Có nhiều người, lâu ngày không gặp, tưởng Lê Văn Sắc đã moved đi tiểu bang khác hay “đã được Chúa gọi về”, vì ít thấy viết bài hay xuất hiện trong các sinh hoạt cộng đồng, nguyên do, tuổi già sức yếu, mắt kém nên mỗi khi cần viết lách hay đọc sách, xem màn hình computer... đều không còn rõ nữa dù đã mổ mắt chữa cataract cả 2 mắt, đặt mắt giả (đúng ra là 2 thủy tinh thể -lens-) và nay lái xe thì khỏi đeo kính, còn đọc sách vẫn phải đeo kính vì các thấu kính này không thể chữa hết các bệnh của mắt như cận thị, viễn thị, mắt già, loạn thị, loạn sắc, thủy tinh thể bị méo hay lệch, nhất là với những người già, khi mổ đặt thấu kính (lens) vào tròng mắt, không ai dám bảo đảm là các thấu kính này sẽ ở nguyên vị tri mãi mãi như khi mới đặt vào vì các xoang chứa thấu kính không có gì bám giữ các lens này tại nguyên vị trí, nên các lens chữa bệnh có thể di chuyển hay xoay quanh, do đó, sau này, các lens này không còn work well để giữ được kết quả như lúc ban đầu. Chuyện Lý Tống “biểu tình” đòi kiện một bác sĩ giải phẫu mắt rằng đã bảo đảm là chữa mắt, sau khi giải phẫu, sẽ không phải đeo kính...
<!>
Theo tôi nghĩ, không có bác sĩ nào bảo đảm chữa hết các bệnh hoàn toàn, nhất là thay thấu kính (lens), do đó, trong bất cứ bệnh viện nào, tại các phòng mạch bác sĩ tư, người ta luôn có đưa một giấy cam đoan không thưa kiện nếu có gì sai sót hay kết quả không đúng như ý muốn.
Nếu không có giấy cam kết này, chẳng ai dám chữa bệnh hay mổ cho bệnh nhân, vì rằng y khoa tiến bộ rất nhiều nhưng cũng không ai dám bảo đảm là sẽ chữa hết bệnh và khi chữa bệnh không có biến chứng (side effects), hay chết. Ngay như bản thân các bác sĩ mắc bệnh, khi vào bệnh viện hay đi khám tại phòng mạch bác sĩ bạn, chúng ta đều phải ký giấy cam đoan không thưa gửi, kiện tụng gì nếu có gì xẩy ra ngoài ý muốn.
Câu chuyện mà tôi thấy cần viết lên đôi điều là chuyện một ông chủ báo và truyền thông lên truyền hình và radio talk shaw, phỏng vấn một “cô dược sĩ” “về mật ong, và nói về những điều cô ấy nghe hay thấy người ta xử dụng mật ong”. Đầu tiên cô dược sĩ này nói rằng ngày xưa cô “có thấy bà mẹ xử dụng mật ong cho các em bé uống rất tốt, đông y cho dùng rất nhiều và lại thắc mắc tại sao tây y lại cấm không cho con nít dùng mật ong” và ông chủ đài lại chẳng biết gì về mật ong lại cứ khen cô dược sĩ... rồi kết luận “ba phải” nghĩa là ông ấy cũng chẳng biết gì mà cứ nói vuốt đuôi, dễ làm cho các người bệnh và thân nhân, vốn không có kiến thức về y khoa, sẽ tin theo và xử dụng lung tung, rất nguy hiểm cho bệnh nhân.
Cô dược sĩ bảo ngày xưa cô thấy mẹ cô cho các em uống mật ong là sai. Thực sự thì các em bú sữa thường có một bợn trắng đóng trên lưỡi, người ta khuyên lên lấy que bông quệt vào mật ong, rồi quyện trên lưỡi, chỗ có bợn trắng, nguyên vì mật ong dính, quyện cái bợn trắng ấy đi, làm sạch lưỡi. Công việc chỉ có vậy chứ không cho con nít uống, ăn mật ong.
Còn Tây Y thì không cấm con nít uống, ăn mật ong, nhưng khuyên không cho uống, ăn mật ong vì nguyên do sợ trong mật có chứa một loại vi trùng yếm khí Clostridium Botulinum gây bệnh botulism (nhiễm độc thức ăn) có thể gây hại cho em bé, gây chết chóc. Loại vi trùng yếm khí này nguy hiểm cũng như loại vi trùng gây bệnh sài uốn ván (tetanos), giết người rất dữ, rất nhanh, nên Tây Y mới khuyên không nên cho con nít ăn uống mật ong.
Cô đó xưng là dược sĩ (Tây Y) sao không biết chuyện này?
Ngay ngày hôm qua, một ông bạn có học về đông y đến chơi nhà, tôi nêu vấn đề thì vô tình đúng “khả năng đông y” của ông, ông bèn la lớn, nói ai bảo đông y cho dùng mật ong cho con nít như vậy? Rồi ông giải thích mật ông “rất hàn”, đâu có cho dùng mật ong cho con nít đâu... Tôi cũng từng nghiên cứu về đông y nhưng sau thấy y lý đông phương thường là căn cứ vào kinh nghiệm (chứ không phải thực nghiệm) rồi tự cho kết luận rằng điều trị như vậy là đúng..., nghĩa là không có căn bản về khoa học, nên bỏ ngang.
Trong Tây Y có một phương pháp kiểm chứng mà người ta gọi là phương pháp thực nghiệm (khoa học duy nghiệm, khác với khoa học duy lý như toán học), và Tây Y là khoa học duy nghiệm (thực nghiệm), tức là theo đúng tiến trình 3 bước như sau:
1. Quan sát, suy nghĩ về hiện tượng và đặt giả thuyết kiểm chứng (ví dụ quan sát tìm hiểu về một bệnh, ví dụ bệnh nhiễm trùng).
2. Làm các thí nghiệm (thí là làm thử để kiểm chứng) mà Việt Cộng dùng chữ xét nghiệm, tôi thấy chính xác hơn (khen VC một câu chứ chê thì ngàn vạn câu, chê ngay cả lý thuyết vô thần và chủ nghĩa cộng sản lếu láo của họ): Tìm hiểu nguyên do bệnh (ví dụ: loại vi trùng nào gây bệnh)
3. Tìm cách chữa bệnh: Tìm thuốc trị bệnh: Sau khi kiểm chứng đi, kiểm chứng lại, người ta mới đi đến kết luận: Thuốc xử dụng được để trị bệnh nhưng vẫn phải kèm theo những giới hạn vì chưa kiểm chứng hết.
Về chuyện đông y, trước kia cha mẹ tôi thường đi khám bệnh, chữa bệnh với các đông y sĩ, có một ông lang, thấy tôi là quân y (Tây Y) mà vẫn chở cha mẹ đi xem mạch đông y thì cho là tôi có thể hòa hợp với đông y được nên muốn gả con gái cho (cô ấy cũng đang học tại Đại Học Y Khoa Saigon với tôi, khác cấp lớp) nhưng vì bà mẹ của cô chưa có nói gì rõ ràng nên tôi cũng đâu có lý do gì mà lên tiếng yes or no, nhưng tôi hiểu ý của bà, bèn tìm cách giới thiệu cô ấy cho 2 tên bạn, cùng lớp, nhưng chuyện cũng không thành. Sau này, nghe nói vì biến cố 30-4-1975, gia đình cô kịp chạy khỏi Việt Nam và cô lấy chồng cũng là một bác sĩ.
Tôi rất muốn nghiên cứu về đông y nhưng không có hoàn cảnh, sau này sang Mỹ, thấy có một quảng cáo về lớp dậy đông y, tôi viết thư xin học nhưng lại đề rõ là bác sĩ (MD) nên không thấy họ trả lời, chắc họ nghĩ bác sĩ tây y mà xin học đông y là chuyện “đùa, diễu”, chứ tôi không thực tâm. Thực sự thì tôi biết Đông Y có một kho tàng thuốc rất quý, đã chữa được nhiều bệnh, mà tôi muốn theo học để đem vào phòng thí nghiệm dược khoa (viện bào chế) nghiên cứu, chiết xuất ra dùng cho Tây Y... Tây y nghiên cứu, chiết xuất ra từng chất hóa học để xài chứ không xài hổ lốn tùm lum, xắc lên rồi uống.
Tôi có một thí dụ về người Tây Y đã để con mắt tới thuốc đông y liên quan tới 4 ông thầy Tây Y (giáo sư thạc sĩ và bác sĩ y khoa). Câu chuyện này, nghe kể, có liên quan đến GS Thạc Sĩ Trần Vỹ. Ông thầy Trần Vỹ có ông bố lớn tuổi lắm, nghe nói trên 80 hay 90 mắc sạn thận.
Vì tuổi già, thầy Trần Vỹ không dám để cho ông cụ mổ (vì khá đau đớn, mà cụ thì yếu sức rồi, nhất là ngày đó phương pháp mổ chưa tối tân như bây giờ) nên đã mời 3 vị giáo sư y khoa, gồm các bác sĩ du học về và thầy Ngô Gia Hy (thạc sĩ y khoa ngành thận, tiết niệu), nhưng cả 4 vị đều không dám lấy quyết định cho cụ mổ, rồi đột nhiên có một vị đề nghị đưa đi ông lang khám bệnh vì có một ông lang cho bệnh nhân uống một thứ thuốc nào đó, hòn sạn tan và biến mất... Thế là thầy Trần Vỹ cho đưa cụ đến ông lang xin khám bệnh, ông lang cho 3 thang thuốc về sắc uống, kết quả hòn sạn tiêu luôn, cụ hết đau. Thế là các vị đồng ý đem thuốc đông y gửi sang một Phòng Thí Nghiệm của Mỹ để dùng phương pháp hóa học phân tích, nghiên cứu.
Kết quả cả năm sau mới có kết quả gửi về báo cho biết, trong gói thuốc đã phân chất được khoảng 10 ngàn chất hóa học, nhưng chưa biết thứ nào làm tan hòn thận, yêu cầu Thầy Trần Vỹ gửi thêm thuốc để nghiên cứu... Thầy Trần Vỹ xuống gặp ông lang xin thêm 3 thang nữa, đem gửi sang phòng thí nghiệm của Mỹ để họ nghiên cứu tiếp. Cả mấy tháng sau, Phòng Thi Nghiệm Mỹ gửi tin báo cho biết: “Chúng tôi đã loại bỏ được 7 ngàn chất, chỉ còn 3 ngàn chất chưa có kết quả rõ rệt, yêu cầu ông gửi thêm.
Thầy Trần Vỹ xuống mua thêm 3 thang nữa thì một ông lang mới ra tiếp và cho biết “ông lang cho toa ấy đã chết rồi, tôi không biết gì về vị thuốc ấy”. Ai cũng biết rằng Tầu và Việt Nam có thói giấu nghề, tìm được cái gì hay thì giữ bí mật làm của gia bảo, không truyền cho con gái, sợ con gái lấy chồng truyền cho ngoại tộc”... Những thí dụ như vậy nhiều lắm, tôi thường được nghe kể...
Còn câu chuyện ông cụ thân sinh GS Trần Vỹ thì chỉ nghe kể, nay chỉ có BS Trần Tự là con GS Trần Vỹ và là cháu nội của cụ cố có thể xác nhận mà thôi. Nghe nói bạn Trần Tự cũng ở San Jose nhưng không thấy bạn xuất hiện trong các sinh hoạt với các Hội Y Sĩ Việt Nam tại Bắc California, Hội Y Sĩ Việt Nam tại Hoa Kỳ và Hội Y Nha DượcTự Do (trên Thế Giới) nên tôi không có dịp gặp lại để hỏi.
Cách nay một tuần, tôi gọi hỏi Phạm Bằng Tường về chuyện ông bạn nhà báo phỏng vấn cô dược sĩ thì nhất định Phạm Bằng Tường bảo đó là dược sĩ giả chứ không phải dược sĩ Tây Y thật, đó là màn quảng cáo “sơn đông mãi võ” như quảng cáo Mỹ Phẩm, Mền Miếc, ai tin thì ráng chịu.
Cách nay mấy tháng, cỡ một năm, có khoa học gia Nguyễn Thượng Vũ (không phải bác sĩ Nguyễn Thượng Vũ Cứu Người Vượt Biển) vạch trò gian dối của những người bán thuốc bịp Stem Cell, tôi và Hoa Hoàng Lan có lên tiếng. Riêng BS Nguyễn Ý Đức ) ở xa, Texas, cũng đã lên tiếng... Tôi thì nói rõ Stem Cell là phương pháp cấy (culture) tế bào gốc, giúp sinh ra những tế bào lành mạnh để lấy ghép thay thế cho những tế bào hư (ung thư) chứ không có chế thành viên uống, vì như vậy là bịp.
Hôm qua ông bạn đến chơi có nhắc tới Lê Lộc và thắc mắc: “Sao Lê Lộc lại dính vào vụ bịp bợm đó nhi?”.
Tôi đến Pulau Bidong vào tháng 3 năm 1979 (tầu số 273, cùng tầu với cha Lê Ngọc Triêu, lúc đó tôi mới 38 tuổi) làm trưởng Ban Vệ Sinh Phòng Dịch, thay thế dược sĩ Trần Hán Hồ (Bạc Liêu) đi định cư, bắt đầu viết những bài hướng dẫn về vệ sinh phòng dịch giúp bà con tị nạn biết giữ vệ sinh để tránh bệnh tật, sang Mỹ, tôi cũng viết những bài hướng dẫn y khoa thường thức đầu tiên. Năm nay 2016, tức đã ở Mỹ 37 năm, đã khó khăn lắm trong việc đi lại, viết lách... Các bác sĩ đàn anh, đàn em viết bài hướng dẫn y khoa như BS Vũ Quí Đài, BS Vũ Văn Dzi, BS Nguyễn Văn Đức, BS Thú Y Nguyễn Thượng Chánh... đều đã “nghỉ hưu”, còn tôi thì còn lai rai, chỉ có BS Nguyễn Y Đức thấy còn viết khá đều.
Câu nói cuối cùng của bài này là “khuyên bà con đừng nghe lời quảng cáo xạo mà tiền mất tật mang, bị những kẻ lừa gạt ấy chê cười”. Chúc mọi người an vui, tràn đầy hồng ân mùa Giáng Sinh 2016 và Năm Mới 2017 và Năm Ất Dậu... và ông bạn cũng có lời cảnh báo là chúng ta không nên tin bác sĩ đông y, bác sĩ châm cứu, bác sĩ thoa nắn, và đúng ra theo luật Việt Nam chỉ có bác sĩ Tây Y mới đúng là bác sĩ (doctor of medicine=MD=Tiến Sĩ Y Khoa), còn các người khác chỉ là doctor Tiến Sĩ Trơn mà thôi. Chỉ vì người Mỹ gọi MD cũng là doctor nên người ta nhầm doctor là bác sĩ. Không, doctor là tiến sĩ, Doctor of Medicine mới là Bác Sĩ. Ông nói cái gì mà bây giờ người ta tự xưng là bác sĩ tùm lum, lung tung...
BS Lê Văn Sắc
Tái bút: Nhân tiện cũng xin cám ơn BS Phạm Hoàng Tánh đã giúp giải thích về các phương cách mổ, chữa mắt, nhất là phương pháp Lazic chữa bệnh cườm (cataracts). Về phương diện nhãn khoa (opthalmologist) BS Tánh là người lớn tuổi nhất trong lớp bác sĩ trẻ của Việt Nam tại Mỹ, tức là có kinh nghiệm lâu năm nhất, còn optometrist không phải bác sĩ nhãn khoa, chỉ là tiến sĩ chuyên viên đo kính, cũng xin lỗi vì lời thật mất lòng với các người không phải là bác sĩ đúng nghĩa.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét