Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Tư, 27 tháng 3, 2019

Công an Việt Nam thẩm vấn nhà hoạt động Nguyễn Quang Hồng Nhân vừa bị Đức trục xuất - RFA

Nhà hoạt động nhân quyền Nguyễn Quang Hồng Nhân cùng Vợ và Con Gái.
Nhà hoạt động nhân quyền Nguyễn Quang Hồng Nhân cùng Vợ và Con Gái.
 File photo
Công an Việt Nam thẩm vấn nhà hoạt động Nguyễn Quang Hồng Nhân vừa bị Đức trục xuất Nhà hoạt động nhân quyền Nguyễn Quang Hồng Nhân và vợ bị Đức trục xuất hôm 26/3 đã về đến Việt Nam. Cô Nguyễn Quang Hồng Ân, là con gái ông Nhân, vẫn còn tại Đức, xác nhận với RFA tin vừa nói hôm 27/3/2019. Được biết gia đình ông Nguyễn Quang Hồng Nhân đang chờ xin Canada xin cấp cho quy chế tị nạn thì bị Đức trục xuất.<!>
Trả lời RFA từ Đức hôm 27/3, cô Nguyễn Quang Hồng Ân kể lại:
“Bỗng dưng ngày hôm qua 26/3, một tốp cảnh sát chừng 6 hay 7 người ập vô, sau đó lên đến hơn 10 cảnh sát, họ đến chẳng nói gì cả, chỉ nói là phải rời khỏi đây. Em phải cố gắng hết sức để hỏi họ thì họ nói là có lệnh tống xuất Ba em về Việt Nam, họ bắt phải đi ngay bây giờ, đúng 8 giờ 40 phút thì xe bắt đầu chạy, bây giờ phải gói đồ. Họ hỏi có đem được gì không? Nếu không thì chỉ đi tay không thôi. Lúc đó tình hình rất khẩn cấp, em không hiểu tại sao lại bị như vậy, em hỏi họ quyết định này từ đâu, thì họ có cầm một quyết định cho em coi nhưng rất nhanh và em chưa kịp đọc gì cả, và họ cũng không cho em chụp hình. Ba em rất là sốc, muốn liên lạc qua Canada nhưng không được, còn cảnh sát thì cứ la lối nên không làm được gì hết. Ba em bị ngã quỵ vì sốc, và cũng có nhiều bệnh, em có xin họ cho gặp bác sĩ và thuốc, họ có hứa cho nhưng họ đưa thẳng Ba em đến Munich, rồi đưa lên máy bay luôn.”
Cô Nguyễn Quang Hồng Ân, con gái của Nhà hoạt động nhân quyền Nguyễn Quang Hồng Nhân.
Cô Nguyễn Quang Hồng Ân, con gái của Nhà hoạt động nhân quyền Nguyễn Quang Hồng Nhân. Screen capture
Sau khi ông Nguyễn Quang Hồng Nhân và vợ bị cảnh sát Đức đưa ra sân bay trục xuất về Việt Nam được gần một ngày thì cô Nguyễn Quang Hồng Ân có lên trụ sở cảnh sát thành phố Nuremberg cũng như Sở Di trú Đức để hỏi thì được cho biết phía Đức đã giao Ba Mẹ cho công an Việt Nam tại Hà Nội. Cô nói tiếp:
“Em đã liên lạc được với Ba ở Việt Nam, Ba cho biết công an đã thẩm vấn Ba, hiện Ba rất xuống tinh thần. Sau đó họ đưa Ba đi đâu thì em không rõ.”
Đài Á Châu Tự Do đã gọi các số điện thoại của Đại sứ quán Việt Nam tại Đức nhưng không thể kết nối.
Cơ quan Di trú Liên bang Đức từ chối trả lời các câu hỏi của Đài Á Châu Tự Do về trường hợp của vợ chồng ông Nhân, lấy lý do để bảo vệ thông tin cá nhân trong thủ tục xin tị nạn.
Ông Nguyễn Quang Hồng Nhân là nhà hoạt động nhân quyền, nhà văn từng bị chính quyền Việt Nam cầm tù. Năm 1979, ông Nguyễn Quang Hồng Nhân bị tòa án Nha Trang, Khánh Hòa cáo buộc “hoạt động tuyên truyền chống phá Cách mạng” và tổ chức đưa sinh viên, học sinh ra nước ngoài.
Ông Nguyễn Quang Hồng Nhân và gia đình đến Đức vào năm 2015 và xin tỵ nạn tại nước này. Hồ sơ được nạp tại Nuremberg nơi gia đình ông tạm cư. Sau đó ông làm đơn xin tỵ nạn với chính quyền Canada tại Đại sứ quán nước này ở Áo.
Tuy nhiên chỉ ít ngày trước đây khi gia đình ông này xin cơ quan chức năng Đức cấp giấy để sang Vienna, Áo để được phía Canada phỏng vấn thì bị từ chối và đến ngày 26 tháng 3 ông Nguyễn Quang Hồng Nhân cùng vợ bị phía Đức bắt giao cho Việt Nam như vừa nêu.
Ông Nguyễn Quang Hồng Nhân được cho biết là một trong 68 người sáng lập Hội Cựu Tù Nhân Lương Tâm tại Việt Nam.

Bộ trưởng Kinh tế & Năng lượng Đức gặp lãnh đạo Việt Nam
RFA
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Bộ trưởng Kinh tế và Năng lượng CHLB Đức Peter Altmaier ở Hà Nội hôm 25/3/2019
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Bộ trưởng Kinh tế và Năng lượng CHLB Đức Peter Altmaier ở Hà Nội hôm 25/3/2019
 Courtesy of congthuong.vn
Bộ trưởng Kinh tế & Năng lượng Đức, Ông Peter Altmaier, vào chiều ngày 25 tháng 3 có cuộc gặp với thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc tại Trụ sở Chính phủ Hà Nội.
Truyền thông trong nước loan tin cho rằng đây là sự kiện quan trọng nhằm thúc đẩy quan hệ hai nước.
Một vấn đề được Bộ trưởng Kinh tế & Năng Lượng Đức nêu ra là từ trước đến nay có nhiều người Việt Nam sang Đức học tập, làm ăn. Nước Đức đang thiếu nhân lực, trong khi đó Việt Nam được cho là có cơ cấu dân số trẻ.
Bộ trưởng Peter Altmaier được dẫn lời là Berlin chuẩn bị ban hành một đạo luật, qua đó nới lỏng điều kiện tiếp nhận lao động Việt Nam sang Đức làm việc.
Ông Peter Altmaier nhắc đến đức tính cần cù, siêng năng của người Việt Nam tại buổi tiếp Chủ tịch Thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung tại Đại sứ Quán Đức vào tối cùng ngày.
Chuyến thăm của Bộ trưởng Kinh tế & Năng lượng Đức đến Việt Nam diễn ra sau khi có chuyến thăm của Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh đến Đức trong hai ngày 20 và 21 tháng 2 vừa qua.
Quan hệ Việt Nam và Đức trở nên căng thẳng sau vụ cựu quan chức dầu khí Việt Nam Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc ngay tại Berlin đưa về Hà Nội qua ngã Slovakia vào cuối tháng 7 năm 2017.
Sang tháng 9 cùng năm, phía Đức cho ngưng quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam; đến nay vẫn chưa có thông tin chính thức gì về vấn đề này.

Bộ trưởng Đức đề cập vụ Trịnh Xuân Thanh với Thủ tướng Việt Nam

Thủ tướng Việt Nam, Nguyễn Xuân Phúc (trái) và Thủ tướng Đức Angela Markel tại thượng đỉnh G20 tại Đức, 7/2017. Vài tháng sau Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc trên đất Đức.
Thủ tướng Việt Nam, Nguyễn Xuân Phúc (trái) và Thủ tướng Đức Angela Markel tại thượng đỉnh G20 tại Đức, 7/2017. Vài tháng sau Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc trên đất Đức.
 AFP
Bộ trưởng Kinh tế & Năng lượng Cộng hòa liên bang Đức, ông Peter Almaier, đề cập đến vấn đề nhân quyền Việt Nam và vụ bắt cóc cựu quan chức dầu khí Trịnh Xuân Thanh trong cuộc hội đàm ngày 25 tháng 3 với ông Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc.
Ông Peter Altmaier bày tỏ hy vọng vụ việc làm xấu đi mối quan hệ song phương Đức- Việt vụ như bắt cóc Trịnh Xuân Thanh trên đất Đức sẽ không lặp lại.
Thông tin vừa nêu được một phóng viên Đức tháp tùng ông Bộ trưởng viết lại trên twitter, sau đó tờ Thời báo, một tờ báo Việt ngữ tại thủ đô Berlin trích dịch lại.
Một blogger người Việt tại Đức là ông Bùi Thanh Hiếu thì trích dẫn các báo Đức, chỉ trích chuyện bắt cóc Trịnh Xuân Thanh của Việt Nam, cho rằng chính phủ Đức đã gầy dựng lại quan hệ với Việt Nam vì lợi ích của các tập đoàn tư bản, mà lại bỏ qua chuyện phi pháp của Việt Nam, cũng như những hành động vi phạm nhân quyền của quốc gia này.
Báo chí Việt Nam không đưa tin về chuyện nước Đức đề cập đến chuyện Trịnh Xuân Thanh, và cũng không rầm rộ đưa tin về cuộc thăm viếng này, mà chỉ có một số tờ báo ca ngợi quan hệ hai bên, trích lời ông Bộ trưởng Đức Peter Altmaier về những thành công của các công ty Đức tại Việt Nam.
Vụ bắt cóc cựu quan chức dầu khí Việt Nam Trịnh Xuân Thanh từ Berlin rồi đưa về Hà Nội qua ngã Slovakia và Matxcova diễn ra vào cuối tháng 7 năm 2017. Đến tháng 9, Berlin cho ngưng quan hệ đối tác chiến lược với phía Việt Nam.

Không có nhận xét nào: