Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Sáu, 30 tháng 12, 2022

Mưa lạnh tàn canh - Trần Ngọc Nhạc

      (Ca sĩ Hoàng Thục Linh)
Trước thềm năm mới, xin nói chuyện một chút về chữ « canh » trong tựa đề trên đây. Mưa lạnh tàn canh là tựa đề cùa một ca khúc, sáng tác bởi nhạc sĩ Vũ Thanh hiện đang cư trú tại Florida. Ông sinh năm 1956 tại, đến Mỹ lập nghiệp vào năm 19 tuổi, tức là sau năm 1975. Có một nhạc sĩ khác là Vũ Thành (1926-1987). Tên gọi của hai nhạc sĩ này chỉ khác nhau là có dấu huyền trên chữ a. Vũ Thành là cựu trưởng phòng văn nghệ của Đài phát thanh quân đội VNCH và cũng là tác giả của một số nhạc phẩm như Giấc mơ hồi hương, Nhặt cánh sao rơi, Say nhặt canh tàn.
<!>
Ai cũng biết "canh" ở đây không phải là canh chua cá lóc. Canh và khắc là đơn vị chỉ về thời gian của ngày xưa. "Ngày sáu khắc đêm năm canh" chỉ định thời gian của một ngày hay 24 giờ cũng thế. Các đơn vị chỉ thời gian này có nguồn gốc từ bên Tàu.

Theo đó, Khắc là đơn vị chỉ thời gian trong ngày hay ban ngày cũng thế. Một ngày có sáu khắc : Khắc 1 là giờ Mão : 5-7giờ, Khắc 2 là giờ Thìn: : 7-9g, Khắc ba là giờ Tỵ (9-11giờ), khắc tư là giờ Ngọ 11-13giờ, khắc 5 là giờ Mùi (13-15giờ), khắc sáu là giờ Thân (15-17g).

Trong tử vi đẩu số, có bốn giờ xung khắc với nhau là Dần Thân, Tỵ, Hợi, mà người ta mệnh danh là “dần thân tỵ hợi tứ hành xung”. Vợ chồng sinh vào giờ này thì…mệt lắm, suốt ngày cãi nhau như mổ bò, cơm không lành canh chẳng ngọt, đĩa bay bát bay khắp chỗ.
Ban đêm, người ta lại gọi là canh, cho nên có bài thơ sau :

Canh một dọn cửa dọn nhà
Canh hai giã gạo,canh ba đi nằm
Canh tư bước sang canh năm
Gọi anh dậy học chớ nằm làm chi
Một mai chúa mở khoa thi
Bảng vàng bia đá kìa đề tên anh

Các câu ca dao này chỉ vai trò của người phụ nữ, vất vả nhiều. Ban đêm chỉ ngủ được có 4 giờ mà thôi thay vì 8 giờ như bây giờ theo lời khuyên của bác sĩ.

Và còn nhiều câu thơ khác như
"Canh tàn gà gáy hết đêm
Làm sao tỏ hết nỗi niềm cho nhau"

Như vậy canh tàn được hiểu là hết một canh hay 2 giờ. Nhưng trong bài hát của nhạc sĩ Vũ Thành thì hai chữ "canh tàn" có thể được hiểu rộng hơn là suốt đêm vì đây là một nỗi niềm riêng, một người đi một người nhớ hay là cảnh chia ly, anh đi đường anh, tôi đi đường tôi, tình nghĩa đôi ta có thế thôi và mang theo biết bao nhiêu xót xa trong lòng nhất là ở bên ngoài khung cửa kính, mưa vẫn rơi đều đều. Từ cổ chí kim, mưa bao giờ cũng là một đề tài thu hút các văn nhân nghệ sĩ bởi vì mưa luôn luôn có hình ảnh buồn.

Với cái tựa đề như trên và được trình bày qua tiếng hát bất hủ của nữ ca sĩ Hoàng Thục Linh trong một căn phòng nhỏ hẹp và giản dị (một cái bếp ?) thì có thể khiến cho người nghe phải nghẹn ngào, cảm thông với ngời đi kẻ ở lại, một cuộc tinh vo nát.

Điềm đặc biệt ở đây mà tôi muôn nói là HTL được sinh ra ở đảo Pulau Bidong Mã lai (mời đọc thêm tiểu sử HTL dưới đây). HTL có giọng hát ấm áp, trong sáng và mặc dù sinh ở ngoại quốc nhưng cách phát âm tiếng mẹ đẻ không thua gì người VN sống tại quê nhà khiến cho người ta càng cảm phục hơn.


Bây giờ, để khỏi mất thì giờ qúy báu của các bạn, xin mời thưởng thức tiếng hát tuyệt vời của nữ ca sĩ Hoàng Linh qua ca khúc Mưa lạnh tàn canh sau đây


Trần Ngọc Nhạc

(2022-12-30)

Không có nhận xét nào: