Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Sáu, 3 tháng 3, 2023

ĐIỂM TIN 3/3/2023 - ĐHL


NATO tiến gần hơn đến biên giới Nga Thủ tướng Phần Lan Sanna Marin (phải) gặp Tổng Thư ký NATO Jens Stoltenberg tại Helsinki,Newsweek đưa tin, quốc hội Phần Lan ngày 1/3 thông qua dự luật thúc đẩy quá trình nước này gia nhập NATO với 184 phiếu thuận, 7 phiếu chống, 1 phiếu trắng. Dự luật khẳng định nước này chấp nhận các điều khoản của NATO, liên minh quân sự gồm 30 quốc gia thành viên do Mỹ dẫn dắt. Dự luật được quốc hội thông qua không đồng nghĩa với việc Phần Lan sẽ tự động gia nhập NATO sau khi được hai thành viên cuối cùng của liên minh, gồm Hungary và Thổ Nhĩ Kỳ, chấp thuận. Thay vào đó, Tổng thống Phần Lan Sauli Niinsto có thể đợi tối đa 3 tháng để ký thành luật, chờ Thụy Điển cùng gia nhập.
<!>
Để được kết nạp vào NATO, một nước cần sự đồng ý của toàn bộ 30 thành viên liên minh. Cả Thụy Điển và Phần Lan đều đang chờ sự chấp thuận của Hungary và Thổ Nhĩ Kỳ. Tuy nhiên, Thổ Nhĩ Kỳ đến nay vẫn cản trở Thụy Điển và nói chỉ sẵn sàng phê duyệt cho Phần Lan trở thành thành viên NATO.

Đảng Fidesz của Thủ tướng Hungary Viktor Orban hôm 1/3 cho biết sẽ ủng hộ phê chuẩn Phần Lan, Thụy Điển gia nhập NATO. Tuy nhiên, Thổ Nhĩ Kỳ vẫn cân nhắc và tiếp tục yêu cầu Thụy Điển đưa ra thêm các cam kết chống lại chủ nghĩa khủng bố và lực lượng ly khai người Kurd.

Tổng thống Niinsto hôm 22/2 cho biết: "Nếu Thổ Nhĩ Kỳ, Hungary phê chuẩn, chúng tôi sẽ trở thành thành viên của NATO". Do vậy, không loại trừ khả năng ông sẽ ký thông qua dự luật để Phần Lan gia nhập liên minh trước Thụy Điển.

Nếu Phần Lan trở thành thành viên NATO, đó sẽ là điều khó chấp nhận đối với Nga sau hơn một năm kể từ khi Moscow mở chiến dịch quân sự ở Ukraine với tuyên bố ngăn NATO mở rộng hiện diện gần biên giới.

Hiện tại 5 thành viên NATO giáp biên giới Nga và vùng Kaliningrad. Trong khi đó, Phần Lan có chung đường biên giới kéo dài 1.300km với Nga. Nghĩa là, nếu Phần Lan gia nhập liên minh, đường biên giới của NATO với Nga sẽ tăng hơn hai lần.

Phần Lan nộp đơn xin gia nhập liên minh quân sự do Mỹ dẫn dắt, từ bỏ chính sách không liên minh quân sự kéo dài hàng chục năm qua do những mối lo ngại an ninh sau khi Nga mở chiến dịch quân sự ở Ukraine. Trước phiên bỏ phiếu hôm qua, Phần Lan đã bắt đầu xây dựng hàng rào kéo dài 200km dọc biên giới với Nga. Hàng rào cao hơn 3m và có dây thép gai, được lắp đặt camera an ninh ở những khu vực nhạy cảm.

Hoa Kỳ: Thượng viện bỏ phiếu đồng thuận giải mật thông tin tình báo về vụ rò rỉ phòng thí nghiệm COVID-19 Vũ Hán


Tối thứ Tư (01/03), Thượng viện Hoa Kỳ đã bỏ phiếu đồng thuận để thông qua một dự luật yêu cầu chính phủ Tổng thống Biden giải mật thông tin tình báo liên quan đến nguồn gốc của COVID-19.

Dự luật này, được gọi là Đạo luật Nguồn gốc COVID-19 năm 2023, đặc biệt nhằm điều tra khả năng virus SARS-CoV-2, vốn gây ra dịch bệnh COVID-19, đã rò rỉ từ một phòng thí nghiệm ở Vũ Hán, Trung Quốc.

Hôm thứ Hai (27/02), các Thượng nghị sĩ Đảng Cộng Hòa Mike Braun và Josh Hawley đã giới thiệu lại dự luật này sau khi Bộ Năng lượng (DOE) cung cấp một báo cáo tình báo mật cho Tòa Bạch Ốc và một số thành viên Quốc hội, trong đó kết luận rằng đại dịch COVID-19 rất có thể phát sinh từ một vụ rò rỉ phòng thí nghiệm. Trước đó FBI đã đưa ra một kết luận tương tự.

Khi thông báo về việc thông qua dự luật này trên Twitter và Fox News tối hôm thứ Tư, ông Hawley đã trích dẫn tầm quan trọng của tính minh bạch và trách nhiệm giải trình trong việc để cho công chúng hiểu rõ nguồn gốc của đại dịch này.

“Tối nay, Thượng viện ĐỒNG THUẬN thông qua dự luật của tôi để giải mật tất cả thông tin tình báo mà chính phủ có về nguồn gốc #covid. Hãy để mọi người chứng kiến sự thật!” ông Hawley đã viết trên Twitter.

Trong các bình luận khác trên hãng thông tấn Fox News, ông Hawley cho biết rằng dự luật này cần được thông qua tại Hạ viện, “thì sau đó chúng tôi mới có thể hoàn thành công việc này.”

Dự luật trên sẽ yêu cầu Giám đốc Tình báo Quốc gia Avril Haines giải mật thông tin mà chính phủ Hoa Kỳ sở hữu về nguồn gốc có khả năng nhất của COVID-19.

“Nghe này, người dân Mỹ — đã qua rồi — chúng ta hãy cho họ thấy những gì chính phủ đang nắm giữ. Hãy để mọi người tự chứng kiến. Hãy để mọi người đọc được những điều đó,” ông nói với Fox News sau cuộc bỏ phiếu.
‘Những người hoài nghi được minh oan’

Hôm thứ Hai, ông Hawley đã bày tỏ những lo ngại về sự thiếu minh bạch xung quanh nguồn gốc của đại dịch này, nói rằng trong “gần ba năm qua,” những người đặt nghi vấn về giả thuyết rò rỉ phòng thí nghiệm Vũ Hán đều đã “bị bịt miệng và bị xem là một người theo thuyết âm mưu.”

Tuy nhiên, báo cáo của DOE ủng hộ các giả thuyết sai lầm rằng virus đó xuất phát từ Viện Virus học Vũ Hán, vốn nằm gần một khu chợ ẩm ướt thường được xem là điểm khởi đầu của đại dịch.

Giờ đây, những người hoài nghi thận trọng này đã được minh oan,” ông Hawley nói trong một tuyên bố. “Chính phủ ông Biden phải ngay lập tức giải mật tất cả các báo cáo tình báo liên quan đến nguồn gốc của COVID-19 và Viện Virus học Vũ Hán. Người dân Mỹ xứng đáng được biết sự thật này.”

Ông Braun cũng chỉ trích lập trường của chính phủ ông Biden về giả thuyết rò rỉ phòng thí nghiệm này.

Ông Braun cho biết trong một tuyên bố: “Chính phủ ông Biden ngay từ đầu đã gọi thuyết rò rỉ phòng thí nghiệm là một thuyết âm mưu, và chỉ bắt đầu công khai thừa nhận rằng họ đã sai khi có quá nhiều bằng chứng.”

Ông Braun nói rằng chính phủ ông Biden đã giữ bí mật thông tin về nguồn gốc của COVID-19 mặc dù một phiên bản trước đó của dự luật này đã được Thượng viện đồng thuận thông qua vào năm 2021.

“Người dân Mỹ xứng đáng có được sự minh bạch, không bị kiểm duyệt bởi chính phủ hay sự quay cuồng của giới truyền thông. Bây giờ đã đến lúc giải mật mọi thứ mà chúng ta biết về nguồn gốc của COVID và Viện Virus học Vũ Hán,” ông nói.
FBI xác nhận quan điểm về giả thuyết rò rỉ phòng thí nghiệm

Hôm thứ Ba (28/02), Giám đốc FBI Christopher Wray đã xác nhận rằng cơ quan này đánh giá đại dịch COVID-19 có thể đã bắt nguồn từ một sự trục trặc trong phòng thí nghiệm ở Vũ Hán, Trung Quốc.

Trong một cuộc phỏng vấn vào cuối hôm thứ Ba, ông Wray nói với người dẫn chương trình Fox News Bret Baier rằng: “Từ khá lâu rồi FBI đã đánh giá rằng nguồn gốc của đại dịch rất có thể là một sự trục trặc tiềm ẩn trong phòng thí nghiệm ở Vũ Hán.”

“Ở đây quý vị đang nói về một sự rò rỉ tiềm ẩn từ một phòng thí nghiệm do chính quyền Trung Quốc kiểm soát đã sát hại hàng triệu người Mỹ,” ông nói thêm.

Tuy nhiên, ông nói rằng nhiều chi tiết xung quanh nguồn gốc của đại dịch vẫn được giữ bí mật.

Ông Wray còn cho biết chế độ cộng sản cầm quyền của Trung Quốc đã can thiệp vào các nỗ lực của Hoa Kỳ và quốc tế nhằm điều tra nguồn gốc của đại dịch này.

“Đối với tôi, dường như chính quyền Trung Quốc đã và đang làm hết sức để cố gắng cản trở và làm xáo trộn công việc ở đây — công việc mà chúng tôi đang thực hiện, công việc mà chính phủ Hoa Kỳ và các đối tác ngoại quốc thân hữu của chúng ta đang thực hiện,” ông nói. “Và điều đó thật không may cho tất cả mọi người.”

Theo một báo cáo từ Văn phòng Giám đốc Tình báo Quốc gia, cộng đồng tình báo (IC) đang bị chia rẽ về nguồn gốc có khả năng nhất của COVID-19. Tuy nhiên, tất cả đều đồng ý về hai tình huống hợp lý nhất: tiếp xúc tự nhiên với một động vật bị nhiễm bệnh hoặc một sự trục trặc liên quan đến phòng thí nghiệm.

Báo cáo này nêu rõ rằng bốn yếu tố của IC và Hội đồng Tình báo Quốc gia đánh giá với “độ tin cậy thấp” rằng ca nhiễm SARS-CoV-2 ban đầu rất có thể là do tiếp xúc tự nhiên với một động vật bị nhiễm virus này hoặc một loại virus tiền thân gần gũi.

Một yếu tố IC đánh giá với độ tin cậy vừa phải rằng ca lây nhiễm đầu tiên ở người rất có thể là do một sự trục trặc liên quan đến phòng thí nghiệm.

Trong khi đó, các nhà phân tích về ba yếu tố của IC muốn có thêm thông tin trước khi họ đưa ra đánh giá của mình, trong đó một số nghiêng về một nguồn gốc tự nhiên, số khác nghiêng về một nguồn gốc từ phòng thí nghiệm, và một số ủng hộ cả hai giả thuyết này.

Chính quyền Trung Quốc từ lâu đã bác bỏ khả năng về một vụ rò rỉ phòng thí nghiệm, nói rằng nguồn gốc của virus này “không nên bị chính trị hóa.” Những nỗ lực mới đây của họ để ngăn chặn giả thuyết này bao gồm việc cảnh báo ông Elon Musk, chủ sở hữu tỷ phú của Twitter, Tesla, và SpaceX, không được chia sẻ bài báo về vụ rò rỉ phòng thí nghiệm.

‘Khai tử’ 21 hiệp ước, Nga chính thức tách khỏi châu Âu


Gần đây, căng thẳng trong cuộc chiến Nga – Ukraina ngày càng gia tăng. Vào ngày 28 tháng 2, tổng thống Nga Putin đã ký luật tuyên bố chấm dứt 21 hiệp ước quốc tế quan trọng giữa Nga và Hội đồng Châu Âu. Một số nhà bình luận cho rằng đây là biểu hiện của sự chia rẽ chính thức giữa Nga với Châu Âu và Hoa Kỳ, khi cuộc xâm lược Ukraina tiếp diễn và sự rạn nứt giữa Nga với Châu Âu, Hoa Kỳ tiếp tục khoét sâu, nguy cơ chiến tranh cũng ngày càng lớn hơn.

Về việc ký đạo luật chấm dứt 21 điều ước quốc tế giữa Nga và Ủy ban châu Âu, ông Putin cho biết, lí do là vì tư cách thành viên của Nga trong Ủy ban châu Âu đã bị đình chỉ. Các hiệp ước này bao gồm: Hiến chương của Hội đồng Châu Âu được thông qua vào tháng 5 năm 1949, Hiến chương Xã hội Châu Âu sửa đổi vào tháng 5 năm 1996, một số nghị định thư của Công ước Bảo vệ Nhân quyền và các Quyền Tự do Cơ bản, Công ước châu Âu về trấn áp khủng bố, v.v.

Vào ngày 25 tháng 2 năm 2022, Hội đồng Bộ trưởng Châu Âu đã thông qua quyết định đình chỉ đại diện của Nga trong các cơ quan theo luật định của Hội đồng Châu Âu. Vào ngày 16 tháng 3, Ủy ban đã quyết định chấm dứt tư cách thành viên của Nga trong Ủy ban châu Âu, và quyết định này có hiệu lực ngay lập tức. Dựa trên cơ sở này, phía Nga cho rằng bắt đầu từ ngày 16 tháng 3 năm 2022, Hiến chương của Ủy ban châu Âu và 20 hiệp ước pháp lý khác mà Nga và Ủy ban châu Âu ký kết đã hết hiệu lực đối với Nga.

Trước động thái của ông Putin, tiến sĩ Tạ Điền (Xie Tian) tại Trường Kinh doanh Aiken thuộc Đại học Nam Carolina, Hoa Kỳ, đã phân tích rằng, Ủy ban Châu Âu đã dừng mọi hoạt động và địa vị của Nga trong đó. Điều đó có nghĩa là các hiệp ước đã ký giữa Nga và Ủy ban châu Âu về cơ bản là không thể thực hiện được, vì vậy nó thực sự sắp bị chấm dứt.

Tiến sĩ Tạ cho rằng vấn đề này thực sự nghiêm trọng. Ông nói: “Các quy định về an toàn xã hội, kinh tế và môi trường liên quan đến Ủy ban châu Âu này đều có tác dụng hạn chế đối với các nước châu Âu. Hiện tại Ủy ban châu Âu đã ngăn chặn Nga trước, sau đó ông Putin tuyên bố rút lui. Các hiệp ước không có tính ràng buộc với Nga. Nga không cần phải tuân theo các điều khoản trong các thỏa thuận đó của Ủy ban châu Âu. Châu Âu và ông Putin hiện nay về cơ bản đã hoàn toàn tách biệt, và điều này rất bất lợi cho cộng đồng quốc tế.”

Tiến sĩ Tạ Điền nói thêm rằng: “Một trong những quốc gia châu Âu không còn hợp tác với các quốc gia khác, đó là biểu hiện của sự tách rời chính thức. Tất cả đều liên quan đến cuộc xâm lược Ukraina. Khi cuộc chiến này tiếp diễn, sự rạn nứt giữa châu Âu, Hoa Kỳ với Nga ngày càng lớn, do đó nguy cơ chiến tranh ngày càng lớn.”

Vào chiều ngày ông Putin tuyên bố chấm dứt 21 hiệp ước quốc tế với Châu Âu, Nga đã chính thức thông báo rằng một chiếc máy bay không người lái đã bị rơi ở làng Gubastovo, cách Matxcova chưa đầy 100 km.

Theo truyền thông Nga, chiếc máy bay không người lái được tìm thấy là một chiếc UJ-22 do Ukraina sản xuất, và áp sát thủ đô của Nga. Điều này có nghĩa là máy bay không người lái có khả năng cất cánh từ biên giới Ukraina và bay ít nhất gần 500km vào nội địa Nga mà không bị các hệ thống phòng không của Nga phát hiện.

Ngoài ra, thống đốc vùng Bryansk phía tây nước Nga giáp biên giới với Ukraina, ông Aleksandr Bogomaz, cũng cho biết quân đội Nga đã bắn hạ 2 máy bay không người lái của Ukraina bay qua khu vực này vào sáng sớm. Bên cạnh đó, vào tối ngày 27/2, ba máy bay không người lái cũng đột nhập vào Belgorod.

Để đối phó với sự cố máy bay không người lái, tại cuộc họp của Cơ quan An ninh Liên bang vào ngày 28/2, ông Putin yêu cầu tăng cường kiểm soát an ninh khu vực biên giới giữa Nga và Ukraina.

Một số nhà phân tích chỉ ra rằng, những dấu hiệu này cho thấy, vụ tai nạn máy bay không người lái gần Matxcova và các sự cố máy bay không người lái khác gần đây có thể là khởi đầu cho cuộc tấn công mở rộng của Ukraina nhằm vào các mục tiêu ở Nga.

Nhà bình luận trên truyền hình nhà nước Nga, ông Dmitry Medvedev, cảnh báo rằng các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái có thể là điềm báo trước cho các cuộc tấn công lớn hơn trên đất Nga, và Ukraina có thể tiến hành một cuộc phản công.

Putin gặp vấn đề lớn : Nga hầu như không thể chế tạo xe tăng để chiến đấu ở Ukraina


Trong thời chiến, bất kỳ quân đội nào cũng không thể nhanh chóng bổ sung tổn thất. Tuy nhiên, trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Liên Xô đã có thể sản xuất khoảng 1.000 xe tăng hàng tháng – trong đó nhiều chiếc được xuất xưởng ngay lập tức và đi vào hoạt động. Nhưng trong cuộc chiến ở Ukraine, thiệt hại của Nga vượt quá sản lượng gấp 10 lần.

Tờ The Economist tuần này đưa tin rằng:

Nền tảng tình báo nguồn mở Oryx đã đặt con số thấp hơn một chút nhưng vẫn báo cáo rằng Nga đang mất khoảng 150 xe tăng hàng tháng. Điện Kremlin có thể sản xuất tốt nhất khoảng 20 xe tăng chiến đấu chủ lực (MBT) tại nhà máy duy nhất của mình, trong khi họ đã thiệt hại hàng nghìn chiếc trong các cuộc giao tranh.

Theo ước tính gần đây của Bộ Quốc phòng Ukraine, Nga đã mất gần 3.400 chiếc MBT cùng với hơn 6.600 phương tiện chiến đấu bọc thép.

Các lực lượng Nga rõ ràng đã không rút ra bài học từ những sai lầm trong quá khứ trên chiến trường, và kết quả là tổn thất tiếp tục gia tăng. Điều này bao gồm việc các xe chở dầu tụ tập trên những con đường hẹp và lái xe băng qua những bãi đất trống không được bảo vệ bởi bộ binh hỗ trợ.

Bộ Quốc phòng Ukraine thậm chí còn tuyên bố rằng chỉ trong một ngày, một binh sĩ Ukraine duy nhất đã sử dụng FGM-148 Javelin do Mỹ sản xuất để tiêu diệt 5 xe tăng Nga trong một trận chiến. Đoạn phim được chia sẻ trên mạng xã hội cho thấy cảnh xe tăng Nga bị phá hủy.

Nhà máy UralVagonZavod không thể theo kịp

Nga là nơi có nhà máy sản xuất MBT lớn nhất thế giới.

UralVagonZavod – nằm ở Nizhny Tagil – cũng là một trong những tổ hợp khoa học và công nghiệp lớn nhất của Nga.

Tạp chí Fortune ước tính rằng cơ sở này sử dụng khoảng 30.000 công nhân – nhưng nó vẫn đang gặp khó khăn trong việc sản xuất chỉ hơn chục chiếc xe tăng.

Nó được thành lập vào đầu những năm 1930 để sản xuất toa xe lửa chở hàng, và trong Thế chiến thứ hai bắt đầu sản xuất xe tăng – chủ yếu là T-34.

Vì những phục vụ trong chiến tranh, UralVagonZavod đã nhận được một số giải thưởng danh dự từ năm 1941–1945, bao gồm Huân chương Lao động Cờ đỏ (1942), Huân chương Cờ đỏ (1943), Huân chương Lênin (1944), Huân chương Yêu nước Chiến tranh (1945).

Mặc dù hiện tại nó sản xuất các loại máy móc khác, nhưng đây là trung tâm sản xuất xe tăng chính cho quân đội Nga. Nó là một trong những phức hợp khoa học và công nghiệp lớn nhất tại Nga và là nhà sản xuất xe tăng lớn nhất thế giới. Vậy mà vẫn không đáp ứng được nhu cầu.

Một yếu tố là những chiếc MBT ngày nay phức tạp hơn nhiều so với những chiếc được sử dụng trong Thế chiến thứ hai, và do đó, việc sản xuất phức tạp hơn.

Một yếu tố khác là sự thiếu hụt các thành phần quan trọng, đặc biệt là chất bán dẫn, trong khi cơ sở của UralVagonZavod cũng không được hiện đại hóa đúng cách do một số vấn đề bao gồm quản lý tài chính yếu kém và nợ nần.

Tất cả những điều này đã dẫn đến việc Điện Kremlin ngày càng phụ thuộc vào việc khôi phục những chiếc xe tăng cũ hơn, theo Business Insider đưa tin. Ngay cả điều đó cũng không giải quyết được tình trạng thiếu xe thiết giáp vì chỉ có vài chục mẫu cũ hơn có thể được tân trang lại hàng tháng.

Ukraine cũng đang gặp khó khăn

Tin tốt cho Moscow là Ukraine cũng phải vật lộn để sản xuất bất kỳ loại xe tăng mới nào, vì nhà máy sản xuất xe tăng duy nhất của nước này đã bị phá hủy khi bắt đầu chiến tranh.

Tuy nhiên, trong những tuần và tháng tới, MBT của phương Tây bao gồm Leopard 2 do Đức sản xuất và Challenger 2 của Anh có thể bắt đầu đến Ukraine, trong khi Mỹ đã cam kết gửi ít nhất 31 chiếc M1 Abrams mới.

Mặc dù có thể mất một thời gian để những chiếc xe tăng phương Tây đó đến được tiền tuyến, nhưng chúng có thể đến rất sớm trước khi Nga có thể bổ sung kho dự trữ của mình.

‘Các nhà cung cấp của Apple rời Trung Quốc nhanh hơn dự kiến’


Tập đoàn linh kiện âm thanh GoerTek, nhà sản xuất AirPods cho Apple, cho biết các nhà cung cấp của Apple đang chuyển dây chuyền sản xuất ra khỏi thị trường Trung Quốc nhanh hơn dự kiến.

Phó Chủ tịch Tập đoàn GoerTek, ông Kazuyoshi Yoshinaga nói với tờ Bloomberg rằng, khách hàng đã hỏi ông câu hỏi tương tự kể từ tháng trước: “Khi nào công ty bạn có thể chuyển đi?”

Liên quan đến việc rời khỏi Trung Quốc, ông Yoshinaga cho biết các khách hàng cũng đã yêu cầu GoerTek chuyển hoạt động sản xuất sang Ấn Độ. Ông tiết lộ: “Hầu như tháng nào chúng tôi cũng nhận được yêu cầu từ khách hàng. ‘Bạn có kế hoạch mở rộng sang Ấn Độ không?’”

Tập đoàn GoerTek đang sản xuất AirPods thông thường của Apple sau khi mất hợp đồng sản xuất AirPod Pro. Nhà sản xuất đang tập trung xây dựng cơ sở sản xuất tại miền Bắc Việt Nam. Dự kiến sẽ bắt đầu sản xuất tai nghe thực tế ảo ở nước này vào năm 2024.

Ông Yoshinaga sẽ giám sát hoạt động tại trụ sở chính của công ty ở Hà Nội, với hy vọng Việt Nam sẽ chiếm hơn một nửa doanh số bán hàng toàn cầu của GoerTek trong ba năm, tăng từ con số 1 phần 3 ở thời điểm hiện tại.

Tập đoàn Apple đã rất kín tiếng về sự phụ thuộc vào Trung Quốc, và tránh trả lời câu hỏi về việc liệu họ có tìm cách giảm đầu tư tại thị trường này hay không.

Bên cạnh nỗi đau do kỷ nguyên chính sách ‘Zero COVID’ của Bắc Kinh để lại, ngành công nghiệp điện tử thế giới đã xem xét cẩn thận sự phụ thuộc của mình vào Trung Quốc, khi căng thẳng giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc không có dấu hiệu hạ nhiệt.

Bộ Thương mại Hoa Kỳ vào ngày 28 tháng 2 đã thông báo rằng, các nhà sản xuất chip nhận tài trợ của Hoa Kỳ bị cấm mở rộng công suất tại quốc gia châu Á này. Cùng ngày, Dân biểu Mike Gallagher nói rằng Quốc hội sẽ xem xét kỹ lưỡng hoạt động của các công ty Hoa Kỳ tại Trung Quốc, và có khả năng tiến hành các phiên điều trần với họ.

Tờ Bloomberg đề xuất rằng, 9 trong số 10 nhà cung cấp hàng đầu của Apple có khả năng sẽ lên kế hoạch chuyển giao quy mô lớn sang các quốc gia khác như Ấn Độ. Nhưng nó sẽ không phải một quá trình nhanh chóng. Tờ báo dự kiến 8 năm nữa, Apple mới chuyển được 10% công suất ra khỏi Trung Quốc.

Phó chủ tịch GoerTek Yoshinaga tin rằng 90% các công ty công nghệ Trung Quốc cũng đang cân nhắc điều tương tự.

Những rủi ro tiềm ẩn khi robot ‘bắt tay’ với trí tuệ nhân tạo


Theo các báo cáo tổng hợp từ các phương tiện truyền thông quốc tế, với sự phát triển nhanh chóng của trí tuệ nhân tạo (AI ), ChatGPT do OpenAI phát triển gần đây đang rất phổ biến và được coi là công cụ ứng dụng trí tuệ nhân tạo mang tính đột phá nhất. Tuy nhiên, nó cũng làm dấy lên những cuộc thảo luận sôi nổi về ưu và nhược điểm của trí tuệ nhân tạo và sức ảnh hưởng robot đối với con người.

Phóng viên tờ Vision Times đã phỏng vấn Tiến sĩ Tạ Điền, Giáo sư Trường Kinh doanh Aiken tại Đại học Nam Carolina.

Con người mất kiểm soát đối với robot?

Theo báo cáo, các hệ thống AI có thể hiện thực hóa sự hợp tác giữa người và máy móc, thay đổi cơ bản bản chất công việc và thay đổi hoàn toàn cách vận hành của doanh nghiệp và quản lý nhân viên. Có thông tin cho rằng một số công ty đã thay thế các nhà quản lý bằng “robot” chịu trách nhiệm sắp xếp công việc hàng ngày của nhân viên. Hiện nay, trí tuệ nhân tạo và công nghệ tự động hóa đã trở thành phương tiện quan trọng giúp nhiều doanh nghiệp nâng cao hiệu quả hoạt động.

Giáo sư Tạ Điền nói: “Đây là một xu hướng thực sự đáng sợ. Tôi nghĩ nó đã bắt đầu thu hút sự chú ý của nhiều người. Nếu robot và trí tuệ nhân tạo kết hợp với nhau, tôi nghĩ nó sẽ đưa nhân loại vào ngày tận thế. Ví dụ như quân đội Mỹ đã và đang thử để phát triển robot chiến tranh. Tôi đã xem một video, nói rằng robot chiến tranh này cao hơn và khỏe hơn binh lính bình thường. Nó không cần ăn ngủ mà chỉ cần sạc pin và thay bình ắc-quy. Sau khi sạc pin, nó có thể chạy nhanh hơn con người. Nó cũng có thể mang rất nhiều vũ khí và đạn dược, rất mạnh mẽ và đáng sợ. Nếu họ để nó giết người, nó có thể giết người không ngừng nghỉ.

Giáo sư Tạ Điền nói tiếp, tôi đã xem báo cáo này. Quân đội Hoa Kỳ sau đó phát hiện ra rằng robot chiến tranh này sẽ rất nguy hiểm, mặc dù robot được trang bị thiết bị nhận dạng ai là quân ta, ai là quân địch. Nhưng họ vẫn không có cách nào để kiểm soát hoàn toàn và bảo đảm rằng robot sẽ không quay họng súng theo hướng ngược lại, hoặc nếu có bất kỳ vấn đề gì với chương trình hoặc phần mềm nào đó, nó có thể coi người của phe mình là kẻ địch, sau đó nó sẽ giết chính người của mình. Nó sẽ giết người dân của mình một cách mất kiểm soát. Do đó, quân đội Mỹ đã chấm dứt việc nghiên cứu và phát triển thứ này.

Giáo sư Tạ Điền nhận định: “Tôi tin rằng loại robot chiến tranh này có thể quay trở lại (để giết người của mình). Trên thực tế, trong Chiến tranh Nga-Ukraina, chúng ta cũng đã thấy nhiều robot như thế này hoặc những cỗ máy tương tự do con người vận hành để giết người. Bây giờ có rất nhiều máy bay không người lái, xe bọc thép không người lái, xe tăng không người lái, thậm chí cả tàu ngầm không người lái, đã thực sự được sử dụng trong chiến tranh. Đây đúng là những cỗ máy sát nhân. Do đó, robot và trí tuệ nhân tạo được phân tích đi đôi với nhau. Trong tương lai, robot có thể tự nhân bản nó bằng trí tuệ nhân tạo. Đến lúc đó, nó không cần con người nữa.

Ứng dụng ChatGPT có những tác động tiêu cực

Theo báo cáo, ứng dụng ChatGPT do OpenAI phát triển gần đây đã trở nên phổ biến trên toàn thế giới sau khi ra mắt vào tháng 11 năm 2022. Chỉ trong vài tháng, nhu cầu về ứng dụng đã tăng lên nhanh chóng.

Theo ước tính sơ bộ của data.ai, tính đến đầu tháng 2, nó đã xếp thứ mười trong số tất cả các ứng dụng iPhone miễn phí trên App Store ở Hoa Kỳ, chỉ đứng sau Gmail. Được biết, ChatGPT có thể thay thế con người trả lời các câu hỏi khác nhau tùy theo nhu cầu của người dùng, đồng thời có thể tự tạo văn bản và chỉnh sửa các bài báo chuyên nghiệp, được gọi là ứng dụng thần kỳ.

Ông Tạ Điền nói: “Ủy ban giáo sư đại học của chúng tôi gần đây đã tổ chức một cuộc họp và mọi người đều nói về vấn đề ChatGPT. Nó cho phép sinh viên của chúng tôi ‘viết’ luận văn theo yêu cầu của luận án, nhưng sinh viên này hoàn toàn không học tập, anh ấy chỉ cần nhập một vài từ khóa vào chương trình ChatGPT, nhập yêu cầu của anh ấy, thì liền có một bài luận văn rồi. Đôi khi giáo sư không thể biết đó là đạo văn hay không. Bạn không có cách nào để kiểm tra những gì mà Trí tuệ nhân tạo đã viết, đó là tương đương với việc phá vỡ toàn bộ nền giáo dục đại học ở Hoa Kỳ.

Một đồng nghiệp khác của tôi, là một giáo sư điều dưỡng, nói rằng có một con robot có thể tạo ra bằng tốt nghiệp điều dưỡng giả. Sau đó, với bằng tốt nghiệp điều dưỡng này, cộng thêm yếu tố quản lý bằng robot, thì người này có thể vượt qua kỳ thi kiểm tra trình độ y tá và trở thành một y tá “thực thụ”, nhưng người này chưa thực sự học những kiến thức và kỹ năng liên quan đến chăm sóc y tế. Họ dùng giấy phép điều dưỡng và hưởng mức lương cao như một y tá. Bạn thử nghĩ xem, điều đó có tác hại như thế nào đối với bệnh nhân?

Giáo sư Tạ ĐIền chỉ ra rằng: Và chúng ta đã được chứng kiến một câu chuyện khác, đó là ứng dụng của những con robot này trong sản xuất, vận chuyển và giao hàng tự động hóa. Khi robot đang giao hàng, nó đã phạm sai lầm và làm một người bị thương.

Ông Tạ Điền kết luận: “Tôi nghĩ rằng đây thực sự là một thảm họa của con người, đặc biệt là sau khi có thêm AI, sự phát triển của robot thực sự rất nguy hiểm. “

Không có nhận xét nào: