheerbrant, đặc phái viên của RFI tại hội nghị, Pháp đánh giá đây là thỏa thuận "lịch sử". Trước hết là về thời gian nhanh chóng.Từ khi Thủ tướng Estonia, Kaja Kallas, đề xuất về một vấn đề được cho là nhạy cảm đến khi có quyết định cuối cùng hôm qua chỉ có 5 tuần.
Thỏa thuận này dự trù các nước Liên Hiệp Âu Châu cung cấp cho Kyiv một triệu đạn pháo lấy từ kho dự trữ của khối. Để bù lại, Ủy Ban Âu Châu tháo khoán 1 tỉ Euro. Ngoài ra, 1 tỉ Euro khác sẽ được dành để cùng mua đạn dược. Một tin vui cho công nghiệp quốc phòng Âu Châu là các hợp đồng mua đạn dược này sẽ được thực hiện với các nhà sản xuất Liên Hiệp Âu Châu và Na Uy.
Có điều là dù các quyết định đều được đưa ra rất nhanh, nhưng cũng phải đợi đến tháng 05/2023 thì Ủy Ban Âu Châu mới tiến hành đặt hàng và cũng còn phải mất nhiều tháng nữa thì kho đạn mới này mới có được.
Vẫn theo đặc phái viên của RFI, 27 nước đã thông qua văn kiện khẳng định lại rằng các tội ác của Nga phải được xét xử. Lệnh bắt giữ mới đây của Tòa Hình Sự Quốc Tế (CPI) nhắm vào Tổng thống Nga Vladimir Putin và bà Maria Lvova-Belova, lãnh đạo cơ quan quyền trẻ em Nga, là động thái tích cực, nhưng liên quan đến tội ác xâm lược một quốc gia, 27 nước thành viên Liên Hiệp Âu Châu muốn thành lập một tòa án chuyên biệt tại The Hague, như đề xuất của Ủy Ban Âu Châu.
Một nội dung thảo luận khác liên quan đến các trừng phạt đối với Nga: Làm sao có thể chống được hiện tượng lách trừng phạt, tiếp tục buôn bán với Nga bằng cách thông qua nước thứ 3. Đây là một lỗ hổng mà 27 nước phải tìm cách bịt lại, trước khi thảo luận loạt trừng phạt mới.
Trong một diễn biến khác, Chủ tịch Ủy Ban Âu Châu Ursula von der Leyen, hôm qua 23/3, thông báo Liên Hiệp Âu Châu sẽ tổ chức một hội nghị nhằm xác định nơi ở hiện nay của các trẻ em bị Nga bắt cóc tại Ukraine và để đưa các em về quê nhà.
Pháp Đẩy Mạnh Hỗ Trợ Quân Sự Cho Ukraine
-Nhật báo Le Monde ra ngày 24/3/2023 đề cập đến việc Pháp đẩy nhanh viện trợ quân sự cho Ukraine.
Đây là một bước ngoặt của chiến tranh. Trong khi tình hình chiến sự dường như có dấu hiệu lắng xuống, khi các cuộc giao tranh giờ đây chủ yếu tập trung ở Donbass, đặc biệt là xung quanh các thị trấn Bakhmout, Avdiïvka và Vouhledar, các đồng minh phương Tây của Kyiv đang đẩy nhanh quá trình huấn luyện cho quân đội Ukraine, để họ có thể tiếp tục các cuộc phản công vào mùa Xuân và mùa Hè, khi điều kiện thời tiết một lần nữa trở nên thuận lợi cho các cuộc diễn tập.
Paris vừa gửi 150 binh sĩ của quân đội Pháp sang Ba Lan, tại một địa điểm không được nêu tên. Nhiệm vụ của họ là huấn luyện khoảng 600 binh sĩ Ukraine, tương đương với một tiểu đoàn, về kỹ thuật chiến đấu cơ bản. Bộ Quân lực Pháp cho biết: "Khóa huấn luyện sẽ bắt đầu vào tháng 4 và ban đầu sẽ dạy chiến đấu 4.000 người lính của Bộ binh Ukraine".
Pháp cũng có ý định tăng cường việc đào tạo các binh sĩ sử dụng thiết bị quân sự của phương Tây. Kể từ khi cuộc xung đột bắt đầu, đã có khoảng 1.000 binh sĩ Ukraine được tiếp nhận ở Pháp để học cách sử dụng các thiết bị được chuyển giao cho Kyiv, như đại pháo Caesar, xe bọc thép AMX-10 RC, khẩu đội phòng không Crotale, và các bệ phóng phi đạn.
Pháp: Các Công Đoàn Kêu Gọi Ngày Hành Động Thứ 10 Chống Cải Tổ Hưu Trí
-Tại Pháp, sau các cuộc biểu tình với đông người tham gia hơn và nhiều bạo động hơn vào hôm 23/3/2023, các công đoàn đã kêu gọi một ngày hành động thứ 10 chống cải tổ hưu trí vào thứ Ba 28/3.
Trong ngày hành động thứ 9, hôm 23/3, theo công đoàn CGT đã có đến 3,5 triệu người xuống đường trên toàn quốc, nhưng theo bộ Nội Vụ Pháp, con số này là khoảng hơn 1 triệu người. Những người biểu tình bày tỏ thái độ phẫn nộ trước việc chính phủ dùng đến điều 49.3 của Hiến pháp để thông qua dự luật cải tổ hưu trí mà không cần đưa ra biểu quyết ở Quốc hội. Họ cũng bày tỏ sự bất bình về những phát biểu hôm thứ Tư của Tổng thống Emmanuel Macron, dứt khoát không rút lại dự luật mà ông cho là cần thiết để bảo đảm nguồn tài chánh cho hệ thống hưu trí.
Không chỉ có đông người tham gia hơn những lần trước, các cuộc biểu tình hôm qua đã dẫn đến nhiều vụ bạo động hơn tại nhiều thành phố, đặc biệt là tại Paris, nơi mà có nhiều thùng rác, nhiều trang thiết bị đô thị bị đốt. Tình trạng hỗn loạn ở thủ đô nước Pháp tiếp diễn đến tận đêm khuya, với nhiều nhóm biểu tình lưu động bị cảnh sát rượt đuổi.
Tại những nơi khác, người biểu tình đã đốt cánh cửa tòa thị chính Bordeaux, gây cảnh hỗn loạn ở tòa thị chính Rennes, còn tại Lille và Toulouse, cảnh sát đã phải dùng vòi rồng để giải tán biểu tình….
Theo thông báo của Bộ trưởng Nội Vụ Gérald Darmanin sáng 24/3, trong các cuộc biểu tình hôm qua đã có 457 người bị câu lưu và 411 cảnh sát và hiến binh bị thương. Ông Darmanin lên án xu hướng "cực đoan hóa" của những người biểu tình, và nhất là những hành động bạo lực của những kẻ chuyên đập phá đến từ phe cực tả.
Publicité
Ngoài các công đoàn, các lãnh đạo chính trị của cánh tả hôm qua cũng đã kêu gọi dân Pháp gia tăng các hành động phản kháng để buộc chính phủ phải rút lại dự luật.
Do cuộc đình công của các nhân viên kiểm soát không lưu chống cải tổ hưu trí, Tổng cục Hàng không Dân dụng Pháp vừa yêu cầu các hãng hàng không hủy 33% số chuyến bay ở phi trường Orly ngày 26/3 và 20% số chuyến bay ngày thứ Hai tuần tới để bảo đảm an toàn hàng không.
Cũng do các cuộc biểu tình sẽ tiếp diễn ngày 28/3 tới, theo thông báo của điện Elysée hôm nay, chuyến viếng thăm cấp nhà nước của Vua Charles Đệ Tam của Anh Quốc, dự kiến từ Chủ nhật đến thứ tư tuần tới, đã bị dời lại.
Thượng Đỉnh Liên Hiệp Âu Châu Bàn Cách Ngăn Ngừa Khủng Hoảng Ngân Hàng
-Hôm 24/3/2023, ngày thứ hai họp thượng đỉnh tại Brussels, các lãnh đạo Liên Hiệp Âu Châu bàn về phương cách ngăn ngừa khủng hoảng ngân hàng sau vụ phá sản của ngân hàng Mỹ Silicon Valley Bank và sau những khó khăn của ngân hàng Thụy Sĩ Credit Suisse.
Một dấu hiệu cho thấy mối quan ngại của các nước Âu Châu: Thượng đỉnh khu vực đồng Euro đã được mở rộng ra toàn bộ các thành viên Liên Hiệp Âu Châu, ngoài 20 quốc gia sử dụng đồng tiền duy nhất.
Các thị trường hiện vẫn lo ngại khủng hoảng ngân hàng, nhưng từ 2 tuần qua, các lãnh đạo chính trị vẫn khẳng định là các ngân hàng Âu Châu không gặp nguy hiểm. Riêng Chủ tịch Ngân hàng Trung ương Âu Châu Christine Lagarde sẽ yêu cầu các lãnh đạo Liên Hiệp Âu Châu "kết thúc tiến trình thành lập Liên hiệp Ngân hàng Âu Châu". Từ Brussels, thông tín viên Pierre Benazet tường trình:
"Các chuẩn mực quốc tế về quản trị rủi ro ngân hàng, gọi là Basel III, đã không được áp dụng đối với Silicon Valley Bank, cũng như đối với Credit Suisse. Liên Hiệp Âu Châu nhấn mạnh là họ có trong tay một quỹ để giải quyết các vụ phá sản ngân hàng, có những quy định về mức thanh khoản tối thiểu, có một hội đồng giám sát ngân hàng, có nhiều công cụ và quy định rất chặt chẽ được áp dụng nghiêm chỉnh.
Nhưng Chủ tịch Ngân hàng Trung ương Âu Châu muốn khu vực đồng Euro phải đi xa hơn và đẩy nhanh cải tổ công cụ quản lý khủng hoảng, bằng cách lập ra một quỹ bảo hiểm cho tiền ký gởi ngân hàng ở cấp Âu Châu.
Hiện giờ, mức bảo hiểm tiền ký gởi ngân hàng ở mỗi nước được ấn định là 100.000 Euro. Các nước Âu Châu cũng đang suy nghĩ về việc đặt toàn bộ các ngân hàng dưới sự giám sát của Ngân hàng Trung ương Âu Châu. Hiện giờ, các ngân hàng quản lý chưa tới 30 triệu Euro tài sản chỉ được đặt dưới sự giám sát của mỗi nước.
Chủ tịch Ngân hàng Trung ương Âu Châu cũng chủ trương một thị trường vốn duy nhất để các công ty muốn tìm vốn đầu tư không phải đi đến toàn bộ các thị trường tài chánh để tìm".
Hội Nghị Quốc Tế Về Nước Liên Hiệp Quốc Kết Thúc
-Ngày 23/3/2023, tại New York, hội nghị quốc tế về nước của Liên Hiệp Quốc đã khép lại 2 ngày làm việc.
Sau những báo động của các chuyên gia về một cuộc khủng hoảng thiếu nước toàn cầu trong tương lai gần, hội nghị đã ý thức được là những người tham dự về sự cần phải có ngay giải pháp khẩn cấp. Thông tín viên Carie Nooten tại New York ghi nhận một số kết quả của hội nghị:
Khó có thể có một cái nhìn tổng quan thấu đáo về tất cả các cam kết được đưa ra trong 2 ngày qua. Nhìn rộng ra thì đây là sự kiện trong những năm gần đây đã huy động Liên Hiệp Quốc nhiều nhất.
Tính cấp bách là ở chỗ: Các chuyên gia về nước ngọt của Liên Hiệp Quốc đã nhắc lại sự chậm trễ trong việc phát triển nước sạch, lĩnh vực vệ sinh y tế và làm sạch, đặc biệt là ở Phi Châu, nơi mọi người có nhiều khả năng chết vì một trong những thiếu thốn này hơn so với chết vì một thảm họa thiên nhiên.
Có nhiều câu trả lời: Một nhóm gồm 50 công ty quy mô toàn cầu, có mặt tại 130 quốc gia, hứa sử dụng nước hiệu quả hơn trong dây chuyền sản xuất của họ để ngăn chặn lãng phí.
Một liên minh gồm các chính phủ, ngành công nghiệp và các thành viên của xã hội dân sự hôm 23/3 cũng cam kết loại bỏ hoàn toàn chì ra khỏi khỏi nước sạch.
Về phần hệ sinh thái, sáng kiến quan trọng nhất để phục hồi các con sông và đầm lầy, do Cộng hòa Dân chủ Congo và Gabon khởi xướng, đã được công bố vào ngày hôm qua. Mục tiêu: từ nay đến 2030, khôi phục 300.000 cây số sông, tương đương 7 vòng quanh Trái đất.
Bắc Hàn Thông Báo Thử Nghiệm Drone Tấn Công Nguyên tử Ngầm Dưới Biển
-Hôm 24/3/2023, hãng tin Bắc Hàn KCNA loan báo, trong tuần này Bình Nhưỡng đã thử nghiệm một loại drone tấn công nguyên tử ngầm dưới biển, một hành động nhằm đáp trả các cuộc tập trận quân sự chung Mỹ - Nam Hàn.
KCNA cho biết cụ thể từ 21/3 đến 23/3, quân đội Bắc Hàn đã đưa vào hoạt động thử một hệ thống vũ khí mới có nhiệm vụ "tạo ra một trận sóng thần phóng xạ quy mô lớn" bằng một vụ nổ dưới biển để phá hủy tàu và hải cảng của kẻ thù. Thông tín viên Nicolas Rocca tại Hán Thành cho biết thêm thông tin:
"Haeil" trong tiếng Triêu Tiên có nghĩa là sóng thần. Đó cũng là tên loại vũ khí mới của Bình Nhưỡng, một loại drone tấn công nguyên tử ngầm dưới biển đã được chuẩn bị rất bí mật từ năm 2012 và có thể đã được thử nghiệm 29 lần dưới sự giám sát của đích thân Kim Jong-un. Đó là điều được truyền thông Nhà nước Bắc Hàn công bố hôm thứ Sáu, 24/3.
Thiết bị này đã hoạt động trong hơn 59 giờ trước khi phóng một quả nổ từ bờ phía đông của Bắc Hàn. Hãng thông tấn Bắc Hàn (KCNA) xác nhận drone Haeil có nhiệm vụ tạo ra một trận sóng thần phóng xạ bằng việc phát nổ nguyên tử ở dưới biển nhằm phá hủy các chiến hạm và hải cảng của kẻ thù.
Theo Kim Jong-un thì đây là "cảnh cáo nghiêm túc" cho kẻ thù của Bình Nhưỡng. Tuy nhiên, các chuyên gia tỏ nghi ngờ.
Khó có thể đánh giá được thiết bị này sẽ hoạt động thế nào trong điều kiện thực tế bên ngoài vùng biển của Bắc Hàn. Nhưng đây là điều vẫn thấy trong các phát ngôn gần đây của Bình Nhưỡng nhằm chứng tỏ với Hán Thành và Hoa Thịnh Ðốn rằng kho vũ khí nguyên tử của họ đã được đa dạng hóa và mọi hành động chống lại chế độ Cộng sản này sẽ phải chịu những hậu quả khủng khiếp.
Ở phía nam biên giới với Bắc Hàn, hôm 23/3, cuộc tập trận chung lớn nhất kể từ năm 2017 đã kết thúc. Quân đội Mỹ và Nam Hàn đã thông báo sẽ tiến hành vào tháng 06/2023 các cuộc diễn tập bắn đạn thật lớn nhất từ trước tới nay để kỷ niệm 70 năm ra đời liên minh hai nước, đồng thời cũng là dịp kỷ niệm 70 năm kết thúc cuộc chiến tranh giữa hai miền Triều Tiên.
Úc Ðại Lợi, Trung Quốc hội Đàm Về Quốc Phòng Lần Đầu Tiên Từ 2019
-Hôm 23/3/2023, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Úc Ðại Lợi cho biết đã tổ chức các cuộc hội đàm về quốc phòng với đại diện phía quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc vào hôm 22/3 tại Canberra để thảo luận về các vấn đề an ninh khu vực, chỉ vài ngày sau khi Bắc Kinh lên án kế hoạch của Canberra khai triển một hạm đội tàu ngầm chạy bằng năng lượng nguyên tử.
Đây là lần đầu tiên kể từ năm 2019, Úc Ðại Lợi và Trung Quốc mở các cuộc thảo luận về quốc phòng. Theo hãng tin AFP, cuộc hội đàm kéo dài nửa ngày là dấu hiệu mới nhất cho thấy Trung Quốc và Úc Ðại Lợi đang hợp tác trở lại sau một thời gian quan hệ song phương bị đóng băng.
Trung Quốc đã cảnh báo Úc Ðại Lợi, Anh và Mỹ rằng các nước này đang "đi theo con đường sai lầm và nguy hiểm" sau thông báo ngày 13/3 về thỏa thuận dài hạn trang bị cho Úc Ðại Lợi các tàu ngầm chạy bằng năng lượng nguyên tử và được trang bị phi đạn liên lục địa.
Úc Ðại Lợi có kế hoạch mua tới 5 tàu ngầm chạy bằng năng lượng nguyên tử của Mỹ, và sau đó sẽ tự sản xuất một tàu ngầm mới với kỹ thuật của Mỹ và Anh.
Chính phủ đảng Lao động cánh trung tả của Úc Ðại Lợi đã nỗ lực hàn gắn quan hệ với Trung Quốc kể từ khi Thủ tướng Anthony Albanese lên nắm quyền vào tháng 5 năm 2022.
Bộ trưởng Quốc phòng Richard Marles, người đã hai lần hội đàm với đồng nhiệm Ngụy Phượng Hòa của Trung Quốc vào năm 2022 bên lề các cuộc họp trong khu vực, cho biết ông cảm thấy hài lòng vì hai nước đã nối lại "đối thoại bình thường". Tuy nhiên, ông Marles từ chối cung cấp chi tiết cụ thể về các cuộc thảo luận hôm qua.
Trung Quốc Tố Chiến hạm Mỹ Xâm Nhập Trái Phép ở Biển Đông
(Hình: Khu trục hạm phi đạn điều hướng USS Milius của Mỹ đi vào vùng biển xung quanh quần đảo Hoàng Sa ở Biển Đông ngày 23/3/2023.)
-Quân đội Trung Quốc ngày 23/3/2023 tuyên bố đã theo dõi và xua đuổi một khu trục hạm của Hoa Kỳ xâm nhập trái phép vùng biển xung quanh quần đảo Hoàng Sa ở Biển Đông.
Trong một tuyên bố, quân đội Trung Quốc cho biết khu trục hạm phi đạn điều hướng USS Milius đã xâm phạm lãnh hải của Trung Quốc, phá hoại hòa bình và ổn định trong tuyến đường thủy bận rộn này.
"Các lực lượng của quân khu sẽ luôn duy trì tình trạng cảnh giác cao độ và thực hiện mọi biện pháp cần thiết để kiên quyết bảo vệ chủ quyền và an ninh quốc gia cũng như hòa bình và ổn định ở Biển Đông", ông Tian Junli, phát ngôn viên Bộ Tư lệnh Quân khu phía Nam của Trung Quốc cho biết.
Hải quân Hoa Kỳ ngày 23/3 đã bác bỏ tuyên bố của quân đội Trung Quốc, nói rằng khu trục hạm đang tiến hành "các hoạt động thường lệ" ở Biển Đông và không bị xua đuổi.
"Hoa Kỳ sẽ tiếp tục bay qua, cho tàu đi ngang và hoạt động ở bất cứ nơi nào luật pháp quốc tế cho phép", một tuyên bố từ Hạm đội 7 của Hải quân Hoa Kỳ nói.
Căng thẳng giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc đang gia tăng trong khu vực.
Hoa Kỳ đã củng cố các liên minh ở Á Châu-Thái Bình Dương để tìm cách chống lại sự hung hăng của Trung Quốc ở Biển Đông và Eo biển Đài Loan, trong lúc Bắc Kinh tìm cách thúc đẩy các yêu sách lãnh thổ của mình.
Hoa Kỳ Bác Tuyên Bố của Trung Quốc Nói Xua Đuổi Một Khu Trục Hạm Mỹ ở Biển Đông
(Hình: Khu trục hạm USS Milius (DDG69) tại căn cứ của Mỹ ở Yokosuka, Nhật Bản, hôm 22/5/2018.)
-Hoa Kỳ bác bỏ một tuyên bố của Trung Quốc đưa ra ngày 23/3/2023 rằng lực lượng của Bắc Kinh đã xua đuổi một khu trục hạm của Mỹ ra khỏi vùng biển Hoàng Sa tranh chấp tại Biển Đông.
AP loan tin dẫn thông cáo của Hạm đội Bảy thuộc Hải quân Hoa Kỳ cho rằng một tuyên bố đưa ra trong cùng ngày từ phía Trung Quốc là sai. Đó là tuyên bố của Bộ Tư lệnh Chiến khu miền Nam Quân đội Hoa Lục nói rằng đã buộc khu trục hạm USS Milius của Mỹ ra khỏi khu vực quần đảo Hoàng Sa tại Biển Đông.
Trong trả lời AP, một đại diện của Hạm đội Bảy cho rằng khu trục hạm USS Milius đang tiến hành hoạt động thường kỳ ở Biển Đông và không hề bị xua đuổi. Hoa Kỳ tiếp tục cho chiến đấu cơ, chiến hạm hoạt động tại bất cứ nơi nào mà luật quốc tế cho phép.
Đại diện của Hạm đội Bảy không cho biết rõ khu trục hạm USS Milius có đi sát vào vùng biển quần đảo Hoàng Sa hoặc có đối đầu gì giữa hai phía hay không.
Thông cáo của phía Hạm đội Bảy thuộc Hải quân Hoa Kỳ được đưa ra sau khi một phát ngôn nhân của Bộ Tư lệnh Chiến khu Nam bộ của Trung Quốc tuyên bố rằng Hải quân và Không quân Trung Quốc đã xua được chiến hạm Mỹ theo đúng luật pháp.
Sự việc xảy ra vào khi căng thẳng giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc tại khu vực gia tăng do Hoa Thịnh Ðốn đẩy mạnh ngăn chặn hành động hung hăng của Bắc Kinh tại Biển Đông và những nơi khác.
Trung Quốc đơn phương tuyên bố chủ quyền gần trọn Biển Đông qua đường đứt khúc chín đoạn mà Bắc Kinh tự vạch ra. Đường này bị Tòa Trọng tài Thường trực Quốc tế The Hague vào năm 2016 tuyên không có căn cứ cả về pháp lý lẫn lịch sử; tuy vậy Trung Quốc không công nhận phán quyết của Tòa.
Biển Đông là một tuyến hàng hải được đánh giá có tính chiến lược trên thế giới, hằng năm lượng hàng hóa được vận chuyển qua tuyến đường này lên đến chừng năm ngàn tỉ Mỹ kim; và vùng biển này còn giàu nguồn hải sản cũng như tài nguyên dầu mỏ.
Mỹ Công Bố Thêm Các Lệnh Trừng Phạt Miến Ðiện
(Hình: Binh lính Miến Ðiện chuẩn bị đàn áp người biểu tình chống đảo chính.)
-Hôm 24/3/2023, Mỹ đã công bố thêm các biện pháp trừng phạt đối với Miến Ðiện, nhắm vào những cá nhân và thực thể có liên quan đến quân đội Miến Ðiện trong khi Hoa Thịnh Ðốn tìm cách gia tăng áp lực lên tập đoàn quân sự cầm quyền sau cuộc đảo chính năm 2021.
Bộ Tài chánh Hoa Kỳ trong một tuyên bố cho biết họ đã áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với hai cá nhân và sáu thực thể có liên quan đến quân đội Miến Ðiện mà Hoa Thịnh Ðốn cáo buộc, bao gồm các hạn chế nhập cảng, lưu trữ và phân phối nhiên liệu máy bay cho quân đội.
Kể từ các lãnh đạo quân sự lên nắm quyền hồi tháng 2 năm 2021, Miến Ðiện đã rơi vào hỗn loạn, với phong trào kháng chiến chống quân đội bùng nổ trên nhiều mặt trận sau các cuộc đàn áp đẫm máu của quân đội vào các đối thủ.
Bộ Tài chánh Hoa Kỳ cho biết quân đội Miến Ðiện đã tiếp tục có các hành động tàn ác và bạo lực chống lại người dân Miến Ðiện kể từ cuộc đảo chính và cho biết họ ngày càng dựa vào không kích vào các khu vực dân cư và chỉ ra một cuộc không kích vào làng Let Yet Kone ở miền Trung Miến Ðiện đã ảnh hưởng đến một trường học và một cuộc không kích khác ở ở tiểu bang miền bắc Kachin đã khiến 80 người thiệt mạng.
"Chế độ quân sự Miến Ðiện tiếp tục gây đau thương và thống khổ cho chính người dân của họ", ông Brian Nelson, Thứ trưởng Bộ Tài chánh Hoa Kỳ, nói.
"Hoa Kỳ vẫn kiên định trong cam kết đối với người dân Miến Ðiện, và sẽ tiếp tục từ chối cho quân đội Miến Ðiện tiếp cận các trang thiết bị mà họ sử dụng để thực hiện những hành vi tàn ác này".
Bộ Tài chánh Mỹ nhắm vào các nhà cung cấp nhiên liệu hàng Không quân sự Miến Ðiện, áp đặt các lệnh trừng phạt lên Asia Sun Group, Asia Sun Trading và Cargo Link Petroleum Logistics có trụ sở tại Miến Ðiện.
Cũng bị nhắm đến là các cá nhân và thực thể mà Bộ Tài chánh cho biết có liên quan hoặc đã cung cấp thiết bị cho quân đội Miến Ðiện, bao gồm một cộng sự thân cận của nhà lãnh đạo tập đoàn quân sự và các công ty của người này.
CEO của TikTok Bị Giới Lập Pháp Mỹ Truy Vấn Gắt Gao
(Hình: Giám đốc điều hành TikTok Shou Zi Chew điều trần trước Ủy ban Năng lượng và Thương mại Hạ viện Mỹ ngày 23/3/2023.)
-Tại phiên điều trần của Quốc hội hôm 23/3/2023, các nhà Lập pháp Hoa Kỳ cáo buộc TikTok cung cấp nội dung có hại và gây "đau khổ tinh thần" cho người sử dụng trẻ tuổi, chất vấn gay gắt Giám đốc điều hành của ứng dụng do Trung Quốc sở hữu về ảnh hưởng quá mức của công ty đối với thanh thiếu niên.
Dân biểu Cathy McMorris Rodgers, một đảng viên Cộng hòa từ Hoa Thịnh Ðốn, bắt đầu phiên điều trần với Giám đốc điều hành TikTok Shou Zi Chew nói chỉ vài phút sau khi tạo tài khoản trên TikTok, thuật toán của ứng dụng này đã khuyến khích các nội dung tự làm hại bản thân và chứng rối loạn ăn uống cũng như khuyến khích những thử thách "nguy hiểm" có thể khiến cuộc sống của trẻ gặp nguy.
Dân biểu Frank Pallone, một đảng viên Dân chủ từ New Jersey, cho biết nội dung trên TikTok "làm trầm trọng thêm cảm giác căng thẳng cảm xúc" ở trẻ em.
Ông Chew, trong lần đầu tiên xuất hiện trước Quốc hội, khai chứng rằng trong khi "đại đa số" người dùng TikTok trên 18 tuổi, công ty đã đầu tư vào các biện pháp để bảo vệ những người trẻ tuổi sử dụng ứng dụng này.
Phiên điều trần diễn ra vào thời điểm quan trọng đối với TikTok, khi chính quyền ông Biden đang đối mặt với áp lực ngày càng tăng từ giới Lập pháp yêu cầu cấm ứng dụng này vì những lo ngại về an ninh quốc gia. TikTok thuộc sở hữu của ByteDance, một công ty kỹ thuật Trung Quốc.
Các nhà Lập pháp Mỹ chất vấn ông Chew về việc liệu chính phủ Trung Quốc có thể truy cập dữ liệu người dùng của Mỹ hay không cũng như cách mà chính phủ ngăn chặn nội dung có hại rơi vào tay người dùng trẻ tuổi.
Dân biểu Bob Latta, đảng Cộng hòa từ Ohio, chia sẻ câu chuyện về một bé gái 10 tuổi chết ngạt khi thực hiện cái gọi là "thách thức nín thở" từ các video được đăng trên ứng dụng TikTok. Dân biểu Latta nói TikTok không nên được bảo vệ bởi Mục 230 của Đạo luật Truyền thông Đứng đắn 1996, một đạo luật thường trao quyền miễn trừ cho các nền tảng trực tuyến đối với nội dung do người dùng tạo ra.
Ông Chew nói trong phiên điều trần rằng những nội dung như thách thức nguy hiểm đều bị cấm trên TikTok.
Gần đây, TikTok tung ra nhiều chức năng giúp phụ huynh kiểm soát và đầu tháng này cho biết họ đang ở giai đoạn đầu phát triển một tính năng cho phép cha mẹ chặn con cái xem các video có chứa một số từ ngữ hoặc ký hiệu hashtag nhất định.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét