Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Tư, 14 tháng 10, 2020

Điểm Tin Thế Giới Ngày 14/10/2020 - Hoa Tự Do

 

Nhật có kế hoạch bán vũ khí cho Việt Nam

Nhật Bản có kế hoạch ký một thỏa thuận xuất khẩu thiết bị và công nghệ quốc phòng sang Việt Nam. Đây được xem là một phần trong nỗ lực của Nhật nhằm tăng cường khả năng phòng thủ cho các quốc gia Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương trước các hành động quân sự của Trung Quốc trên Biển Đông, Nikkei Asia đưa tin.Hôm thứ Ba (13/10), Thủ tướng Nhật Yoshihide Suga thông báo rằng, vào tuần tới, ông sẽ có chuyến công du nước ngoài đầu tiên trên cương vị mới. Ông Suga sẽ tới thăm Việt Nam và Indonesia. Tân Thủ tướng Nhật dự kiến sẽ ký thỏa thuận mua bán vũ khí với Việt Nam trong chuyến thăm này.

<!>

Theo Nikkei, hợp tác an ninh dự kiến sẽ trở thành chủ đề chính trong các cuộc gặp của ông Suga với lãnh đạo hai nước Đông Nam Á. Việt Nam nói riêng phải đối mặt với các tuyên bố chủ quyền của chính quyền Trung Quốc trên Biển Đông, nơi Bắc Kinh tiếp tục bồi đắp các đảo và gia tăng sự hiện diện quân sự của họ. Một tàu Cảnh sát biển Trung Quốc đã va chạm với một tàu cá Việt Nam trong vùng biển này vào tháng 4 năm nay.

Biển Đông, tuyến đường biển quan trọng nối châu Á và Trung Đông, có ảnh hưởng trực tiếp đến an ninh quốc gia của Nhật. Nikkei cho hay, Tokyo đặt mục tiêu tăng cường hợp tác tại Việt Nam để khuyến khích sự kiềm chế của phía Trung Quốc trong vùng biển này.

Apple ra mắt dòng iPhone 12 công nghệ 5G siêu nhanh

Rạng sáng 14/10, Apple đã ra mắt iPhone 12 với 4 phiên bản khác nhau gồm: iPhone 12 mini, iPhone 12, iPhone 12 Pro và iPhone 12 Pro Max. Giá bán khởi điểm từ 699 USD (khoảng 16,4 triệu đồng).

Theo Apple, dòng iPhone 12 mới được cho là sẽ mở một kỷ nguyên mới của iPhone: iPhone 5G siêu nhanh, tiện lợi hơn và bảo mật hơn.

FPT Shop và F.Studio by FPT – đại lý ủy quyền của Apple tại Việt Nam – đã công bố giá bán dự kiến iPhone 12 từ 21,99 triệu đồng cho phiên bản iPhone 12 mini dung lượng 64GB. Phiên bản iPhone 12 Pro Max dung lượng 512GB có giá bán cao nhất là 43,99 triệu đồng. Thời gian chính thức lên kệ tại Việt Nam dự kiến vào khoảng đầu tháng 12.

Tuổi Trẻ dẫn lời đại diện FPT Shop cho biết: “Nếu không có gì thay đổi so với mọi năm thì iPhone 12 chính hãng năm nay sẽ được lên kệ vào khoảng thời gian đầu tháng 12 tại Việt Nam. FPT Shop dự

 kiến mở bán chính thức từ 4/12”.

Hơn 30.000 chuyên gia y tế ký tên phản đối phong toả vì virus Vũ Hán

Hơn 32.000 bác sĩ và nhà khoa học y tế trên thế giới đã ký một bản kiến nghị phản đối việc phong toả nhằm hạn chế sự lây lan virus corona Vũ Hán, với lý do biện pháp này đang gây ra “thiệt hại không thể khắc phục được”.

Theo The Epoch Times, tính đến ngày 13/10, hơn 23.000 bác sĩ và 9.000 các nhà khoa học y tế và sức khỏe cộng đồng đã ký kiến nghị.

Bản kiến nghị được khởi xướng bởi Tiến sĩ Martin Kulldorff, giáo sư Đại học Harvard; Tiến sĩ Sunetra Gupta, giáo sư Đại học Oxford và Tiến sĩ Jay Bhattacharya, giáo sư Trường Y Đại học Stanford.

Bản kiến nghị đề ngày 4/10 viết rằng: “Đến từ khắp nơi trên thế giới, thuộc cả phe cánh tả và cánh hữu, chúng tôi đã cống hiến sự nghiệp của mình để bảo vệ mọi người. Các chính sách phong toả hiện tại đang tạo ra những tác động tàn phá đối với sức khỏe cộng đồng trong cả ngắn hạn và dài hạn”.

Tuyên bố cho biết việc phong toả dẫn đến kết quả bệnh tim mạch trở nên tồi tệ hơn, ít khám sàng lọc ung thư hơn, tỷ lệ tiêm chủng ở trẻ em thấp hơn và sức khỏe tâm thần giảm sút. Họ lập luận rằng điều này trong tương lai sẽ dẫn đến tỷ lệ tử vong tăng cao quá mức, tầng lớp lao động và thế hệ trẻ sẽ là những người “gánh chịu nặng nề nhất”.

“Bắt học sinh nghỉ học là một sự bất công nghiêm trọng”, bản kiến nghị tiếp tục. “Giữ nguyên các biện pháp này cho đến khi có vắc-xin sẽ gây ra những thiệt hại không thể khắc phục được”.

Thay vì phong toả cho đến khi có vắc-xin, các bác sĩ cho rằng cần tập trung vào việc giảm thiểu tỷ lệ tử vong và tác hại xã hội cho đến khi đạt được khả năng miễn dịch cộng đồng. Ngoài ra, các quan chức y tế công cộng nên hướng tới việc bảo vệ nhóm dân số dễ bị ảnh hưởng nhất bởi dịch bệnh, trong khi cho phép nhóm người khác được “tiếp tục cuộc sống như bình thường”.

Bản kiến nghị cho biết các biện pháp để bảo vệ nhóm dân số dễ bị tổn thương như giảm thiểu việc luân chuyển nhân viên tại các viện dưỡng lão, hạn chế giao hàng tại nhà cho những người đã nghỉ hưu. Trong khi đó, mọi người nên thực hiện các biện pháp vệ sinh đơn giản như rửa tay và ở nhà khi bị bệnh.

Người trưởng thành, thanh thiếu niên “có nguy cơ thấp” nên được phép làm việc bình thường thay vì ở nhà; trường học nên được mở để giảng dạy trực tiếp; và các hoạt động ngoại khóa như thể thao nên được tiếp tục, bản kiến nghị cho biết.

Mỹ muốn kiểm soát nguồn tài trợ từ Trung Quốc

Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ muốn các nhóm chuyên gia tiết lộ về bất kỳ khoản tài trợ nào từ các chính phủ nước ngoài, và đề nghị rằng thông tin này nên được thể hiện “một cách nổi bật trên trang web của họ”. Nikkei đánh giá, đây là một động thái trong nỗ lực của chính quyền Trump nhằm chống lại các hoạt động gây ảnh hưởng của Trung Quốc và Nga.

Các nhân viên của bộ sẽ “lưu ý đến việc liệu có tiết lộ thông tin hay không và các nguồn tài trợ cụ thể được tiết lộ khi [đã được] xác định rằng có nhận hay không hoặc nhận theo cách nào”, Ngoại trưởng Mike Pompeo cho biết trong một tuyên bố hôm thứ Ba (13/10).

Tuy nhiên, việc tiết lộ như vậy là một đề nghị chứ không phải là một yêu cầu.

Ông Pompeo nói rằng có rủi ro từ các chính phủ như Trung Quốc và Nga vì họ “tìm cách gây ảnh hưởng đối với chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ thông qua các nhà vận động hành lang, các chuyên gia bên ngoài và các tổ chức tư vấn”.

Khảo sát: Đa số người Mỹ coi Trung Quốc là mối đe dọa lớn nhất

Phần lớn người Mỹ nhìn nhận Trung Quốc một cách tiêu cực và tin rằng nước này là mối đe dọa lớn nhất đối với Hoa Kỳ, theo kết quả một cuộc khảo sát được công bố hôm thứ Ba (13/10) của trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), SCMP đưa tin.

Có tới 4/5 người được hỏi thuộc lực lượng an ninh quốc gia và các chuyên gia khác ở châu Á, châu Âu và Mỹ tin rằng Hoa Kỳ sẽ thắng nếu có một cuộc chiến vào thời điểm hiện tại với Trung Quốc.

“Người Mỹ và người ở những nước khác trên thế giới đã từ bỏ ý định biến Trung Quốc thành một nền kinh tế thị trường tự do”, Scott Kennedy, một quan chức phụ trách vấn đề Trung Quốc tại CSIS cho biết. “Trên thực tế, chúng tôi muốn Trung Quốc tuân theo tinh thần của hệ thống quốc tế, bao gồm cách cư xử có đi có lại. Và mọi người không muốn Trung Quốc tiếp tục lợi dụng hệ thống kinh tế để trục lợi cho bản thân”.

Doanh nghiệp Úc ủng hộ áp chế tài đối với những thực thể quốc tế lạm dụng nhân quyền, bao gồm Trung Quốc

Các nhóm doanh nghiệp Úc đã ủng hộ lời kêu gọi áp dụng các biện pháp trừng phạt kiểu Luật Magnitsky nhằm vào các cá nhân quốc tế có liên quan đến các hành vi vi phạm nhân quyền, theo The Epoch Times ngày 12/10.

Nhóm Công nghiệp và Hội đồng Xuất khẩu Úc đã đứng ra ủng hộ các luật mới được đề xuất tại một ủy ban quốc hội, dù hiểu rõ các chế tài nhắm vào mục tiêu cá nhân có thể sẽ gây tổn thất cho các doanh nghiệp nội địa. 

Bà Dianne Tipping, Chủ tịch Hội đồng Xuất khẩu Úc (ECA) cho biết:

“Yêu cầu đưa ra các biện pháp trừng phạt nhắm vào mục tiêu cá nhân như một phương tiện để giải quyết vi phạm nhân quyền là một lời nhắc nhở đáng giá rằng, có nhiều vấn đề lớn hơn là việc theo đuổi lợi nhuận”.

“ECA có quan điểm rằng, để doanh nghiệp phát triển bền vững, không chỉ phải xem xét đến lợi nhuận mà còn phải xét đến vấn đề con người và [môi trường] hành tinh của chúng ta. Chúng tôi tin rằng các thành viên và đối tác chiến lược của chúng tôi nói chung cũng có cùng quan điểm như vậy”, bà nói tiếp.

Bà Tipping cho biết chính phủ sẽ cần phải hợp tác với ngành công nghiệp để thảo luận về khả năng trả đũa và các tác động tiềm tàng từ lệnh trừng phạt, và cách thức các doanh nghiệp có thể tự bảo vệ mình hiệu quả hơn.

Ủy ban Thường vụ Liên hợp Ngoại giao, Quốc phòng và Thương mại đang tiến hành điều tra xem liệu Úc có nên thực hiện các đạo luật tương tự như Đạo luật Magnitsky của Hoa Kỳ hay không.

Đạo luật Magnitsky được đặt theo tên của luật sư Sergei Magnitsky, người đã vạch trần hành vi gian lận thuế lên đến 230 triệu USD của các quan chức Nga. Sau đó, ông đã bị bắt giam, tra tấn và qua đời vào năm 2009 sau một năm trong nhà tù Moscow.

Luật Magnitsky nhắm vào những cá nhân bị phát hiện có liên quan đến vi phạm nhân quyền. Các biện pháp trừng phạt có thể bao gồm việc đóng băng tài sản các quan chức, bên cạnh việc cấm một quan chức và các thành viên gia đình nhập cảnh vào một số quốc gia cụ thể.

Gần đây đã có những lời kêu gọi thực hiện các biện pháp trừng phạt của Úc đối với các quan chức Trung Quốc liên quan đến các cuộc biểu tình ở Hồng Kông và đàn áp bạo lực đối với các nhà hoạt động ủng hộ dân chủ.

Bà Louise McGrath, thuộc Tập đoàn Công nghiệp Úc (AIG), đại diện cho 60.000 doanh nghiệp trong nước, đã ủng hộ việc đưa ra một đạo luật kiểu Magnitsky. Nhưng bà lưu ý rằng đây sẽ là một thách thức đối với các chủ doanh nghiệp trong việc phân biệt xem công ty mình có thuộc sở hữu hoặc sở hữu một phần của một cá nhân hoặc thực thể vi phạm nhân quyền được xác định hay không.

Bà McGrath, người đứng đầu phòng chính sách và phát triển ngành tại AIG, cho biết: “Sẽ phức tạp hơn khi áp dụng các biện pháp trừng phạt nhắm vào cá nhân riêng lẻ so với nhắm vào quốc gia”.

“Rất khó để xác định quyền sở hữu, đặc biệt khi có những cá nhân có hành vi bất chính. Họ sẽ muốn che giấu sự tham gia của mình, và tôi không chắc một doanh nghiệp vừa và nhỏ của Úc sẽ có đủ nguồn lực để thực sự điều tra”, bà nói thêm.

Bà McGrath cho biết các công ty sẽ dễ dàng điều chỉnh các biện pháp trừng phạt hơn khi chúng được nhắm đến cả một quốc gia, thay vì nhắm vào một cá nhân. Bà nhấn mạnh sự cần thiết của chính phủ liên bang trong việc phổ cập kiến thức cho các chủ doanh nghiệp và người quản lý về rủi ro khi tham gia kinh doanh tại một số khu vực tài phán nhất định.

Nhận xét của bà được đưa ra vào thời điểm chính phủ và doanh nghiệp Úc hiện đang đánh giá lại các mối quan hệ thương mại của họ trong bối cảnh đại dịch COVID-19, vốn đã bóc trần những điểm yếu trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Đã có những lời kêu gọi Úc đa dạng hóa các mối quan hệ thương mại bên ngoài Trung Quốc, quốc gia hiện chiếm 27,4% tổng lượng thương mại của Úc với thế giới bên ngoài.

Ông Tập yêu cầu binh lính nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu

Hôm thứ Ba (13/10), Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã dành ngày thứ hai của chuyến công du Quảng Đông để thăm một căn cứ quân sự, nơi ông kêu gọi lính thủy đánh bộ cảnh giác và nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu, SCMP đưa tin.

Tại căn cứ quân sự gần Sán Đầu ở phía đông tỉnh, ông Tập nói với các lính thủy đánh bộ rằng họ nên hướng tới việc trở thành một lực lượng chiến đấu “đa năng, phản ứng nhanh trong mọi thời tiết và khu vực”.

“[Các đồng chí cần] tập trung tâm trí và sức lực vào việc chuẩn bị ra trận và luôn cảnh giác cao độ”, ông Tập nhắc nhở những người lính của Đảng Cộng sản Trung Quốc.

“Thủy quân lục chiến có nhiều nhiệm vụ khác nhau và yêu cầu đối với các đồng chí sẽ khác nhau”, ông Tập nói. “Vì vậy, [các đồng chí] nên căn cứ vào việc huấn luyện của mình dựa trên [nhu cầu] tham chiến và nâng cao tiêu chuẩn huấn luyện và khả năng chiến đấu”.

Chuyến công du phía Nam của ông Tập diễn ra trong bối cảnh Bắc Kinh đang thúc đẩy các hoạt động đe dọa Đài Loan và gia tăng các động thái quân sự ngày càng hung hăng ở Biển Đông.

Trung-Nga cùng đắc cử Hội đồng nhân quyền LHQ

Trung Quốc và Nga đã được bầu vào Hội đồng Nhân quyền (HRC) Liên hợp quốc hôm thứ Ba (13/10), nhưng sự ủng hộ dành cho Bắc Kinh đã giảm hơn 20% so với cuộc bỏ phiếu năm 2016. Trong khi đó Ả Rập Xê Út đã thất bại trong nỗ lực giành được một ghế trong hội đồng này, theo Reuters.

Đại hội đồng Liên hợp quốc gồm 193 thành viên cũng đã bầu Bờ Biển Ngà, Gabon, Malawi, Cuba, Bolivia, Uzbekistan, Pháp và Anh vào HRC gồm 47 thành viên. Senegal, Nepal, Pakistan, Ukraine và Mexico đã được bầu lại cho nhiệm kỳ thứ hai. Nhiệm kỳ của các thành viên hội đồng kéo dài 3 năm và không thành viên nào được phục vụ quá hai nhiệm kỳ liên tiếp.

Các ứng cử viên được bầu bằng cách bỏ phiếu kín theo nhóm địa lý để đảm bảo tính đại diện đồng đều. Các thành viên mới của HRC sẽ bắt đầu nhiệm kỳ vào ngày 1/1/2021.

Cả chính quyền Trung Quốc và Nga đều bị quốc tế chỉ trích vì hồ sơ nhân quyền của họ. Gần đây nhất, Bắc Kinh đã bị các nước phương Tây lên án vì các hành vi đàn áp người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ ở khu vực Tân Cương và cách họ xử lý các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ ở Hồng Kông.

Lại có thêm bằng chứng về sự khuất tất của Bắc Kinh trong dịch Covid

Một loạt tài liệu bị rò rỉ cho thấy từ trước khi Bắc Kinh công bố dịch viêm phổi Vũ Hán nhiều tháng đã có những người có triệu chứng Covid nhập viện. Điều này đặt ra câu hỏi về thời điểm chính xác nCoV bắt đầu lây lan ở thành phố Vũ Hán, theo Epoch Times.

Ít nhất một người có các triệu chứng giống với bệnh nhân COVID-19 đã được điều trị vào tháng 9/2019, theo dữ liệu bệnh viện mà Epoch Times tiếp cận được từ một nguồn đáng tin cậy có quyền truy cập vào các tài liệu của chính phủ. Ngoài ra còn có hàng chục người khác có cùng triệu chứng đã phải nhập viện trong tháng sau đó.

Các bệnh viện ở Vũ Hán cũng báo cáo một số trường hợp tử vong vào tháng 10/2019 do viêm phổi nặng, nhiễm trùng phổi và các triệu chứng khác tương tự như bệnh nhân COVID-19.

Ủy ban y tế của thành phố Vũ Hán chỉ thông báo công khai sự bùng phát của một dạng viêm phổi mới vào ngày 31/12/2019 — sau khi bác sĩ Lý Văn Lượng và đồng nghiệp đưa ra cảnh báo trên mạng xã hội về một loại virus giống Sars.

Trong một bức thư đề ngày 19/2/2020 mà Epoch Times tiếp cận được, một nhóm điều tra quốc gia do chính quyền trung ương thành lập tuyên bố rằng họ muốn theo dõi sớm các trường hợp mắc bệnh.

Họ đã yêu cầu chính quyền địa phương cung cấp dữ liệu từ tất cả các cơ sở y tế ở Vũ Hán trong khoảng thời gian từ ngày 1/10 đến ngày 10/12/2019, bao gồm thông tin về những bệnh nhân đã đến khám tại các phòng khám ở khu vực lân cận Chợ Hải sản Hoa Nam, khu chợ mà họ tin Covid phát sinh; cùng thông tin chi tiết về 10 trường hợp nghi ngờ sớm nhất tại mỗi cơ quan y tế được xếp hạng từ bậc hai trở lên (bậc ba là mức cao nhất); và những ca tử vong do viêm phổi với các triệu chứng giống COVID-19.

Bức thư nói rằng 9 bệnh viện, nơi tiếp nhận nhiều bệnh nhân COVID-19 nhất trong thành phố, là chìa khóa cho cuộc điều tra.

Epoch Times đã tiếp cận được một phần hồ sơ của các phần phúc đáp câu hỏi từ 11 bệnh viện ở Vũ Hán.

Mặc dù vậy, bất chấp dữ liệu thu thập được, lực lượng đặc nhiệm kiểm soát ổ dịch Vũ Hán nói với truyền thông vào ngày 26/2 rằng bệnh nhân được ghi nhận sớm nhất là một người họ Chen, nhiễm bệnh vào ngày 8/12/2019.

Đối với một số nhà phê bình, cuộc điều tra nguồn nguyên lai của dịch Covid mà chính quyền Trung Quốc thực hiện có vẻ được triển khai trong một phạm vi khá hẹp và đến quá muộn.

“Để một căn bệnh về đường hô hấp bùng phát trong khu vực như vậy, tại sao họ lại không truy tìm tất cả các bệnh viện khác?”, Sean Lin, cựu giám đốc phòng thí nghiệm của nhánh bệnh virus tại Viện nghiên cứu quân đội Walter Reed, nói với The Epoch Times.

“Điều này đúng ra phải được thực hiện từ lâu”, ông nói, và gọi cuộc điều tra bị chính quyền Trung Quốc trì hoãn là “nực cười”.

Sự thiếu minh bạch của chính quyền Trung Quốc đối với dịch viêm phổi Vũ Hán đã bị cộng đồng thế giới chỉ trích nặng nề. Họ liên tục từ chối cho phép các chuyên gia từ Hoa Kỳ và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đến tìm hiểu về sự bùng phát dịch ở nước này.

Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Đô đốc Hải quân Philippines Giovanni Carlo Bacordo 

TT Trump nói ‘Trung Quốc thắng’ nếu Biden đắc cử

“Cuộc bầu cử này là một lựa chọn đơn giản”, Hindustan Times dẫn lời Tổng thống Mỹ Donald Trump nói với đám đông người ủng hộ khi vận động tranh cử ở thành phố Johnstown, bang Pennsylvania hôm 13/10. “Nếu Biden thắng, Trung Quốc thắng. Tất cả các quốc gia khác đều chiến thắng. Chúng ta sẽ bị mọi người xâu xé. Nếu chúng tôi thắng, mọi người cũng thắng, Pennsylvania thắng, và Mỹ thắng. Rất đơn giản”.

Cũng trong buổi tranh cử, ông Trump gọi đối thủ Joe Biden là “gã buồn ngủ”, kẻ “đầu hàng” Trung Quốc và đó là lý do tại sao Trung Quốc muốn Biden giành chiến thắng vì ông ấy “sẽ gửi việc làm của người dân Mỹ” đến Bắc Kinh.

“Biden sẽ loại bỏ thuế quan của tôi đối với Trung Quốc – ông ấy đã nói rằng ông ấy sẽ loại bỏ thuế quan đối với Trung Quốc. Một điều không đổi trong chiến lược của Biden là đầu hàng. Đó là lý do tại sao Trung Quốc và các nước cánh tả đang khao khát Biden giành chiến thắng vì ông ấy sẽ gửi việc làm của chúng ta đến Trung Quốc. Trung Quốc sẽ sở hữu nước Mỹ nếu gã buồn ngủ đó đắc cử”.

Philippines điều hơn 200 dân quân ra Biển Đông

Trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại với trang Rappler vào ngày 13/10, Phó Đô đốc Hải quân Philippines Giovanni Carlo Bacordo cho biết họ chuẩn bị triển khai 2 đại đội thuộc Đơn vị Địa lý Lực lượng Vũ trang Công dân (CAFGU) tới Biển Đông. Mỗi đại đội này có khoảng 120 nhân sự.

“Mục đích của việc này là nhằm đối phó với Trung Quốc bằng lực lượng dân quân biển của Bắc Kinh trên Biển Đông”, ông Bacordo giải thích.

Phó đô đốc Barcado cho biết dân quân biển sẽ được trang bị xuồng cao tốc và súng trường, chịu sự quản lý của Bộ tư lệnh miền Tây và Bộ tư lệnh miền Bắc của quân đội Philippines. Ngoài nhiệm vụ bảo vệ ngư dân, họ cũng có trách nhiệm thực hiện hoạt động trinh sát, do thám và tình báo cho quân đội.

Đảng cầm quyền Ấn Độ cảnh báo, ‘Thế giới cần quan tâm’ đến hành vi của Trung Quốc gần đây

Trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại với thời báo Epoch Times, Phó Chủ tịch Đảng cầm quyền của Ấn Độ, Đảng Bhartiya Janta (BJP), ông Baijayant Panda cho biết không có logic nào cho hành vi gây hấn gần đây của Trung Quốc với Ấn Độ. Ông nói, thế giới nên quan tâm đến các chương trình nghị sự đặt nền tảng cho cách hành xử hống hách gần đây của Trung Quốc.

“Cách họ đẩy mạnh hành vi gây hấn, và như tôi đã nói, đây không chỉ là về Ấn Độ, bạn đã thấy hành vi hung hăng của họ đối với Đài Loan, đối với Nhật Bản, [và] các hoạt động ở Biển Đông. Và vì vậy nó có vẻ là một mô thức cố hữu và thế giới cần để mắt đến nó”, ông Baijayant Panda chia sẻ, theo nội dung được Epoch Times đăng tải hôm 13/10.

Khi được hỏi liệu Trung Quốc có cảnh giác về mối quan hệ hữu nghị ngày càng tăng giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Thủ tướng Ấn Độ Modi, ông  Panda cho biết Trung Quốc đã được biết là sử dụng các chiến thuật gây áp lực như vậy.

Ông nói: “Đúng. Ý tôi là, Tổng thống Trump đã có lập trường rất mạnh mẽ về việc điều chỉnh một số trạng thái bất cân bằng với Trung Quốc, đặc biệt là trạng thái mất cân bằng trong lĩnh vực kinh tế. Đúng vậy, đã có một cuộc chiến trên mặt trận thương mại. Nhưng nếu Trung Quốc làm những điều này để cố gắng gây ảnh hưởng đến cuộc bầu cử Hoa Kỳ, điều đó sẽ rất đáng tiếc và rất không chính xác.”

Căng thẳng biên giới giữa Ấn Độ và Trung Quốc bùng lên hồi 15 tháng 6 sau khi 20 binh sĩ Ấn Độ và một số binh sĩ Trung Quốc chưa rõ danh tính đã thiệt mạng trong một cuộc xung đột tay đôi trên dãy núi Galwan ở Ladakh. Kể từ đó cả hai nước đã gia tăng khí tài và binh lính ở dọc biên giới tranh chấp.

Triều Tiên thành lập Đại học quốc phòng mang tên Kim Jong Un

Hãng Yonhap ngày 14/10 đưa tin CHDCND Triều Tiên xác nhận đã thành lập trường đại học mang tên Chủ tịch Kim Jong Un. Thông tin được Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên tiết lộ trong lễ kỷ niệm ngày thành lập đảng hôm 10/10. 

Đây là lần đầu tiên Triều Tiên thành lập một trường đại học mang tên lãnh đạo đương nhiệm, dù đã có nhiều trường mang tên các cố lãnh đạo như Kim Il Sung và Kim Jong Il.

Theo Yonhap, đại học này chuyên đào tạo sinh viên khoa học và công nghệ liên quan đến phát triển vũ khí.

Hôm 13/10, trong chuyến thăm tỉnh South Hamkyong, ông Kim Jong Un tuyên bố sẽ xây 25.000 ngôi nhà tại Komdok và các khu vực bị bão lũ tàn phá.

Nga tuyên bố đáp trả EU vụ Navalny

Reuters ngày 14/10 đưa tin, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov tuyên bố Moscow sẽ đáp trả tương xứng trước các lệnh trừng phạt của Liên minh châu Âu đối với trường hợp của nhà phê bình Điện Kremlin Alexei Navalny.

Các ngoại trưởng Liên minh châu Âu hôm 12/10 ủng hộ kế hoạch của Pháp – Đức về việc áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với những người Nga bị nghi ngờ dính líu đến vụ đầu độc ông Navalny bằng chất độc thần kinh.

Ông Navalny bất tỉnh khi đang đi từ Siberia đến Moscow vào tháng 8. Nhà lãnh đạo đối lập được đưa đến Đức để điều trị, và các bác sĩ phát hiện ông đã bị đầu độc bằng chất độc thần kinh Novichok.

Đụng độ tiếp diễn ở Karabakh bất chấp thỏa thuận

Hãng tin TASS dẫn nguồn từ Bộ Quốc phòng Armenia cho biết lực lượng vũ trang Azerbaijan vẫn tấn công từ nhiều hướng vào Nagorno-Karabakh trong suốt ngày 13/10, bất chấp thỏa thuận ngừng bắn trước đó.

Đại diện Bộ Quốc phòng Armenia, ông Artsrun Hovhannisyan, cho biết: “Hôm nay, các lực lượng vũ trang của Azerbaijan đã mở một cuộc tấn công từ 3 đến 4 hướng. Các trận chiến đã diễn ra suốt cả ngày. Giao tranh dữ dội đã xảy ra ở khu vực phía bắc. Đây có lẽ là một trong những trận đánh khó khăn nhất trong cuộc chiến này”.

Cuộc đụng độ mới nhất giữa Azerbaijan và Armenia nổ ra từ ngày 27/9, với các trận chiến dữ dội diễn ra ở khu vực tranh chấp Nagorno-Karabakh. 

Theo AP, trong hơn 2 tuần xung đột, khoảng 600 người đã thiệt mạng, trong đó có 73 dân thường.

Gia đình Tập Cận Bình mâu thuẫn, bà Bành Lệ Viện xuất hiện hiếm hoi

Đây được cho là lần xuất hiện hiếm hoi thứ hai của bà Bành Lệ Viện trong một tháng nay…

Ngày 12/10, trong khi Tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) Tập Cận Bình đang có chuyến thị sát thành phố Triều Châu, tỉnh Quảng Đông, đệ nhất phu nhân Trung Quốc Bành Lệ Viện bất ngờ đã phát biểu chúc mừng Giải Giáo dục trẻ em gái và phụ nữ lần thứ 5 của UNESCO qua đường truyền video, theo Vision Times.

Theo truyền thông Trung Quốc, bà Bành Lệ Viện – Đại sứ thúc đẩy giáo dục cho trẻ em gái và phụ nữ của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO) đã gửi thông điệp chúc mừng tới Giải thưởng Giáo dục cho trẻ em gái và phụ nữ lần thứ 5 của UNESCO qua video.

Đệ nhất phu nhân Trung Quốc tuyên bố rằng do đại dịch viêm phổi Vũ Hán, 1,5 tỷ học sinh trên khắp thế giới buộc phải tạm gác lại việc học, chúng ta phải cố gắng hết sức để giúp các nữ sinh tiếp tục đến lớp…

Đây là lần xuất hiện hiếm hoi thứ hai của bà Bành Lệ Viện trong một tháng. Ngày 16/9, bà xuất hiện để tham gia Hội nghị truyền hình Hội nghị Thượng đỉnh Phụ nữ Toàn cầu ở Bắc Kinh về chủ đề xóa đói giảm nghèo và vai trò của người phụ nữ. 

Cuộc chiến xóa đói giảm nghèo toàn diện được ông Tập Cận Bình đưa ra cách đây 5 năm, theo kế hoạch, ĐCSTQ đề xuất đưa hộ nghèo ở nông thôn thoát nghèo toàn diện vào năm 2020.

Kể từ sau khi bà Bành Lệ Viện đến Ma Cao cùng ông Tập Cận Bình vào cuối năm ngoái để tham gia lễ kỷ niệm 20 năm ngày Ma Cao trả về Trung Quốc, bà đã gần như biến mất trong thời gian 9 tháng, sau đó bà Bành đã không xuất hiện công khai cùng ông Tập nữa. Trên mạng lan truyền thông tin rằng vợ chồng ông Tập Cận Bình đã nảy sinh mâu thuẫn do vấn đề Hồng Kông.

Từ tháng 5 đến tháng 6 năm nay, ĐCSTQ cưỡng chế thúc đẩy “Luật An ninh Quốc gia” lên Hồng Kông, ông Đường Bách Kiều (Tang Baiqiao) – chuyên gia các vấn đề chính trị thời sự Trung Quốc, tiết lộ rằng thư ký của một quan chức cấp cao hàng đầu Trung Quốc đã viết thư nói với ông rằng bà Bành Lệ Viện đã chính thức dọn ra ở riêng khoảng tầm từ tháng 11 đến tháng 12 năm ngoái và từ chối xuất hiện cùng ông Tập. Mẹ của ông Tập cũng đồng tình với cách làm của bà Bành Lệ Viện. Văn phòng Trung ương ĐCSTQ đã nhiều lần tìm đến bà Bành Lệ Viện để giải quyết vấn đề, nhưng không sao tìm được.

Ông Đường phân tích rằng điều này có thể liên quan đến vụ việc ở Hồng Kông. ĐCSTQ tàn bạo trấn áp Hồng Kông dấy lên làn sóng khiển trách mạnh mẽ từ phía cộng đồng quốc tế, vụ việc này cũng khiến nội bộ gia đình ông Tập nổi sóng gió. Cuối cùng, thỏa thuận nội bộ trong gia đình quyết định rằng bà Bành Lệ Viện không còn xuất hiện với tư cách là Tập phu nhân nữa, mọi chuyện sau này cũng không liên quan gì đến bà nữa.

Theo một cựu quan chức ĐCSTQ sống ở Hồng Kông, có giao thiệp sâu sắc với các quan chức cấp cao của Bắc Kinh, tiết lộ với truyền thông nước ngoài rằng, “Luật An ninh Hồng Kông” ban đầu theo đúng kế hoạch sẽ được thực hiện vào tháng Hai, nhưng bởi dịch bệnh ập đến bất ngờ nên phải tạm gác lại. Bà Bành Lệ Viện có thể ngay từ tháng 11 hoặc tháng 12 năm ngoái đã biết rõ vụ việc, nên đã quyết định sống ly thân với ông Tập.

Ngoài ra, do sự che giấu của chính quyền Bắc Kinh đã khiến đại dịch viêm phổi Vũ Hán tàn phá thế giới, các quốc gia trên thế giới đến nay vẫn đang truy cứu trách nhiệm với chính quyền Trung Quốc và tỏ ra bất mãn với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vì đã không ngừng bao che cho Bắc Kinh. Có kênh truyền thông nước ngoài cho hay, WHO trước đó đã bổ nhiệm bà Bành Lệ Viện làm đại sứ thiện chí. Tuy nhiên, trang web chính thức không đề cập đến mối quan hệ giữa bà Bành và ông Tập mà chỉ gọi bà là ca sĩ. 

Theo dữ liệu, bà Bành Lệ Viện là nữ ca sĩ giọng cao của Trung Quốc, diễn viên hạng nhất quốc gia, giám đốc Hiệp hội Nhạc sĩ Trung Quốc, phó Chủ tịch Hiệp hội nghiên cứu kinh kịch Trung Quốc. Bà cũng là Ủy viên Hội nghị Hiệp thương Chính trị khóa Tám, khóa Chín và khóa Mười liên tiếp. Năm 2005, bà còn là phó chủ tịch của Liên đoàn Thanh niên Toàn quốc Trung Hoa.

Tập Cận Bình ho nhiều lần khi phát biểu tại Thâm Quyến, dấy lên đồn đoán sức khỏe

Phải chăng ông Tập có vấn đề gì về sức khỏe?!

Ngày 14/10, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) Tập Cận Bình đã có bài phát biểu tại Lễ kỷ niệm 40 năm thành lập Đặc khu Kinh tế Thâm Quyến. Trong bài phát biểu dài gần một giờ đồng hồ của mình, ông Tập Cận Bình nói về sự phát triển của Thâm Quyến không thể tách rời khỏi sự lãnh đạo của ĐCSTQ, mô hình kinh tế dựa trên mô thức tuần hoàn nội địa, phát triển khu vực Vịnh Lớn Quảng Đông-Hồng Kông-Macao.  Ngoài kế hoạch “ủng hộ Thâm Quyến bóp nghẹt Hồng Kông” đúng như lời đồn thổi ra, tất cả các chính sách khác đều được cho là  “bình cũ rượu mới”. 

Biểu hiện của ông Tập Cận Bình trong ngày (14/10) đã được báo chí đưa tin rộng rãi. Nhiều phương tiện truyền thông phát hiện rằng ông Tập Cận Bình đã ho nhiều lần và uống cạn cốc nước trong lúc phát biểu, dấy lên đồn đoán rằng sức khỏe ông không được tốt lắm.

Trang Apple Daily đưa tin, hội nghị theo dự tính sẽ khai mạc lúc 10 giờ sáng, nhưng nó đã bị hoãn lại đến 10 giờ 30 mà không rõ lý do. Ông Tập Cận Bình bắt đầu phát biểu lúc 11:02 và kết thúc lúc 11:52. Ông Tập trong nửa đầu bài phát biểu, tốc độ đọc bản thảo rất chậm, đến nửa sau bài phát biểu, ông phải dừng lại thường xuyên để uống nước, thậm chí nhiều lần ho liên tục.

Mặc dù mỗi lần ông Tập dừng lại, ống kính của đài truyền hình Trung ương (CCTV) quay hướng về phía khán giả dưới sân khấu, nhưng tiếng ho và tiếng cầm cốc của ông Tập vẫn có thể nghe rõ.

Ông Tập Cận Bình đến thành phố Triều Châu và thành phố Sán Đầu vào ngày 12 và ngày 13. Các video trực tuyến cho thấy, ông Tập Cận Bình đứng trên đường phố Triều Châu và phát biểu, những người xung quanh xếp thành vòng tròn nhưng gần như không đeo khẩu trang, mà bản thân ông Tập Cận Bình cũng không đeo khẩu trang. 

Trong thời điểm khi dịch bệnh ở Trung Quốc vẫn chưa lắng xuống, hình ảnh này khiến giới quan sát bên ngoài nghi ngờ rằng đây có phải là ĐCSTQ đang cố tình tạo ra hình ảnh chống dịch thành công, và Trung Quốc không có thêm ca bệnh nào, còn những người dân vây quanh cũng bị nghi ngờ là diễn viên quần chúng.

Theo báo cáo, ông Tập Cận Bình khi phát biểu trước đám đông vào ngày 12 thì thấy tinh thần vẫn còn rất tốt, khi ông thị sát đồn trú vào ngày hôm sau (13/10) thì trông khá trầm ổn và nghiêm túc.

HOA TỰ DO
Văn diù cánh Phượng yên trăm họ
Võ thét oai Hùm dẹp bốn phương  

Không có nhận xét nào: