Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Bảy, 9 tháng 12, 2017

VĂN CHƯƠNG VIỆT CỘNG… - Ba-Tê Trần Thanh Tùng

Kính thưa quí vị. Nếu người Pháp biết được cái “Phin” cà-phê bị đổi tên là “cái nồi ngồi trên cái cốc” thì chắc là họ sẽ buồn lắm. Đó là chữ nghĩa của chế độ gọi là… “đỉnh cao trí tuệ”, xuất hiện ở miền Nam sau 30/4/1975, do đám người ngoài rừng rú đem vào. Từ đó, dường như hình dung được một vầng mây đen đang kéo đến, nên người dân Sài Gòn đã phác họa hai câu thơ ngụ ý mỉa mai chua chát, là: “Đôi dép râu dẫm nát đời son trẻ. Mũ tai bèo che khuất nẻo tương lai”. Quả thật không sai.
<!>
Kế đến là chuyện đổi tên đường. Hai trong những con đường được đưa vào danh sách ta thán chế độ: Đường Công Lý, bị đổi thành Nam Kỳ Khởi Nghĩa. Đường Tự Do, bị đổi thành Đồng Khởi. Thế là: “Nam Kỳ Khởi Nghĩa tiêu Công Lý. Đồng Khởi vùng lên mất Tự Do”. Ba-Tê tôi xin bái phục những vị tác giả của trường phái “Thơ Chua” nầy.
 Thí dụ như chiếc đồng hồ đeo tay tự động chẳng hạn. Có hai ô vuông, một ô chỉ ngày, một ô chỉ thứ. Việt cộng gọi là: “đồng hồ hai cửa sổ không người lái”. Xin bó chiếu chấm Com.
Kính thưa quí vị. Thời đó thế giới chưa có nhiều máy bay không người lái, nhưng chiếc đồng hồ không người lái đã xuất hiện trong chế độ xã hội chủ nghĩa. Quả thật nền văn minh của Vẹm đã đi trước nhân loại quá xa, xa đến độ dân tình phải “đảo ngữ” và kêu ca là “Xạo Hết Chỗ Nói”.
Chính sách của họ Hồ là “Vì lợi ích mười năm trồng cây, trăm năm trồng người”. Hồ ví con người như cây cối, trồng tỉa và uốn nắn theo “con đường bác đi”. Giống cây cối vô thần đó được ông tưới bằng loại phân bón nhãn hiệu Ba Tàu trộn với Nga Sô, nên lớn lên èo èo uột uột, người không ra người ngợm không ra ngợm, chẳng giống con Giáp nào. Khư khư bám lấy chủ nghĩa dốt nát, lạc hậu lỗi thời, để kết cuộc sau hơn bốn mươi năm đưa cả dân tộc đến “con đường bi đát”.
Trước năm 1975, có một bản nhạc tựa đề: “Đàn Bò Vào Thành Phố”. Sau 75, đám công an mặc đồng phục màu vàng da bò đứng lểnh khễnh ở các ngả tư đường phố, mà dân chúng gọi là “bò vàng”. Chẳng lẽ người nhạc sĩ sáng tác bản nhạc nầy là một nhà tiên tri đại tài đến thế hay sao!
Hiện tình, đại đa số giới trẻ tại Việt Nam đang trên đà sa đọa, mất văn hóa thấy rõ. Một quán nhậu thịt chó trước cổng trường đại học mang bảng hiệu “Cầy Tơ Sinh Viên”! Cộng sản chủ trương đầu độc tuổi trẻ, tạo môi trường ăn chơi sa đọa để trí óc mất phương hướng, không còn sáng suốt nhận định được trắng đen. Từ đó, tập trung nâng cao khuynh hướng hưởng thụ trụy lạc, gác bỏ ngoài tai những chuyện bất công, đàn áp. Mặc tình, chẳng cần biết tương lai đi về đâu.
Tình trạng nữ sinh ấu đả trong lớp học càng ngày càng phổ biến. Thầy cô xách nhiễu học trò càng tăng. Chứng chỉ, học bạ, bằng cấp giả gần như buôn bán công khai. Điển hình là tay Nguyễn Tấn Dũng. Từ một anh du kích xã “tận trung báo quốc” bò lên chức thủ tướng kèm theo cái bằng cử nhân luật (?). Rất có thể, bởi tất cả đảng viên cộng sản điều có trình độ luật, một thứ luật mà Tạc-zăng cũng phải đầu hàng vô điều kiện.
Một bà cụ từ Mỹ gọi điện thoại về Việt Nam thăm con cháu, thì được cô con gái khoe rằng. Mẹ ơi, cháu Thu của con năm nay 6 tuổi học lớp Lá. Thằng Thông 4 tuổi học lớp Chồi. Bé Nga 2 tuổi mới vào học lớp Mầm. Cụ bà ngồi há hốc, chẳng biết lớp Lá là lớp mấy, lớp Chồi là lớp mấy, lớp Mầm là lớp mấy. Chợt nhớ tới phương thức trồng người của chuyên gia Nông… Lục Súc họ Hồ mà ngao ngán thở dài. Đường lối của chủ nghĩa xã hội là: “Tất cả vì con em chúng ta. Kệ cha con em chúng nó”.
Loại ngôn ngữ quái đản, ngược ngạo đó đã được cánh tay nối dài vươn ra hải ngoại qua nhiều ngõ: Du học sinh, ca sĩ, diễn viên từ thành Hồ, những tay truyền giáo quốc doanh, tiếp vận các chương trình truyền hình, phim ảnh nhảm nhí vô bổ từ trong nước. Hiện thời ở hải ngoại, trong các chương trình tin tức hay quảng cáo trên Radio, truyền hình, có vài xướng ngôn viên (thuộc giới trẻ, tốt nghiệp “Học Đại”) đang dùng chữ “đảm bảo” thay vì bảo đảm. “khuyến mãi” thay gì ưu đãi hay giảm giá.
Có thể những người nầy chỉ vì quen miệng mà thôi. Nhưng nếu cứ quen miệng ngày nầy qua ngày nọ, năm nầy qua tháng kia thì sẽ trở thành một nhịp cầu đáng ngại, một lối “gieo chữ” rất tai hại. Sẽ làm hoen ố tiếng Việt trong sáng của người Việt tự do tại hải ngoại. Xin các vị xướng ngôn viên nên thận trọng trước “nhịp cầu” thâm độc nầy.
Còn nhiều, nhiều vô số kể. Thí dụ như người Việt tị nạn CS, họ gọi là “Việt Kiều” và là “khúc ruột ngàn dặm”. Mỗi khi có sự trục trặc bất ngờ thì gọi là “sự cố”. Hoặc gặp chuyện gì bực bội không hài lòng thì gọi là “bức xúc”. Chạy xe trên đường thì gọi là “tham gia giao thông”. Kẹt xe thì gọi là “ùn tắc giao thông”. Lái xe lạng lách thì gọi là “đánh võng trên đường”. Riêng chữ “hoành tráng” thì Ba-Tê tôi hoàn toàn mù tịt, không hiểu là họ muốn nói cái quái gì. Xin dành phần phán đoán cho quí độc giả.
Kính thưa quí vị. Chiếc võng là một biểu tượng mộc mạc thân quen trong dân gian. Nhịp võng đong đưa kèo kẹt dưới mái tranh hiền hòa, có tiếng dí dầu ầu ơ ru con của mẹ. Hình ảnh đầy yêu thương độ lượng đó tự nhiên bị con cháu già Hồ đem treo trên xa lộ. Đúng là một loại văn chương rừng rú.
Một anh Việt Kiều ra thăm chùa Hương, mang theo máy chụp hình. Các cô gái trong đoàn du khách nhìn thấy chiếc máy thì xúm lại nói rằng: Ối giời, bác có cái máy… “siêu đẹp”, nhờ bác “Chớp” cho em mấy “Chớp”. Anh chàng ngớ ngẩn chẳng hiểu các cô nói gì, quay sang hỏi người hướng dẫn viên thì được thông dịch rằng. Chúng nó bảo anh “Nhá” cho chúng nó mấy “Nhá”.

Ba-Tê Trần Thanh Tùng

Không có nhận xét nào: