Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Bảy, 31 tháng 10, 2020

Trị Đau Nhức Bằng Vỏ Chanh Bào Nhuyễn - Sức khoẻ

 Thân gửi các bạnXin gửi đến các bạn một phương thức trị đau nhức và thấp khớp bẳng trái chanh. Dễ thực hiện. Sau một tuần sẽ thấy hiệu quả. Nguyên liệu- Một trái chanh- Dụng cụ bào vỏ chanh Cách làm - Sau khi bào vỏ, cho vào nồi nhỏ đun sôi khoảng 2 phút hay bỏ vào Microwave khoảng 30 giây. Để ấm và uống. - Mỗi ngày làm 2 lần - Xin gửi hình hướng dẫn do tôi chụp  -  tdp
<!>
5 LOẠI THUỐC TỰ NHIÊN GIÚP BẠN LOẠI BỎ CHỨNG DỊ ỨNG THEO MÙA

Ngứa ngáy, chảy nước mắt, hắt hơi, chảy mũi và đau họng… là một số triệu chứng của dị ứng theo mùa. Nhiều người dùng thuốc kháng histamin nhưng nó khiến họ cảm thấy buồn ngủ và rất mệt mỏi. May thay, có một số liệu pháp nhiên, công hiệu tương tự thuốc kháng histamin mà lại an toàn.

1.Gừng

Các đặc tính chống viêm tự nhiên của gừng từ lâu đã được nhiều người biết đến. (Ảnh Bon Appetit / Shutterstock)
Các đặc tính chống viêm tự nhiên của gừng từ lâu đã được nhiều người biết đến. (Ảnh Bon Appetit / Shutterstock)

Gừng từ lâu đã được sử dụng như một loại thuốc kháng viêm và hạ sốt tự nhiên. Hiện nay, các nhà nghiên cứu đang thử nghiệm xem nó có hiệu quả chống lại triệu chứng dị ứng phấn hoa (viêm mũi dị ứng) hay không.

Một thí nghiệm cho thấy những con chuột bạch ăn gừng ít hắt hơi và cọ mũi hơn. Gừng có thể ức chế sự xâm nhập của các tế bào mast (dưỡng bào) trong niêm mạc mũi cũng như sản sinh ra các kháng thể IgE đặc hiệu. Qua đó đưa ra kết luận: các đặc tính chống viêm của gừng có thể ức chế sự hoạt động của các tế bào mast, từ đó có tác dụng phòng ngừa hoặc làm thuyên giảm các triệu chứng viêm mũi dị ứng.

 2. Vi khuẩn có lợi

Vi khuẩn có lợi (probiotics) rất hữu ích trong việc giảm bớt các triệu chứng dị ứng theo mùa. (Ảnh Shutterstock)
Vi khuẩn có lợi (probiotics) rất hữu ích trong việc giảm bớt các triệu chứng dị ứng theo mùa. (Ảnh Shutterstock)

Các bệnh dị ứng đều có liên quan đến các thành phần đường ruột. Hơn 70% hệ thống miễn dịch của con người nằm ở ruột, vì vậy đường ruột không khỏe mạnh có thể khiến các triệu chứng dị ứng trở nên trầm trọng hơn. Đây có thể là lý do tại sao lợi khuẩn rất hữu ích trong việc giảm bớt dị ứng theo mùa.

Một nghiên cứu cho thấy 40 bệnh nhân dị ứng phấn hoa Tuyết Tùng Nhật Bản đã uống sữa chua có chứa lợi khuẩn “Bifidobacterium longum BB536”, trong khi một nhóm khác dùng giả dược (placebo). Kết quả là những người tham gia uống sữa chua có chứa vi khuẩn có lợi, có các triệu chứng về mắt và mũi (như ngứa, sổ mũi, nghẹt mũi) đều thuyên giảm rõ rệt, tình trạng viêm họng cũng được cải thiện.

Một thử nghiệm lâm sàng khác gồm 49 bệnh nhân bị viêm mũi dị ứng mãn tính. Các nhà nghiên cứu lần lượt yêu cầu một nhóm uống 100ml sữa chua đã qua xử lý nhiệt có chứa vi khuẩn “Lactobacillus acidophilus L-92” và nhóm còn lại uống giả dược.

Kết quả cho thấy các triệu chứng hắt hơi, sổ mũi, viêm niêm mạc mũi, sưng đỏ mắt và chảy nước mắt của bệnh nhân uống sữa chua chứa lợi khuẩn đã giảm rõ rệt. Vì vậy, các nhà nghiên cứu khuyến cáo bệnh nhân bị viêm mũi dị ứng mãn tính nên dùng sữa chua chứa chủng Lactobacillus acidophilus L-92.

 Nghiên cứu thứ ba gồm 20 người bị viêm mũi dị ứng theo mùa. Một nhóm dùng lợi khuẩn “Lactobacillus casei Shirota” và nhóm khác dùng giả dược. Các nhà nghiên cứu đã thu thập các mẫu máu của bệnh nhân ở giai đoạn đầu, cao điểm và cuối mùa phấn hoa để xác định các chỉ số IgE toàn phần, IgG đặc tính phấn hoa và IgE, cũng như chỉ số của các protein cytokine gây viêm. Kết quả cho thấy chủng lợi khuẩn Lactobacillus casei Shirota có tác dụng ức chế đáng kể các cytokine gây viêm và làm giảm các chỉ số của kháng thể IgG và IgE.

Kết luận là việc bổ sung vi khuẩn có lợi có thể điều tiết cơ chế miễn dịch của bệnh nhân viêm mũi dị ứng và làm giảm các triệu chứng liên quan.

 3. Vitamin D


Trong số các bệnh nhi bị hen suyễn, viêm mũi dị ứng, viêm da dị ứng, mề đay cấp tính và dị ứng thức ăn thì thiếu vitamin D là nguyên nhân phổ biến nhất. (Ảnh Pixabay)

Nghiên cứu cho thấy bệnh hen suyễn và các bệnh dị ứng có liên quan đến sự thiếu hụt vitamin D. Trong một nghiên cứu với 483 trẻ em, người ta thấy rằng  trong số những trẻ bị hen suyễn, viêm mũi dị ứng, viêm da dị ứng, mề đay cấp tính và dị ứng thức ăn thì thường thấy đa phần ở những trẻ thiếu vitamin D. Ngoài ra, các chỉ số IgE của những bệnh nhi này cũng liên quan nhiều đến tình trạng thiếu hụt vitamin D.

Một nghiên cứu khác kéo dài 5 tháng đã tiến hành liệu pháp miễn dịch với 100 trẻ em bị nhạy cảm với phấn hoa hoặc viêm mũi dị ứng, đã cho thấy việc bổ sung lợi khuẩn và vitamin D cùng lúc có thể cải thiện phản ứng miễn dịch của trẻ.

 4. Pycnogenol

Các gốc tự do oxy khiến các tế bào mast giải phóng histamin, là thủ phạm của tất cả các chứng dị ứng gây khó chịu. Pycnogenol là một chất chiết xuất từ vỏ cây thông của Pháp có chứa bioflavonoid, có thể loại bỏ các gốc tự do một cách mạnh mẽ.

Một nghiên cứu đã so sánh hiệu quả của nó với chất ức chế giải phóng histamin của tế bào mast “Sodium cromoglicate” và phát hiện ra rằng Pycnogenol có hiệu quả tương tự như Sodium cromoglicate.

Một nghiên cứu khác tìm hiểu tác dụng của Pycnogenol đối với bệnh viêm mũi dị ứng phấn hoa bạch dương. 39   được điều trị Pycnogenol từ 5 đến 8 tuần trước khi bắt đầu mùa dị ứng bạch dương có các triệu chứng mắt và mũi nhẹ hơn nhiều so với nhóm dùng giả dược. Ngoài ra, chỉ số IgE đặc hiệu với bạch dương ở nhóm dùng giả dược tăng 31,9%, trong khi nhóm dùng Pycnogenol chỉ tăng 19,4%.

Phân tích chi tiết cũng cho thấy những người tham gia trước khi tiếp xúc với chất gây dị ứng, nếu bắt đầu dùng Pycnogenol càng sớm thì khả năng giảm các triệu chứng càng tốt. Những bệnh nhân bắt đầu dùng Pycnogenol từ 7 đến 8 tuần trước khi mùa dị ứng đến, đã nhận được kết quả tốt nhất.

 5. Sản phẩm từ ong

Người ta đã sử dụng phấn ong, keo ong, mật ong và các sản phẩm từ ong khác để điều trị dị ứng trong nhiều thế kỷ. (Ảnh Little_Desire / Shutterstock)

Người ta đã sử dụng phấn ong, keo ong, mật ong và các sản phẩm từ ong khác để điều trị dị ứng trong nhiều thế kỷ. Hiện nay, các nhà nghiên cứu đang phát triển các loại thuốc chống dị ứng dựa trên cơ sở này. Các con chuột bạch bị viêm mũi dị ứng sau khi được điều trị bằng keo ong cho thấy các triệu chứng chảy nước mũi và cọ mũi đã thuyên giảm nhiều, đồng thời ức chế đáng kể việc giải phóng histamin từ các tế bào mast. Một nghiên cứu khác trên chuột cho thấy Bioflavonoids “myricetin” trong phấn hoa ong có tác dụng chống dị ứng phấn hoa.

Nhờ các biện pháp tự nhiên này, bệnh nhân bị dị ứng theo mùa không cần dùng nhiều thuốc để chống lại các triệu chứng khó chịu trong các mùa xuân, hạ, thu. Chỉ cần kết hợp các biện pháp tự nhiên này vào cuộc sống hàng ngày, thì các triệu chứng bệnh có thể thuyên giảm.

Tara Thorne

Minh Sơn biên dịch

Chủng ngừa cúm năm 2020 có gì khác
  Bác Sĩ Nguyễn Trần Hoàng

Mùa cúm đang đến. Nhiều phòng mạch và tiệm thuốc tây đã có thuốc chích ngừa cúm. Bài viết này sẽ tóm tắt một số điều cần biết về mùa cúm năm 2020-2021.

Chích ngừa cúm tại một tiệm thuốc tây CVS ở Key Biscayne, Florida, hôm 3 Tháng Chín, 2020.
(Hình minh họa: Joe Raedle/Getty Images)

Chúng ta đang sống trong đại dịch COVID-19, và sự tự bảo vệ để tránh việc “lưỡng đầu thọ địch” (vừa bị COVID-19, vừa bị cúm) rất nguy hiểm, là điều ta cần làm, nên làm, và có thể làm một cách dễ dàng.
Xin tóm tắt một số thông tin được Trung Tâm Phòng Ngừa Dịch Bệnh Mỹ (CDC) đưa ra hôm 31 Tháng Tám, 2020, về thuốc chủng ngừa cúm 2020-2021.

Thuốc chủng ngừa cúm 2020-2021 năm nay có thể phòng ngừa các loại cúm nào?

Khác với các loại thuốc chủng ngừa khác, không cần phải chủng hằng năm, cho tới nay, mỗi năm, ta đều cần có các thuốc chủng cúm mới, vì virus cúm thay đổi liên tục.

Thành phần của thuốc chủng cúm được xem xét và cập nhật hằng năm để thích hợp với các virus cúm (có nhiều khả năng nhất) sẽ hoành hành trong năm đó.

Các thuốc chủng ngừa cúm năm nay, nói chung, có hai nhóm chính:

1- Nhóm được sản xuất từ trứng (egg-based vaccines – những ai bị dị ứng với trứng, nên tránh dùng nhóm này).
Thuốc chủng được sản xuất từ trứng có hai loại chính:

a- Loại có khả năng phòng ba loại virus  (trivalent) đã được cập nhật:
- A/Guangdong-Maonan/SWL1536/2019 (H1N1)pdm09-like virus (updated).
- A/Hong Kong/2671/2019 (H3N2)-like virus (updated).
- B/Washington/02/2019 (B/Victoria lineage)-like virus (updated)

b- Loại có khả năng phòng bốn loại virus  (quadrivalent), trong đó có thành phần của ba virus đã được cập nhật như trên, cộng với thành phần của một loại virus khác có tên là B/Phuket/3073/2013-like (Yamagata lineage).

2- Nhóm được sản xuất không phải từ trứng (cell – or recombinant-based vaccines – những ai bị dị ứng với trứng, có thể dùng nhóm này). Thuốc chủng được sản xuất không phải từ trứng có thành phần của bốn virus:
- A/Hawaii/70/2019 (H1N1)pdm09-like virus (updated).
- A/Hong Kong/45/2019 (H3N2)-like virus (updated).
- B/Washington/02/2019 (B/Victoria lineage)-like virus (updated).
- B/Phuket/3073/2013-like (Yamagata lineage) virus.

Thuốc chủng năm nay có thay đổi gì không so với thuốc chủng năm ngoái (2019-2020)?
 
Có thay đổi: Thuốc chủng năm nay đã được cập nhật để có thể thích hợp với các virus đã được cho thấy từ các nghiên cứu, là sẽ lan truyền nhiều nhất trong mùa cúm năm nay.

Có nhiều thuốc chủng, vậy ta nên chủng loại thuốc nào?

Theo thông tin được đăng trên mạng chính thức của CDC, thì loại nào đã được CDC chuẩn thuận đều được khuyến cáo như nhau, miễn là phù hợp với lứa tuổi đã được ghi trên nhãn hiệu của vaccine đó.
Dĩ nhiên, người nào bị dị ứng với trứng, thì nên được chủng với thuốc chủng được sản xuất từ tế bào hay tổng hợp (chứ không phải từ trứng).

Có rất nhiều loại thuốc chủng với cách chế biến khác nhau.
Điều ta cần chú ý và cần nhớ, là được chủng thuốc phù hợp với lứa tuổi của mình.

Lúc nào là tốt nhất để chủng ngừa cúm?

Tháng Chín và Tháng Mười là thời điểm tốt nhất để chủng ngừa cúm.

Tuy nhiên, “trễ còn hơn không.” Khi cúm còn hoành hành, thì ta vẫn nên chủng ngừa cúm. Nếu chưa chích trong Tháng Chín, Tháng Mười, dù cho là cho đến Tháng Giêng hay sau đó, vẫn nên chủng ngừa.

Tháng Chín, lúc tốt nhất để chích ngừa. Nên đi chích ngừa cúm càng sớm càng tốt.
(Hình minh họa: Justin Sullivan/Getty Images)
Năm nay có thể chích ngừa cúm ở đâu?

Do đại dịch COVID-19, nên việc chích ngừa có thể thay đổi.
Nếu phòng mạch bác sĩ gia đình của ta vẫn nhận gặp trực tiếp bệnh nhân, thì ta có thể gọi lấy hẹn (để tránh dồn đông người quá có thể lây lan COVID-19) để chích ngừa.
Các pharmacy cũng có thể cung cấp dịch vụ chích ngừa.

Năm nay có sợ thiếu thuốc?

Ở Hoa Kỳ, các công ty tư sản xuất thuốc chủng ngừa cúm.
Theo kế hoạch mà CDC tổng hợp, thì trong mùa cúm 2020-2021, có khoảng 194 đến 198 triệu liều thuốc chủng ngừa cúm đã được lên kế hoạch để sản xuất, so với kỷ lục 175 triệu liều cho mùa cúm 2019-2020.

Nên đi chích ngừa cúm càng sớm càng tốt

Cho tới nay, các công ty sản xuất thuốc chủng ngừa cúm chưa thông báo khó khăn gì trong kế hoạch sản xuất.

Dù sao, bây giờ, đã là Tháng Chín, lúc tốt nhất để chích ngừa, và thuốc cúm đang có sẵn ở nhiều phòng mạch và tiệm thuốc tây. Nên đi chích ngừa cúm càng sớm càng tốt. [qd]

Nguồn: Dr. Vi Hồ 

Không có nhận xét nào: