Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Bảy, 3 tháng 12, 2022

Uống quá nhiều cà phê sẽ làm tổn thương thận - BaoMai


Cà phê là đồ uống được nhiều người yêu thích, ngoài việc làm tỉnh táo, cà phê còn chứa rất nhiều chất chống oxy hóa có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, một số người vẫn quen uống cà phê như uống nước hàng ngày, một ngày uống nhiều cốc lớn. Không phải ai cũng biết, nếu lượng caffeine trong cà phê được hấp thụ quá nhiều, sẽ có hại cho cơ thể. Và một số người có thể chất đặc định, không thích hợp với cà phê.
Quá nhiều cà phê có thể làm hỏng thận và gây mệt mỏi
<!>

“Thưa bác sĩ, tôi thường uống đến ba cốc lớn cà phê Mỹ mỗi ngày. Đã hai – ba năm nay rồi”, một bệnh nhân mệt mỏi mãn tính lâu năm cho Sái Nhân Dư, phó chủ nhiệm Phòng khám Trung y Kỷ Tử biết.

Sau khi xem mạch, Bác sĩ Sái nhận thấy thận khí của bệnh nhân rất yếu. Mặc dù mỗi ngày ngủ hơn 8 tiếng, có chất lượng giấc ngủ tốt, cũng không mắc bệnh gì đặc biệt, tuy nhiên do uống cà phê trong thời gian dài, nên không thấy tỉnh táo, mà ngược lại càng uống càng mệt mỏi.


Tại sao uống cà phê lại có thể làm tỉnh táo? Bác sĩ Sái chỉ ra rằng, bản thân caffeine không cung cấp thêm năng lượng cho cơ thể, mà ngược lại thông qua việc hấp thụ năng lượng của chính cơ thể để đạt được tác dụng làm tỉnh não bộ và tăng cường hoạt lực. Cô giải thích rằng, caffeine trước tiên sẽ lấy năng lượng của lá lách, dạ dày, tim và phổi, gây ra triệu chứng như tim đập nhanh khi uống cà phê. Khi năng lượng của tim, phổi, lá lách, và dạ dày không đủ, sẽ bắt đầu hấp thụ năng lượng dự phòng từ thận – Thận tinh.

Năng lượng dự phòng để chỉ năng lượng dự trữ mà cơ thể chỉ sử dụng khi bị bệnh mãn tính, bệnh nặng hoặc khi cơ thể hư nhược. Một khi Thận tinh cũng trở thành “cỗ máy rút năng lượng” thì sẽ gây ra hội chứng mệt mỏi tuyến thượng thận (adrenal fatigue – AF), gây ra các triệu chứng như: ngủ thế nào cũng mệt mỏi, trầm cảm, suy nhược, đau nhức cơ bắp, toàn thân vô lực, mất cân bằng đường tiêu hóa.

Bác sĩ Sái nói: “Thận tinh là nền tảng của sinh mệnh chúng ta. Một khi Thận tinh bị thiếu hụt, tình huống sẽ như ngọn nến trước gió”. Cần một thời gian dài để nghỉ ngơi và điều dưỡng, Thận tinh mới có thể dần hồi phục. Cô nhấn mạnh, lúc này cần tránh tiếp tục uống cà phê để tiêu hao năng lượng cơ thể.
Hấp thụ quá nhiều caffeine còn dẫn đến nhiều tác dụng phụ


Trước đây, giới y học cũng đã tiến hành nhiều nghiên cứu, khẳng định rằng việc hấp thụ quá nhiều caffeine có thể gây hại cho cơ thể.

Một nghiên cứu về tác dụng kích thích tâm lý của caffeine trên tạp chí khoa học Journal of Neurochemistry nhiều năm trước, đã chỉ ra rằng, caffeine có thể ngăn chặn tác động của adenosine (một chất hóa học trong não khiến bạn cảm thấy mệt mỏi), đồng thời làm tăng tiết adrenaline. Đóng một vai trò đặc biệt quan trọng trong Phản ứng “chống trả hay bỏ chạy” (Fight-or-Flight the Response). Nhưng liều cao hơn của caffeine có thể gây lo lắng và thần kinh căng thẳng.

Một nghiên cứu lớn được công bố trên Tạp chí Tiết niệu vào năm 2012 đã điều tra 65.176 phụ nữ trong độ tuổi từ 37 đến 79, để tìm hiểu mối liên hệ giữa lượng caffeine hấp thụ với chứng tiểu không tự chủ của họ. Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những phụ nữ hấp thụ hơn 450 mg caffeine mỗi ngày có nguy cơ tiểu không kiểm soát tăng 25% so với những người hấp thụ ít hơn 150 mg caffeine mỗi ngày.


Caffeine kích thích thần kinh giao cảm, làm tăng huyết áp, đồng thời làm tăng cường sức co bóp của cơ tim, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Caffeine cũng có thể kích thích nhu động ruột. Uống vừa phải sẽ giúp nhuận tràng, nhưng uống quá nhiều hoặc thậm chí một lượng lớn cà phê đá, cũng dễ gây tiêu chảy.

Ngoài ra, quá nhiều caffeine còn có thể gây ra các tác dụng phụ như mất ngủ, mộng mị, loét dạ dày, đau dạ dày, tăng tiết dịch vị, co cứng cơ, đau đầu, v.v.

4 loại người không nên uống nhiều cà phê, một tách nhỏ rang nhẹ sẽ tốt hơn

Những người có 4 loại thể chất hoặc thể trạng sau không thích hợp để uống quá nhiều cà phê:

· Thể chất táo nhiệt: thường thấy khô miệng, đại tiện táo, tính khí dễ nổi cáu, v.v.
· Thể chất thấp nhiệt: đại tiện thường dính nhớt, nước tiểu ngắn sắc đỏ, mặt đỏ sưng và nổi mụn.
· Thể chất âm hư: dễ có các triệu chứng như triều nhiệt, đổ mồ hôi trộm, lòng bàn tay bàn chân nóng.
· Bị hội chứng mệt mỏi mãn tính.


Bác sĩ Sái chỉ ra rằng, hầu hết các nhà Trung y đều phân loại cà phê có tính chất “ôn táo”, do đó, người có thể chất táo nhiệt uống quá nhiều cà phê chẳng khác nào đổ thêm dầu vào lửa, càng uống càng thấy táo nhiệt. Những người có thể chất âm hư nếu uống quá nhiều sẽ làm tiêu hao phần âm và làm trầm trọng thêm tình trạng âm hư hỏa vượng.

Đối với những người không thích hợp uống quá nhiều caffeine, không phải là họ hoàn toàn không uống được, chỉ là cần chú ý đến số lượng và chất lượng uống. Bác sĩ Sái đưa ra 4 gợi ý:

· Chọn cà phê rang nhẹ
· Rút ngắn thời gian chiết xuất

· Đừng uống mỗi ngày, cứ hai hoặc ba ngày hãy uống một cốc, và giới hạn lượng caffeine ở mức 50-100 mg, khoảng một cốc “cà phê Mỹ nhỏ” hoặc “một cốc cà phê Latte”.

· Ăn ít đồ ăn có tính nóng, chẳng hạn như đồ nướng, đồ chiên, đồ cay, bánh quy, v.v.


Hàm lượng caffeine càng cao thì tính chất cà phê càng nóng. Cả cà phê rang đậm và cà phê có thời gian chiết xuất lâu, đều có nhiều caffeine.

Từ khía cạnh sức khỏe, Trương Kim Kiên, Giáo sư danh dự về ngoại khoa tại Đại học Y khoa Quốc gia Đài Loan và Chủ tịch Quỹ Ung thư Vú, cũng tin rằng cà phê rang nhẹ sẽ tốt hơn, vì axit chlorogenic chống oxy hóa trong hạt cà phê sẽ giảm theo nhiệt độ rang.

Nhưng giảm lượng caffeine hấp thụ là một thách thức. Phòng khám Mayo, Hoa Kỳ chỉ ra rằng việc giảm lượng caffeine đột ngột có thể gây ra các triệu chứng cai nghiện như đau đầu, mệt mỏi, cáu gắt và khó tập trung vào công việc. Chỉ là những triệu chứng này thường nhẹ và sẽ thuyên giảm sau vài ngày.


Đối với những người uống cà phê rất nặng, trước tiên nên giảm lượng caffeine từ từ. Vào những ngày không uống cà phê, bạn có thể uống trà lúa mạch để giảm phù nề và cholesterol; hoặc các đồ uống khác có hương vị cà phê.

Nếu xuất hiện đau đầu và các triệu chứng cai nghiện tương tự khác, Bác sĩ Sái, đề nghị tốt nhất trước tiên hãy tìm hiểu nguyên nhân và điều trị trước. Bởi vì đau đầu của một số bệnh nhân không phải thực sự là triệu chứng cai nghiện, mà là trong cơ thể có bệnh, thúc đẩy việc uống cà phê mỗi ngày để giảm đau. Vì vậy, trong khi giảm caffeine, thực sự giải quyết vấn đề đau đầu là cần thiết.

Cuối cùng, nếu bạn có bất kỳ tình huống nào trong số này. Dù khó chịu đến đâu, bạn cũng phải ngừng uống cà phê:

· Các bệnh về tim, giai đoạn cấp tính của bệnh tim mạch như nhồi máu cơ tim;
· Kiểm soát tăng huyết áp kém;
· Bệnh đường tiêu hóa, chẳng hạn như tăng tiết dịch vị, loét dạ dày, viêm túi mật;
· Triều nhiệt do mãn kinh, đổ mồ hôi trộm, chất lượng giấc ngủ kém;
· Dị ứng da, chẳng hạn như các đợt viêm da dị ứng nghiêm trọng.

Tô Quán Mễ _ Lâm Mộc


Không có nhận xét nào: