Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Tư, 10 tháng 7, 2019

Phái Đoàn Hoc Sinh Mỹ Ở Ohio Thăm Tượng Đức Thánh Trần Nghiên Cứu Về Lịch Sử Của Vị Tướng Kiệt Xuất Trần Quốc Tuấn - ViệtBáo

HOC SINH COLUMBUS DSC_0771
Westminster (Bình Sa)- - Tại Đền Thờ Đức Thánh Trần vào lúc 11:30 trưa Thứ Sáu ngày 5 tháng 7 một phái đoàn học sinh Trường Trung Học Columbus và một số các em sinh viên Tiểu Bang Ohio do cựu Thầy giáo Ed Trenner hướng dẫn đã đến thăm Tượng Đài và Đền Thờ Đức Thánh Trần, tại số 9078 Bolsa Ave (Đại lộ Trần Hưng Đạo) Thành Phố Westminster, Nam California. Tại đây phái đoàn đã được các vị trong Ban Quản Trị gồm có các ông: Phan Kỳ Nhơn, Phan Tấn Ngưu, Lê Quang Dật, Trần Vệ, Bùi Quang Nghĩa, TS. Phạm Kim Long, Phát Lưu, Nguyễn Minh Trì, Bà Quỳnh Hoa, Hứa Trung Lập và một số thành viên trong hội đồng quản trị cùng một số các cơ quan truyền thông.
<!>
Mở đầu ông Phan Kỳ Nhơn thay mặt Hội Đồng Quản Trị Đền Thờ Đức Thánh Trần cảm ơn phái đoàn đã đến thăm và tìm hiểu về lịch sử của vị danh tướng Việt Nam, Trong lúc nầy Tiến Sĩ Phạm Kim Long đã trình bày phần tiếng Anh qua lời phát biểu của ông Phan Kỳ Nhơn. Sau đó có một số các em đã đặt ra nhiều câu hỏi liên quan đến cuộc đời và sự nghiệp lẫy lừng của vị tướng tài ba nầy đã được Tiến Sĩ Phạm Kim Long trình bày theo sử liệu để các em nắm vững vấn đề.

Bên cạnh đó, Ông Hứa Trung Lập cũng đã giải thích một số câu hỏi của các em nêu lên liên quan đến cuộc đời và sự nghiệp của Ngài.

Trả lời câu hỏi của Việt Báo tại sao các em biết Tượng Đài Đức Thánh Trần để đến viếng thăm và tìm hiểu, được một số các em trả lời là nhờ sự giới thiệu của một Luật Sư Việt Nam và tìm hiểu trên một số báo chí Anh ngữ, và các em nói sau chuyến thăm nầy các em sẽ nghiên cứu thêm về một số tài liệu bằng Anh ngữ, các em rất hài lòng chuyến thăm viếng nầy, đại diện cho các em cựu Thầy giáo Ed Trenner đã cảm ơn ban tổ chức đã có buổi tiếp đón nầy.

Cũng nên nhắc lại, Trần Quốc Tuấn (Trần Hưng Đạo) là một Vị tướng kiệt xuất, và cũng là bài học cho người trẻ, là một vị tướng kiệt xuất không những cho Việt Nam mà còn là vị tướng tài ba trong lịch sử nhân loại. Câu nói bất hủ đã lưu lại cho hậu thế mai sau: "Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa được xả thịt, lột da, nuốt gan, uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng".

Theo Đại Việt sử ký toàn thư, Trần Quốc Tuấn là con của An Sinh vương Trần Liễu, anh ruột vua Trần Thái Tông. Mẹ ông là Thiên Đạo quốc mẫu. Giới sử học chưa thể xác định chính xác năm sinh của bậc kỳ tài quân sự này song nhiều tài liệu ghi ông sinh năm 1228…

Năm 1257, quân Mông Cổ xâm lược nước ta, vua Trần Thái Tông lệnh các tướng đem quân ngăn giữ biên giới phía bắc theo sự tiết chế của Trần Hưng Đạo. Bằng tài cầm quân và dùng người kiệt xuất, ông dẫn dắt binh lính đập tan cuộc tiến công của quân Mông, buộc họ phải rút lui.

Năm 1285, quân Nguyên - Mông ào ạt tấn công xuống phía nam. Quân Trần thất bại, tổn thất nặng nề.

Một lần nữa, Trần Quốc Tuấn cho thấy tài năng quân sự khi thi hành kế vườn không nhà trống, rút quân bảo toàn lực lượng trước khi tổng phản công, giành thắng lợi quyết định.

Ở lần Nguyên Mông xâm lược thứ ba, Hưng Đạo vương nhận định “năm nay đánh giặc nhàn” và dễ dàng dẫn dắt quân dân nhà Trần đánh lui đế quốc hùng mạnh này…

HOC SINH COLUMBUS DSC_0767HOC SINH COLUMBUS DSC_0768HOC SINH COLUMBUS DSC_0771HOC SINH COLUMBUS DSC_0772HOC SINH COLUMBUSDSC_0775
Hình ảnh phái đoàn học sinh trung học Mỹ tại Ohio thăm Tượng Đức Thánh Trần.

Không có nhận xét nào: