Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Năm, 31 tháng 12, 2020

Bản tin ngày Thứ năm 31 tháng 12 năm 2020 - Hà Trung Liêm


Thân Kính chúc Quý Bằng Hữu và Gia Quyến một năm mới Bình An và nhiều Sức Khỏe.

Câu chuyện cuối năm 2020

Gs. Chu Chỉ Nam – Cách Mạng hay cải cách cho Việt Nam

(Bài do Gs viết năm 2005)

31/12/2020

https://drive.google.com/file/d/18BV4PnN56ieyNQ_zBI1QE0zqiiWGDYyc/view?usp=sharing

Nhìn vào tình hình Việt Nam hiện nay, gần như tất cả mọi người đều đồng ý là phải có thay đổi. Nhưng thay đổi như thế nào?  Thay đổi đến mức độ một cuộc cách mạng hay chỉ thay đổi trong vòng cải cách ?

Chúng ta hãy cùng nhau xem xét vấn đề.

I)                  Cách mạng là gì ? Cải cách là gì ?

 Cách mạng là một cuộc thay đổi rộng lớn, có tính chất tòan phần và mau lẹ. Trong khi đó cải cách là một cuộc thay đổi nhỏ, có tính cách bán phần và chậm. Trền phương diện chính trị và xã hội, cách mạng nhằm thay đổ cả một chế độ. Trong khi đó, cải cách  vẫn duy trì chế độ và chỉ chủ trương thay đổi một vài cơ chế nhỏ của chế độ. Nhìn theo bình diện cơ cấu, cách mạng chủ trương thay đổi 3 cơ cấu chính của một xã hội. Đó là: thể chế chính trị, giai tầng lãnh đạo và trật tự hiện hành của xã hội đó. Trong khi cải cách chủ trương vẫn giữ thể chế chính trị, giai tầng lãnh đạo và trật tự xã hội; nếu có thay đổi là thay đổi một vài cơ cấu nhỏ, một vài nhân sự của chế độ này.

<!>

8 sự kiện nổi bật châu Á năm 2020

Hải Lam

31/12/2020

https://drive.google.com/file/d/1GwfGwuISkkYA8QE7OaqMDm2YnIs0N1kc/view?usp=sharing

Năm 2020 đang khép lại, dưới đây là một số sự kiện nổi bật ở châu Á theo góc nhìn của tờ SCMP.

Huỳnh Ái Tông - Độc giả sách báo miền Nam là những ai?

31/12/2020

https://drive.google.com/file/d/1GXYUMQWTZNlzY0jc1jwYB2iuMu9-Y2GB/view?usp=sharing

Chúng ta đọc lại hồi ký “41 Năm Làm Báo” của Hồ Hữu Tường để biết độc giả ở Miền Nam đối với báo chí như thế nào, đó là thời kỳ báo Nam Phong của Thượng Thư Phạm Quỳnh vào khoảng năm 1917

Huỳnh Ái Tông (Văn học miền Nam 1954-75, Q.1)

“Cha mẹ tôi là tá điền của người cậu bà con, nhà gần nhà tôi, và làm hội đồng. Vì cái chức hội đồng ấy, cậu bị nhà nước ép mua dài hạn tạp chí này (Nam Phong). Nhưng trong nhà chẳng ai thèm đọc. Mỗi tháng anh trạm thư đem đến một số. Nó liền bị ném vào góc, tha hồ ai muốn dùng cách nào thì dùng.

Điểm tin thế giới ngày Thứ năm 31 tháng 12 năm 2020

Võ Thái Hà tóm lược

https://drive.google.com/file/d/1ndtBuwRyDnDAOkc58cgY-IvSL35fIqyG/view?usp=sharing

5 viễn cảnh nước Mỹ trước Trung Quốc nếu Biden đắc cử, theo các chuyên gia

Tiểu Mai  DKN 

31/12/2020

https://drive.google.com/file/d/1SEZj9DQwLkuFYKTt9d7ZA3vUTT20d7tN/view?usp=sharing

Tác giả Madeline Osburn trích dẫn nhận định của 5 chuyên gia phác họa những viễn cảnh u ám của nước Mỹ trước một chính sách ngoại giao Trung Quốc yếu nhược của Joe Biden, nếu ứng viên Đảng Dân chủ trở thành tân tổng thống.

Dưới đây là nguyên văn bài viết được đăng trên tờ The Federalist:

Khi Donald Trump ra tranh cử tổng thống hồi năm 2016, ông tuyên bố sẽ tiến hành cải tổ mối quan hệ kinh tế với Trung Quốc, điều mà ông cho là đang tàn phá các nhà máy của Mỹ, làm thất thoát hàng triệu việc làm của người dân Mỹ. Trong suốt chính quyền của mình, ông đã không ngừng chống lại quốc gia cộng sản này trước những yêu sách phi pháp của họ ở khu vực Thái Bình Dương, việc họ tước đoạt trắng trợn quyền tự trị của Hồng Kông và việc họ che đậy sự bùng phát dịch viêm phổi Vũ Hán. 

Thái Hà (Cai Xia) -  Một Đảng Thất Bại : Một người trong cuộc chia tay với Bắc Kinh

The Party That Failed - An Insider Breaks With Beijing

Thái Hà (Cai Xia)

CAI XIA là Giáo sư tại Trường Đảng Trung ương của Đảng Cộng sản Trung Quốc từ năm 1998 đến năm 2012. Bài luận này được dịch từ tiếng Trung bởi Stacy Mosher.

 Dịch từ bản tiếng Anh của Stacy Mosher

Foreign Affairs, số tháng 1 và 2 -2021, The Party That Failed An Insider Breaks With Beijing Cai Xia (foreignaffairs.com)

Người dịch: Huỳnh Hoa

https://drive.google.com/file/d/1ONY5xkeAqjXYVcJjX8a9ecSV_5Ys8XBE/view?usp=sharing

Khi Tập Cận Bình (Xi Jinping) lên cầm quyền năm 2012, tôi tràn trề hy vọng cho Trung Quốc. Là giáo sư một trường uy tín chuyên đào tạo các nhà lãnh đạo hàng đầu của đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), tôi đủ hiểu biết lịch sử để kết luận rằng thời điểm Trung Quốc mở cửa hệ thống chính trị đã qua rồi. Sau một thập niên trì trệ, ĐCSTQ cần cải cách hơn bao giờ và Tập, tỏ dấu hiệu cho thấy là người có thiên hướng thay đổi, dường như sẽ là người dẫn dắt cuộc cải cách đó.

Nguyễn Quang Duy - Tự do báo chí dưới thời Tổng thống Trump.

31/12/2020

https://drive.google.com/file/d/1nMjfdOPRO368NbjohOdQdGNUv7lV-DVQ/view?usp=sharing

Chúng ta thường nghe nói: “Người dân được làm tất cả những gì luật pháp không cấm”, nó có thể đúng ở nhiều nước nhưng không đúng ở Mỹ.

Tổng thống Mỹ có quyền ký sắc lệnh và Quốc Hội Mỹ có quyền ban hành đạo (dự) luật, nhưng người dân có quyền thách thức mọi sắc lệnh và đạo luật để luật pháp phải luôn trong vòng Hiến Pháp cho phép.

Tu chính án thứ nhất của Hiến Pháp Mỹ nêu rõ: “Quốc hội không được quyền ra luật… ngăn cản tự do ngôn luận, tự do báo chí, hoặc ngăn cản hội họp ôn hòa, hoặc cấm đoán người dân khiếu nại về việc làm của chính phủ.”

Khái niệm đã thế nên một bài viết ngắn không thể đi sâu vào chi tiết của từng vấn đề, tôi chỉ xin đưa ra một bức tranh tổng quát để có thể hình dung được quyền tự do báo chí tại Mỹ.

7 khủng hoảng lớn tiềm ẩn trong năm 2021 của Trung Quốc

Đông Phương - Ngọc Trân

31/12/2020

https://drive.google.com/file/d/1wS7GQObp-Q7n4Bbag6WrTtjsVq4TDnVk/view?usp=sharing

Mặc dù nhìn bề ngoài thì có vẻ như dịch bệnh ở Trung Quốc đã dịu đi, nền kinh tế cũng dần tăng trưởng, và mọi thứ dần trở lại bình thường, nhưng có lẽ sự thực không phải vậy. Có ít nhất 7 rủi ro hoặc khủng hoảng đang rình rập dưới vẻ ngoài “yên bình” này của Trung Quốc, và chúng rất có khả năng sẽ xảy ra trong khoảng thời gian từ cuối năm nay đến cuối năm sau.

Nguồn Bản tin ngày Thứ năm 31 tháng 12 năm 2020

https://diemnhan.blogspot.com/2020/12/ban-tin-ngay-thu-nam-31-thang-12-nam.html 


Không có nhận xét nào: