Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Tư, 20 tháng 5, 2020

Điểm Tin Thứ Năm 21/05/2020 - Anh Tuấn Phạm

  • VNTB – Miền Tây cạn nước vì… miền Bắc (VNTB) - Lynn Huỳnh (VNTB) – Trong lần về quê ăn Tết hồi đầu năm nay, để rồi ‘kẹt’ luôn ở Việt Nam đến tận lúc này vì con virus cúm Tàu, tôi đã ngớ ra khi vài người bạn học cũ nói sở dĩ miền Tây cạn nước vì người miền Bắc vô đây nhiều quá. “Hồi đó mần lúa một vụ, kéo dài cả 6 tháng, tụi tui đâu cần chi đến chuyện thủy lợi, rồi đắp đê ngăn mặn, giữ nước ngọt để làm luôn một lèo 3 vụ/ năm. Hồi mấy chục năm trước, lúa gạo miền Nam ùn ùn ra Bắc để trả nợ viện trợ chiến tranh. Giờ nợ dứt rồi, sao cứ ép tụi tui nghề mần ruộng vẫn phải nai lưng ra làm để cho tụi nó ăn?”. Ông anh hai của bạn tôi, năm nay tuổi ngoài 70 rồi, đã nhiều lần ý tứ như trên ở mấy buổi nhậu. Năm nay hạn mặn ở xứ tôi kéo dài lắm, từ tháng chạp năm ngoái đến tận bây giờ. Lúa chết, sầu riêng ngoắc ngoải, chuối vàng là, dừa không đậu trái, người dân thì… ở dơ thường kỳ vì phải dành nước ngọt cho nấu ăn, và cho… bò, dê uống nữa (cứ hễ mấy con vật này mà uống nước nhiễm mặn là nó bị ‘Tào Tháo’ rượt ngay!).<!>
  • VNTB – ADIZ ở Biển Đông: con chó cuối cùng sẽ sủa? (VNTB) - Khánh An dịch (VNTB) – Áp đặt khu vực nhận dạng phòng không (ADIZ) trên Biển Đông sẽ trợ giúp Bắc Kinh rất lớn trong kiểm soát “tự do hàng hải trên không”. “Bài phân tích này phát hành cách đây 4 năm (2014) nhưng dự đoán khá chính xác những mưa đồ Trung Quốc triển khai trên khu vực Biển Đông. Áp đặt khu vực nhận dạng phòng không (ADIZ) trên Biển Đông sẽ trợ giúp Bắc Kinh rất lớn trong kiểm soát “tự do hàng hải trên không”. Điều này càng đáng lo ngại hơn khi vừa qua hãng ảnh vệ tinh ImageSat International (ISI) công bố cho thấy các máy bay do thám KJ-500 và KQ-200 của Trung Quốc xuất hiện ở Đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
  • Cuộc đối đầu West Capella, bước tiến trong chính sách Biển Đông của Mỹ (RFI) - Thụy My - « Một cuộc đối đầu năm nước » vừa qua đã diễn ra xung quanh một giàn khoan của Malaysia trên Biển Đông, giữa lực lượng Malaysia, Trung Quốc, Việt Nam, Hoa Kỳ và Úc. Trang War On The Rocks ngày 18/05/2020 phân tích trong bài « Học được gì trên Biển Đông qua phản ứng của Hoa Kỳ trong vụ đối đầu West Capella ». Chiến dịch West Capella. Khi tập đoàn dầu khí Petronas của Malaysia thuê giàn khoan West Capella để khai thác tại vùng biển chồng lấn mà Malaysia và Việt Nam cùng yêu sách chủ quyền, Trung Quốc bèn điều chiếc tàu Hải Dương Địa Chất 8 (Haiyang Dizhi) cùng với một đoàn tàu hải giám và dân quân biển đến (địa điểm West Capella hoạt động nằm bên trong đường lưỡi bò do Bắc Kinh vẽ ra).
  • Tại sao lại lập thí điểm khu kinh tế Vân Đồn? (BoxitVN) - Tô Văn Trường - Báo Thanh Niên ra hôm nay, ngày 18/5/2020 có bài viết rất đáng suy ngẫm, nêu lên quan ngại của Bộ Quốc phòng về việc Trung Quốc không những đã đầu tư nhiều dự án bất động sản ở các khu vực trọng yếu mà còn đang ồ ạt thâu tóm nhiều dự án “nhạy cảm” ở Việt Nam. Nhiều cử tri, đặc biệt là các vị lão thành cách mạng và giới trí thức đang rất quan tâm đến thông tin về Quyết định số 544/QĐ-TTg ngày 21-4-2020 của Thủ tướng Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Ban quản lý Khu kinh tế Vân Đồn
  • VNTB – Kiện Trung Quốc: cả thế giới làm được, Việt Nam sao lại không? (VNTB) - Trần Dzạ Dzũng (VNTB) – Chính phủ Việt Nam nói rằng kiện nhà thầu Trung Quốc vi phạm sẽ tốn nhiều tiền, mà lại khó thắng. Thật vậy không? Trong báo cáo tình hình và kết quả xử lý tồn tại, yếu kém của 12 đại dự án, doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả thuộc ngành công thương vừa gửi tới Quốc hội, cho biết trong trường hợp thua kiện, số tiền phải trả cho các nhà thầu Trung Quốc, cộng với tiền theo đuổi vụ kiện sẽ cao hơn tổng số tiền đang còn tranh chấp trong hợp đồng EPC (hợp đồng thiết kế, cung cấp thiết bị, công nghệ và thi công xây dựng) của 5/12 dự án thua lỗ ngàn tỷ. Nhà thầu Trung Quốc dễ thắng thầu vì biết ‘phải quấy’?
  • VNTB – Cần kỷ luật ông Trịnh Văn Chiến, Bí thư tỉnh ủy Thanh Hóa (VNTB) - Triệu Tử Long (VNTB) – Cần phải kỷ luật đảng để làm gương đối với ông Trịnh Văn Chiến, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa 12, Bí thư tỉnh ủy tỉnh Thanh Hóa. Ở Việt Nam, chức vụ quyền uy nhất đất nước là tổng bí thư đảng. To nhất ở cấp địa phương, đó là bí thư tỉnh ủy/ thành ủy. Đã quyền cao chức trọng thì mọi sai quấy của thuộc cấp, đúng lý phải là mũi dại lái chịu đòn thì mới kỳ vọng vào chuyện cơ cấu nhân sự ‘đãi cát tìm vàng’… Vì sao cần phải kỷ luật đảng để làm gương đối với ông Trịnh Văn Chiến, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa 12, Bí thư tỉnh ủy tỉnh Thanh Hóa?
  • VNTB – Bài báo cúng cụ (VNTB) - Nguyễn Đình Ấm (VNTB) – Nhiều người kêu khổ vì cứ đến những ngày như 3/2, 30/4, 19/5…là bị truyền thông quốc doanh, loa phường “hành hạ” vì đài nào, báo nào cũng ra rả những thông tin cũ mèm. Tôi làm báo quốc doanh 30 năm nên “thấm nhuần” việc tuyên truyền những ngày này. Thông thường, sắp đến những ngày như đại hội của đảng, ngày 7/5, 30/4, 19/5, bầu cử quốc hội…là ban tuyên giáo cho đăng báo các khẩu hiệu chào mừng làm mẫu cho các cơ quan truyền thông đăng lại hoặc gửi công văn nhắc nhở các báo tuyên truyền ngày trên với các khẩu hiệu được hướng dẫn. Các khẩu hiệu, nội dung băng rôn nghe nói được các “thánh” kể chuyện tuyên truyền cỡ GS TS Hoàng Chí Bảo sáng tác ra được ban tuyên giáo duyệt…
  • Cải Cách Tư Pháp : Phải Bắt Đầu Từ Thẩm Phán (VNTB) - Nguyễn Ngọc Chu (VNTB) – Thẩm phán phải là bậc trí nhân. Thẩm phán phải là kẻ sĩ. Thời nào có được thẩm phán như vậy thì quốc gia tất cường thịnh. I. Sự cần thiết phải đẩy mạnh cải cách tư pháp. Một quốc gia muốn văn minh thì phải có một nền tư pháp văn minh tương thích. Trong một nền tư pháp bệnh tật thì không bao giờ một quốc gia có thể phát triển thành một “đế chế văn minh”. Nền tư pháp là “cái lồng nhốt quốc gia”. Quốc gia muốn lớn mạnh thì “chiếc lồng tư pháp” phải lớn nhanh hơn sự bành trướng của quốc gia. Hoàn thiện tư pháp là tiến trình song hành không tách rời đảm bảo cho sự tiến bộ mỗi quốc gia. Việt Nam muốn bay lên thì nền tư pháp Việt Nam phải bay lên cùng lúc
  • VNTB – ‘Nhân sự tứ trụ của Đai hội 13’* (VNTB) - Hồng Quang (VNTB) – Sử dụng mô hình cây quyết định để thiết lập nhân sự tứ trụ của Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ 13 của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhìn ở góc độ ứng cử viên Thủ tướng. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ 13 của Đảng Cộng sản Việt Nam dự định sẽ tiến hành trong tháng 1 năm 2021, với trọng tâm chính là định hướng sự phát triển của đất nước trong nửa đầu thế kỷ 21. Một mục tiêu quan trọng không kém, đó là xác định bộ máy lãnh đạo của Đảng, cũng như toàn bộ chính thể hiện nay trong giai đoạn hậu Nguyễn Phú Trọng
  • VNTB – Khi nhân viên y tế làm kinh tế (VNTB) - Nguyễn Ngọc Tâm (VNTB) – Phiên tòa xử cựu đô đốc hải quân trong vụ án Đinh Ngọc Hệ – tức Út trọc, ghi nhận một lời trần tình đầy thấm thía của tướng Nguyễn Văn Hiến về chuyện quân đội nhảy vào làm ăn kinh tế: “Bị cáo chưa từng một ngày được đào tạo quản lý kinh tế, đất đai” (*) Có lẽ nếu như thời đương chức, đô đốc Nguyễn Văn Hiến được giao nhiệm vụ làm dịch vụ bảo vệ ngư dân Việt Nam đánh bắt cá trên ngư trường của Việt Nam nhưng cứ bị hải cảnh Trung Quốc bắt nạt, có lẽ đô đốc Hiến chắc chắn hoàn thành nhiệm vụ, vì đây là ‘chuyên môn’ mà ông am tường, đó là chưa kể đây thuộc trách nhiệm của người lính hải quân Việt Nam
  • VNTB – Phục hồi kinh tế sau COVID-19: con đường còn dài và gập gềnh (VNTB) - Quỳnh Giao ( VNTB) – Phục hồi kinh tế sau dịch COVID-19 khó có thể thực hiện được khi các quốc gia khác trên thế giới vẫn còn đang vật lôn với dịch bệnh. Trong bài “ Sau dịch bệnh, Việt Nam phải đối đầu với hậu quả kinh tế”, tờ World Politics Review nhận định sau khi “đã chế ngự được dịch bệnh, Việt Nam đang lo lắng về những gì sẽ xảy ra tiếp theo.” Một trong những lý do đó là có khoảng 5 triệu người bị thất nghiệp do dịch COVID-19, số lượng người thất nghiệp thấp nhất vào quý một trong năm năm qua
  • Hoa Kỳ : Donald Trump ký lệnh cắt giảm quy định hành chính Liên bang để phục hồi kinh tế (RFI) - RFI - Hôm qua, 19/05/2020, tổng thống Donald Trump đã liên tục ra các quyết định nhằm phục hồi kinh tế Mỹ đang bị suy sụp vì khủng hoảng virus corona. Trước tiên, ông Trump đã ký sắc lệnh yêu cầu cơ quan chính phủ Liên bang cắt bỏ « những quy định vô ích gây cản trở phục hồi kinh tế ». Tiếp đó là thông báo chi 19 tỷ đô la để hỗ trợ nông dân và các nhà chế biến nông sản Mỹ. Một quyết định được đánh giá có mục tiêu tranh cử vì ông Trump hiểu giới làm nông nghiệp Mỹ là bộ phận cử quan trọng của ôn
  • Covid-19: Dưới áp lực của Mỹ, Tổ Chức Y Tế Thế Giới chấp nhận cuộc điều tra đánh giá độc lập (RFI) - Tú Anh - Chiều thứ Ba 19/05/2020 tại Genève, 194 thành viên của Tổ Chức Y Tế Thế Giới WHO/OMS, thông qua một nghị quyết yêu cầu "đánh giá độc lập và khách quan" hoạt động của cơ quan đối phó với đại dịch Covid-19. Dự thảo nghị quyết do Liên Hiệp Châu Âu đề xuất là một thỏa hiệp vừa làm hài lòng phần nào Washington, vừa không làm mất mặt Bắc Kinh và cũng không quên phần cốt lõi là chia sẻ thành quả nghiên cứu thuốc trị và vac-xin cho nhân loại chứ không dành ưu tiên cho một nước nào
  • Mỹ-Trung căng thẳng: Quân đội Trung Quốc muốn tăng ngân sách quốc phòng ít nhất 7,5% (RFI) - Tú Anh - Thế lực ly khai tại Tân Cương, Tây Tạng, xu hướng độc lập tại Đài Loan, nhưng đứng đầu là nguy cơ xung đột với Mỹ là những lý do giúp quân đội Trung Quốc được tăng ngân sách ít nhất 7,5% trong hai năm liên tiếp, theo nguồn tin của báo Hồng Kông 19/05/2020. Theo South China Morning Post, trước ngày Quốc Hội Trung Quốc họp thường niên vào thứ Sáu tới đây, các tướng lãnh Trung Quốc chờ mong được thông báo tăng ngân sách, ít nhất là 7,5% như năm 2019 hoặc nhiều hơn thế nữa
  • Virus corona tại Nga: Kẻ thù vô hình mà Putin không ngờ tới (RFI) - Mai Vân - Mùa xuân 2020 lẽ ra phải rất huy hoàng đối với tổng thống Vladimir Putin, một người đã liên tục ngự trị ở thượng tầng Nhà nước Nga từ 20 năm nay mà không có đối thủ. Thế nhưng, một kẻ thù vô hình mà ông Putin không hề chờ đợi – con virus corona chủng mới - đã đột nhiên xuất hiện, kéo theo một cuộc khủng hoảng y tế rồi kinh tế ở quy mô chưa từng thấy, làm dấy lên câu hỏi : Liệu ngai vàng của người được gọi là Sa Hoàng mới tại Nga có bị chao đảo hay không?
  • Đài Loan: Thái Anh Văn bác mô hình « Một quốc gia, hai chế độ » của Bắc Kinh (RFI) - Minh Anh - Ngày 20/05/2020, trong bài phát biểu tuyên thệ nhậm chức nhiệm kỳ hai, nữ tổng thống Đài Loan, Thái Anh Văn tuyên bố Đài Loan không thể chấp nhận nguyên tắc « Một quốc gia, hai chế độ ». Chính quyền Bắc Kinh đe dọa « không dung thứ » cho bất kỳ hành động ly khai nào của Đài Bắc. Trong lễ nhậm chức mở đầu nhiệm kỳ hai và cũng là nhiệm kỳ cuối cùng, tổng thống Thái Anh Văn cho rằng mối quan hệ đôi bờ eo biển đang đi vào một bước ngoặt lịch sử. Bà nói : « Cả hai phía có bổn phận phải tìm ra một phương cách để cùng tồn tại lâu dài và ngăn chận gia tăng đối kháng và các bất đồng »
  • Bắc Kinh và kinh tế : Hai thách thức lớn cho nhiệm kỳ hai của tổng thống Thái Anh Văn (RFI) - Minh Anh - Ngày 20/05/2020, bà Thái Anh Văn chính thức nhậm chức nhiệm kỳ hai tổng thống Đài Loan. Quan hệ giữa Đài Bắc và Bắc Kinh trong sắp tới sẽ ra sao ? Làm thế nào vực dậy kinh tế đất nước sau dịch bệnh ? Theo giới quan sát, đây sẽ là hai thách thức chính cho nữ tổng thống Đài Loan. Bà Thái Anh Văn kết thúc nhiệm kỳ đầu tổng thống với một bảng thành tích đáng khích lệ. Ở trong nước, bà cho hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính, cải thiện hệ thống an sinh xã hội. Trong đối ngoại, hình ảnh của Đài Loan trên thế giới không ngừng mở rộng và tăng cường hợp tác với Hoa Kỳ
  • Đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ tồn tại thêm được bao lâu? (BoxitVN) - Christina Zhou Gia Huy biên dịch - Cộng sản Trung Quốc – gần đây đã kỷ niệm sinh nhật lần thứ 70 của mình – là một trong những chế độ độc đảng kéo dài nhất trong lịch sử hiện đại. Liệu ĐCSTQ có thể tiếp tục duy trì quyền lực của mình trong thời gian tới, hay sẽ biến đổi thành một mô hình khác?
  • Cơn ác mộng Covid-19: Khủng hoảng chỉ mới bắt đầu (BoxitVN) - Phạm Sơn - Theo ông Giản Tư Trung, Hiệu trưởng Học viện Quản lý PACE, nếu có tư duy và hành động đúng đắn, kịp thời, nhà lãnh đạo không những có thể lèo lái doanh nghiệp sống sót qua thời kỳ đen tối mà còn có thể chớp lấy cơ hội để bứt phá ngoạn mục sau đại dịch. Các nhà phân tích nói rằng mặc dù không có giới hạn thời gian đối với các chính phủ độc tài, nhưng sự cầm quyền độc đảng của ĐCSTQ có thể không bền vững về lâu dài bất chấp khả năng ứng phó và sự đặc thù trong quá khứ của nó so với các chế độ khác.

Không có nhận xét nào: