Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Chủ Nhật, 18 tháng 10, 2020

Đặc ủy Nhân quyền Đức “quan ngại sâu sắc” việc Phạm Đoan Trang bị bắt - RFA


Nhà báo Phạm Đoan Trang (trái) và Đặc uỷ Nhân quyền của Đức - bà Bärbel Kofler
 Photo: RFA - Bà Bärbel Kofler - Đặc ủy Nhân quyền của Cộng hòa Liên bang Đức hôm 16-10-2020 bày tỏ trên tài khoản Twitter rằng, bà quan ngại sâu sắc về việc chính quyền Việt Nam bắt giam nhà hoạt động nhân quyền nổi tiếng Phạm Đoan Trang. "Tôi vô cùng lo ngại về việc giam giữ bà Phạm Đoan Trang - - tác giả, nhà hoạt động nhân quyền và là cựu học giả của Villa Aurora LA. Tôi kêu gọi các nhà chức trách Việt Nam bảo vệ quyền tự do bày tỏ chính kiến, được bảo đảm bởi Hiến pháp Việt Nam và các công ước quốc tế", bà Bärbel Kofler viết.

Tài khoản Twitter của Tòa đại sứ Đức tại Việt Nam sau đó cũng dẫn lại nguyên văn phát biểu này của Đặc ủy nhân quyền Đức.

<!>

Liên quan đến cô Phạm Đoan Trang, luật sư Đặng Đình Mạnh hôm 17-10 cũng cho hay, một hôm trước luật sư nhận được thông báo "Để người bào chữa tham gia tố tụng từ khi kết thúc giai đoạn điều tra”.

Theo luật sư Mạnh, việc cơ quan điều tra tiếp nhận thủ tục đăng ký bào chữa rồi hồi âm cho luật sư đã bảo đảm đúng thời hạn là điều hết sức cần ghi nhận.

"Tuy tiếc rằng cơ quan điều tra vẫn tiếp tục duy trì quan điểm hạn chế luật sư tham gia các vụ án thuộc nhóm tội xâm phạm an ninh quốc gia ở giai đoạn điều tra," luật sư Mạnh bày tỏ trên FB cá nhân.

Cũng theo luật sư Đặng Đình Mạnh, thì trong thời gian tới, các luật sư Trịnh Vĩnh Phúc, Nguyễn Văn Miếng, Nguyễn Hà Luân, Lê Văn Luân và Ngô Anh Tuấn cũng sẽ sớm làm thủ tục đăng ký bào chữa với cơ quan điều tra.

Như chúng tôi đã thông tin, khuya 6-10, cơ quan An ninh điều tra công an thành phố Hà Nội phối hợp với một số cơ quan công an bắt giữ nhà hoạt động nhân quyền Phạm Đoan Trang ở một nhà trọ ở Quận 3, TPHCM, với cáo buộc tuyên truyền chống nhà nước.

Cộng hoà Séc, Mỹ và hàng chục tổ chức nhân quyền, nhà xuất bản quốc tế sau đó đã lên tiếng chỉ trích việc làm này của phía Việt Nam và yêu cầu trả tự do cho cô Trang lập tức và vô điều kiện

15 dân biểu liên bang Hoa Kỳ yêu cầu Bộ Ngoại giao kêu gọi CSVN tôn trọng nhân quyền và luật pháp trong vụ Đồng Tâm

Dưới sự dẫn đầu của các Dân biểu Alan Lowenthal, Harley Rouda, J. Luis Correa 15 Dân biểu Liên Bang Hoa Kỳ đã cùng ký tên trong một bức thư gửi Ngoại Trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo để bày tỏ sự quan ngại của họ về những vi phạm nhân quyền và vi phạm pháp luật trong vụ tranh chấp đất ở Đồng Tâm. Các dân biểu yêu cầu Bộ Ngoại Giao kêu gọi chính phủ Việt Nam điều tra cái chết của ông Lê Đình Kình và tôn các quyền cơ bản của con người, quy trình tố tụng, pháp quyền và tự do biểu đạt chính kiến.


Các dân biểu cũng yêu cầu Bộ Ngoại Giao cung cấp thông tin cập nhật về vụ Đồng Tâm.

Các dân biểu đã gửi kèm theo lá thư này tài liệu Báo Cáo Đồng Tâm do ông Will Nguyễn và cô Phạm Đoan Trang viết và dịch.

Sau đây là bản dịch lá thư của các Dân biểu Liên Bang Hoa Kỳ gửi cho Ngoại trưởng Mike Pompeo:

Ngày 14 tháng Mười, 2020

Kính gửi ông Mike Pompeo

Ngoại trưởng Hoa Kỳ

Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ

2201 C Street, NW

Washington, D.C. 20520

Kính thưa Ngoại trưởng Pompeo,

Chúng tôi viết thư này để bày tỏ mối quan tâm sâu sắc của chúng tôi với phản ứng bạo lực của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đối với vụ tranh chấp đất đai ở làng Đồng Tâm và phán quyết gần đây của tòa án ở nước này, kết án tử hình 2 người, kết án tù chung thân một người và trừng phạt 26 người với những bản án từ 15 năm tù giam đến 15 tháng tù treo. Chúng tôi yêu cầu Bộ Ngoại giao giải quyết các mối quan ngại của chúng tôi với chính phủ Việt Nam trong thời gian sớm nhất có thể và cung cấp cho Quốc hội thông tin cập nhật về tình hình.

Vào năm 1980, hiến pháp Việt Nam đã bãi bỏ quyền tư hữu đất đai ở Việt Nam, nhưng Luật Đất đai năm 1993 đã trao cho nông dân quyền sử dụng đất 20 năm cho mục đích nông nghiệp. Những tranh chấp đất đai trở nên phổ biến và thường mang tính bạo lực khi chính phủ Việt Nam tịch thu đất đai dưới chiêu bài lợi ích công cộng, và người dân Việt Nam đã có một lịch sử lâu dài phản đối và chống lại điều mà họ thường coi là tham nhũng. Trong năm 2013, nhiều khu đất bị thu hồi được sử dụng để xây sân gôn và các dự án không thiết yếu khác.

Năm 2017, chính quyền Việt Nam bắt đầu tịch thu đất tại làng Đồng Tâm, Hà Nội. Vào tháng 1 năm 2020, hơn 3.000 cảnh sát cơ động đã đột kích vào làng Đồng Tâm. Trong cuộc đụng độ giữa cảnh sát và dân làng, công an đã bắn chết ông Lê Đình Kình, người thủ lĩnh các dân làng chống lại việc cướp đất của chính quyền. Ngoài ra còn có 3 cảnh sát thiệt mạng do hậu quả của cuộc đối đầu.

Ông Kình, 84 tuổi, đã bị giết hại khi bảo vệ làng của mình. Trước khi chết, ông Kính chưa có tiền án, tiền sự và dành trọn thời gian của những năm nghỉ hưu để bảo vệ quyền lợi của dân làng và nông dân Đồng Tâm. Trong khi cái chết của các sĩ quan cảnh sát nhanh chóng được điều tra, nhưng cái chết của ông Kình thì không. Hơn một chục dân làng Đồng Tâm đã bị bắt và bị buộc tội giết người vì cái chết của ba cảnh sát bị rơi xuống một hố bê tông khi chạy băng qua giữa các ngôi nhà trong cuộc đột kích.

Vào tháng 9 năm 2020, một tòa án đã kết án tử hình các con trai của ông Kình là ông Lê Đình Chúc và ông Lê Đình Công. Những bản án này chẳng những vô nhân đạo mà còn khiến gia đình ông Kình bị tuyệt tôn. Các bị cáo khác bị kết án các mức án từ 15 tháng tù treo đến 16 năm tù giam, và một án tù chung thân.

Đáng tiếc, chủ tọa phiên tòa đã từ chối yêu cầu triệu tập nhân chứng của các luật sư bào chữa. Các luật sư bào chữa cũng phản đối trước tòa việc hội đồng xét xử đã rút ngắn đáng kể thời gian ranh luận bào chữa của họ tại tòa.

Cũng giống như các vụ tranh chấp đất đai khác ở Việt Nam, vụ tranh chấp này và các vụ án được xét xử gấp rút mang đầy chỉ dấu tham nhũng và bất công.

Kèm theo lá thư này là bản tường trình về sự việc này do ông Will Nguyễn và cô Phạm Đoan Trang viết và dịch. Ông Will Nguyen là công dân Mỹ đã bị bắt và bị truy tố oan sai vì tham gia biểu tình tại Việt Nam. Sau nhiều tháng vận động bởi các thành viên quốc hội, Will đã được trả tự do và đưa trở về Hoa Kỳ. Cô Phạm Đoan Trang là nhà báo, nhà hoạt động nhân quyền và dân chủ. Vì vai trò đưa tin về vụ Đồng Tâm, cô vừa bị bắt vài giờ sau cuộc Đối thoại Nhân quyền Việt – Mỹ vào ngày 6 tháng 10 năm 2020.

Việt Nam đã ký Công ước quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị và đã cam kết tôn trọng quyền Tự do Tín ngưỡng, Ngôn luận, Lập hội, Báo chí của cá nhân và quyền tổ chức tụ tập và biểu đạt chính kiến. Chính phủ Việt Nam cũng tuyên bố tôn trọng pháp quyền, thủ tục và bảo vệ các quyền của công dân. Phiên tòa nhục nhã này và những bản án vô nhân đạo đã chứng minh điều ngược lại.

Chúng tôi yêu cầu ông kêu gọi chính phủ Việt Nam điều tra cái chết của ông Lê Đình Kình. Hơn nữa, chúng tôi mong ông đưa trường hợp của làng Đồng Tâm vào các cuộc gặp song phương với các quan chức chính phủ Việt Nam để thể hiện cam kết của Hoa Kỳ đối với các quyền cơ bản của con người, quy trình tố tụng, pháp quyền và sự biểu đạt chính kiến. Chúng tôi cũng mong nhận được một bản báo cáo từ Bộ Ngoại giao về quan điểm của Bộ Ngoại giao về sự việc và phản ứng của Bộ Ngoại giao đối với tình hình.

Cảm ơn sự quan tâm của ông đến vấn đề này.

Trân trọng,

  1. Alan Lowenthal
  2. Harley Rouda
  3. J. Luis Correa
  4. Christopher H. Smith
  5. Zoe Lofgren
  6. Barbara Lee
  7. Ro Khana
  8. Gerald E. Connolly
  9. Scott Peters
  10. Susan A. Davis
  11. James P. McGovern
  12. Juan Vargas
  13. Tom Malinowski
  14. Gilbert R. Cisberos Jr.
  15. Al Green

#ĐồngTâm #dânbiểuliênbangHoaKỳ 

Không có nhận xét nào: