Đồng xu được ngâm dung dịch hóa học, tờ tiền giấy bị làm giả nhiều nhất là 20 USD, hay tổng thống còn sống không được in hình lên tiền... là những điều ít biết về đồng đôla Mỹ.
1. Đồng xu được ngâm dung dịch hóa học trước khi đúc
Cũng giống như chân giò hay trứng ướp gia vị, đồng xu Mỹ được ngâm trước khi đem đi đúc. Tuy nhiên, không giống thức ăn, chúng được ngâm trong loại hỗn hợp dung dịch hóa học đặc biệt. Dung dịch này có tác dụng làm sạch và sáng bề mặt của đồng xu trống.
2.Hình kim tự tháp mặt sau đồng đô la biểu trưng cho sự phát triển của quốc gia
Nói về các biểu tượng và hình nghệ thuật trên đồng đôla Mỹ, nhiều thuyết ra đời. Một trong những thuyết này cho rằng, Hội tam điểm đã sử dụng những biểu tượng này để bí mật truyền tải thông điệp quyền lực. Tuy nhiên, trên thực tế, các biểu tượng này được giải thích hợp lý hơn. Vì các biểu tượng này được tạo ra từ khi nước Mỹ ra đời, nên có thể lý giải rằng, họ tin đất nước sẽ tiếp tục phát triển thịnh vượng. Những nhà sáng lập nước Mỹ có niềm tin vào người dân, và niềm tin này được chất chứa trong hình kim tự tháp trên tờ tiền đôla.
3. Cơ quan mật vụ Mỹ ban đầu được thành lập để chống nạn làm tiền giả
Nhiều người tin rằng, Cơ quan mật vụ Mỹ được thành lập để bảo vệ tổng thống. Cơ quan bí ẩn này được thành lập 2 tuần sau khi tổng thống Abraham Lincoln bị ám sát. Tuy nhiên, thực tế là cơ quan này được thành lập để chống nạn tiền giả. Vào những năm 1800, mỗi bang của Mỹ đều có tiền tệ riêng, nên làm tiền giả là việc vô cùng béo bở và dễ dàng. Thời tổng thống Lincoln tại vị, một phần ba tiền tệ của Mỹ được cho là giả. Bởi vậy, Sở mật vụ Hoa Kỳ được thành lập.
4. Sản xuất một đồng 5 xu tốn kém hơn một đồng 10 xu
Ban đầu, tiền xu Mỹ được làm từ đồng. Khi giá đồng bắt đầu tăng, người ta chuyển sang dùng kẽm, sau đó lại chuyển sang niken. 10 năm trước, chi phí để sản xuất một đồng 5 xu là 11,2 cent, trong khi đó chi phí sản xuất một đồng 10 xu và 25 cent lần lượt là 5 cent và 11 cent.
5. Tiền rất bẩn
Theo nghiên cứu, mặt tiền giấy chứa trung bình khoảng 3.000 loại vi khuẩn, đa số các loại này là vô hại nhưng cũng có chứa vi khuẩn gây mụn và vi khuẩn miệng. Nguyên nhân là tiền được qua tay hàng nghìn người và truyền vi khuẩn khắp nơi. Vì vậy, bạn nên rửa tay sau khi chạm vào tiền.
6. Hình tổng thống còn sống không được in trên tiền
Khi Washington trở thành tổng thống Mỹ, người ta muốn đưa mặt ông lên tiền đôla. Tuy nhiên, ông từ chối và cho rằng, thật không hay khi in mặt một thống thống còn sống trên tiền. Ngày nay, luật Mỹ quy định rằng, các tổng thống phải qua đời 2 năm trước khi được cân nhắc in mặt lên tiền đôla.
7. Tờ tiền có mệnh giá lớn nhất từng được sản xuất là 100.000 USD
Đồng tiền mệnh giá 100.000 USD được phát hành bởi Cục Khắc dấu và In ấn (BEP), nhưng chỉ dùng thay thế cho vàng trong giao dịch giữa các ngân hàng dự trữ liên bang. Tờ tiền mệnh giá lớn nhất trong lịch sử này được in trong khoảng thời gian ngắn, từ ngày 18/12/1934 tới 9/1/1935, với hình tổng thống Wilson ở mặt trước.
8. Vòng đời của một tờ đô la tùy thuộc vào mệnh giá của nó
Tùy thuộc vào nhu cầu đối với từng mệnh giá, vòng đời của một tờ tiền ngắn dài khác nhau. Đồng 1 USD được dùng khá thường xuyên, vì vậy, vòng đời của nó kéo dài khoảng 18 tháng trước khi ngừng lưu thông. Những tờ tiền mệnh giá 50 hay 100 USD thường được lưu thông khoảng 9 năm, bởi chúng không được dùng nhiều như những tờ mệnh giá 1, 10 hay 20 USD.
9. Tiền USD thực chất được làm từ linen và cotton
Chất liệu làm tiền đô la Mỹ gồm 25% linen và 75% cotton chứ không phải bằng giấy như nhiều người lầm tưởng. Năm 2009, hơn 21.000 kiện bông được dùng để in tiền.
10. Đồng tiền bị làm giả nhiều nhất là 20 USD
Về mặt logic, nếu một người muốn làm tiền giả, họ sẽ làm giả những tờ có mệnh giá lớn. Tuy nhiên, trên thực tế những tên làm giả cho rằng, chúng có thể thành công hơn với tờ 20 USD.. Việc dùng một đồng 20 USD để mua vé xem phim sẽ ít bị nghi ngờ hơn việc dùng một đồng 100 USD. Trên thực tế, nhiều người thường mang các đồng 20 USD trong ví. Hiếm người ra đường với một ví đầy tờ 100 USD.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét